Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 13 - Tiết 23 - Bài 23: Vùng bắc Trung Bộ

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 13 - Tiết 23 - Bài 23: Vùng bắc Trung Bộ

. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :

- Củng cố sự hiểu biết về đặc điểm vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội của vùng BTB. Thấy được những khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh của vùng trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Biết đọc lược đồ, biểu đồ và khai thác kiến thức để trả lời theo câu hỏi dẫn dắt. Biết vận dụng tính tương phản không gian lãnh thổ theo hướng Bắc-Nam, Đông-Tây trong phân tích một số vấn đề tự nhiên và dân cư, xã hội trong điều kiện BTB. Sưu tầm tài liệu để làm bài tập.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

 -GV : ĐDDH : l/d tự nhiên vùng BTB, một số tranh ảnh về vùng BTB.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 6383Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 13 - Tiết 23 - Bài 23: Vùng bắc Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13 Tiết : 25 Ngày soạn : 14.11.2005 Bài 23 VÙNG BẮC TRUNG BỘ
II. MỤC TIÊU BÀI HỌC : sau bài học, HS cần :
- Củng cố sự hiểu biết về đặc điểm vị trí địa lí, hình dáng lãnh thổ, những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và xã hội của vùng BTB. Thấy được những khó khăn do thiên tai, hậu quả chiến tranh của vùng trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Biết đọc lược đồ, biểu đồ và khai thác kiến thức để trả lời theo câu hỏi dẫn dắt. Biết vận dụng tính tương phản không gian lãnh thổ theo hướng Bắc-Nam, Đông-Tây trong phân tích một số vấn đề tự nhiên và dân cư, xã hội trong điều kiện BTB. Sưu tầm tài liệu để làm bài tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
	-GV : ĐDDH : l/d tự nhiên vùng BTB, một số tranh ảnh về vùng BTB.
	-HS : học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
TG
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
ỔN ĐỊNH LỚP
Kiểm diện, kiểm tra việc chuẩn bài của HS
 Báo cáo sĩ số, báo cáo việc chuẩn bị bài
5’
KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV hỏi : 
1. Phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thưc và bình quân lương thực theo đầu ngưòi.
2. Dựa vào biểu đồ cho biết ảnh hưởng của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tới đảm bảo lương thực của vùng.
- HS trả lời :
1’
7’
BÀI MỚI
Giới thiệu bài
I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ 
Là cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía Nam, cửa ngỏ cửa các nước Tiểu vùng sông Mê Công ra biển Đông và ngược lại.
GV cho HS đọc SGK / 81 phần mở đầu.
I. GV hỏi :
- Quan sát H 23.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ của vùng BTB.
- Nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng BTB.
HS đọc SGK.
I. HS trả lời :
- Giới hạn : phía tây là dải núi Trường Sơn Bắc giáp với Lào, phía đông là biển Đông, phía bắc làdãy Tam Điệp giáp Bắc Bộ, phía nam là dãy Bạch Mã giáp Nam Trung Bộ. 
- Ý nghĩa : cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía Nam, cửa ngỏ cửa các nước Tiểu vùng sông Mê Công ra biển Đông và ngược lại.
15’
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- BTB có một số tài nguyên quan trọng : rừng, khoáng sản, biển
- Thiên tai thường xảy ra.
II. GV hỏi :
- Quan sát H 23.1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết dải núi Trường Sơn Bắc ảnh hưởng ntn đến khí hậu BTB ?
- Dựa vào H 23.1 và H 23.2, hãy so sánh tiềm năng tài nguyên rừng và khoáng sản phía Bắc và phía nam dãy Hoành Sơn.
- Dựa vào H 23.1, hãy nêu nhận xét về đặc điểm địa hình của BTB từ tây sang đông. Ảnh hưởng ntn đến sản xuất ?
- Bằng kiến thức đã học, hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở BTB.
II. HS trả lời :
- Dải Trường Sơn Bắc là sườn đón gió gây mưa lớn, mặt khác lại là nguyên nhân gây ra hiệu ứng phơn (gió Tây khô nóng vào mùa hè).
- Rừng, khoáng sản (sắt, crôm, thiếc, đá xây dựng) phía bắc dãy Hoành Sơn lớn hơn so với phía nam.
- Địa hình từ tây sang đông : miền núi, gò đồi, dải đồng bằng hẹp (nhất là từ nam đèo Ngang), rồi dải đầm phá ven biển và vùng biển Đông. Vùng núi chủ yếu phát triển nghề rừng, chăn nuôi gia súc lớn. Đ/b chủ yếu là đ/b Thanh-Nghệ-Tỉnh sản xuất lương thực. Vùng đầm phá ven biển-nuôi trồng thuỷ sản.
- Các loại thiên tai : bão, lụt, gió Lào, lũ quét, cát lấn, cát bay, hạn hán.
10’
III. Đặc điểm dân cư,xã hội.
- BTB là địa bàn cư trú của 25 dân tộc.
- Đời sống người dân còn nhiều khó khăn.
III. GV hỏi : 
- Quan sát bảng 23.1, hãy cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và phía tây của BTB
- Dựa vào bảng 23.2, hãy nhận xét sự chênh lệch các chỉ tiêu của vùng so với cả nước. Qua đó cho biết thực trạng KT-XH của vùng ntn ?
- Hoạt động nhóm :
*GV dán câu hỏi : “Vì sao nói BTB là vùng đất địa linh nhân kiệt ?”
*GV phát phiếu học tập. 
*GV dán thông tin phản hồi, nhận xét, tuyên dương nhóm hoạt động tốt.
- BTB có di sản thiên nhiên thế giới, di tích lịch sử, văn hoá nào đã được UNESCO công nhận.
- Cho biết những dự án quan trọng đang triển khai ở BTB. 
III. HS trả lời :
- Địa bàn cư trú : (đọc bảng 23.1).
Hoạt động kinh tế : (đọc bảng 23.1).
- Các chỉ tiêu phát triển dân cư-xã hội thấp hơn với cả nước, cho biết đời sống người dân của vùng còn nhiều khó khăn.
- Hoạt động nhóm :
*HS làm việc cá nhân (3’), sau đó thảo luận nhóm (5’), các nhóm trình bày sản phẩm của mình, nhóm khác bổ sung.
*Thông tin phản hồi :
Ngưòi dân BTB có truyền thống lao động cần cù, dũng cảm, giàu nghị lực trong đấu tranh với thiên nhiên và chống ngoại xâm, đã sản sinh nhiều nhân vật kiệt xuất của dân tộc : Lê Lợi, đại thi hào Nguyễn Du, Hồ Chủ Tịch . . .
- Động Phong Nha, cố đô Huế.
- Dự án đường Hồ Chí Minh, hầm đường bộ qua đèo Hải Vân.
5’
CỦNG CỐ
-GV hỏi :
1. Trình bày trên b/đ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ BTB.
2. Trình bày trên b/đ những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đ/v sự phát triển KT-XH ở BTB.
-HS trả lời
1’
DẶN DÒ
Làm bài tập 3 SGK / 85 ở nhà.
Dặn dò HS chuẩn bị bài mới : 
- Vẽ các biểu đồ H 24.1 và H 24.2 và trả lời các câu hỏi giữa bài.
- Quan sát H 24.3 và trả lời các câu hỏi giữa bài.
HS ghi vào sổ tay

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 23.doc