Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Đỗ Đình Mai – Trường THCS Thiệu Duy – Thiệu Hoá

Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Đỗ Đình Mai –  Trường THCS Thiệu Duy – Thiệu Hoá

A. Chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình.

- Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội châu Âu trong các thế kỉ XVI – XVII.

- Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến. Từ đó, thấy được cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc phong kiến tất yếu nổ ra.

- Cách mạng Hà Lan – cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.

 

doc 119 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Lịch sử - Đỗ Đình Mai – Trường THCS Thiệu Duy – Thiệu Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một
	----------------------------------------------------------------------------------------------
	Lịch sử thế giới
Lịch sử thế giới cận đại
(từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)	
	Chương I:
	thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản
	 (từ giữa thế kỉ xvi đến nửa sau thế kỉ XIX)
 Ngày soạn : 20/08/2011 
Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình.
- Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội châu Âu trong các thế kỉ XVI – XVII.
- Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến. Từ đó, thấy được cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc phong kiến tất yếu nổ ra.
- Cách mạng Hà Lan – cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.
- Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII. ý nghĩa lịch sử và hạn chế của Cách mạng tư sản Anh.
- Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản.
- Sự ra đời của Hợp chủng quốc Hoa Kì - nhà nước tư sản.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ thế giới để xác định vị trí địa lí các nước đang học.
- Vẽ, phóng to các lược đồ trong SGK.
- Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm lịch sử trong bài, sưu tầm một vài tài liệu tham khảo cần thiết, liên quan đến những nội dung cơ bản của bài.
C. Hoạt động dạy học :
1. Bài mới : 
- Giới thiệu đôi nét về chương trình Lịch sử lớp 8.
- Trong lòng chế độ phong kiến suy yếu đã nảy sinh và bước đầu phát triển nền sản xuất của CNTB , dẫn tới mâu thuẫn ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động. Một cuộc cách mạng sẽ nổ ra.
2. Dạy và học bài mới :
Tiết1: 
I. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu
 trong các thế kỉ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI 
1. Một nền sản xuất mới ra đời.
Hỏi: Vào thế kỉ XV, một nền sản xuất mới đã ra đời, em hãy nêu những biểu hiện của nền sản xuất đó?
Hỏi : Nền sản xuất ấy tác động như thế nào đến xã hội?
 HS đọc phần chữ nhỏ.
Hỏi : Trong xã hội xuất hiện những mâu thuẫn nào ? Vì sao có những mâu thuẫn đó?
- Thế kỉ XV, ở Tây Âu:
+ Xuất hiện các xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đường ... có thuê mướn nhân công.
+ Thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. 
+ Các ngân hàng được thành lập và có vai trò to lớn.
-> Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Xã hội: hình thành 2 giai cấp mới : tư sản và vô sản.
-> Chế độ phong kiến >< giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân.
Hỏi: Vì sao nhân dân vùng Nê-đéc-lan nổi dậy? 
Hỏi: Diễn biến của cách mạng?
Hỏi: Kết quả của cuộc cách mạng?
Hỏi: Tính chất của cuộc cách mạng?
Hỏi: Cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức gì?
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI. 
* Nguyên nhân: 
- Vương quốc Tây Ban Nha thống trị và kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nêđéclan
* Diễn biến : 
- Tháng 8 - 1566 nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy đấu tranh kế dài 82 năm.
* Kết quả : 1648 nước cộng hoà Hà Lan được thành lập 
* ý nghĩa : Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, mở ra thời kì lịch sử thế giới cận đại.
* Hình thức : là một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
 Tiết 2: II. Cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII
Hỏi: Những sự kiện nào chứng tỏ quan hệ tư bản chủ nghĩa lớn mạnh ở Anh?
Hỏi: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Anh đưa đến những hệ quả gì?
GV giải thích khái niệm Quí tộc mới.
Hỏi: Nhận xét gì về vị trí, tính chất của tầng lớp quí tộc mới trong xã hội Anh trước cách mạng ?
Hỏi: Vì sao chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mà nông dân phải rời bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống ?
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh 
- Kinh tế: CNTB ở Anh phát triển lớn mạnh:
+ Nhiều công trường thủ công ra đời.
+ Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp thương mại, tài chính được hình thành. 
+ Nhiều phát minh mới về kĩ thuật...
- Xã hội : Xuất hiện tầng lớp quí tộc mới có thế lực lớn về kinh tế , nông dân trở nên nghèo khổ.
=>Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Hoạt động 4:Trình bày diễn biến và kết quả của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII.
HS đọc một đoạn SGK. 
Hỏi: Sự phân hoá diễn ra ntn sau cuộc họp Quốc hội?
Hỏi: Kết quả giai đoạn 1 ntn?
Hỏi: Việc xử tử Sác-lơ I có ý nghĩa ntn?
GV giải thích khái niệm Cộng hoà.
Hỏi: Cuộc đảo chính 1688 dẫn đến kết quả gì ?
GV giải thích khái niệm quân chủ lập hiến.
Hỏi: Vì sao phải lập chế độ quân chủ lập hiến?
 ( Chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân, bảo vệ quyền lợi của quí tộc mới và tư sản)
2, Tiến trình cách mạng
a. Giai đoạn 1 (1642 - 1648) 
 - Nhà vua (Sác-lơ I) > < Quốc hội(tư sản, quí tộc mới, nhân dân và Ô-li vơ Crôm-oen)
- Tháng 8 - 1642 nội chiến bùng nổ, đến 1648 cuộc nội chiến chấm dứt. Quốc hội thắng lợi.
- Ngày 30 – 1 - 1469 Sác-lơ I bị xử tử. Nước Anh thành nước cộng hoà.
b, Giai đoạn 2 (1649-1688)
- Quí tộc mới liên minh với tư sản tiếp tục cuộc cách mạng. 12-1688, Quốc hội đảo chính, thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
Hỏi : Cuộc cách mạng đưa lại quyền lợi cho ai?
Hỏi: Theo em, Cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa ntn?
Hỏi: Cuộc cách mạng có triệt để không? Vì sao?
(Không, vì vẫn còn tồn tại tàn dư của chế độ phong kiến)
Hỏi: Cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nào? 
3. ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII
- Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, đem lại thắng lợi cho g/c tư sản và quí tộc mới.
- Xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa, đưa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển và thoát khỏi sự thôngs trị của chế độ phong kiến.
- Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
- Hình thức: là một cuộc nội chiến.
 Củng cố và luyện tập :
Phát phiếu học tập cho học sinh: 
1, Nối các cột sau đây cho đúng:	
* 8/1566	*Nội chiến ở Anh
* 8/1642	*Xử tử Sác-lơ I. Anh thành nước Cộng hoà.
* 30/1/1649	*Cách mạng Hà lan
2, Điền Đúng, Sai vào các câu sau:
a, Cách mạng Hà Lan là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
b,Cuộc cách mạng tư sản Anh nổ ra dưới hình thức nội chiến.
c,Sau cuộc đảo chính 12/1688, Anh là nước cộng hoà.
d, Cách mạng Anh thành công đã đem lại nhiều quyền lợi cho nhân dân lao động. . Hướng dẫn tự học ở nhà:
 1, Trả lời các câu hỏi SGK.
 2, Vẽ sơ đồ cuộc cách mạng Anh.
 3, Vẽ lược đồ cuộc nội chiến ở Anh.
 Tài liệu tham khảo:
- Xử tử Sác-lơ I: Ngày 30-1-1649, đông đảo nhân dân tụ họp tại quảng trường trước lâu đài “Phòng Trắng” ở Luân Đôn để dự buổi hành hình nhà vua. ở giữa quảng trường đặt một sàn gỗ cao, xung quanh có lính canh gác, nhà vua bị dẫn lên sàn, có vệ binh, đao phủ, linh mục đi theo. Một người đọc bản án, kết tội nhà vua là phản quốc. Nhà vua bị bắt quì, kê đầu trên một chiếc bục. Một nhát rìu giáng xuống cổ nhà vua giữa tiếng reo hò của quần chúng, người đao phủ giơ cao chiếc đầu lâu của ông vua chuyên chế.
- Cách mạng tư sản: Cuộc cách mạng do g/c tư sản lãnh đạo( ở Anh là quí tộc mới) nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập sự thống trị của g/c tư sản.
- Cộng hoà: thể chế chính trị của một nước không có vua đứng đầu.
- Quân chủ lập hiến: Chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng một hiến pháp do Quốc hội định ra... nhà vua tuy ở ngôi( trị vì) nhưng không cai trị.
- Quí tộc mới: Tầng lớp quí tộc phong kiến đã tư sản hoá, kinh doanh tư bản chủ nghĩa, xuất hiện ở châu Âu vào thế kỉ XVI, mạnh nhất ở Anh, là lực lượng quan trọng lãnh đạo cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
Tiết 3 : III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa 
 Anh ở Bắc Mĩ
Hỏi : Nêu vài nét về tình hình ở châu Mĩ sau khi được tìm thấy.
Hỏi : Thực dân Anh đã xâm nhập và thành lập các thuộc địa ở Bắc Mĩ ntn ? Hỏi : 13 thuộc địa phát triển kinh tế ntn ?
Hỏi: Thái độ của chính quốc đối với sự phát triển kinh tế ở thuộc địa ?
Hỏi : Thái độ đó đã dẫn đến hệ quả gì ?
1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh:
- Từ XVII đến đầu XVIII, Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ.
- Kinh tế của 13 thuộc địa phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa -> Thực dân Anh kìm hãm -> Mâu thuẫn giữa chính quốc với thuộc địa.
Hỏi : Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh là gì ?
Hỏi : Cuộc chiến tranh bùng nổ vào thời gian nào? Do ai chỉ huy ?
Hỏi: Theo em tính chất tiến bộ của tuyên ngôn được thể hiện ở những điểm nào? 
Hỏi: Với tính chất tiến bộ của nó, tuyên ngôn có ý nghĩa to lớn đối với tiến trình cuộc đấu tranh giành độc lập. Vì sao vậy?
2. Diễn biến của cuộc chiến tranh.
- 12 - 1773, nhân dân Boxtơn nổi dậy.
- 4 - 1775 chiến tranh bùng nổ. Nghĩa quân do Giooc-giơ Oa-sinh-tơn chỉ huy.
- 4 – 7 - 1776, Tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa.
- 17-10-1777, quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô-ga ->bước ngoặt.
- 1783, Anh phải kí hiệp ước công nhận quyền độc lập của 13 thuộc địa.
Hỏi : Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa đạt được kết quả gì ?
Hỏi : Những điểm nào thể hiện sự hạn chế của Hiến pháp 1787 của Mĩ ?
Hỏi : Mục đích của cuộc chiến tranh là gì ?
Hỏi: Ngoài việc đạt được mục đích đó, cuộc chiến tranh còn đưa lại kết quả gì ?
Hỏi: Cuộc cách mạng này có ảnh hưởng ntn đến các nước khác?
Hỏi : Vậy cuộc đấu tranh giành độc lập này có phải là cuộc cách mạng tư sản không ? Tại sao?
3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
 *Kết quả :
- Giành được độc lập, khai sinh ra nước Cộng hoà tư sản Mĩ.
- Năm 1787, Hiến pháp được ban hành : 
+ Mĩ là nước cộng hoà liên bang, các bang có quyền tự trị rộng rãi.
+ Tổng thống nắm quyền hành pháp, Quốc hội nắm quyền lập pháp.
+ Quyền dân chủ bị hạn chế.
* ý nghĩa:
 + Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, làm cho nền kinh tế tư bản Mĩ phát triển.
+ ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối XVIII đầu XIX.
* Tính chất : Là một cuộc cách mạng tư sản thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
 Hoạt động 4: Sơ kết bài học, GV nhấn mạnh một số vấn đề cơ bản:
- Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn tới những cuộc cách mạng tư sản, đầu tiên là cách mạng Hà Lan, tiếp đó là cách mạng Anh và chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Nhân dân có vai trò quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng.
- Thắng lợi của các cuộc cách mạng mở ra một thời kì mới trong lịch sử.
 Củng cố và luyện tập:
Phát phiếu học tập cho HS:
Điền Đúng, Sai trong các câu sau:
a, Cuộc chiến tranh giành độc lập của13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản.
b, Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ khẳng định sự bình đẳng giữa mọi người.
c, Nước Mĩ là nước quân chủ lập hiến.
d, Hiến pháp 1787 của Mĩ cho phép người nghèo,phụ nữ được quyền ứng cử và bầu cử.
Vì sao Mĩ làm cách mệnh?
Thổ sản Mĩ rất giàu, đồng, sắt, thạch, bông, trâu bò...Vật gì cũng nhiều. Anh thì ham muốn hốt về cho mình cả, cho nên đặt ra ba phép như sau này:
1, Có bao nhiêu thổ sản, Mĩ phải cung c ... ng bản đồ, tranh ảnh lịch sử khi thuyết trình và trả lời câu hỏi theo bài.
II. Đồ dùng dạy học:
Bản đồ hành chính VN cuối XIX.
Bản đồ thực dân Pháp đánh Bắc kì lần 1.
Bản đồ chiến sự Hà Nội 1873.
III.Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ :
Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì từ 1858 đến 1875.
+ Trình bày về cuộc khởi nghĩa Trương Định.
+ Nêu một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu và trung tâm kháng chiến ở Nam Kì.
2. Giới thiệu bài mới:
Sau khi triều đình Huế để mất 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp âm mưu đưa quân ra Bắc Kì. Chúng đã có kế hoạch và hành động ra sao, cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì ntn? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài 25.
3. Bài mới:
I. Thực dân Pháp đánh bắc kì lần thứ nhất. 
cuộc kháng chiến ở Hà nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
1, Tình hình Việt nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì
Hỏi: Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp có âm mưu mới ntn?
Hỏi: Thực dân Pháp đã tiến hành những biện pháp gì?
Hỏi: Trong khi Pháp đang có âm mưu và hành động như vậy thì triều đình Huế có những chính sách ra sao?
Hỏi: Tình hình xã hội VN lúc bấy giờ ntn?
GV kết luận: Với những chính sách đối nội và đói ngoại phản động, nhu nhược của nhà Nguyễn, thực lực quốc gia suy kiệt thúc đẩy nhanh quá trình xâm lược của thực dân Pháp.
- Thực dân Pháp biến MN thành bàn đạp để tấn công Bắc Kì và chiếm Cam-pu-chia:
+Xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự.
+ Đẩy mạnh bóc lột, vơ vét, cướp đoạt ruộng đất.
+ Mở trường đào tạo tay sai.
+ Phát hành báo chí phản động.
- Triều đình Huế:
+ Đối nội: * Vơ vét , bóc lột tiền của của nhân dân.
 *Đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân.
+ Đối ngoại: Tiếp tục thương lượng với Pháp.
=> Xã hội VN: 
+ Kinh tế sa sút.
+ Binh lực suy yếu.
+ Đời sống nhân dân cơ cực.
2, Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất
GV sử dụng bản đồ hành chính VN cuối XIX, giới thiệu tình hình Bác Kì : Thực dân pháp muốn nhảy vào Vân Nam TQ bằng đường sông Mê công nhưng không thành(nhiều thác ghềnh), chúng chuyển sang do thám sông Hồng để vào bằng con đường này.
Hỏi : Hoàn cảnh thuận lợi để Pháp đưa quân ra Bắc ?
Hỏi : Nguyên cớ trực tiếp ?
GV nói thêm về vụ Đuy-puy.
Đưa bản đồ thực dân Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất.
Hỏi: Tại sao quân triều đình đông mà không thắng được Pháp?
Trang thiết bị yếu kém, không chủ động tấn công giặc.
- Nguyên cớ : Giải quyết vụ Đuy-puy->Gac-ni-ê đem 200 quân ra Bắc.
- Diễn biến:
+ Sáng 20-11-1873, Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
+ Trưa 20-11-1873, thành Hà nội thất thủ.
+ Pháp chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Phủ lí, Ninh Bình, Nam Định.
3, Kháng chiến ở Hà nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì( 1873-1874)
Hỏi: Trình bày phong trào kháng chiến của nhân dân HN 1873?
Hỏi: Chiến thắng điển hình của quân dân HN trong thời gian này?
GV tường thuật chiến thắng Cầu Giấyvà giới thiệu toán quân của Lưu Vĩnh Phúc.
Hỏi: Chiến thắng Cầu Giấy có tác động ntn đến tinh thần chiến đấu của cả hai phía? 
Hỏi: Vậy tại sao nhà Nguyễn lại kí hiệp ước Giáp Tuất?
- Tại HN:
+ Ban đêm tập kích địch, đốt cháy kho đạn của giặc.
+ Chặn đánh địch ở cửa ô Thanh Hà.
+ Thành lập tổ chức Nghĩa hội của những người yêu nước.
+21-12-1873:Chiến thắng Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết, nhân dân phấn khởi.
- Các nơi khác: Phong trào cũng diễn ra mạnh mẽ.
- 15-3-1874, triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất. 
 Nội dung: SGK
-> Hậu quả:Mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ , ngoại giao và thương mại của VN.
II. Thực dân Pháp đánh bắc Kì lần thứ hai. 
Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882-1884.
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai(1882)
Hỏi: Tại sao sau gần 10 năm, Pháp mới đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai?
Hỏi: Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai trong hoàn cảnh nào?
Hỏi: Nguyên cớ để thực dân Pháp đánh Bắc Kì?
Hỏi: DB của tình hình ntn?
GV tường thuật. Giới thiệu Tổng đốc Hoàng Diệu.
Hỏi: Thái độ của triều đình Huế sau khi thành HN thất thủ?
Hỏi: Hậu quả của thái độ đó?
* Hoàn cảnh:
- Trong nước: 
 + Nhân dân phản đối mạnh mẽ.
 + Kinh tế kiệt quệ.
 + Giặc cướp nổi lên.
 + Các đề nghị cải cách duy tân bị khước từ.
 + Nhân dân đói khổ.
- Nước Pháp: Phát triển mạnh-> cần tài nguyên khoáng sản.
* Nguyên cớ: 
* Diễn biến:
-3-4-1882, Ri-vi-e cho quân đổ bộ lên HN.
- 25-4-1882,chúng nổ súng đánh thành HN. Buổi trưa thành thất thủ.
-> Cầu cứu quân Thanh, thương thuyết với Pháp.
 Ra lệnh cho quân ta rút lên mạn ngược.
=> Hậu quả: Quân Thanh kéo sang nước ta; Pháp chiếm nhiều nơi khác.
2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp:
Hỏi: Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân triều đình kháng chiến ntn?
Hỏi: Chiến thắng tiêu biểu của nhân ta trong thời gian này?
GV tường thuật chiến thắng Cầu Giấy.
Hỏi: Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình sau khi Ri-vi-e bị giết?
- Nổ súng đánh thành, tự tay đốt nhà, không bán lương thực cho Pháp, đào hào đắp luỹ...
- 19-5-1883, chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết.
3, Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến VN sụp đổ(1884)
Hỏi: Hiệp ước Hác-măng được kí trong hoàn cảnh nào?
Hỏi: Thái độ của nhân dân ta ntn sau hiệp ước?
Hỏi: Tại sao Pháp kí hiệp ước Pa-tơ-nốt?
Hỏi: Hậu quả ?
-20-8-1883,Pháp chiếm Thuận An -> 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải kí hiệp ước Hac-măng. Nội dung: SGK.
-> Nhân dân phản đối mạnh mẽ.
- 6-6-1884, Pháp bắt triều đình Huế kí hiệp ước Pa-tơ-nốt.Nội dung: SGK.
=>Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập.
IV. Củng cố rèn luyện:
Làm bài tập:
1, Nêu nội dung chủ yếu của Hiệp ước 1883 về chủ quyền lãnh thổ, chính trị, ngoại giao mà từ đó nước ta bị mất.
	Khẳng định về cơ bản, Hiệp ước 1883 đã biến nước ta thành thuộc địa của Pháp.
	Hiệp ước 1884 giống hiệp ước 1883, chỉ điều chỉnh chút ít về ranh giới khu vực Trung kì, mở rộng thêm vùng đất cho triều đình Huế được tạm thời cai quản. (Thực chất chỉ làm dịu dư luận phản đối của một số quan lại trong triều đình Huế)
2, Căn cứ vào nội dung các bài đã học để phân tích, làm rõ quá trình đi từ các hiệp ước 1862,1874,1883,1884 là quá trình cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta( các điều khoản, điều kiện ngày càng nặng nề hơn, tính chất thoả hiệp ngày một nghiêm trọng hơn)
	Có thể dùng bản đồ để lí giải.
V. Hướng dẫn học tập:
1, Nguyên nhân, diễn biến của cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
2, Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển ntn?
	Ngày tháng năm 2005 
Tiết 40-41: 
Bài 26: 
Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm 
cuối thế kỉ XIX.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân của cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế tháng 7-1885.
- Diễn biến cơ bản của cuộc phản công và sự mở đầu của phong trào cần Vương chống Pháp.
- Quy mô, tính chất của phong trào Cần Vương.
- Làm cho HS thấy rõ vai trò của các sĩ phu văn thân trong phong trào vũ trang chống Pháp cuối XIX cũng như ý chí yêu nước quật khởi của nhân dân khi tham gia phong trào Cần vương. Nguyên nhân thất bại của phong trào nói chung và của ngọn cờ phong kiến nói riêng.
2. Tư tưởng:
	Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trân trọng và biết ơn những anh hùng dân tộc.
3. Kĩ năng:
Sử dụng các kĩ năng tổng hợp: phân tích, mô tả những nét chính của một cuộc khởi nghĩa vũ trang.
	Sử dụng bản đồ, các tri thức phụ trợ( tranh ảnh) với lối so sánh, liên hệ thực tế( di tích lịch sử, bảo tàng...) để trả lời câu hỏi làm nổi bật những ý chính.
II. Đồ dùng dạy học:
Lược đồ cuộc phản công kinh thành Huế 7-1885.
Chân dung vua Hàm nghi, Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật...
Bản đồ chung về phong trào Cần vương cuối XIX.
Tại địa phương : có thể tìm hiểu phong trào Cần Vương qua bảo tàng, di tích lịch sử, các mẩu chuyện lịch sử( về PĐP, Cao Thắng, Đốc Tít...)
III. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ :
Trình bày nội dung chủ yếu của điều ước Hác-măng và điều ước Pa-tơ-nốt. Hậu quả của nó ?
2. Giới thiệu bài mới :
	Sau điều ước Pa-tơ- nốt , triều đình phong kiến Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp, nhưng phong trào kháng chiến chống Pháp ở khắp Bắc Trung Kì vẫn phát triển mạnh với hình thức phò vua giúp nước mà người khởi xướng là phe chủ chiến trong triều, đứng đầu là Tôn Thất Thuyết.Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự bùng nổ và phát triển của phong trào này với tên gọi Cần vương.
3. Dạy và học bài mới:
I. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, 
vua Hàm Nghi ra “chiếu Cần vương”
1, Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7-1885
Hỏi: Em hãy trình bày bối cảnh lịch sử của vụ binh biến kinh thành Huế?
GV nói rõ thêm về nội bộ triều đình và tình hình căng thẳng lúc bấy giờ.
Hỏi:Vụ phản công kinh thành Huế đã diễn ra ntn?Kết quả? 
a, Bối cảnh:
- Trong triều: Phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tích cực xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, khí giới; đưa Hàm Nghi lên ngôi; chuẩn bị phản công.
- Pháp lo sợ, tìm cách tiêu diệt phe chủ chiến.
b, Diễn biến:
- Rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang cá và toà Khâm sứ.
- Ngày 5-7-1885, quân Pháp chiếm được Hoàng thành.
2, Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng
Hỏi: Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần vương?
Hỏi: Tại sao gọi là phong trào Cần vương?
Hỏi: Phong trào diễn ra ntn?
 + Mai Xuân Thưởng ở Bình Định.
 + Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi.
 + Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An.
Hỏi: Tại sao phong trào chỉ nổ ra ở Bắc Trung Kì?
Hỏi: Thái độ của nhân dân với phong trào Cần vương?
Hỏi: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào vẫn tiếp tục, vậy thực chất của phong trào Cần vương là gì?
a, Nguyên nhân:
- Vụ phản công kinh thành thất bại.
- TTT đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).
- 13-7-1885, TTT nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương.
- Văn thân sĩ phu và nhân dân hưởng ứng -> gọi là phong trào Cần vương.
b, Diễn biến :
-1885-1888 :
 +Nổ ra khắp Bắc Trung Kì.
 + Đông đảo quần chúng ủng hộ.
 +1886, TTT sang Trung Quốc cầu viện.
 +1888, vua Hàm Nghi bị bắt và bị đầy sang An-giê-ri.
- 1888-1896: là những cuộc khởi nghĩa lớn, qui mô và trình độ tổ chức cao.
IV. Củng cố luyện tập: 
Nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến phong trào Cần vương?- Chia nhóm HS để thảo luận.
Yêu cầu trả lời: Nguyên nhân chủ yếu là nhân dân phản đối sự đầu hàng bán nước của triều đình nhà Nguyễn(qua điều ước 1883 và 1884), dân tộc VN có truyền thống bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm.
Nguyên nhân và diễn biến của cuộc phản công kinh thành Huế?
Trình bày tóm lược giai đoạn 1 của phong trào Cần vương?
V. Hướng dẫn học tập:
1,Địa điểm, lãnh tụ, thời gian của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương?
2, Diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa?
3, Sự khác nhau giữa các cuộc khởi nghĩa?

Tài liệu đính kèm:

  • docLich Su 8 Chuan kien thuc.doc