Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 25 - Tiết 40 - Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 25 - Tiết 40 - Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long

1.Kiến thức:

-Hiểu Vùng ĐB SCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước.

- Hiểu rõ công nghiệp và dịch vụ bắt đầu phát triển, một số thành phố đã phát huy vai trò trung tâm kinh tế .

- Biết vùng ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền và trên biển.

-Biết một số vấn đề về môi trường đặt ra đối với vùng : Cải tạo đất mặn, đất phèn, phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và MT sinh thái rừng ngập mặn.

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 7516Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 25 - Tiết 40 - Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25	 NS: 06-02-2010.
Tiết :40	 ND: 08-02-2010.
BÀI 36:VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (T2)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-Hiểu Vùng ĐB SCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu cả nước.
- Hiểu rõ công nghiệp và dịch vụ bắt đầu phát triển, một số thành phố đã phát huy vai trò trung tâm kinh tế .
- Biết vùng ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền và trên biển.
-Biết một số vấn đề về môi trường đặt ra đối với vùng : Cải tạo đất mặn, đất phèn, phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và MT sinh thái rừng ngập mặn.	 
2.Kĩ năng:
- Kết hợp tốt kênh hình và kênh chữ để phân tích nhận xét một số vấn đề.
- Phân tích so sánh các số liệu dữ liệu.
- Sử dụng lược đồ tự nhiên của vùng ĐBSCL để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng.
3. Thái độ:
- Khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên gắn liền với bào vệ môi trường .
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
1. GV:- Lược đồ tự nhiên và kinh tế vùng ĐBSCL.
2. HS:- Đồ dùng học tập, SGK.
III. Tiến trình dạy và học bài mới.
1. Oån định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh nào để phát triển kinh tế- xã hội?
ĐÁP ÁN:
1/ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:
a/Địa hình: Thấp và bằng phẳng.	0.5đ
b/ Khí hậu : Cận xích đạo, nóng quanh năm, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.	1đ
c/Sông ngòi:	1đ
-Có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
-Hai hệ thống sông chính: Sông Tiền và sông Hậu.	
*Giá trị kinh tế:	1đ
-Cung cấp nước trong mùa khô.
-Có nguồn thuỷ sản phong phú.
-Bồi đắp phù sa hàng năm.
-Là tuyến đường thuỷ quan trọng của các tỉnh phía nam và các nước tiểu vùng sông Mê Công
d/Đất: Gần 4 triệu ha,có 4 loại đất chính:	2đ
- Đất phù sa ngọt(1,2 triệu ha) phân bố ven sông Tiền, sông Hậu thích hợp trồng lúa nước, cây CN hàng năm, cây ăn quả.
-Đất phèn và đất mặn: 2,5 triệu ha.
+ Đất phèn phân bố ở Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc liêu, Cà Mau =>cần phải cải tạo để đưa vào sử dụng.
+Đất mặn: Nằm ở ven biển từ Tiền Giang đến Kiên Giang thích hợp nuôi trồng thuỷ hải sản và rừng ngập mặn.
-Đất khác (0,3triêụ ha )phân bố rải rác biên giới Cam –Pu- Chia thích hợp trồng cây ăn quả, CN ngắn ngày và các lọại cây khác.
e/Sinh vật:	1đ
- Rất phong phú và đa dạng (cả trên cạn và dưới nước) .	
- Chủ yếu là rừng ngập mặn .
f/Khoáng sản:Rất ít ( than bùn, dầu mỏ, khí đốt, đá vôi)	0.5đ
g/Vùng biển và hải đảo: 	1đ
-Thềm lục địa nông rộng, nước ấm quanh năm, nhiều ngư trường thuỷ hải sản lớn.
-Có nhiều đảo và quần đảo.
2/Đặc điểm dân cư - xã hội:	2đ
- Số dân đông, nguồn lao động dồi dào.
-Người dân cần cù, năng động có kinh nghiệm sản xuất hàng hoá .
3. Dạy và học bài mới:
a.Vào bài: ĐBSCL là vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm đồng thời là vùng xuất khẩu nông sản hàng đầu của cả nước. Công nghiệp, dịch vụ bắt đầu phát triển. Các thành phớ Cần Thơ, Mĩ Tho, Cà Mau, Long Xuyên đang phát huy vai trò là các trung tâm kinh tế lớn của vùng. Để nắm rõ hơn nền kinh tế của vùng này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.
b. Nội dung bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Nhóm.
GV :Treo Lược đồ kinh tế vùng ĐB sông Cửu Long 
HS: Quan sát Lược đồ kinh tế vùng ĐBSCL, kết hợp kênh chữ SGK.
HS: Dựa vào bảng 36.1SGK, thảo luận 4 nhóm trong 5phút, sau đó đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung.
? N1:Tính tỉ lệ% diện tích và sản lượng lúa của ĐB sông Cửu Long so với cả nước?
 3 834,8 x 100
(Tỉ lệ % diện tích là = = 51,1 %
 7 504,3
 17,7 x 100
Tỉ lệ % sản lượng lúa = = 51,4% ). 
 34,4
? N2:Xác định trên lược đồ tên các tỉnh trồng nhiều lúa nhất vùng ĐB sông Cửu Long?
?Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở ĐBSCL?
(-Là vùng trọng điểm SX lúa gạo lớn nhất nước ta
-Cơ cấu ngành N2 cây lương thực chiếm ưu thế 
- Giải quyết được vấn đề về lương thực và xuất khẩu).
?N3: Ngoài trồng cây lương thực ra vùng ĐBSCL còn chú trọng trồng những loại cây nào nữa?
? Song song với ngành trồng trọt vùng còn phát triển mạnh ngành nào?Xác định một số loại cây trồng trên lược đồ? 
? N4:Tại sao ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản phát triển rất mạnh?kể tên một số tỉnh phát triển mạnh nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản?
(-Có bờ biển nông, rộng, nước ấm quanh năm . . .
-Có rừng ngập mặn ven biển lớn cung cấp thức ăn, nguồn tôm giống tự nhiên . . .
-Có sông Mê Công cung cấp nguồn thuỷ sản và thức ăn cho tôm cá . .
-Người dân cần cù năng động sáng tạo, nhanh thích ứng với khoa học kỹ thuật và thị trường tiêu thụ).
GV: Bổ sung và chuẩn xác.
GV-GDMT: Vấn đề về MT đặt ra đối với vùng : Cải tạo đất mặn, đất phèn, phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và MT sinh thái rừng ngập mặn.
? Rừng của vùng ĐB SCL có tầm quan trọng như thế nào trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường? –(Cung cấp lâm sản, khai thác và bảo tồn các loàiđộng thực vật, cung cấp than bùn thức ăn cho tôm cá . .. 
- Bảo vệ môi trường sinh thái và mở rộng diện tích).
?Nêu một số biện pháp để cải tạo đất phèn, đất mặn để đưa vào sử dụng? (Thau chua rửa mặn, đầu tư phân bón, chọn giống cây trồng hợp lí),
? Qua bảng 36.2/SGK cho biết:
+Trong các ngành , ngành nào chiếm tỉ trọng lớn hơn?
+Giải thích vì sao ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao hơn cả?
* Sản luợng lương thực (lúa gạo) chiếm vị trí hàng đầu . 
* Sản luợng thuỷ sản , vịt đàn . . .
* Một số cây trồng khác,
? Dựa vào H 36.2 tr 123 xác định các thành phố,thị xã có cơ sở công nghiệp chế lương thực thực phẩm?
? Vùng ĐB SCL có những ngành dịch vụ nào ?
GV: Về ngoại thương vùng chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông sản như gạo , tôm, cá đông lạnh, hoa quả.
? Vận tải thuỷ có ý nghĩa như thế nào trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng?
-Là phương tiện đi lại chuyên chở, là công cụ SX . . 
? Trình bày nét độc đáo của du lịch sinh thái ở vùng ĐBSCL?
 (- Tham quan miệt vườn.
 - Du lịch sông nước.
 - Du lịch tham quan các vườn chim.
 - Tham quan các danh lam thắng cảnh).
Hoạt động 2: Cá nhân.
? Xác định trên BĐ các trung tâm KT của vùng?
? Thành phố Cần thơ có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất vùng ĐBSCL?
-Về vị trí địa lí . . .
- Các cơ sở SX công nghiệp . . . .
- Cảng Cần Thơ . . 
HS:Quan sát lược đồ tự nhiên của vùng ĐBSCL.
GV:Phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng cho HS nắm ngay trên lược đồ( Biết vùng ĐBSCL có điều kiện thuận lợi để phát triển KT trên đất liền và trên biển,).
IV/Tình hình phát triển kinh tế:
1/ Nông nghiệp:
- Là vùng sản xuất nhiều lúa gạo nhất nước ta.
+Diện tích gieo trồng chiếm 51,1% diện tích trồng lúa cả nước.
+Sản lượng chiếm 51,4% sản lượng lúa của cả nước.
+Bình quân lương thực đầu người cao 
1 066,3Kg/người.
+Lúa trồng nhiều ở các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu.
-Ngoài ra vùng còn trồng nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới và các loại rau đậu.
-Ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh (vịt đàn).
-Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản rất phát triển, chiếm 50% tổng sản lượng cả nước, đặc biệt là nghề nuôi tôm và cá xuất khẩu.
- Rừng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là rừng ngập mặn.
2. Công nghiệp:
-Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn vùng(chỉ 20% năm 2002).
-Ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao.
-Hầu hết các trung tâm công nghiệp tập trung ở các thành phố, thị xã đặc biệt là TP Cần Thơ.
3.Dịch vụ:
-Bao gồm các ngành chủ yếu: Xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh. ngoại thương, vận tải thuỷ và du lịch
-Giao thông đường thủy có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống.
V/Các trung tâm kinh tế:
-Thành phố Cần thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
4/ Củng cố:
- Vùng ĐB sông Cửu Long có những điều kiện thận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản?
- Vùng ĐB sông Cửu Long có những điều kiện thận lợi nào để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?
- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐB sông Cửu Long ?
5/ Dặn dò:
- Về nhà học bài , trả lời các câu hỏi trong SGK. 
-Làm bài tập 4:
* Dựa vào bảng số liệu sau:
Năm
1995
2000
2002
Đồng bằng sông Cửu Long
819,2
1169,1
1354,5
Cả nước
1584,4
2250,5
2647,4
+Vẽ biểu đồ hình cột ghép thể hiện sản lượng thuỷ sản ở ĐB sông Cửu Long và cả nước.
- Ôn lại toàn bộ kiến thức vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Chuẩn bị bài thực hành (Thước kẻ, máy tính, bút màu, bút chì . . .)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 40.doc