Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 20: Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 20: Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Gióp häc sinh:

 - Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.

 - Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.

 - Biết được tác hại của việc kết hôn sớm.

 2. Kỹ năng:

 - Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

 

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 7071Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tiết 20: Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Cát Hanh 
Ngày soạn: 6 - 1 - 2012
TIẾT 20: 
BÀI 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN ( TT ) 
 I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Gióp häc sinh:
 - Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.
 - Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
 - Biết được tác hại của việc kết hôn sớm. 
 2. Kỹ năng:
 - Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 
 3. Thái độ:
 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
 - Không tán thành việc kết hôn sớm. 
 II. CHUẨN BỊ:
 1.ChuÈn bÞ cña gi¸o viªn: 
- Đồ dùng: SGK, SGV, Tham khảo sách TKBG, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Bảng phụ
- Phương án tổ chức lớp học: dạy học trên lớp, thảo luận nhóm 
 2. ChuÈn bÞ cña häc sinh: 
- Học bài cũ bài12 phần 1 ở sgk làm bài tập 1 ở sgk 
- Xem phần nội dung bài học còn lại trong bài, trả lời các câu hỏi trong SGK dự kiến đáp án các bài tập còn lại. 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Ổn định tình hình lớp:(1’)
 Điểm danh học sinh trong lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:(4’)
 H. Hôn nhân là gì? Hãy tìm 3 trường hợp vi phạm pháp luật của hôn nhân? 
 Trả lời:
 - Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và được pháp luật thừa nhận,nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
 - Ba trường hợp vi phạm pháp luật của hôn nhân:
+ Tảo hôn 
+ Cưỡng ép kết hôn 
+ Không đăng kí kết hôn
 3. Giảng bài mới:
 *. Giíi thiÖu bµi:(1’)
 TiÕt tr­íc c¸c em ®· biÕt ®­îc h«n nh©n lµ g×, c¬ së quan träng cña h«n nh©n lµ t×nh yªu ch©n chÝnh. TiÕt nµy c¸c em sÏ t×m hiÓu tiÕp mét số quy ®Þnh cña ph¸p luËt ®èi víi vÊn ®Ò h«n nh©n.
*. Tiến trình bài dạy: 
Tg 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
 Nội dung 
10’
Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam ? 
II. Nội dung bài học: 
Gọi 1 em đọc phần nội dung bài học mục 2 a. 
H. Em hiểu thế nào là hôn nhân tự nguyện? 
H. Thế nào là hôn nhân tiến bộ? 
H. Thế nào là hôn nhân một vợ một chồng? 
H. Thế nào là vợ chồng bình đẳng? 
H. Em hiểu gì về chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình? 
H. Em có thắc mắc gì về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam? 
GV: Giải đáp thắc mắc của học sinh.
H. Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam? 
Giải thích từng nguyên tắc đưa ra ví dụ để học sinh hiểu rõ 
Đó là một trong những vấn đề cơ bản để xây dựng gia đình hạnh phúc tiến bộ. 
1 em đọc 
- Là do một nam và nữ quyết định kết hôn để chung sống với nhau và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
- Là hôn nhân không tổ chức linh đình, tốn kém nhiều nghi lễ, thách cưới, không ép buộc  mà phải đúng pháp luật và thực hiện theo đời sống mới. 
- Là một nam một nữ tự nguyện quyết định kết hôn, chung sống với nhau và có trách nhiệm đối với gia đình. 
- Vợ chồng bình đẳng là có nghĩa vụ và quyền hạng ngang nhau về mọi mặt trong gia đình phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm về nghề nghiệp của nhau.
- Hạn chế tăng dân số của quốc gia đình: mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt, phát triển kinh tế gia đình, tiến tới thực hiện lý tưởng “dân giàu nước mạnh” 
- Dựa vào nội dung bài học nêu ý kiến:
+ H«n nh©n tự nguyện tiÕn bé, mét vî, mét chång bình đẳng.
+ Hôn nhân giữa c«ng d©n ViÖt Nam thuéc c¸c d©n téc, t«n gi¸o, gi÷a ng­êi theo t«n gi¸o víi ng­êi kh«ng theo t«n gi¸o, gi÷a c«ng d©n ViÖt Nam víi ng­êi n­íc ngoµi.
- Lắng nghe.
1. Hôn nhân:
2. Những qui định của pháp luật nước ta về hôn nhân:
a. Những nguyên tắc có bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay: 
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
+ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 
+ Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. 
17’
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm giúp học sinh hiểu những qui định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân , ý nghĩa của những qui định đó: 
 Cho học sinh thảo luận nhóm:
H1. Để được kết hôn cần có những điều kiện nào? 
H2. Pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp nào? 
H3. Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về hôn nhân?
H4. Pháp luật qui định như thế nào về quan hệ vợ chồng?
H5. Vì sao pháp luật phải có những qui định chặc chẽ như vậy và việc đó có ý nghĩa như thế nào? 
Gọi học sinh nhận xét bổ sung: 
GV nhận xét, chốt lại . 
Gọi học sinh đọc tư liệu tham khảo. sgk 
H. Hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân? 
H. Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân?
Gọi học sinh đọc phần tham khảo trang 72.
H. Cơ sở pháp lí của hôn nhân đúng pháp luật là gì? 
H. Thủ tục kết hôn là gì? 
Nhấn mạnh: Thủ tục kết hôn là cơ sở pháp lí của hôn nhân đúng pháp luật và có giá trị pháp lí .
- Những gia đình không làm thủ tục kết hôn sẽ gây hậu quả như thế nào? (lấy ví dụ để chứng minh ) 
H. Công dân học sinh có trách nhiệm gì trong vấn đề hôn nhân? 
- Những qui định của pháp luật ý nguyện của nhân dân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời thể hiện tinh hoa văn hoá của nhân loại. 
H. Kết hôn sớm có tác hại gì? 
Chúng ta cần có thái độ phê phán đối với những hiện tượng kết hôn sớm ở địa phương. 
Học sinh chia 6 nhóm thảo luận:
1. Để được kết hôn cần:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên .
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện, không ép buộc, cưỡng ép hoặc cản trở và phải đăng kí tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 
2. Cấm kết hôn: 
- Người đang có vợ, có chồng.
- Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần hoặc các bệnh khác, ) 
- Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. 
- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của bộ, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Giữa những người cùng giới tính (đồng tính) 
3. Những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân:
- Tảo hôn 
- Lấy nhau không đăng kí kết hôn.
- Lấy nhau trong những trường hợp cấm kết hôn .
- Vợ chồng không tôn trọng danh dự, nghề nghiệp, nhân phẩm của nhau (chồng đánh đập, ngược đãi, ép buộc vợ phải làm theo ý mình)
4. Qui định về quan hệ giữa vợ chồng:
- Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền hạn ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
- Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. 
5. Vì: Để đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân được thực hiện. 
- Để bảo vệ sức khoẻ của công dân, nòi giống và những truyền thống đạo đức của dân tộc . 
Học sinh dựa vào sgk mục 2 b trả lời. 
* Được kết hôn :
- Nam từ 20 tuổi trở lên , nữ từ 18 tuổi trở lên .
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện, quyết định và phải được đăng kí tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 
* Cấm kết hôn: 
- Người đang có vợ, có chồng .
- Người mất năng lực hành vi dân sự (tâm thần hoặc các bệnh khác, ) 
- Giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. 
- Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của em, mẹ kế với con riêng của chồng.
- Giữa những người cùng giới tính (đồng tính) 
* Qui định về quan hệ vợ chồng:
- Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền hạn ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
- Vợ chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau. 
Các quy định về tuổi kết hôn, về những trường hợp cấm kết hôn, về mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. 
- Thủ tục kết hôn .
- Đăng kí kết hôn ở uỷ ban nhân dân xã, phường. 
- Được cấp giấy chứng nhận kết hôn.
- Có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân, không vi phạm qui định của pháp luật về hôn nhân.
- Với học sinh chúng ta phải biết đánh giá đúng bản thân, hiểu được nội dung, ý nghĩa của luật hôn nhân và gia đình, thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với bản thân gia đình và xã hội.
Tác hại của kết hôn sớm đối với sức khỏe và việc học tập của bản thân, với nòi giống của dân tộc, với việc thực hiện trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong gia đình. 
. 
b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân: 
học sinh học sgk
- Các quy định về tuổi kết hôn, về những trường hợp cấm kết hôn, về mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng. 
Học sách giáo khoa 
- Tác hại của kết hôn sớm đối với sức khỏe và việc học tập của bản thân, với nòi giống của dân tộc, với việc thực hiện trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong gia đình
5’
 Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập nhằm xây dựng thái độ đúng đắn đối với vấn đề hôn nhân. 
Cho học sinh làm bài tập ở sách bài tập tình huống trang 41. 
Cho học sinh trao đổi và phát biểu ý kiến 
GV: Chốt lại đáp án đúng .
Kết luận: Chúng ta nắm vững những qui định của pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và phải biết bảo vệ quyền lợi của mình. 
Bài 6: câu đúng 1,2,4,6.
Bài 7: câu đúng: 1,2,3,6 ,7,8 
6’
Hoạt động 4: Củng cố 
III. Bài tập:
- Cho học sinh làm bài tập ở sách giáo khoa 
N1 bài 4: ; N2 bài 5 ; N3 bài 6
N4 Bài 7 ; bài 8: N5,6 
Gọi học sinh nhận xét bổ sung .
Gv nhận xét bổ sung 
Đáp án: 
4. Ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng vì: khi kết hôn khi cả hai người đều chưa có việc làm sẽ khó có thể đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc để giúp cho Lan và Tuấn có cuộc sống gia đình ổn định , bền vững và hạnh phúc khi cả hai đã có việc làm .
5.Lí do “ Tự lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa không đúng vì như vậy là trái với qui định của pháp luật về hôn nhân .
Nếu anh Đức và chị Hoa cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ không hợp pháp nhà nước không thừa nhận vì: như vậy là vi phạm pháp luật về hôn nhân vi phạm về vấn đề cấm kết hôn , giữa những người cùng dòng máu trực hệ , giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. 
6. Việc làm của mẹ Bình là sai vì như vậy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình ( điều 4 ) cưỡng ép kết hôn và tảo hôn .
- Cuộc hôn nhân này không được pháp luật thừa nhận vì vi phạm pháp luật về luật hôn nhân và gia đình chưa đủ tuổi và bị cưỡng ép kết hôn 
Bình nên kiên quyết từ chối và tìm sự giúp đỡ, can thiệp của họ hàng bạn bè, nhà trường và chính quyền địa phương 
7. Việc làm của anh Phú là sai : Vì theo qui định của pháp luật vợ chồng bình đảng với nhau , tôn trọng danh dự , nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
8. không tán thành quan điểm đó vì không đúng qui định của pháp luật về luật hôn nhân và gia đình vợ chồng bình đẳng với nhau có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình .
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: ( 1’ ) 
- Các em về nhà học bài 12 theo nội dung bài học ở sgk làm bài tập 2, 3 ở sgk trang 43 sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về hôn nhân và gia đình.
- Đọc trước bài 13 : Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
 Tìm hiểu:
+ Tìm hiểu mục đặt vấn đề theo câu hỏi sgk 
+ Kinh doanh là gì?
+ Quyền tự do kinh doanh là gì? 
IV: Rút kinh nghiệm , bổ sung: 
-------------- ************** ---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI 12 T 22.doc