Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Hà Quốc Việt - Trường THCS Triệu Độ

Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Hà Quốc Việt - Trường THCS Triệu Độ

MỤC TIÊU:

- Biết được vị trí , vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

- Yêu thích nghề .Có ý thức tìm nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.

B/ CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh về nghề điện dân dụng

- Bản mô tả về nghề điện dân dụng.

C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

 

doc 38 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Công nghệ - Hà Quốc Việt - Trường THCS Triệu Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn : 22/08/2010
Tiết 1
Bài 1. GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
A/ MỤC TIÊU:
- Biết được vị trí , vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
- Yêu thích nghề .Có ý thức tìm nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
B/ CHUẨN BỊ:
- Tranh ảnh về nghề điện dân dụng
- Bản mô tả về nghề điện dân dụng.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Thực hiện bài giảng.
1. Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết điện dân dụng có vai trò, vị trí rất quan trong đối với đời sống và sản xuất.Vậy điện dân dụng có vị trí, vai trò và đặc điểm gì ta đi nghiên cứu bài 
2. Bài mới.“Giới thiệu nghề điện dân dụng”
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
HĐ1. Tìm hiểu vai trò , vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.
GV: Cho HS đọc phần thông tin SGK.
Hỏi: Em hãy cho biết nghề điện dân dụng có và trò như thế nào đối với sản xuất và đời sống?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận.
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu các bài hát về nghề điện.
I. Vài trò, vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống.
- Phục vụ cho đời sống , sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộ tiêu thụ điện.
- Góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá ,hiện đại hoá đất nước.
HĐ2. Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng.
GV hỏi: Theo em đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là gì? 
HS Thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Bổ sung và kết luận:
Hỏi: Công việc lao động của nghề điện dân dụng bao gồm những công việc nào? Nó thuộc các lĩnh vực nào? Cho ví dụ?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Bổ sung và kết luận.
GV: Cho HS quan sát bản mô tả về nghề điện dân dụng .
Hỏi: Theo em người thợ điện làm việc trong những điều kiện như thế nào? Cho ví dụ?
HS Thảo luận và trả lời bằng cách đánh dấu (x) và  SGK.
GV: Kết luận. 
Hỏi: Theo em người làm việc trong nghề điện dân dụng cần có những yêu cầu gì?
HS: Thảo luận và trả lời.
GV: Giải thích và kết luận.
Hỏi: Triển vọng của nghề điện dân dụng hiện nay ra sao? 
HS: Thảo luận và trả lời . 
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện dân dụng.
1.Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng
- Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện.
- Nguồn điện xoay chiều ,một chiều có điện áp thấp dưới 380V.
- Các thiết bị điện gia dụng : Quạt điện, nồi cơm, máy giặt...
- Vật liệu và dụng cụ lam việc của nghề điện.
- Các khí cụ đo lường , điều khiển, bảo vệ...
2. Nội dung lao động của nghề điện dân dụng.
- Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt.
- Lắp đặt trang thiết bị điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
- Bảo dưỡng, vận hành, sữa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện, các thiết bị điện.
3. Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng
- Việc lắp đặt đường dây, sữa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị trong mạng điện thường phải tiến hành ngoài trời, trên cao, lưu động, gần khu vực nguy hiểm.
- Công tác bảo dưỡng, sữa chữa và hiệu chỉnh các thiết bị và sản xuất chế tạo các thiết bị điện được tiến hành trong nhà.
4. Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động.
- Tri thức: Có trình độ văn hoá hết cấp phổ thông cơ sở, nắm vững các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện như nguyên lý hoạt động của trang thiết bị điện, các đặc tính vận hành sử dụng kiến thức an toàn điện, các quy trình kỹ thuật.
- Kỹ năng: Nắm vững kỹ năng đo lường, sử dụng bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị và mạng điện.
- Sức khoẻ: Có đủ điều kiện về sức khoẻ không mắc bệnh về huyết áp, tim phổi, khớp, loạn thị, điếc...
- Thái độ: Yêu thích những công việc của nghề điện.
5. Triển vọng của nghề điện dân dụng.
- Nghề điện dân dụng luôn phát triển để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Xuất hiện nhiều thiết bị mới với tính năng ngày càng thông minh, tinh xả. 
	IV. Củng cố 
	- GV: Khen thưởng các cá nhân nhóm có câu phát biểu bổ sung hay, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận.
	- GV: Lưu ý học sinh: Để làm được nghề điện chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động, làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng và chính xác.
	V. dặn dò:
	- HS: Chuẩn bị cho bài sau gồm: - Các mẫu dây dẫn điện.
 	 - Các mẫu dây cáp điện.
	Ngày soạn: 04/09/2010
Tiết 2
Bài 2: VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ.
A/ MỤC TIÊU:
	- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt điện
	- Biết được công dụng, tính năng và tác dụng của từng loại vật liệu. 
	- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng một cách hợp lí.
B/ CHUẨN BỊ: 
	- Nghiên cứu nội dung bài dạy, tìm hiểu tài liệu liên quan, 
	- Một số mẫu dây dẫn điện , dây cáp điện, vật liệu cách điện và vật liệu dẫn từ.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
	I. Ổn định lớp: 
	II. Kiểm tra bài cũ:
	HS1: Em hãy cho biết vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống?
	HS2: Đối tượng lao dộng của nghề điện dân dụng là gì?Hãy cho biết các nội dung lao động của nghề điện dân dụng?
	HS3. Để trở thành người thợ điện ,cần phải phấn đấu và rèn luyện như thế nào về học tập và sức khoẻ?
	III. Thực hiện bài giảng:
	1. Giới thiệu bài: Để truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng hiệu quả , an toàn thì chúng ta cần phải có các vật liệu điện dùng để phân phối , truyền tải và bảo vệ.Vậy các vật liệu điện đó được cấu tạo và sử dụng như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay: 
	2. Bài mới: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức
HĐ1. Tìm hiểu về dây dẫn điện.
GV: Khái niệm về dây dẫn điện cho HS nắm rõ.
- Cho HS quan sát một số mẫu dây dẫn và tranh Hình 2.1 SGK.
Hỏi: Em hãy kể tên một số loại dây dẫn mà em biết? 
HS Trả lời: dây trần, dây bọc cách điện, dây lõi nhiều sợi, dây lõi một sợi...
GV: Cho HS làm việc theo nhóm bài tập phân loại dây dẫn điện theo bảng 2.1SGK.
Hỏi: Em hãy phân biệt lõi và sợi của dây dẫn? 
HS trả lời: Lõi là phần trong của dây, lõi có thể có một hoặc nhiều sợi.
GV: Cho HS làm bài tập điền vào chỗ trống SGK. 
HS: Làm bài tập 
GV: Treo tranh vẽ hình 2-2 SGK cho HS quan sát.
Hỏi: Dây dẫn được bọc cách điện gồm những phần nào ? Những phần đó có tác dụng gì?
HS Trả lời: 
Hỏi: Em hãy cho biết tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau?
HS trả lời.
GV giải giảng: Vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau để dễ phân biệt khi sử dụng.
Hỏi: Theo em dây dẫn điện thường được dùng ở đâu?Việc lựa chọn dây dẫn điện đến các đồ dùng điện có giống nhau không? Vì sao?
HS:Trả lời.
GV giảng giải: Đối với mạng điện trong nhà ,việc lựa chọn dây dẫn điện không được tuỳ tiện mà cần tuân theo thiết kế của mạng điện.Trong các bản thiết kế dây dẫn thường được lựa chọn theo những tiêu chuẩn nhất định.
- Kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện thường là M(nxF). Trong đó :M là lõi đồng, n là số lõi ,F là tiết diện lõi dây dẫn (mm).
GV: Đưa bảng kí hiệu một số loại dây dẫn và hướng dẫn HS đọc kí hiệu của chúng.
Hỏi: Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện chúng ta cần lưu ý điều gì?
HS: Trả lời
I. Dây dẫn điện.
1. Phân loại.
- Có nhiều loại dẫy dẫn điện: Dây trần, dây bọc cách điện, dẫy lõi một sợi, dây lõi nhiều sợi...
Dây dẫn trần
Dây dẫn bọc cách điện 
Dây dẫn lõi nhiều sợi
Dây dẫn lõi một sợi
d
a, b, c
b,c
a
- Lõi là phần trong của dây, lõi có thể có một hoặc nhiều sợi.
Điền từ thích hợp vào chỗ trống.....
+ .......Bọc cách điện
+.........nhiều......nhiều........
2. Cấu tạo của dây dẫn được bọc cách điện.
- Gồm 2 phần:
+ Lõi: Thường làm bằng đồng hoặc nhôm, được chế tạo thành một hoặc nhiều sợi bện với nhau.
+ Vỏ cách điện: gồm một hoặc nhiều lớp ,thường làm bằng cao su hoặc chất cách điện tổng hợp (PVC). Vỏ có nhiều màu sắc khác nhau để dễ phân biệt trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra vỏ cách điện của một số loại dây dẫn điện còn có thêm lớp vỏ chống va đập cơ học ,ảnh hưởng của độ ẩm , nước và chất hoá học....
3. Sử dụng dây dẫn điện.
- Việc lựa chọn và sử dụng dây dẫn điện phải tuân theo bảng thiết kế, trong thiết kế dây dẫn điện thường được lựa chọn theo các tiêu chuẩn nhất định.
- Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây tai nạn điện cho người sử dụng.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài (dây dẫn có phích cắm điện)
HĐ2. Tìm hiểu dây cáp điện.
GV: Đưa ra một số mẫu dây dẫn điện và dây cáp điện cho HS quan sát.
Hỏi: Em hãy phân biệt dây dẫn điện và dây cáp điện?
HS phân biệt.
GV: Kết luận
Hỏi: Em hãy quan sát và mô tả cấu tạo của dây cáp điện?
HS: Quan sát thảo luận và trả lời theo nhóm.
GV: Kết luận và ghi bảng.
HS: Liên hệ thực tế và cho biết.
- Các loại cáp điện thường được dùng ở đâu?
GV: Nhấn mạnh: Các loại cáp điện được dùng để truyền tải điện từ máy phát điện cho những hộ đông người, truyền tải biến áp , truyền tải cho phụ tải cấp I....
Hỏi: Vậy phạm vi sử dụng của dây cáp điện đối với mạng điện sinh hoạt trong nhà như thế nào?
HS Trả lời và GV kết luận.
II. Dây cáp điện: 
- Cáp điện bao gồm nhiều dây dẫn được bọc cách điện ,bên ngoài là vỏ bảo vệ mềm.
1. Cấu tạo.
- Gồm có các phần chính sau: Lõi cáp, vỏ cách điện, vỏ bảo vệ.
+ Lõi cáp: Thường làm bằng đồng hoặc nhôm.
+ Vỏ cách điện : Thường làm bằng cáo su tự nhiên, cao su tổng hợp, nhựa PVC...
+ Vỏ bảo vệ: Được chế tạo cho phù hợp với môi trường lắp đặt cáp khác nhau như: vỏ chịu mặn, chịu nhiệt, chịu ăn mòn....
2. Sử dụng cáp điện.
- Với mạng điện trong nhà ,cáp được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà.
HĐ3. Tìm hiểu về vật liệu cách điện.
GV : Gợi ý nhắc lại kiến thức cũ cho học sinh về khái niệm vật liệu cách điện đã học (môn công nghệ lớp 8)
Hỏi: Vật liệu cách điện là gì?
HS: Trả lời; 
Hỏi: Vật liệu cách điện phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật gì?
HS: Trả lời:
GV: Cho HS làm bài tập trong SGK.
Hỏi; Tại sao trong lắp đặt mạng điện phải dùng vật liệu cách điện?
III. Vật liệu cách điện.
- Vật liệu cách điện là vật liệu dùng để cách li giữa các phần tử dẫn điện với nhau và giữa phần dẫn điện với phần không mạng điện khác.
- Độ cách điện cao, chống ẩm tốt, chịu nhiệt tốt và có độ bền cơ học.
- Trong lắp đặt điện phải sử dụng vật liệu cách điện để giữ an toàn cho mạng điện và cho con người.
	IV. Củng cố
	GV: - Em hãy nêu cấu tạo của dây dẫn điện được bọc cách điện?
	- Em hãy cho biết tại sao lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có nhiều màu sắc khác nhau?
	- Trong quá trình sử dụng dây dẫn điện chúng ta cần lưu ý điều gì?
	HS : Trả lời các câu hỏi của GV.
	GV: Nhận xét giờ học 
	V. Dặn dò
	-GV yêu cầu mỗi HS làm một bản sưu tập dây cáp, dây dẫn và những vật liệu cách điện trong mạng điện trong nhà.
	- Yêu cầu HS mô tả được cấu tạo và một số vật mẫu trong bản sưu tập đó.
	- HS chuẩn bị bài tiếp theo,
	Ngày soạn: 11/09/2010
Tiết 3. 
Bài 3. DỤNG CỤ DÙNG TRONG LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN.
A/ MỤC TIÊU:
- Biết được công dụng, phân loại của một số đồng ... ã kiểm tra.
Chú ý : Khi đóng điện đèn không sáng, GV cho HS kiểm tra:
+ Đèn có bị đứt dây tóc hay không, kiểm tra bắng ôm kế, bút thử điện hay quan sát bằng mắt.
+ Đường dây có điện hay không:dùng bút thử điện kiểm tra.
+ Kiểm tra việc tiếp điểm ở công tắc , cầu chì, đui đèn
3. Lắp đặt mạch điện bảng điện
Bước 1: Vạch dấu
Bước 2: Khoan lỗ bảng điện
Bước 3: Nối dây thiết bị điện của bảng điện
Bước 4: Lắp thiết bị điện vào bảng điện.
Bước 5: Kiểm tra
IV. Củng cố 
GV:	- Để thực hành “ lắp mạch điện bảng điện” cho tốt cần tiến hành đầy đủ các bước ( ngoài chuẩn bịdụng cụ , vật liệu)
	+ Vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt
	+ Lập bảng dự trù vật liệu theo bảng mẫu
	+ Lắp thiết bị điện vào bảng điện, đầu dây vào đui đèn
	+ Lấy dấu đường đi của mạch điện, vị trí bảng điện
	+ Tiến hành đi dây
	+ Đấu dây theo sơ đồ
	+ Kiểm tra lại mạch điện, đưa nguồn điện vào cho mạch điện hoạt động.
	- Nhận xét giờ thực hành: Tinh thần, thái độ , tác phong làm việc, thực hiện an toàn lao động và ý thức bảo vệ môi trường.
V. Dặn dò.	
HS: Về nhà đọc trước và chuẩn bị bài 7 SGK.
	Ngày soạn:27/ 11/2010
Tiết 14
	Bài 7 .THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG (T1)
A/ MỤC TIÊU:
- Hiểu nguyên lí làm việc của mạch đèn huỳnh quang
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt , lắp đặt được mạch đèn huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật
	- Làm việc kiên trì, cẩn thận khoa học và an toàn điện
B/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	- Nghiên cứu nội dung bài 7, tham khảo tài liên quan.
	- Sơ đồ nguyên lí mạch điện đèn ống huỳnh quang. 	- Sơ đồ lắp đặt và mô hình mạch điện đèn ống huỳnh quang
	- Dụng cụ thực hành cần thiết cho học sinh.
Học sinh:	- Mỗi nhóm gồm: Bộ đèn huỳnh quang, bảng điện, dây dẫn, 1công tắc 2 cực, 1cầu chì, 
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
I . Ổn định lớp: Điểm danh
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Thực hiện bài giảng.
1. Giới thiệu bài: Đèn huỳnh quang là loại đèn thông dụng nhất hiện nay. Tuỳ theo hình dáng, kích thước màu sắc ánh sáng , công suất mà đèn được dùng để chiếu sáng trong nhà , trên đường phố (compact huỳnh quang), trong các xưởng máy...Để hiểu được nguyên lí làm việc của mạch đèn huỳnh quang , vẽ được sơ đồ lắp đặt của mạch điện đèn huỳnh quang và lắp đặt được mạch điện đèn ống huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật, chúng ta cùng làm bài thực hành “ Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang”.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
Hoạt động 1. Chuẩn bị và nêu mục tiêu của bài học
GV: Kiểm tra công tác chuẩn bị của HS các nhóm dặn từ giờ trước.
GV: Yêu cầu nhóm trưởng lên nhận vật liệu , dụng cụ , thiết bị thực hành cho nhóm.
HS: Các nhóm thảo luận về mục tiêu cần đạt được của bài thực hành.
GV: Yêu cầu một vài nhóm phát biểu , sau đó bổ sung.
I. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
Dụng cụ: Kìm điện, tua vít, dao nhỏ, khoan điện, bút thử điện....
Vật liệu và thiết bị: bóng đèn huỳnh quang, tắc te, cầu chì, bảng điện, dây dẫn, băng cách điện, công tắc 2 cực.
II. Nội dung và trình tự thực hành.
Hoạt động 2. Xây dựng sơ đồ lắp đặt mạch điện.
GV: Cho các nhóm thảo luận tìm hiểu , phân tích sơ đồ nguyên lí theo các nội dung.
Hỏi: Mạng điện gồm bao nhiêu phần tử , gọi tên và nêu chức năng của các phần tử đó?
HS: Trả lời .
GV: Kết luận.
Hỏi: Các phần tử được nối với nhau như thế nào? 
HS: Trả lời (state nối song song với bóng đèn sau đó nối nối tiếpvới chấn lưu, công tắc và cầu chì).
Gv: Hướng dẫn HS các nhóm làm việc xây dựng sơ đồ lắp đặt mạng điện theo các bước.
HS: Thực hành xây dựng sơ đồ lắp đặt
GV: Gọi 1 HS lên bảng xây dựng sơ đồ lắp đặt. Sau đó cho HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung và hoàn thiện.
1. Vẽ sơ đồ lắp đặt
 a. Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí . 
- Mạng điện gồm các phần tử :
+ Cầu chì: là thiết bị bảo vệ đối với hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch).
+ Công tắc : Dùng để nối hoắc cắt nguồn điện với mạch điện.
+ Chấn lưu : Tạo sự tăng điện thế lúc ban đầu để đèn làm việc và giới hạn dòng điện qua đèn khi đèn phát sáng.
+ Tắc te: Tự động nối mạch khi điện áp cao ở hai điện cực và ngắt mạch điện khi điện áp giảm, mồi đèn sáng lúc đầu.
+ Bóng đèn: là nơi phát ra ánh sáng.
b. Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện
- Bước 1: Vẽ đường dây nguồn.
- Bước 2: Xác định vị trí để bảng điện , bộ đèn huỳnh quang.
- Bước 3: Xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện , những phần tử của bộ đèn huỳnh quang.
- Bước 4: Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí.
Hoạt động 3. lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và lựa chọn thiết bị
GV: Hướng dẫn HS cách lập bảng dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cần cho bài thực hành.
HS: Mỗi nhóm thảo luận lập dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho công việc dựa trên cơ sở của sơ đồ lắp đặt mạng điện.
GV: Chỉ định một nhóm phát biểu và các nhóm khác theo dõi bổ sung bảng dự trù.
2. Lập bảng dự trù dụng cụ, vật liệu và thiết bị.
TT
Tên dụng cụ , vật liệu và thiết bị
Số lượng
Yêu cầu kĩ thuật
1
chấn lưu
1
220V-20W
2
Tắc te
1
Còn tốt
3
Công tắc 2 cực
1
Còn tốt
IV. Củng cố 
GV:	- Hết giờ cho HS ngừng hoạt động và yêu cầu tiết sau chuẩn bị như bảng dự trù để tiến hành lắp mạch điện.
V. Dặn dò
HS: Về nhà nghiên cứu kĩ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt để tiết sau thực hành 
	Ngày soạn:04/ 12/2010
Tiết 15
	Bài 7 .THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG (T2)
A/ MỤC TIÊU:
- Hiểu nguyên lí làm việc của mạch đèn huỳnh quang
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt , lắp đặt được mạch đèn huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật
- Làm việc kiên trì, cẩn thận khoa học và an toàn điện
B/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	- Nghiên cứu nội dung bài 7, tham khảo tài liên quan.
	- Sơ đồ nguyên lí mạch điện đèn ống huỳnh quang. 	- Sơ đồ lắp đặt và mô hình mạch điện đèn ống huỳnh quang
	- Dụng cụ thực hành cần thiết cho học sinh.
Học sinh:	- Mỗi nhóm gồm: Bộ đèn huỳnh quang, bảng điện, dây dẫn, 1công tắc 2 cực, 1cầu chì. 
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I . Ổn định lớp: Điểm danh
II. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Em hãy cho biết các phần tử trong mạch đèn huỳnh quang? Nêu công dụng của chúng?
HS2: Hãy trình bày các bước xây dựng sơ đồ lắp đặt cảu mạch điện hùynh quang?
III. Thực hiện bài giảng.
1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu sơ đồ nguyên lí và xây dựng được sơ đồ lắp đặt của mạch điện đèn ống huỳnh quang, lập được bảng dự trù dụng cụ , vật liệu và thiết bị. Hôm này dựa vào kiến thức của bài trước các em tiến hành lắp đặt mạch đèn để rèn luyện kĩ năng của bản thân.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
Hoạt động 4. Lắp đặt mạch điện huỳnh quang
GV: Nêu quy trình lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang và yêu cầu HS nghiên cứu kĩ nội dung công việc của từng bước.
HS: Thảo luận nhóm xác định nội dung công việc của từng bước.
GV: Phân tích nội dung , yêu cầu kĩ thuật của từng công đoạn để chỉ ra những công đoạn và kĩ năng mới.
GV: Hướng dẫn mẫu thao tác lắp đặt mạch điện cho HS quan sát...
Lưu ý HS: Chú ý an toàn lao động trong quá trình hành.
GV: Cho HS phân tích từng công đoạn của quy trình vào mẫu phiếu học tập sau:
II. Nội dung và trình tự thực hành.
3. Lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
Vạch dấu " Khoan lỗ" lắp thiết bị điện của bảng điện"Nối dây bộ đèn"Nối dây mạch điện"Kiểm tra
Các công đoạn
Nội dung công việc
Dụng cụ
Yêu cầu kĩ thuật
1. Vạch dấu
2. Khoan lỗ bảng điện
3. Lắp thiết bị vào bảng điện
4. Nối dây bộ đèn huỳnh quang
5. Nối dây mạch điện
6. Kiểm tra
HS: làm việc nhóm ,tiến hành thực hiện các công đoạn.
GV: Đi kiểm tra , hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm và giải đáp các thắc mắc của HS.
IV. Củng cố 
GV:	- Yêu cầu HS vệ sinh nơi thực hành ,sắp xếp lại thiết bị , dụng cụ thực hành.
	- Yêu cầu các nhóm nộp phiếu thực hành.
	Dặn dò.
	- HS về nhà xem kĩ lại yêu cầu của bài học để tiết sau hoàn thành bài được tốt hơn.
	Ngày soạn: 11/12/2010
Tiết 16
	Bài 7 .THỰC HÀNH
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG (T3)
A. MỤC TIÊU
- Hiểu nguyên lí làm việc của mạch đèn huỳnh quang
- Vẽ được sơ đồ lắp đặt , lắp đặt được mạch đèn huỳnh quang đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật
- Làm việc kiên trì, cẩn thận khoa học và an toàn điện
B/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên:	- Nghiên cứu nội dung bài 7, tham khảo tài liên quan.
	- Sơ đồ nguyên lí mạch điện đèn ống huỳnh quang. 	- Sơ đồ lắp đặt và mô hình mạch điện đèn ống huỳnh quang
	- Dụng cụ thực hành cần thiết cho học sinh.
Học sinh:	- Mỗi nhóm gồm: Bộ đèn huỳnh quang, bảng điện, dây dẫn, 1công tắc 2 cực, 1cầu chì. 
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I . Ổn định lớp: Điểm danh
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy trình bày quy trình chung của lắp mạch đèn huỳnh quang?
III. Thực hiện bài giảng.
1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã tìm hiểu sơ đồ nguyên lí và xây dựng được sơ đồ lắp đặt của mạch điện đèn ống huỳnh quang, lập được bảng dự trù dụng cụ , vật liệu và thiết bị. Hôm này dựa vào kiến thức của bài trước các em tiến hành lắp đặt mạch đèn để rèn luyện kĩ năng của bản thân.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
Hoạt động 5. Kiểm tra và vận hành thử mạch điện đèn huỳnh quang
- GV hướng dẫn HS tự kiểm tra và kiểm tra chéo trong nhóm khi chưa nối nguồn theo các tiêu chí.
GV: Kiểm tra lại sau khi HS đã tự kiểm tra và chỉ ra lỗi cho HS sửa nếu có.
- Sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật.
GV: Cho HS nối nguồn , vận hành thử mạch điện xem có làm việc đúng theo yêu cầu thiết kế không.
- Nếu sản phẩm không vận hành đúng yêu cầu kĩ thuật , tìm nguyên nhân và sửa chũă lại.
GV: Cho điểm sản phẩm của từng nhóm
- KHi lắp mạch điện đèn huỳnh quang GV cần lưu ý HS một số điểm sau:
+ Cầu chì và công tắc được mắc trên dây pha.
+ Các mối nối phải được bọc cách điện
+ Khi tiến hành sửa chữa những sự cố thông thường của đèn huỳnh quang, HS cần chú ý các hiện tượng hư hỏng của đèn để xác định nguyên nhân và tìm cách sửa chữa.
III. Đánh giá
- Lắp đặt đúng quy trình
- Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt
- Các mối nối chặt, chắc, gọn, đẹp.
- Bố trí các thiết bị hợp lí , đẹp, thuận tiện cho việc vận hành
Hiện tượng
Nguyên nhân
Khắc phục
- Đóng điện mà đèn vẫn không sáng
- Bóng đèn đứt dây tóc
- Tắc te không làm việc
- Chấn lưu hỏng
- Mạch điện hỏng
- Thay mới
- Thay mới
- Thay mới
- Kiểm tra lại mạch
- Đèn phát sáng nhưng cường độ sáng quá yếu
- Không đủ điện áp
- Bóng đèn quá cũ
- Tắc te bị hỏng
- Tăng điện áp
- Thay mới
- Thay mới
-Đèn tắt sáng liên tục và hai đầu đèn lúc nào cũng đỏ
- Mạch điện hỏng
- Không đủ điện áp
- Bóng đèn quá cũ
- Kiểm tra lại mạch
- Tăng điện áp
- Thay mới
- Hai đầu đèn cháy đỏ nhưng đèn không phát sáng
- Tắc te bị hỏng
- Tiếp xúc điện kém
- Tắc te bị hỏng do bị chập
- Thay mới
- Kiểm tra lại mạch
- Thay mới
IV. Củng cố 
GV:	- Yêu cầu HS vệ sinh nơi thực hành ,sắp xếp lại thiết bị , dụng cụ thực hành.
	- Nhận xét , tổng kết giờ thực hành : kết quả thưch hành , quy trình tiến hành , thời gian hoàn thành và thái độ tham gia thực hành của các nhóm
	V.Dặn dò.
	- HS chuẩn bị ôn lại kiến thức để tiết sau ôn tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 9 hoc ki I.doc