Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 27 - Tiết 40: Ôn tập

Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 27 - Tiết 40: Ôn tập

.Kiến thức:

-Khái quát hoá lại những kiến thức trọng tâm cơ bản nhất về các đặc điểm tự nhiên kinh tế-xã hội của hai vùng kinh tế ĐBSCL và ĐNB

- Nắm vững đặc điểm vị trí địa lí phần đất liền cũng như phần biển nước ta

2.Kỹ năng:

-Đọc bản đồ, xác định vị trí địa lí.

-Phân tích giá trị kinh tế.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Địa lí - Tuần 27 - Tiết 40: Ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27	 NS: 27-02-2010.
Tiết :42	 ND:01-03-2010
ÔN TẬP.
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1.Kiến thức:
-Khái quát hoá lại những kiến thức trọng tâm cơ bản nhất về các đặc điểm tự nhiên kinh tế-xã hội của hai vùng kinh tế ĐBSCL và ĐNB
- Nắm vững đặc điểm vị trí địa lí phần đất liền cũng như phần biển nước ta 
2.Kỹ năng:
-Đọc bản đồ, xác định vị trí địa lí. 
-Phân tích giá trị kinh tế.
3.Thái độ:
- Có tình yêu quê hương tổ quốc Việt Nam.
II.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Giáo viên:Bản đồ tự nhiên, kinh tế Việt Nam,Bản đồ hai vùng kinh tế ĐBSCL và ĐNB.
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC BÀI MỚI.
1. Oån định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: Ôn lại bài cũ.
3. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của GV vàHS
Nội dung 
Hoạt động1:Cá nhân.
? Nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng ĐNB trên bản đồ vị trí ấy có ý nghĩa như thế nào trong sựï phát triển kinh tế –XH ?
? Với kiến thức đã học hãy giải thích Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh về kinh tế biển?
? Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng ĐNB?
? Vì sao cần phải bảo vệ rừng đầu nguồn và hạn chế sự ô nhiễm nước của các dòng sông thuộc vùng Đông Nam Bộ?
? Nêu đặc điểm dân cư – xã hội vùng Đông Nam Bộ
? Nêu đặc điểm đặc điểm kinh tế vùng Đông Nam Bộ?
? Nêu vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ vị trí ấy có ý nghĩa như thế nào trong sựï phát triển kinh tế –XH 
? Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
? Nêu đặc điểm dân cư – xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long
? Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặc điểm kinh tế nổi bật như thế nào?
I:VÙNG ĐÔNG NAM BỘ:
1/ Đặc điểm tự nhiên:
* Vị trí: 
- Diện tích 23 550Km2 
- Gồm Thành Phồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu . 
*Giới hạn: 
- Phía Tây và Tây Bắc tiếp giáp Cam -Pu- Chia
- Phía Tây Nam tiếp giáp vùng ĐB Sông Cửu Long
- Phía Đông Nam là biển Đông
- Phía Đông và Đông Bắc tiếp giáp vùng tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.
* Ý nghĩa : 
- Là chiếc cầu nối giữa tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với ĐB Sông Cửu Long giữa đất liền với Biển Đông => giao lưu buôn bán với các vùng trong nước, trong khu vực và trên thế giới.
-Là trung tâm kinh tế chính trị văn hoá của các tỉnh Miền Nam Việt Nam.
* Vì: Ở khu vực biển bà rịa –Vũng Tàu
+ Thềm lục địa và đáy biển gần bờ có nhiều khoáng sản 
phát triển ngành khai thác . . . .
+ Trong nước biển có các bãi tôm, bãi cá . . . .
+ Là biển nhiệt đới, gần trung tâm hàng hải quốc tế, có các hải cảng, . .-> giao thông . . . .
+ Bờ biển đẹp . . . -> du lịch biển
*Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng ĐNB:
- Địa hình thoải, đất xám cổ phủ lớp ba dan màu mỡ tơi xốp. 
- Khí hậu cận xích đạo -> nóng ẩm mưa theo mùa .
- lưu vực sông Đồng Nai -Vàm Cỏ.
- Rừng còn rất ít nhưng có vai trò vô cùng quan trọng .
- Vấn đề bảo vệ môi trường đang là vấn đề cấp bách của vùng.
- Làm nguồn sinh thuỷ . . .
-Giữ gìn cân bằng sinh thái . 
- Diều hoà khí hậu . . .
2/Đặc điểm dân cư – xã hội:
- Số dân đông 10,9 triêụ nguời (năm 2002)
- Mật độ trung bình cao 434 người /km2
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 1,4% 
- Tỉ lệ dân thành thị cao 55,5%
-Người dân rất năng động sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội.
- Tiềm năng phát triển về du lịch
+ lịch sử: Bến Cảng Nhà Rồng, Địa Đạo Củ Chi . . .
+ Danh lam thắng cảnh, môi trường sinh thái: Bãi biển Vũng Tàu, Núi Bà Đen, Rừng Sác Cần Giờ . . .
+ Văn Hoá: Suối tiên, Đầm sen . . .
3/ Đặc điểm kinh tế:
a. Công nghiệp: Chiếm vị trí hàng đầu trong các vùng nước ta
- Ngày nay công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP, cơ cấu sản xuất cân đối
+ Công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ
+ Chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng
+ Một số ngành công nghiệp hiện đại, cơ khí điện tử công nghệ cao . .
-CN - xây dựng chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng và cả nước.
- Các trung tâm
+ Thành phố Hồ Chí Minh
+ Thành phố Biên Hoà, Bà rịa -vũng Tàu
b. Nông nghiệp:
- Là vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp xuất khẩu của cả nước 
+ Cây công nghiệp lâu năm cao su, cà phê, hồ tiêu , điều. . .
+ Cây công nghiệp hàng năm lạc, đậu tương, thuốc lá, thuốc lá . . .
+ Cây ăn quả xoái, mít, chôm chôm . 
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng
+ Nuôi trồng thuỷ hải sản.
c. Dịch vụ:
- Rất quan trọng bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông . . .
- Tỉ trọng các loại dịch vụ có sựu biến động
- Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mỗi giao thông quan trọng hàng đầu của vùng và cả nước.
- Đông Nam Bộ là địa bàn có sức hút mạnh sự đầu tư của nước ngoài.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước 
II:VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
1. Đặc điểm tự nhiên:
 *Vị trí:
- Diện tích 39 734Km2
- Gồm thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang , Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau
* Giới hạn:
- Phía Bắc tiếp giáp Cam Pu Chia.
- Phía Tây Nam tiếp giáp vịnh Thái Lan.
- Phía Đông Nam là biển Đông.
- Phía Đông Bắc tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ.
=>Vùng có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế trên đất liền – biển và giao lưu với các nước trong khu vực và trên toàn TG.
*Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng ĐBSCL:
-Sông ngòi:
+Hạ lưu sông Mê Công.
+Hệ thống kênh rạch chằng chịt.
=> Giá trị kinh tế lớn.
 -Đất đai: Rộng lớn bằng phẳng có 4 loại đất chính trong đó đất phù sa ngọt có giá trị KT cao.
-Khí hậu: Cận xích đạo nóng ẩm quanh năm biên độ nhiệt nhỏ lượng mưa dồi dào có hai mùa.
-Sinh vật:
+Rất đa dạng (Trên cạn, dưới nước) phong phú và đa dạng.
+Chủ yếu là rừng ngập mặn.
-Khoáng sản: rất ít ( than bùn, dầu mỏ khí đốt, đá vôi)
*Vùng biển và hải đảo: 
-Thềm lục địa nông rộng, nước ấm quanh năm, nhiều ngư trường thuỷ hải sản lớn.
-Có nhiều đảo và quần đảo 
2. Đặc điểm dân cư –xã hội:
- Số dân đông 16,7 triêụ nguời (2002)
-Mật độ trung bình cao 407 người /km2
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 1,4% 
- Tỉ lệ dân thành thị cao 17,1%
-Tỉ lệ người biết chữ thấp 88,1% 
-Người dân cần cù, năng động có kinh nghiệm SX hàng hoá .
-Thành phân DT đơn giản người Khơ Me, Chăm, Hoa, Kinh.
=>Là vùng đông dân có nhiều dân tộc sinh sống (Người kinh, khơ me, chăm, hoa)
3. Đặc điểm kinh tế:
a. Nông nghiệp:
- ĐoÀng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất niều lúa gạo nhất nước ta.
+Diện tích gieo trồng 3 834,8 nghìn ha, chiếm 51,1% DT trồng lúa cả nước.
+Sản lượng 17,7 triệu tấn.
+Bình quân lương thực đầu người cao 1 066,3Kg/người 
+Lúa trồng nhiều ở các tỉnh ven sông Cửu Long, đất phù sa ngọt .
-Ngoài ra vùng còn trồng nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới và các loại rau đậu.
-Ngành chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh (vịt đàn).
-Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản rất phát triển, chiếm 50% tổng sản lượng cả nước.
- Rừng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là rừng ngập mặn.
b. Công nghiệp:
-Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn vùng(chỉ 20% 2002)
+Ngành chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao.
+Hầu hết các trung tâm công nghiệp tập trung ở các thành phố thị xã đặc biệt là TP Cần Thơ.
c.Dịch vụ:
-Bao gồm ngoại thương, vận tải thuỷ và du lịch.
*Các trung tâm KT:
-Thành phố Cần thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.
4/Củng cố:
-Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng ĐNB?
- Nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
5/ Dặn dò: 
-Về nhà ôn thật kĩ chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
-Làm lại các bài tập về vẽ biểu đờ, trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 42.doc