Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 17: Vùng núi trung du và miền núi bắc bộ

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 17: Vùng núi trung du và miền núi bắc bộ

1. Về kiến thức:

- HS cần hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí: một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư , xã hội của vùng.

- Hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc, đánh giá trình độ phát triển hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1838Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 10 - Tiết 19 - Bài 17: Vùng núi trung du và miền núi bắc bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10
Tiết ppct: 19
Ngày soạn: 8 tháng 10 năm 2008
Ngày dạy: 21 tháng 10 năm 2008
Phần iii: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
BÀI 17: VÙNG NÚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Về kiến thức:
- HS cần hiểu được ý nghĩa vị trí địa lí: một số thế mạnh và khó khăn của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư , xã hội của vùng.
- Hiểu sâu hơn sự khác biệt giữa hai tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc, đánh giá trình độ phát triển hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội 
 2. Về kĩ năng:
 - HS phải xác định được ranh giới của vùng, vị trí một số tài nguyên quan trọng,
 - Phân tích và giải thích được một số chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội 
 3. Về tư tưởng: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, lòng tự hào dân tộc
II/ CHUẨN BỊ:
 1. Tài liệu tham khảo:
	- Sách địa lý kinh tế Việt Nam, SGK, SGV.
 2. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan, phương pháp hỏi đáp, thảo luận nhóm, phương pháp tích hợp.
 3. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam 
- Một số tranh ảnh.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định:
	9A1  	9A4 .......................................
9A2  	9A5 .
 	9A3  	9A6 .
 2. Kiểm tra bài cũ:
	Giáo viên tiến hành kiểm tra bài cũ trong quá trình giảng bài mới.
 3. Bài mới: 
	* Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng lãnh thổ rộng lớn phía Bắc đất nước với nhiều thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế.
	- Giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc có sự chênh lệch đáng kể về một số chỉ tiêu phát triển dân cư và xã hội. 
- Vậy hai khu vực tiểu vùng này có những thế mạnh gì, quá trình phát triển kinh tế và dân cư như thế nào? 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và lược đồ hình 17.1 để xác định ranh giới vùng. Dựa vào lược đồ để nhận xét chung về lãnh thổ của vùng.
Hãy đọc tên các tỉnh ở Đông Bắc, các tỉnh ở Tây Bắc, về diện tích và dân số.
CH: Quan sát lược đồ hình 17.2, hãy xác định ranh giới giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ; với các tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc) và Thượng Lào.
à Phía bắc: giáp TQ. Điểm cực bắc Lũng cú, Đồng văn tỉnh Hà Giang: 23o 27’ B 
- Phía tây: giáp Lào. A-pa-chải, huyện Mường Tè, Lai Châu.
- Phía đông nam: là Vịnh Bắc Bộ có vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long là những tài nguyên du lịch nổi tiếng. 
- Phía nam: giáp vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ
CH: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng
à Giáp Trung Quốc, Lào thuận lợi giao lưu kt- xh với các nước láng giềng
+ Giáp vịnh Bắc Bộ : vùng biển giàu tiềm năng ở phía Đông Nam
+ Giáp ĐBBB và BTB : giao lưu kt – xh với ĐBS Hồng và vùng kt trọng điểm BB
- HS trình bày và tóm tắt ý nghĩa vị trí địa lý của vùng
+ Chuyển ý: Quan sát khái quát vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ, tìm hiểu về ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên
 => Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm cả bộ phận các đảo, quần đảo trên vịnh bắc Bộ
HS Quan sát lược đồ màu sắc độ cao để nhận xét về địa hình? ảnh hưởng độ cao, hướng núi
ĩDãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan-xi-pan cao nhất 3143m
- Vùng Tây Bắc núi non hiểm trở
- Vùng Đông Bắc phần lớn là núi trung bình 
- Dải đất chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng gọi là trung du địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng
Với địa hình đó thuận lợi phát triển kinh tế như thế nào? 
ĩ Có tài nguyên khoáng sản, thuỷ điện phong phú và đa dạng.
Khí hậu có đặc điểm gì?
ĩ Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp cho cây công nghiệp cận nhiệt đới và ôn đới.
Tìm trên lược đồ (hình 17.1) vị trí các mỏ khoáng sản, nhà máy thủy điện để chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu tiềm năng thủy điện và khoáng sản của đất nước.
- Chỉ những sông lớn của vùng trên bản đồ? Sông ở trong vùng có đặc điểm gì?
- Sông có tiềm năng gì?
- Tài nguyên khoáng sản và vị trí các mỏ?
Quan sát vào bảng 17.1 SGK hãy cho biết khu trung du và miền núi Bắc bộ có mấy tiểu vùng.
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong vòng 2 phút và báo cáo kết quả.
Nhóm 1: Điều kiện tự nhiên của tiểu vùng đông bắc.
Nhóm 2: Thế mạnh KT của tiểu vùng Đông bắc.
Nhóm 3: Điều kiện tự nhiên của tiểu vùng Tây bắc.
Nhóm 4: Thế mạnh KT của tiểu vùng Tây bắc.
- HS trình bày về đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu, sông ngòi của 2 tiểu vùng.
- GV rút ý và chuẩn hóa kiến thức và cho học sinh ghi bảng sau:
 TIỂU VÙNG
ĐKTN
ĐÔNG BẮC
Thế mạnh KT
1. Địa hình
2. khí hậu
3. Sông ngòi 
4. Tài nguyên
Núi trung bình và thấp
Núi hình cánh cung 
- Nóng ẩm có mùa động lạnh
- sông có thung lũng
- Khoáng sản than, sắt, chì kẽm, thiếc, bôxít
- Du lịch
- biển
- Cây CN, rừng
- Rau qủa ôn đới can nhiệt
- Nhiệt điện
- DL sinh thái: Hồ Ba Bể, sapa
- nuôi trồng và đánh bắt thủy sản du lịch Hạ Long
- Sự khác nhau của 2 tiểu vùng do ảnh hưởng của những điều kiện tự nhiên nào? 
ĩĐịa hình ảnh hưởng đến khí hậuð sự phát triển kt khác nhau giữa 2 vùng
- Về TN, vùng có những khó khăn gì?
+ Địa hình bị chia cắt mạnh
+ Thời tiết diễn biến that thướng ð giao thông vân tải
+ khoáng sản trữ lượng nhỏ, khó khi thác
+ chặt phá rừng bừa bãi ð xói moon, sạt lỡ đất, lũ quyết ð chất lượng MT bị giảm út nghiêm trọng
- Nêu biện pháp khắc phục khó khăn?
- Liên hệ :
- CN Đồng Văn - Lũng Cú : địa hình hiểm trở với những địa danh gay ấn tượng như Cổng trời Qủang Bạ, Đồng Văn – Lũng cú
- Vùng địa hình suit lún ở ĐB tạo nên vịnh Hạ Long cảnh đẹp và hấp dẫn, được UNESCO công nhận là kì quan TG
- Khí hậu: tài nguyên sinh vật đa dạng: cây CN, cây dược liệu rau qủa ôn đới và can nhiệt
+ Chuyển ý: với ĐKTN và tài nguyên TN dân cư trong vùng sinh sống ra sao
- Các dân tộc sinh sống ở vùng trung du và miền núi phía Bắc
- Phân bố của các dân tộc
- Dân cư có những kinh nghiệm gì về sản xuất?
- Quan sát bảng 17.2 
- Nhận xét về sự chênh lệch về dân cư, xã hội của 2 tiểu vùng: ĐB VÀ TB.
- Thành tựu của công cuộc đổi mới
- Những vấn đề được quan tâm hàng đầu để phát triển kinh tế miền núi Bắc Bộ.
ĩ Giới thiệu Q. Ninh với tiềm năng tài nguyên: mỏ than ð CN khai thác ð nhiệt điện, biểnð du lịch, cửa khẩu móng cái.
+ GDTT: những dự án phát triển KT miền núi ð phát triển KT mọi miền trên đất nước
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
+ Vị trí và ranh giới:
- Bắc : giáp Trung Quốc
- Tây : giáp Lào
- Đông Nam : giáp Vịnh Bắc Bộ
- Nam : Gíap : ĐBSH và BTB
+ Ý nghĩa:
+ giao lưu kinh tế với các nước láng giềng Lào, TQ
+ giao lưu KT – XH với đồng bằng sông Hồng và vùng kt trọng điểm BB
+ Vùng biển giàu tiềm năng
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 
- Núi cao và chia cắt sâu sắc ở phía Tây Bắc.
- Núi trung bình ở phía Đông Bắc.
- Đồi bát úp xen kẽ đồng bằng thung lũng bằng phẳng
TÂY BẮC
Thế mạnh kinh tế
- Núi cao, hiểm trở, cao nguyên
- NĐ ẩm, mùa đông ít lạnh
- Dốc
Trồng rừng, cây CN, chăn nuôi gia súc lớn
- Thủy điện trên s. Đà Hòa Bình,
+ Khó khăn:
- Địa hình bị chia cắt thời tiết thất thường
à gây trở ngại cho GTVT
- Trữ lượng khoáng sản nhỏ khó khai thác
- Chặt phá rừng à chất lượng MT bị giảm sút
III. Đặc điểm dân cư xã hội
- Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc
- Đời sống còn khó khăn nhưng đang cải thiện.
4. Củng cố
1. Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
2. Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên?
5. Dặn dò
Chuẩn bị bài sau: Bài 18.
6. Rút kinh nghiệm:
Tên vùng
Điều kiện tự nhiên
Tiềm năng kinh tế
Đông Bắc
Núi thấp, hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
Khai thác khoáng sản: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxít, apatit, pyrit, đá xây dựng... Phát riển nhiệt điện (Phả lại, Uông Bí); thủy điện (Thác Bà, Tuyên Quang). Trồng cây công nghệ, dược liệu, sau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái: Sa-pa, hồ Ba Bể... Kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trông thủy sản, du lịch vịnh Hạ Long
Tây Bắc
Núi cao, địa hình chia cắt sâu, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh vừa.
Phát triển thủy điện (thủy điện Hòa Bình thủy điện Sơn La trên sông Đà). Khai thác khoáng sản: đồng, niken (Sơn La), đất hiếm Phong Thổ (Lai Châu)... Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu)
Bảng 17.1 Điều kiện tự nhiên và tiềm năng kinh tế ở Trung Du và miền núi

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10TIET 19 BAI 17.doc