Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần :23 - Tiết :23 - Bài 13: Quyền về tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần :23 - Tiết :23 - Bài 13: Quyền về  tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

1) Kiến thức: - Hiểu được thế nào là kinh doanh, quyền tự do kinh doanh, thế nào là thuế?

 - Giải thích được thế nào là tự do kinh doanh trong khuôn khổ của PL và ý nghĩa, vai trò của thuế.

 - Nêu được trách nhiệm của CD trong KD và thực hiện PL về thuế.

2) Kỹ năng: - Nhận biết được một số hành vi vi phạm PL về TDKD và thuế.

 - Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền TDKD và nghĩa vụ đóng thuế.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Giáo dục công dân - Tuần :23 - Tiết :23 - Bài 13: Quyền về tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :14/2/2008
 Tuần :23 
 Tiết :23 
 Bài 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
 I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
	1) Kiến thức: 	- Hiểu được thế nào là kinh doanh, quyền tự do kinh doanh, thế nào là thuế?
	- Giải thích được thế nào là tự do kinh doanh trong khuôn khổ của PL và ý nghĩa, vai trò của thuế.
	- Nêu được trách nhiệm của CD trong KD và thực hiện PL về thuế.
2) Kỹ năng: 	- Nhận biết được một số hành vi vi phạm PL về TDKD và thuế.
	- Biết vận động gia đình thực hiện tốt quyền TDKD và nghĩa vụ đóng thuế.
	3) Thái độ: 	 Tôn trọng và ủng hộ chủ trương của nhà nước và qui định của PL trong KD và thuế.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH;
GV:	- SGK và SGV GDCD 9, các ví dụ thực tế liên quan đến lĩnh vực KD và thuế.
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập, bài tập thực hành.
- Tranh ảnh, tư liệu, các bài báo, tấm gương, ca dao, tục ngữ  nói về chủ đề 
2) HS :	 	- Sách GDCD, vở ghi chép, vở bài tập
 III ) HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1) Ổn định tổ chức: (1’)	 
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
1. Theo em những ý kiến nào sau đây là sai? (Ghi trước ở bảng phụ)
a) Được kết hôn khi nam, nữ đủ 18 thuổi trở lên
b) Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định, không ai có quyền can thiệp
c) Cần lắng nghe ý kiến của cha mẹ trong việc chọn bạn đời
d) Nam, nữ chưa có vợ chống có quyền chung sống với nhau như vợ chồng
đ) Hôn nhân phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính
Đáp án: Đúng: c, d. 	Sai: a, b, d
2. Em hãy cho biết những điều kiện cơ bản để được kết hôn?
Đáp án: - Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 thuổi trở lên
- Nam và nữ tự nguyện kết hôn
- Nam , nữ không thuộc những trường hợp cấm kết hôn (đang có vợ hoặc có chồng, mất năng lực hành vi dân sự, có quan hệ dòng máu về trực hệ hoặc quan hệ họ hàng trong phạm vi 3 đời)
3) Giảng bài mới :
a) Giới thiệu bài : (2’) 
- GV đặt câu hỏi: Hiến pháp năm 1992 qui định quyền và nghĩa vụ gì của CD?
- HS: Trả lời: Tự do kinh doang và thuế
- GV: Để hiểu rõ những vấn đề này, chúng ta học bài 13.
b) Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
10'
HĐ1: Tìm hiểu các hình thức kinh doanh
- Yêu cầu HS qua tìm hiểu trong thực tế hãy kể các hình thức kinh doanh mà em biết
- Ghi lên bảng ý kiến kiến của HS.
- Hướng dẫn HS sắp xếp và khái quát lại có 3 loại HĐKD
- Phát biểu cá nhân
- 3 loại HĐKD: Sản xuất, dịch vụ, buôn bán.
10'
HĐ2: Thảo luận nhóm về quyền tự do KD
- Cho HS thảo luận nhóm, yêu cầu các nhóm đọc mục 1 trong phần đặt vấn đề, thoả luận theo các câu hỏi sau:
1. Hãy nhận xét hành vi của X trong KD?
2. Em hiểu thế nào là tự do KD trong khuôn khổ PL?
3. Hãy kể những hành vi mà theo em là vi phạm Pl về KD?
- Cho HS đọc mục 1 phần nội dung bài học trong SGK.
- Ghi bảng nội dung bài học
- các nhóm TL và ghi kết quả ra bảng nhóm
- Lớp trao đổi, bổ sung
1. Vi phạm PL về KD: SX và buôn bán hàng giả
2. CD được tự do lựa chọn ngành nghề và qui mô KD nhưng phải tuân theo những qui định của PL và chịu sự quản lí của nhà nước về KD.
3. KD không đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, KD những mặt hàng mà nhà nước cấm, buôn lậu, trốn thuế, SX, buôn bán hàng giả
- Đọc mục 1 phần nội dung bài học
1. Kinh doanh là hoạt động SX, dịch vụ và buôn bán
2. Quyền tự do kinh doanh: là quyền của CD lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô KD.
10'
HĐ3: Phân tích tình huống
- Yêu cầu HS nghiên cứu mục 2 phần đặt vấn đề và chuẩn bị trả lời các câu hỏi:
- Cho HS cả lớp lần lượt thảo luận các câu hỏi trên.
1. Em hiểu thuế là gì? Nêu 1 số ví dục về các loại thuế mà em biết?
2. Theo em, vì sao nhà nước qui định các mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?
3. Thuế có tác dụng gì?
* Chột lại và cho HS đọc mục 2 phần nội dung bài học và ghi bảng.
- Đọc mục 2 phần đặt vấn đề.
- Thảo luận cả lớp 
1. Nội dung bài học, tự nêu ví dụ
2. Vì nhà nước ta khuyến khích phát triển SX trong nước và những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân, hận chế những mặt hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống nhân dân.
3. Đàu tư phát triển công, nông nghiệp, XD giao thông vận tải
3. Thuế : là khoản thu bắt buộc mà CD và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước.
4. Ý nghĩa: - Oån định thị trường.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế
- Đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
5. Củng cố - Dặn dò: (2’) 
- Cho HS làm bài tập 3 SGK
- Cho 2-3 HS trình bày bài làm của mình; lớp trao đổi, bổ sung ý kiến
- GV: Chốt lại đáp án đúng: c, d, e.
- Hướng dẫn học tập ở nhà: 
+ Về nhà học bài và làm bài tập 1,2 SGK. Tìm hiểu một số trường hợp vi phạm PL về kinh doanh và thuế.
+ Chuẩn bị trước bài 14.
 IV) RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG 

Tài liệu đính kèm:

  • docT23.doc