Giáo án lớp 9 môn Địa lí - Phần I: Thành phần nhân văn của môi trường

Giáo án lớp 9 môn Địa lí - Phần I: Thành phần nhân văn của môi trường

Kiến thức:

 - H/S cần phát biểu và xác định được về:Dân số, mật độ dân số, tháp tuổi. Nguồn lao động của một địa phương.

 - Nhận biết được nguyên nhân của gia tăng dân số và sự bùng nổ dân số.

 Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.

 + Kỹ năng:

 - HS nhận dạng được biểu đồ dân số hiểu và nhận biết được gia tăng dân số và bùng nổ dân số.

 

doc 182 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Địa lí - Phần I: Thành phần nhân văn của môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+
Phần I.
thành phần nhân văn Của
môi trường
tiết 1 :Bài 1: Dân số
Soạn ngày: 16/8/2010
Giảng ngày:.18/8/2010 7B
 /8/2009 7A
I. Mục tiêu .
 +Kiến thức:
 - H/S cần phát biểu và xác định được về:Dân số, mật độ dân số, tháp tuổi. Nguồn lao động của một địa phương.
 - Nhận biết được nguyên nhân của gia tăng dân số và sự bùng nổ dân số.
 Hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.
 + Kỹ năng:
 - HS nhận dạng được biểu đồ dân số hiểu và nhận biết được gia tăng dân số và bùng nổ dân số.
 	Rèn kỹ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi.
II. đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Biểu đồ gia tăng dân số thế giới H1.2 SGK (phóng to)
 	 Hai tháp tuổi H1.1 (phóng to).
 - Học sinh: 	 
III. phương pháp dạy học.
 Phương pháp trực quan, hỏi đáp, đàm thoại
IV.Tổ chức dạy học.
 * Khởi động: (2 phút)
- Mục tiêu: HS nhận biết được tình hình tăng dân số TG và nhứng khó khăn do gia tăn dân số đem lại.
 - Cách tiến hành: Theo tài liệu của uỷ ban dân số thì: Toàn thế giới mỗi ngày có 35.600.000 trẻ sơ sinh ra đời. Vậy hiện nay trên trái đất có bao nhiêu người, trong đó có bao nhiêu nam, nữ, bao nhiêu người già trẻ... và cứ mỗi ngày số trẻ em được sinh ra bằng số dân của một nước có số dân trung bình. Như vậy điều đó có một thách thức lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội không? Chúng ta tìm câu trả lời câu hỏi đó.
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số, nguồn lao động: ( 15 phút)
- Mục tiêu: H/S cần phát biểu và xác định được về:Dân số, mật độ dân số, tháp tuổi. Nguồn lao động của một địa phương.
- Đồ dùng: Hai tháp tuổi H1.1 (phóng to).
- Cách tiến hành
 Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
G/V y/c học sinh đọc thuật ngữ (dân số) 
SGK trang 186.
 Giới thiệu 1 vài số liệu nói về dân số 
Ví dụ: Tính đến ngày 31/12/1997. thủ đô Hà Nội có 2.490.000 dân. Hoặc đến năm 1999 nước ta có 76,3 triệu dân.
 Nước ta có nguồn lao động rất dồi dào...Vậy làm thế nào biết được dân số, nguồn lao động ở 1 thành phố, một quốc gia. Đó là công việc của người điều tra dân số.
 ? Vậy trong các cuộc điều tra dân số người ta cần tìm hiểu điều gì?
G/V giới thiệu H1.1 SGK màu sắc, cấu tạo biểu hiện trên tháp tuổi?
 (biểu thị ba nhóm tuổi 
 Màu xanh lá cây biểu thị số người chưa đến tuổi lao động.
 Màu xanh biển biểu thị số người trong độ tuổi lao động.
 Màu vàng sẫm biểu thị số người hết độ tuổi lao động.
 ? Quan sát H1.1 SGK cho biết:
 Tổng số trẻ từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé trai và có bao nhiêu bé gái?
(tháp 1 có khoảng: 5,5 triệu trai và 5,5 triệu bé gái.
 tháp 2: có khoảng 4,5 triệu trai và 5 triệu bé gái) 
? Hãy so sánh số người trong độ tuổi lao động ở hai tháp tuổi?
 (Số người lao động ở tháp 2 nhiều hơn tháp 1)
 ? Cho nhận xét hình dạng hai tháp tuổi ở H1.1 ( về thân, đáy hai tháp ?
(Tháp tuổi có hình dạng đáy rộng, thân hẹp (như tháp 1) có số người trong độ tuổi lao động ít hơn tháp tuổi có hình dạng đáy hẹp thân rộng (như tháp 2) 
 Hình đáy tháp 1 cho biết dân số trẻ.
 Hình đáy tháp 2 cho biết dân số già.
 ? Căn cứ vào tháp tuổi cho biết đặc điểm của dân số?
G/V nêu 3 dạng tổng quát của tháp tuổi: 
Tháp mở rộng có hình tam giác, đáy tháp mở rộng và đỉnh nhọn. đây là tháp tuổi của những nước có kết cấu dân số trẻ như của Việt Nam năm 1989
-Tháp tuổi thu hẹp có hình tam giác nhưng đáy bị thu hẹp do nhóm tuổi từ 0đến 14 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây là tháp tuổi của những nước có dân số già gồm phần lớn các nước phát triển như Nhật Bản, Pháp, Đức, Thuỵ sĩ...
 Tháp tuổi ổn định có hình ngôi tháp với hai cạnh gần thẳng đứng biểu hiện cả ba nhóm tuổi từ 0 đến 14 và 15 đến 60 và trên 60 tuổi gần tương đương nhau và tỷ lệ (30 đến 35%) cả tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử đều rất thấp. Dân số ổn định gần như không tăng. Đó là các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan. Căn cứ vào hình dạng của tháp tuổi ta có thể biểu diễn dân số của một địa phương, một nước là già hay trẻ hoặc ổn định.
I)Dân số, nguồn lao động.
 Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia.
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương.
* Hoạt động 2:Tìm hiểu dân số thế giới tăng nhanh trong TKXĩ và TKX ( 10 phút)
 - Mục tiêu: Nhận biết được nguyên nhân của gia tăng dân số và sự bùng nổ dân số.
 - Đồ dùng: Biểu đồ gia tăng dân số thế giới H1.2 SGK (phóng to
- Cách tiến hành:
G/V yêu cầu h/s đọc thuật ngữ tỷ lệ sinh. Tỷ lệ tử. Tỷ suất 
 Hướng dẫn h/s đọc biểu đồ H1.3. H1.4 SGK. Tìm hiểu khái niệm gia tăng dân số.
 ? Quan sát đọc H1.3 H1.4 Đọc chú dẫn cho biết tỷ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa các yếu tố nào? 
? Khoảng cách rộng hẹp qua các năm 1950, 1980, 2000 có ý nghĩa gì?
(Tỷ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử.
 Khoảng cách thu hẹp lại thì dân số tăng chậm (như năm 2000 ở H 1.3
 Khoảng cách mở rộng là dân số tăng nhanh (năm 2000 ở H1.4) .
 ? Quan sát H1.2 SGK cho biết dân số thế giới bắt đầu tăng ?
 ? Tăng nhanh từ năm nào?
(1804 đường biểu diễn 9 đỏ dốc)
 ? Tăng vọt từ năm nào?
(1900 đường biểu diễn dốc đứng)
 ? Giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên?
(những năm đầu công nguyên - thế kỷ 16, dân số thế giới tăng chậm. Chủ yếu do thiên tai dịch bệnh, nạn đói chiến tranh...
 Dân số tăng nhanh trong hai thế kỷ gần đây do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Trong nông nghiệp đổi mới canh tác, tạo giống cây con cho năng suất cao. Trong công nghiệp hoá tạo bước nhảy vọt trong nền kinh tế, trong y tế phát minh ra vắc xin tiêm chủng...
II. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỷ XI X và thế kỷ XX.
 Dân số thế giới tăng nhanh nhờ những tiến bộ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự bùng nổ dân số. (13 phút)
 - Mục tiêu: Nhận biết được sự bùng nổ dân số, hậu quả của bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết.
- Cách tiến hành: 
Quan sát hai biểu đồ H1.3 và H1.4 SGK cho biết:
? Tỷ lệ sinh tỷ lệ tử ở hai nhóm tuổi nước phát triển và nước đang phát triển là bao nhiêu vào các năm 1950, 1980, 2000? 
 ? So sánh sự gia tăng dân số ở hai nhóm nước nói trên?
 Lớp chia hai nhóm mỗi nhóm một nước thảo luận? (điền vào bảng sau)
Các nước
phát triển
Các nước
Đang phát triển
1950
1980
2000
1950
1980
2000
Tỷ lệ sinh
> 20‰
< 20‰
17‰
40‰
> 30‰
25‰
Tỷ lệ tử
10‰
< 10‰
12‰
25‰
12‰
< 10‰
Kết luận tỷ lệ GTTN
Ngày càng giảm 
Thấp nhiều so với các nước đang phát triển
Không giảm vẫn ở mức cao
Cao nhiều so với các nước phát triển
 Nhận xét và giải thích: Tỷ lệ sinh của các nước đang phát triển đã giảm nhưng so với các nước phát triển vẫn ở mức cao 25%. Trong khi đó tỷ lệ tử giảm rất nhanh. Vì vậy đã làm cho các nước này vào tình trạng bùng nổ dân số cụ thể tập trung ở các nước châu á, châu Phi và Mỹ La Tinh.
 Bùng nổ dân số khi dân số các nước tăng nhanh, tăng đột ngột do tỷ lệ sinh cao (trên 2,1 %) . Tỷ lệ tử giảm nhanh
 (Hay còn gọi là tỷ lệ gia tăng dân số bình quân lên 2,1%)
 ? Trong hai thế kỷ 19 và 20 sự gia tăng dân số thế giới có điểm gì nổi bật?
 ? Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra cho các nước đang phát triển như thế nào?
 (Nhiều trẻ em, gánh nặng về ăn mặc, ở học, y tế việc làm, môi trường...) 
 ? Việt Nam thuộc nhóm nước có nền kinh tế nào? Nước ta có những chính sách gì để hạ tỷ lệ sinh?
 ? Những biện pháp giải quyết tích cực để khắc phục bùng nổ dân số?
 (kiểm soát sinh đẻ.
 Phát triển giáo dục.
 Tiến hành cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hoá để biến gánh nặng dân số thành nguồn nhân lực phát triển kinh tế xã hội đất nước. 
III. Sự bùng nổ dân số 
- Sự gia tăng dân số khôngđều trên thế giới.
 - Dân số ở các nước đang phát triển đang giảm. Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển.
- Nhiều nước có chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội tích cực để khắc phục bùng nổ dân số.
*Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: ( 5 phút)
 - Tổng kết: Phat phiếu học tập :
 1 . Điền vào chỗ trống những từ , cụm từ thích hợp trong các câu sau:
 a, Điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của 1 địa phương 1 nước.
 b, Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính và độ tuổi của địa phương.
 c, Trong 2 thế kỷ gần đây dân số thế giới tăng nhanh đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và y tế 
 - Hướng dẫn học tập ở nhà:
 Tìm hiểu sự phân bố dân cư ở nước ta :
 	Nơi nào đông dân, nơi nào thưa dân.
Tại sao có sự khác nhau đó.
 	Sưu tầm các tranh ảnh các chủng tộc trên thế giới (da vàng, da đen, da trắng)
Làm bài tập trong vở bài tập thực hành
Tiết 2 Bài 2: Sự phân bố dân cư
Các chủng tộc trên thế giới .
Soạn ngày :20 / 8 /2010
Ngày giảng:21/8 /2010 7B,7A
I. Mục tiêu .
- Kiến thức:
 Xác định sự phân bố dân cư không đều và những vùng đông dân trên thế giới.
 Phân biệt sự khác nhau cơ bản và sự phân bố ba chủng tộc chính trên thế giới - Kỹ năng: 
Sử dụng kỹ năng đọc bản đồ dân số, bản đồ tự nhiên thế giới.
Nhận biết qua hình ảnh và trên thực tế ba chủng tộc chính trên thế giới.
II. đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Bản đồ dân số thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới.
 - Học sinh: 
III.Phương pháp. Đặt giải quyết vấn đề, hỏi đáp, bản đồ
III. Tổ chức giờ học.
* Kiểm tra bài cũ
 ? Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách giải quyết?
* Khởi động:
- Mục tiêu: Hs nhận biết được sự xuất hiện của con người và phân bố trên trái đát hiện nay. 
- Cách tiến hành:Loài người đã xuất hiện trên trái đất hàng triệu năm. Ngày nay con người sinh sống hầu như ở khắp mọi nơi trên trái đất. Có nơi dân tập trung đông, có nơi thưa dân. Điều đó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và khả năng cải tạo tự nhiên của con người
 * Hoạt động 1:Tìm hiểu sự phân bố dân cư ( 20 phút)
 - Mục tiêu: Xác định được sự phân bố dân cư trên thế giới trên lược đồ phân bố dân cư ,những vùng đông dân , thưa dân.
 - Đồ dùng: Lược đồ phân bố dân cư trên thế giới
 - Cách tiến hành:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
G/V giới thiệu và phân biệt rõ hai thuật ngữ "dân số" và "dân cư".
 (dân cư là tất cả những người sống trên 1 lãnh thổ, định lượng bằng mật độ dân số).
H/S đọc thuật ngữ mật độ dân số.
H/s qua hiểu biết về mật độ dân số, tính mật độ dân số bài tập 2 trang 9.
 G/v dùng bảng phụ y/c h/s tính các nước sau.
Tên nước
Diện tích km2
Dân số
(triệu Người)
Mật độ
(người/ km2)
Việt Nam 
Tr. Quốc 
Inđônêxia
330991
9597000
1919000
78,7
1273,3
206,1
238
133
107
 ? Hãy khái quát công thức tính mật độ dân số? 
Diện tích 
 áp dụng tính mật độ dân số thế giới năm 2002 biết:
 Diện tích các châu 149 triệu km2.
 Dân số là 6294 triệu người.
 Mật độ xấp xỉ là 43người /km2.
- Quan sát bản đồ 2.1 SGK.
? 1 chấm đỏ bao nhiêu người?
?Có khu vực chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa ... hường xuyên.
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà:
- Tổng kết:
a) GV chuẩn bị bản đồ Ôxtrâylia, yêu cầu HS lên điền: hướng gió chính thổi, khu vực địa hình của lục địa.
b) Các yếu tố nào của tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc tới khí hậu, đặc biệt là sự phân bố lượng mưa của lục địa Ôxtrâylia?
c) Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt về đặc điểm phân bố lượng mưa giữa miền Đông và miền Tây, miền Bắc và miền Nam, ven biển và nội địa của lục địa Ôxtrâylia.
- Hướng dẫn về nhà.
Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Âu.
Chương X
 Châu âu	
Tiết 58. Thiên nhiên châu âu
Soạn ngày: 30/3/2010
Giảng ngày:31/3/2010 7B
 /3/2010 7A
I. Mục tiêu 
. Kiến thức: 
+Xác định châu Âu là châu lục nhỏ nằm trong đới khí hậu ôn hoà có nhiều bán đảo.
+ Đặc điểm của thiên nhiên châu Âu.
- Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng sử dụng, đọc, phân tích bản đồ, lược đồ để khắc sâu kiến thức và thấy mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của châu Âu.
II. đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Âu.
- Học sinh:Xem trước bài mới
III. phương pháp: Hỏi đáp, trực quan
IV. Tổ chức giờ học.
* Khởi động:
- Cách tiến hành:Châu Âu là một bộ phận của lục địa á- âu, nằm trong đới khí hậu ôn hoà. Thiên nhiên châu Âu được con người khai thác từ lâu đời ngày càng được sử dụng có hiệu quả.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, địa hình.
- Mục tiêu: Xác định châu Âu là châu lục nhỏ nằm trong đới khí hậu ôn hoà có nhiều bán đảo.
- Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên châu Âu.
- Cách tiến hành:
 Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
GV: Giới thiệu khái quát vị trí, giới hạn châu Âu trên bản đồ tự nhiên.
? Châu Âu nằm trong giới hạn nào?
 ? Tiếp giáp châu nào và đại dương nào?
(3 đại dương: - Đại Tây Dương phía tây
 - Địa Trung Hải phía nam
 - Bắc Băng Dương phía bắc
- Dựa vào lược đồ 51.1 SGK cho biết bờ biển châu Âu có đặc điểm gì khác biệt với các châu lục đã học?
- Xác định H51.1 SGK hoặc lên bảng xác định trên bản đồ.
- Các bán đảo: Xcan-đi-na-vi, I-bê-rích, I-ta-li-a, Ban-căng.
GV: Yêu cầu thảo luận nhóm nội dung sau:
(Dựa vào H51.1 SGK) Nêu đặc điểm địa hình châu Âu:
- Phân bố?
- Hình dạng?
- Tên địa hình chủ yếu?
- Lớp chia 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một dạng địa hình.
- HS báo cáo, GV chuẩn xác kiến thức theo bảng sau:
1. Vị trí, địa hình
- Diện tích trên 10 triệu km2.
- Nằm từ vĩ độ 36oB - 70oB
- Phía tây ngăn cách với châu á bởi dãy Uran. 3 phía còn lại giáp biển và đại dương.
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào nội địa tạo nhiều bán đảo.
Đặc điểm
Núi trẻ
Đồng bằng
Núi già
Phân bố
- Phía nam châu lục
- Phía tây và Trung Âu
- Trên dải từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục
- Vùng trung tâm
- Phía bắc châu lục
Hình dạng
Đỉnh nhọn, cao, sườn dốc
- Tương đối phẳng
Đỉnh tròn, thấp, sườn thoải
Tên địa hình
- Dãy An-pơ, Apennin, Cacpat, Ban căng, Pirênê
- Đồng bằng: Đông Âu, Pháp, hạ lưu sông Đa-nuýp, Bắc Âu
- Uran
- Xcan-đi-na-vi
- Hec-xi-ni
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khí hậu, sông ngòi, thực vật
- Mục tiêu: Đặc điểm của thiên nhiên châu Âu.
- Cách tiến hành:
Câu hỏi: Quan sát H51.2 SGK cho biết châu Âu có các kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm các kiểu khí hậu chính?
(- Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu có khí hậu ôn đới hải dương.
- Ven biển Địa Trung Hải đ Khí hậu địa trung hải
- Vùng Trung và Tây Âu, phía đông dãy Xcanđinavi, khí hậu ôn đới lục địa.)
Câu hỏi: Dựa vào hình 51.1; H51.2 giải thích vì sao phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông?
(- Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương ảnh hưởng lớn tới khí hậu bờ tây.
- Gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào sâu đất liền.
- Vào sâu phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.
Câu hỏi:
- Dựa vào H51.1 kết hợp SGK nêu nhận xét về:
- Mật độ sông ngòi châu Âu?
- Kể tên các sông lớn của châu Âu?
- Sông lớn đổ vào biển và đại dương nào? (Xác định trên bản đồ H51.1 SGK)
Câu hỏi:
- Sự phân bố thực vật thay đổi theo yếu tố nào của tự nhiên?
- Mối quan hệ của khí hậu và sự phân bố thực vật thể hiện như thế nào?
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo nội dung:
- Vị trí khu vực
- Kiểu khí hậu
- Phân bố thực vật
- HS báo cáo kết quả, GV chuẩn xác kiến thức theo bảng:
2. Khí hậu, sông ngòi, thảm thực vật
a) Khí hậu:
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới.
- Phía Bắc có một diện tích nhỏ có khí hậu ôn đới.
- Phía Nam có khí hậu địa trung hải.
- Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió Tây ôn đới.
- Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương phân hoá sâu sắc khí hậu phía tây ấm áp mưa nhiều hơn phía đông châu lục.
b) Sông ngòi
- Mật độ sông ngòi dày đặc
- Các công lớn: Đa-nuýp, Rainơ, Vonga.
c) Thực vật
- Sự phân bố thực vật thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa.
- Các kiểu chính của thực vật.
Vị trí khu vực
Kiểu khí hậu
Đặc điểm phân bố thực vật
- Ven biển Tây Âu
- Vùng nội địa
- Ven biển địa trung hải
- Phía Đông Nam châu Âu
- Ôn đới hải dương
- Ôn đới lục địa
- Địa trung hai
- Cận nhiệt, ôn đới, thảo nguyên
- Rừng cây lá rộng (dẻ, sồi...)
- Rừng lá kim (thông, tùng...)
- Rừng cây bụi gai
- Thảo nguyên
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà:
- Tổng kết: Đánh dấu (x) vào câu đúng nhất.
Câu 1: Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu ôn hoà vì:
Vị trí địa lý phần lớn nằm trong đới khí hậu ôn hoà	
Bờ biển bị cắt xẻ nhiều, ảnh hưởng của biển vào sâu đất liền	
Châu Âu 3 mặt giáp biển và đại dương	
Phía Tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương	
Châu Âu có diện tích nhỏ không có nơi nào quá xa biển	
Tất cả các đáp án trên	
Hướng dẫn về nhà: Ôn lại phương pháp phân tích bản đồ khí hậu, lát cắt phân bố thực vật theo độ cao.
Soạn ngày:8/4/2010
Giảng ngày:10/4/2010 7B
Tiết 61- Dân cư, xã hội châu âu
I. Mục tiêu 
 - Kiến thức:Xác định được
+ Dân số châu Âu đang già đi, dẫn đến làn sóng nhập cư lao động gây sự phức tạp của vấn đề dân tộc, tôn giáo, tình hình chính trị xã hội của châu Âu.
+Châu Âu là châu lục có mức độ đô thị hoá cao, ranh giới nông thôn - thành thị ngày càng thu hẹp lại.
 -Kỹ năng:
 Rèn kỹ năng phân tích lược đồ, biểu đồ để nắm được tình hình đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu.
II. đồ dùng dạy học.
- Giáo viên:
 Lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Âu.
 Bảng tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của một số nước châu Âu.
- Học sinh: Xem trước bài mới
III.Phương pháp:Hỏi đáp, nêu vấn đề
IV. Tổ chức giờ học:
*Khởi động:
- Cách tiến hành: Lịch sử của Châu Âu là lịch sử của những cuộc chiến tranh để chia sẻ và hợp nhất các quốc gia, đồng thời cũng là lịch sử của việc cải cách tôn giáo từng làm châu Âu bùng nổ những cuộc cách mạng, những cuộc chiến tranh tôn giáo. Bên cạnh tôn giáo châu Âu còn có sự đa dạng về dân tộc, về ngôn ngữ và nhất là giai đoạn hiện nay, tình trạng già đi của dân số là vấn đề phổ biến ở châu lục này. Đó là nội dung ta tìm hiểu bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá.
- Mục tiêu: Xác định đựơc Dân số châu Âu đang già đi, dẫn đến làn sóng nhập cư lao động gây sự phức tạp của vấn đề dân tộc, tôn giáo, tình hình chính trị xã hội của châu Âu.
- Đồ dùng dạy học: Bản đồ dân cư, đô thị châu âu
- Cách tiến hành:
 Hoạt động của thầy và trò
 Ghi bảng
- Trên thế giới có bao nhiêu chủng tộc lớn ? Kể tên và nơi phân bố ?
- Cho biết dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc lớn nào trên thế giới ?
- Dân cư châu Âu theo đạo gì?
(Cơ đốc giáo gồm:
	+ Đạo Thiên Chúa
	+ Đạo Tin Lành
	+ Đạo Chính Thống
	Còn một số vùng theo đạo Hồi)
Câu hỏi: Quan sát H54.1 SGK cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào ? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm ?
- Yêu cầu nhóm thảo luận
- Mỗi nhóm tìm hiểu, thảo luận một nhóm ngôn ngữ. Tên quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó.
- Đại diện HS lên điền bảng sau, GV chuẩn xác kiến thức và bổ sung.
1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá.
- Phần lớn dân cư châu Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít.
- Chủ yếu dân theo đạo Cơ Đốc Giáo, phần nhỏ dân cư theo đạo Hồi.
Nhóm ngôn ngữ
Tên các quốc gia sử dụng ngôn ngữ
Giéc-manh
Anh, Bỉ, Đức, áo, Đan Mạch, Na Uy, Thuỵ Điển
La-tinh
Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Rumani
Xla-vơ
Nga, Xlôvakia, Xéc-bi, Crôatia, Xlôvênia, Bungari, Séc, Ucraina, Ba Lan, Bêlarút
Hy Lạp
Hy Lạp
Các nhóm ngôn ngữ khác
Anbani, Latvia, Litva
* Họat động 2: Tìm hiểu dân cư châu Âu đang già đi, mức độ đô thị hoá cao.
- Mục tiêu: Phân tích được Châu Âu là châu lục có mức độ đô thị hoá cao, ranh giới nông thôn - thành thị ngày càng thu hẹp lại.
- Cách tiến hành:
Quan sát H54.2 SGK nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi châu Âu của thế giới trong giai đoạn (1960 - 2000)
GV: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm. Theo nội dung câu hỏi và phương pháp như trên.
- GV chuẩn xác kiến thức
2. Dân cư châu Âu đang già đi, mức độ đô thị hoá cao.
a) Đặc điểm dân cư châu Âu:
- Dân số của châu lục 727 triệu (2001)
Độ tuổi
Sự thay đổi kết cấu dân số (1960 - 2000)
Châu Âu
Thế giới
- Dưới độ tuổi lao động
Giảm dần
Tăng liên tục
- Tuổi lao động
1960 - 1980
1980 - 2000
Tăng chậm
Giảm dần
Tăng liên tục
Trên tuổi lao động
Tăng liên tục
Tăng liên tục. (nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tháp tuổi)
Nhận xét: Sự thay đổi từ hình dạng tháp tuổi.
Từ 1960 - 2000 chuyển dần từ tháp tuổi trẻ - già (đáy rộng sang đáy hẹp)
Vẫn là tháp tuổi trẻ (đáy rộng, đỉnh hẹp)
Qua phân tích ba tháp tuổi về kết cấu dân số châu Âu và Thế giới ở một số năm, em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư châu Âu?
- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên
- Sự gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu gây hậu quả gì?
(Dân cố già: Thiếu lao động, làn sóng nhập cư vào châu Âu gây tình trạng bất ổn về nhiều mặt trong đời sống, kinh tế, chính trị - xã hội).
Câu hỏi: Quan sát H54.3, H51.1 kết hợp SGK cho biết đặc điểm phân bố dân cư ở châu Âu.
GV: Chuyển ý
Cùng với sự phát triển sản xuất nông nghiệp ở trình độ cao và vấn đề đô thị hoá nông thôn nên dân cư các thành phố hiện đại ở các nước phát triển châu Âu đang có xu hướng về nông thôn và mua đất lập trang trại. ở đó có không khí trong sạch, khí hậu điều hoà hơn, lại có điều kiện sống gần như thành phố. Điều này thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách điều kiện sống giữa nông thôn và thành thị.
Câu hỏi:
- Quan sát H54.3 SGK cho biết tên các đô thị 5 triệu dân ở châu Âu.
- Đô thị hoá ở châu Âu có đặc điểm gì ?
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên quá thấp, chưa tới 0,1%
- Dân số châu Âu đang già đi.
- Phân bố dân cư
+ Mật độ trung bình 70 người/km2.
+ Nơi tập trung dân cao ở ven biển phía Tây Trung Âu và Nam Âu.
+ Nơi thưa dân: phía bắc và vùng núi cao.
b) Đô thị hoá ở châu Âu.
- Tỷ lệ dân thành thị cao (75% dân số).
- Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị.
- Quá trình đô thị hoá ở nông thôn đang phát triển.
* Tổng kết và hướng dẫn về nhà:
- Tổng kết:? Tại sao nói châu âu có sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hoá ?
- Hướng dẫn về nhà: Ôn lại các môi trường tự nhiên châu Âu.
 Ôn tập: hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hoà.

Tài liệu đính kèm:

  • docdia li 2011.doc