Giáo án lớp 9 môn Địa lí - Bùi Thị Thu Hoài

Giáo án lớp 9 môn Địa lí - Bùi Thị Thu Hoài

CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

 I- Mục tiêu bài học :

 Qua bài học các em cần nắm được .

 - Nước ta có 54 dân tộc . Dân tộc Kimh có số dân đông nhất . Các dân tộc của nước ta luôn luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .

 - Trình bầy đước tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta .

 - Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc .

 - Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc .

 

doc 106 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Địa lí - Bùi Thị Thu Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục đào tạo ninh bình
Phòng giáo dục huyện yên Khánh
Giáo án
địa lý 9
 Tổ khoa học Xã hội
Trường THCS : Khánh Hội
 Tên giáo viên : trần đức phúc
Năm học : 2005 - 2006
 Tuần 1:
 Tiết 1 
địa lý việt nam
địa lý dân cư
 Bài 1 : 
Cộng đồng các dân tộc việt nam
 I- Mục tiêu bài học : 
 Qua bài học các em cần nắm được . 
 - Nước ta có 54 dân tộc . Dân tộc Kimh có số dân đông nhất . Các dân tộc của nước ta luôn luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . 
 - Trình bầy đước tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta . 
 - Xác định trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc .
 - Có tinh thần tôn trọng đoàn kết các dân tộc .
II- Các phương tiện dạy học : 
 * Bản đồ dân cư Việt Nam .
 * Bộ ảnh về gia đình các dân tộc Việt Nam .
 * Tranh một số dân tộc việt Nam .
III- Tiến trình bài giảng : 
 * ổn định ( kiểm tra sĩ số ) 
 * Kiểm tra : Sách vở , đồ dùng học tập . SGK. Vở bài tập thực hành . 
 * Bài mới : 
 Mở bài : Nước ta là một quốc gia nhiều dân tộc .với truyền thống yêu nước, đoàn kết. Các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc . 
* Chia lớp thành các nhóm thảo luận : 
- Quan sát H 1.1 SGK Và hình vẽ phóng to treo bảng ( Số dân theo thành phân dân tộc ( xếp theo sốdân ) ở Việt nam năm 1999 ) 
H? Lãnh thổ việt Nam có bao nhiêu dân tộc sinh sống ? Hãy kể tên một số dân tộc ? 
H? Các dân tộc có ngôn ngữ , phong tục tập quán , trang phục có giống nhau không ? 
- Các dân tộc có ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau .. nhưng đều đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc việt Nam . 
H? Trong cộng đồng dân tộc việt Nam , dân tộc nào đông nhất ? và họ sinh sống ở đâu đông nhất ? 
H? Hãy nhận xét biểu đồ H 1.1 SGK cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999 .
H? Các dân tộc ít người chiếm bao nhiêu % ?địa bàn cư trú chính ở đâu ?
H? Trình bày tập quán , sinh hoạt, lao động sản xuất của dân tộc Kinh ? 
H? Em thuộc dân tộc nào ? 
- GV Tộc Kinh có kinh nghiệm trồng lúa nước và sản xuất công nghiệp , du lịch , dịch vụ .. 
H? Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công nghiệp tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết ?
- Người việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng dân tộc việt Nam .
GV : Phân tích và chứng minh về sự bình đẳng đoàn kết giữa các dân tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
* Thảo luận nhóm : 
H? Dựa vào lược đồ phân bố dân cư và sự hiểu biết, hãy cho biết dân tộc việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu ? 
H? Miền núi và cao nguyên có tộc việt ( Kinh ) không ? 
H? Dựa vào biểu đồ hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu ? 
H? Miền núi và trung du là nơi có phải là thượng nguồn của các dòng sông và là nơi có nhiều tiềm năng về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng không ? 
- Phân tích vai trò của các dân tộc ít người đối với rừng đầu nguồn và tài nguyên khoáng sản và an ninh quốc phòng 
H? Quan sát sự phân bố của các dân tộc ít người từ Bắc vào Nam như thế nào ? 
H? Trung du miền núi phía Bắc có bao nhiêu tộc ít người ? là các tộc nào ?
( khỏng 30 tộc , gồm người Thái, mường, Tầy , nùng , giao, mèo,  
H? Khu vực Trường sơn có bao nhiêu tộc ít người ? 
- có khoảng 20 tộc ít người : Ê-đê , Gia- rai.
H? Các tỉnh Nam bộ gồm có các tộc ít người nào ? sinh sống như thế nào ? 
- Hiện nay sự phân bố dân tộc có sự thay đổi . Các dân tộc phía Bắc đến cư trú ở Tây nguyên do cuộc vận động định canh định cư, xóa đói giảm nghèo ,,.. cuộc sống của các dân tộc ít người đã được cải thiện .
1- Các dân tộc Việt Nam : 
- Nước ta có 54 dân tộc ; 
- Các dân tộc có ngôn ngữ , trang phục, phong tục tập quán khác nhau .
-Dân tộc Việt ( Kinh ) có số dân đông nhất chiếm 86%, 
- Các tộc ít người chiếm khoảng 14%.
2- Phân bố các dân tộc : 
a-) Dân tộc Việt ( Kinh) : 
- Tộc việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước , song tập chung đông hơn ở các vùng đồng bằng, trung du, và duyên hải 
b-) Các dân tộc ít người : 
- Các dân tộc ít người chủ yếu ở miền núi và trung du .
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan sen của 30 tộc .
- Khu vực Trường Sơn và Tây nguyên có 20 tộc ít người .
- Các tỉnh cực nam trung bộ và Nam bộ có người Chăm, Ê-đê, và người Hoa.
IV- Củng cố : 
 1? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? những nét văn hóa riêng của các dân tộc như thế nào ? cho ví dụ ? 
 2? Trình bày tình hình phân bố dân tộc của nước ta ? 
 3? Dựa vào bảng phân bố dân tộc hãy cho biết ? 
 Em thuộc dân tộc nào ? Dân tộc em đứng thứ mấy về số dân trong cộng đồng các dân tộc việt Nam ? Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em ? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em ? 
 V- Hướng dẫn về nhà : 
 * Học thuộc bài .
 * làm bài tập thực hành . 
 * Vẽ biểu đồ hình tròn về cơ cấu dân tộc nước ta SGK H 1.1 
 * Đọc bài " Dân số và gia tăng dân số"
 VI- Rút kinh nghiệm : 
----------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 2 : 
dân số và gia tăng dân số
 I- Mục tiêu bài học : 
 Sau bài học học sinh cần : 
 - biết được số dân của nước ta (năm 2002 )
 - Hiểu được và trình bày được tình hình gia tăng dân số , nguyên nhân và hậu quả .
 - Biết được sự thay đổi cơ câú dân số , và xu hướng thay đổi cơ câu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi dân số .
 - Có kỹ năng phân tích bảng thống kê , một số biểu đồ dân số .
 - ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lý .
 II- Các phương tiện dạy học : 
 * Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta .( phóng to theo SGK )
 * Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường . . Chất lượng cuộc sống . 
 III- Tiến trình bài giảng : 
 * ổn định : ( kiểm tra sĩ số ) 
 * Kiểm tra : 
 ? Trình bày sự phân bố của các dân tộc nước ta ? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc biểu hiện ở các mặt nào ? 
 * Bài mới : 
 Mở bài : Nước ta là nước đông dân , có cơ cấu dân số trẻ . nhờ có thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình , nên tỉ lệ tăng tự nhiên đang có xu hướng giảm , và cơ cấu dân số có sự thay đổi . Sự thay đổi như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này ? 
H? Diện tích nước ta là bao nhiêu ? và được sếp thứ bao nhiêu trên thế giới ? 
 - Diện tích trên 330 nghìn km2 , đứng thứ 58 trên thế giới ( Trong trên 220 quốc gia ) 
H? Dân số nước ta năm 2002 là bao nhiêu triệu người ? sếp thứ bao nhiêu ? 
H? Em có nhận sét gì về xếp thứ tự về diện tích và số dân ? 
H? Sự gia tăng dân số của nước ta như thế nào ?
* chia thánh các nhóm thảo luận : 
H? Quan sát H2.1 SGK và hình vẽ phóng to (biểu đồ biến đổi dân số của nước ta ) 
H? Dân số nước ta thay đổi từ năm 1954 đến năm 2003 như thế nào ? ( Đọc só dân qua các năm ) 
H? Nhìn biểu đồ đọc tỉ lệ tăng dân số của nước ta qua các năm ? 
H? Dân số nước ta bùng nổ từ khi nào ? 
H? Em hãy nêu các nguyên nhân của bùng nổ dân số ? 
H? Vì sao tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng dân số nước ta vẫn tăng nhanh ? 
- GV: Mặc dù tỉ lệ tăng tự nhiên giảm nhưng hàng năm vẫn tăng lên 1 triệu người .
H? Dân số đông và tăng nhanh sẽ gây ra những hậu quả gì ? 
- Dân số đông và tăng nhanh , khi kinh tế tăng chậm , sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống .
việc làm, nhà ở , môi trường  
H? Nêu các biện pháp giảm sự gia tăng dân số tự nhiên ? ( Kế hoạch hóa gia đình ) 
H? Hãy phân tích các ích lợi của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của dân số nước ta ? 
H? Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong cả nước có đều nhau không ? 
H? Đọc bảng 2.1 SGK ( Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các vùng năm 1999 ) hãy cho biết ? Vùng nào có tỷ lệ tăng tự nhiên cao nhất, vùng thấp nhất ? vùng trung bình cả nước 
H? Nhận xét sự gia tăng dân số tự nhiên giữa nông thôn và thành thị . Giữa đồng bằng và miền núi ? 
H? Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại dân số nào ? Tại sao ? 
- Do tỉ lệ tăng tự nhiên trong thời gian dài nên cơ cấu dân số nước ta trẻ .
H? Các nhóm thảo luận : dựa vào bảng 2.2 SGK ( Cơ cấu theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%) ) Hãy cho biết : 
H? Tỷ lệ nhón dân số nam, nữ, thời kỳ 1979 - 1999 . ? 
 - Tỉ lệ nam thấp hơn tỉ lệ nữ . Tỉ lệ nam đang tăng lên , Tỷ lệ nữ giảm xuống .
H? Cấu trúc dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kỳ 1979 - 1999 ? 
 - nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi đông . Đang có xu hướng giảm xuống .
1- Dân số : 
- Diện tích nước ta thuộc loại trung bình xếp thứ 58. 
- Dân số nước ta đông xếp thứ 14 thế giới .
2- Gia tăng dân số : 
- Hiên tượng " bùng nổ dân số" ở nước ta từ cuối những năm 50 và chấm dứt vào trong những năm cuối thế kỷ XX.
+ Nguyên nhân : 
 - Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao 
- Chưa có ý thức về kế hoạch hóa gia đình .
+ Hậu quả : 
 - Không đảm bảo nhu cầu về đời sống . 
- Không đủ việc làm . ảnh hưởng tới môi trường , cuộc sống .
+ biên pháp : kế hoạch hóa gia đình .
- Tỷ lệ tăng dân số nước ta đang giảm .
3- Cơ cấu dân số : 
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ .
+ Cơ cấu theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi , tỷ lệ trẻ em giảm xuống tỷ lệ ngưởitong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động tăng lên .
 IV- Củng cố : 
 ? Dựa vào H 2.1 Hãy cho biết dân số và tình hình gia tăng dân số của
 nước ta ?
 ? Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số của nước ta ? 
 ? Dựa vào bảng số liệu bảng 2.3 SGK 
 - Tìm tỷ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét ? 
 - vẽ biểu đồ biểu hiện tình hình gia tăng dân số tự nhiên của dân số ở nước thatời kỳ 1979 - 1999 
 V- Hướng dẫn về nhà : 
 * Học thuộc bài 
 * Làm bài tập số 3 SGK .
 * Đọc bài " Phân bố dân cư và các loại hình quần cư"
 VI- Rút kinh nghiệm : 
 Ký duyệt 
 Ngày 5 tháng 9 năm 2005 
 Tuần 2: 
 Tiết 3 
Phân bố dân cư
Và các loại hình quần cư
 I- Mục tiêu bài học : 
 Sau bài học các em cần biết : 
 - hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta 
 - Biết được đặc điểm các loại hình cư trú nông thôn , quần cư thành thị , đô thị hóa của nước ta .
 - Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam ( năm 1999) một bảng về số liệu về dân cư .
 - ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư .
 II- Các phương tiện dạy học : 
 * Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam .
 * Tranh về nhà ở, một số hình thức quần cư ở Việt Nam . 
 * Bảng thống kê mật độ dân số một số quốc gia và dân đô thị ở Việt Nam 
 III- Tiến trình bài giảng : 
 * ổn định ( kiểm tra sĩ số ) 
 * Kiểm tra: 
 ? Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta ? 
 * Bài mới : 
 Mở bài : 
 Mật độ dân số nước ta là bao nhiêu ? mật độ dân số nước ta so với mật độ trung bình của thế giới như thế nào ? và sự phân bố dân số cố đều không ? và chúng ta phải giải quyết vấn đề này như thế nào ? đó là nội dung bài học này : 
H? Mật độ dân số nước ta năm 2003 ... ng bảo vệ tài nguyên, môi 
 trường biển .
 III- Tiến trình bài giảng : 
 * Kiểm tra : ( xen kẽ ) 
 * Bài mới : 
* Các nhóm thảo luận : 
H? quan sát bản đồ tự nhiên nước ta : Hãy nhận xét bờ biển và biển nước ta ? 
- bờ biển nước ta kéo dài từ đâu đến đâu ? độ dài bao nhiêu km ? 
- Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu km2 ? 
H ? Nước ta có bao nhiêu tỉnh giáp biển ? 
( có 29 tỉnh trong 64 tỉnh ) , đọc tên các tỉnh nằm giáp biển ? 
* Các nhóm quan sát lát cắt ngang của vùng biển nước ta : 
H? Quan sát H 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta ? 
- Phân tích các bộ phận của biển nước ta ? 
H? Tổng cộng các bộ phận biển của nước ta bằng bao nhiêu hải lý ? ( 200 hải lý ) 
 * Các nhóm thảo luận : 
-Quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam kết hợp với lược đồ hình 38.2 SGK để rút ra nhận xét ? 
H? Đảo nước ta chí thành mấy loại : 
 - đảo gần bờ 
 - Đảo xa bờ 
 H? Các đảo gần bờ phân bố ở các tỉnh nào ? 
 H? Tìm trên bản đồ và lược đồ hình 38.2 các đảo và quần đảo lớn của nước ta ? 
H? Tìm trên lược đồ các đảo và quần đảo sa bờ ? 
H? ý nghĩa cảu quần đảo trường Sa . Hoàng Sa ? 
H? Biển đảo có những giá trị kinh tế gì ? 
* Các nhóm thảo luận : 
H? dựa vào hình 38.3 Sơ đồ các ngành kinh tế biển của nước ta và kiến thức đã học : 
? Hãy nêu các điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta ? 
- Các nhóm trình báy các thuận lợi : như nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ? Du lịch biển có thuận lợi gì ?.. 
Biển nước ta có những thuận lợi gì cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ? 
H? Tại sao công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động mạnh đến nghề nuôi trồng thuỷ sản ? 
- các nhóm đọc kỹ phần thông tin sách giáo khoa theo từng ngành , theo các trình tự sau : 
+ Tiềm năng phát triển của ngành ? 
+ Một số nét về sự phát triển của ngành . 
+ những hạn chế . 
+ Phương pháp phát triển . 
H? Nêu tên các bãi tắm và khu du lịch biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ? 
H? Kể tên cá di sản thiên nhiên được UNE SCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ?
* cho các nhóm tìm kỹ các kiến thức về kinh tế tổng hợp biển về tiềm năng và sự phát triển , những hạn chế của nó và phương hướng phát triển ? 
* cho các nhóm trình bày theo bảng sau : 
I- Biển và đảo Việt Nam : 
1) Vùng biển nước ta : 
- Bờ biển dài 3260km 
- Vùng biển rộng 1 triệu km2
2) Các đảo và quần đảo : 
- Vùng biển nước ta có hơn 3000 đảo lớn nhỏ . 
- Ven bờ có khoảng 2800 đảo 
- Các đảo lớn gần bờ : Phú Quốc , Cát Bà , 
- Các đảo sa bờ : Bạch Long Vĩ, Trường sa, hoàng sa, . 
II- Phát triển tổng hợp kinh tế :
1) Khai thác , nuôi trồng và chế biến thuỷ sản : 
- có 200 loài cá và 100 loài tôm 
- cho phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn . 
-Ưu tiên đánh bắt xa bờ , đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản biển 
- Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản .
2) du lịch biển đảo : 
- có 120 bãi tắm đẹp . 
 Các ngành kinh 
 Tế biển 
 Tiềm năng 
 Sự phát 
 triển 
Những hạn 
 Chế 
Phương hướng
 Phát triển 
Khai thác và nuôi trồng hải sản . 
Du lịch biển - đảo 
Khai thác và chế biến khoáng sản
Giao thông vận tải biển 
 * Các nhóm hoàn thành bảng số liệu kiến thức trên .
 IV - củng cố : 
 1) Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển đảo ? 
 2) Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ? 
 3) Nêu tên một số bãi tắm và khu du lic hj biển ở nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam ? 
 V- Hướng dẫn về nhà : 
 * Học thuộc bài .
 * Làm bài thực hành vở thực hành . 
 * chuẩn bị bài 40 .
 VI - Rút king nghiệm : 
 Ký duyệt 
 Ngày tháng năm 200 
 Ngay giang
 Tiết 45 : 
Phát triển tổng hợp kinh tế
Và bảo vệ tài nguyên
Môi trường biển -- đảo
( tiếp theo )
 I- mục tiêu bài học : 
 Sau bài học các em nắm được : 
 - Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn , trong vùng biển có nhiều đảo và quần 
 đảo . 
 - Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển : đánh cá và nuôi trồng hải sản , 
 khai thác và chế biến khóng sản , du kịch , giao thông vận tải biển . Đặc biệt thấy được sự cần thiết phải phát triển kinh tế biển một cách tổng hợp . 
 - Thấy được sự giảm sút mạnh của tài nguyên biển , vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển .
 - Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ , biểu đồ , lược đồ . 
 - Có niềm tin vào sự phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta , có ý thức bảo vệ môi trường tài nguyên biển - đảo . 
 II- Các phương tiện dạy học : 
 * Bản đồ kinh tế chung Việt Nam . 
 * Bản đồ giao thông vận tải . bản đồ du lịch Việt Nam . 
 * Các sơ đồ , lược đồ trong sách phóng to
 * Tranh ảnh về ngành kinh tế biển của nước ta , về sự ô nhiễm , suy giảm 
 tài nguyên, môi trường biển, về các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi 
 trường biển .
 III- Tiến trình bài giảng : 
 * Kiểm tra : 
 ? Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản ? 
 * Bài mới : 
 * Các nhóm tiếp tục hoàn thành bảng các ngành kinh tế biển : 
* Các nhóm thảo luận : Kể các khoáng sản chính mà em biết ? 
H? Nghề làm muối ở nước ta phát triển như thế nào ? Vai trò của muối trong đời sống và trong công nghiệp ? 
H? Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ ? 
H? Cát phân bố ở đâu ? chỉ địa bàn có cát trắng và giá trị kinh tế của nó ? 
H? Tài nguyên quan trọng nhất của vùng biển nước ta là tài nguyên nào ?
H? Dựa vào kiến thức đã học , trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta ? 
H? Tại sao nói dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn ? 
- Phân tích các đặc điểm của ngành dầu khí và vai trò to lớn của dầu khí trong công nghiệp và đời sống . 
* Các nhóm thảo luận : 
- Tìm các vai trò của giao thông vận tải biển ? 
H? Tìm trên hình 39.2 một số cảng biển và giao thông đường biển ở nước ta ? 
- Phân tích các vai trò của các tuyến giao thông đường biển của nước ta . 
H? Việc phát triển giao thông vận tảib biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại thương ở nước ta ? 
* Các nhóm thảo luận : 
H? Nêu một số nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta ? 
- Tìm các nguyên nhân : do con người khai thác quá mức . Khai thác bừa bãi  
- Nước thải công nghiệp , nước thải sinh hoạt  
H? Sự giảm sút tài nguyên môi trường biển - đảo và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến hậu quả gì ? 
- Phân tích các hậu quả .
* Các nhóm thảo luận : 
H? Chúng ta cần thực hiện các biện pháp cụ thể gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển ? 
H? Các nhóm nêu các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên biển -đảo ? 
- Phân tích ý nghĩa của các biện pháp phòng chống ô nhiễm biển . 
3) Khai thác và chế biến khoáng sản : 
- Nghề làm muối ở nước ta phát triển . 
- Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh . 
- Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn .
4) Phát triển giao thông vận tải biển : 
- ở nước ta giao thông vận tải biển phát triển mạnh , cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới .
III- Bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo 
1) Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo : 
- Tài nguyên biển - đảo nước ta phong phú nhưng đang có dấu hiệu suy thoái . 
2) Các phương hướng chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường 
+ Phương hướng chính : 
- Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật biển .
- Bảo vệ rừng ngập mặn . 
- Bảo vệ san hô ngầm ..
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản . 
- Phòng chống ô nhiễm biển do các nhân tố hoá học . 
 IV- củng cố : 
 Câu 1, 2, 3 sgk trang 144 
 V- Hướng dẫn về nhà : 
 * Học thuộc bài . 
 * Làm bài tậph ở vở thực hành . 
 * chuẩn bị bài thực hành : bài 40 
 VI- Rút kinh nghiệm : 
 Ký duyệt 
 Ngày tháng năm 2006
Ngay giang Tiết 46 : 
Thực hành
đánh giá tiềm năng kinh tế
của các đảo ven bờ và tìm hiểu
về ngành công nhiệp dầu khí
 I Mục tiêu bài học : 
 Sau bài thực hành các em nắm được : 
 - Thấy được nước ta có vùng biển rộng lớn , trong vùng biển có nhiều đảo , và quần đảo . 
 - Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển : đánh bắt và nuôi trồng hải sản ,
 khai thác và chế biến khoáng sản , du lịch giao thông vận tải biển , đặc biệt thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp . 
 - Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển vùng ven bờ nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển . 
 - Nắm vững hơn cách đọc và phân tích các sơ đồ và bản đồ , lược đồ . 
 - Có miềm tin vào sự phát triển của các ngành kinh tế biển ở nước ta có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo . 
II- Các phương tiện dạy học cần thiết : 
 *Bản đồ kinh tế chung Việt Nam . 
 * Bản đồ giao thông vận tải và bản đồ du lịch Việt Nam . 
 * Các lược đồ, sơ đồ trong sách phóng to . 
 * HS: bút chì , thước kẻ , hộp mầu . 
 III- Tiến trình dạy bài thực hành : 
 * Kiểm tra : 
 ? Trình bày các phương pháp chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường 
 biển - đảo ? 
 * Bài thực hành : 
 1- Bài 1 : 
 Dấnh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ : 
 Dựa vào bảng 40.1 SGK hãy cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển : ? 
 - Cát Bà , Nông - lâm nghiệp , ngư nghiệp , du lịch, dịch vụ biển . 
 - Côn đảo : Nông - lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển . 
 - Phú Quốc : Nông - lâm nghiệp , ngư nghiệp, du lịch, dịch vụ biển . 
 * Học sinh phải dựa vào lược đồ tự nhiên Việt Nam và lược đồ hình 39.2 để nêu được điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển của từng đảo . 
 2- Bài 2 : 
 Quan sát hình 40.1 sgk , hãy nhận xét tình hình khai thác , xuất khẩu dầu thô ,
 Nhập khẩu xăng , dầu và chế biến dầu khí ở nước ta ? 
 * Tổ chức các nhóm để thảo luận : 
 - Hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ để rút ra kết luận .
 + Phân tích biểu đồ từng đối tượng qua các năm . 
 + Phân tích mối quan hệ giũa các đối tượng . 
 - Các nhóm thảo luận : phân tích các đối tượng , cử đại diện nhóm mình lên bảng phân tích biểu đồ ; 
 - gợi ý : 
 + Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn , và dầu mỏ là một trong các mặt hàng 
 xuất khẩu chủ lực trong những năm qua . Sản lượng dầu mỏ không ngfừng tăng . 
 + Hầu như toàn bộ lượng dầu khai thác được ,xuất khẩu dưới dạng dầu thô 
 Điều này cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí chưa phát triển . Đây là điểm yếu của ngành công nghiệp dầu khí của nước ta . 
 + Trong xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập khẩu xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn . Tuy nhiên lượng dầu thô xuất khẩu nhiều hơn nhập xăng dầu , nhưng xăng dầu đã chế biến giá cao hơn nhiều lần dầu thô . 
 IV- Củng cố : 
 * Nhận xét tinh thần của các nhóm thực hành . 
 V- Hướng dẫn về nhà : 
 * Làm xong bài thực hành . 
 * Làm bài tập thực hành ở vở thực hành . 
 * Chuẩn bị bài 41 : 
 Ký duyệt 
 Ngày tháng năm 200 

Tài liệu đính kèm:

  • docdia 9.doc