Giáo án Lớp 9 - Môn học Công nghệ - Năm học 2010

Giáo án Lớp 9 - Môn học Công nghệ - Năm học 2010

Mục tiêu: Sau bài học này học sinh cần đạt được:

 - Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.

 - Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

 - Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.

 - Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.

B. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh về nghề điện dân dụng.

- Bản mô tả nghề điện dân dụng.

 

doc 77 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn học Công nghệ - Năm học 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 15 tháng 8 năm 2010
Tiết 1: Bài 1: giới thiệu nghề điện dân dụng
A. Mục tiêu: Sau bài học này học sinh cần đạt được:
 - Biết được vị trí, vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống.
 - Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.
 - Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề điện dân dụng.
 - Có ý thức tìm hiểu nghề nhằm giúp cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.
B. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về nghề điện dân dụng.
- Bản mô tả nghề điện dân dụng.
- H/s có thể chuẩn bị một số bài hát, bài thơ về nghề điện dân dụng.
C. Tổ chức dạy học:
H/Đ của thầy.
H/Đ của trò.
 H/Đ1: - G/v giới thiệu bài học, chia nhóm H/s, mỗi nhóm 5-6 em.
 H/Đ2: Tìm hiểu về nghề điện dân 
	dụng.
- G/v yêu cầu H/s tìm hiểu thông tin của mục I trong SGK.
? Điện năng có ảnh hưởng như thế nào tới đ/s, kt, xh ?
? Nghề điện dân dụng có vai trò gì trong đời sống, kinh tế và xã hội?
- G/v yêu cầu H/s tìm hiểu thông tin 
của mục II.1 trong SGK và trả lời câu hỏi của g/v.
? Hãy kể tên các loại thiết bị điện mà em biết ?
- G/v yêu cầu H/s tìm hiểu thông tin 
của mục II.2 trong SGK và hoàn thành bài tập theo y/c của SGK.
- H/s chơi trò chơi thi hát giưã các nhóm về nghề điện.
I. Vai trò, vị trí của nghề điện dân 
 dụng trong SX & ĐS.
- Nghề điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của các hộ tiêu thụ điện.
H/s:góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
II. Đặc điểm và yêu cầu của nghề.
Đối tượng lao động của nghề.
- Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện. Nguồn điện một chiều và xoay chiều < 380V.
- Thiết bị đo lường điện.
- Vật liệu và dụng cụ làm việc của nghề.
- Các loại đồ dùng điện.
 2. Nội dung lao động của nghề.
Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, mạng điện...
-Lắp đặt mạng điện chiếu sáng trong nhà.
-Lắpđặtđườngdâyhạ áp.
- Lắp đặt điều hoà không khí.
-Lắp đặt máy bơm nước.
- Sửa chữa quạt điện.
- Bảo dưỡng và sửa chữa máy giặt.
- G/v yêu cầu H/s tìm hiểu thông tin 
của mục II.3 trong SGK và trả lời câu hỏi:
? Công việc lắp đặt đường dây cung cấp điện thường được tiến hành trong môi trường như thế nào ? 
- G/v yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung thông tin trong SGK.
? Để làm tốt được những công việc của nghề điện dân dụng, người lao động cần phải đảm bảo yêu cầu gì ?
- G/v hướng dẫn h/s tìm hiểu các thông tin trong SGK về triển vọng của nghề điện dân dụng.
? Hiện nay ở địa phương em, nghề điện dân dụng phát triển như thế nào?
? Theo em, những nơi hoạt động của nghề điện dân dụng là ở đâu ?
- G/v tổ chức cho h/s h/đ nhóm và đưa ra các phương án trả lời.
- G/v giới thiệu thông tin về những nơi đào tạo nghề điện dân dụng.
 3. Điều kiện làm việc của nghề.
- H/s hoạt động nhóm và đưa ra các phương án trả lời.
- H/s đánh dấu ( x ) vào các phương án ( a, b, c, d, g ) của nội dung bài tập trong SGK.
 4. Yêu cầu của nghề điện dân.
 đối với người lao động.
- Về kiến thức:
- Về kĩ năng:
- Về thái độ :
- Về sức khoẻ:
 5. Triển vọng của nghề.
- Luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Gắn liền với sự phát triển điện năng và đồ dùng điện. Có nhiều điều kiện phát triển rộng để đáp ứng sự phát triển của KHKT.
 6. Những nơi hoạt động nghề.
- Tại các hộ gia đình tiêu dùng điện...
- Những cơ sở lắp đặt, sửa chữa điện, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ...
 7. Những nơi đào tạo nghề.
- Các trường dạy nghề, THCN, CĐ, ĐH, các trung tâm KT, GDHN... 
H/Đ3: Tổng kết bài học:
- G/v hệ thống tổng kết bài học, khen thưởng các nhóm, cá nhân tích cực tham gia ý kiến trong học tập.
- G/v dặn dò h/s về nhà học và trả lời các câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị cho bài học sau.
- Nguồn giáo án: Tự biên soạn
Rút kinh nghiệm:...............
.........................................................................................................................................................................................................................
Tự nhận xét sau khi dạy: ..........................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------------***---------------------------------	 
	Ngày 22 tháng 8 năm 2010
Tiết 2: Bài 2: vật liệu điện dùng trong lắp đặt 
	mạng điện trong nhà
A. Mục tiêu: Học xong bài học này h/s phải đạt được: 
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điẹn trong nhà
- Biết cách sử dụng mọt số vật liệu điện thông dụng.
- Tạo nên sự hứng thú trong quá trình học tập môn học.
B. Chuẩn bị:
- Một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện.
- Một số vật liệu cách điện của mạng điện.
C. Tổ chức dạy học:
H/Đ của thầy
H/Đ của trò
H/Đ1: G/v giới thiệu, nêu mục tiêu 
 bài học và kiểm tra bài cũ. 
? Hãy kể tên một số loại dây dẫn điện mà em biết ?
H/Đ2: Tìm hiểu dây dẫn điện
- G/v yêu cầu h/s quan sát hình 2-1 sau đó phân loại và ghi số thứ tự của hình vào bảng 2-1
H/s chú ý lắng nghe.
H/s lên bảng trả lời câu hỏi.
I. Dây dẫn điện.
 1. Phân loại.
- Dây trần, dây bọc cách điện, dây dẫn lõi nhiều sợi và dây dẫn lõi một sợi
Dây dẫn trần
dây dẫn bọc cách điện
Dây dẫn lõi nhiều sợi
Dây dẫn lõi một sợi
 a, b, c, d
 b, c, d
 a 
- G/v yêu cầu h/s điền từ thích hợp vào chôc trống của các câu trong SGK
- G/v yêu cầu h/s tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
? Lõi dây dẫn điện thường được chế tạo bằng vật liệu gì ? Tại sao lại chọn loại vật liệu đó ?
? Vỏ cách điện thường làm bằng vật liệu gì ? Tại sao lại chọn vật liệu đó ?
? Tại sao lớp vỏ cách điện thường có màu sắc khác nhau ? 
- G/v yêu cầu h/s tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi.
? Tại sao lựa chọn dây dẫn điện phải tuân theo thiết kế ? 
? Tại sao phải thường xuyên kiểm tra lớp vỏ cách điện của dây dẫn điện ?
? Tại sao sử dụng dây dẫn nối dài phải có phích cắm ?
H/Đ3: Tìm hiểu về dây cáp điện.
- G/v giới thiệu một số mẫu cáp và yêu cầu h/s quan sát trong bảng 2-2.
? Hãy nêu cấu tạo của dây cáp điện ?
? Lõi cáp thường được chế tạo bằng vật liệu gì ?
? Vỏ cách điện thường được chế tạo bằng những loại vật liệu gì ?
? Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa dây dẫn điện và dây cáp điện.
? Dây cáp điện thường được sử dụng như thế nào ?
- G/v giới thiệu hình 2-4 trong SGK để h/s nhận biết được cáp điện được sử dụng như thế nào trong mạng điện trong nhà.
H/Đ4: Tìm hiểu vật liệu cách điện.
? Thế nào là vật liệu cách điện ?
? Tại sao trong lắp đặt mạng điện phải dùng vật liệu cách điện ?
? Những vật liệu cách điện này phải đảm bảo các yêu cầu gì ?
- G/v yêu cầu h/s gạch chéo vào các ô trống theo nội dung yêu cầu SGK.
H/Đ5: Tổng kết bài học.
G/v gợi ý để h/s trả lời các câu hỏi cuối bài học.
G/v nhận xét, đánh giá kết quả đạt được của giờ học.
Dăn dò h/s chuẩn bị trước nội dung bài 3:”Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện” SGK.
- ................bọc cách điện.
- .......nhiều lõi.........nhiều sợi.
 2. Cấu tạo dây dẫn điện được 
 bọc cách điện.
- Lõi: thường được làm bằng đồng hoặc nhôm, được chế tạo thành một sợi hoặc nhiều sợi.
- Vỏ cách điện: gồm một lớp hoặc nhiều lớp, thường làm bằng cao su hoặc chất cách điện tổng hợp.
H/s: giúp cho người lắp đặt, sử dụng dễ nhận biết.
 3. Sử dụng dây dẫn điện.
- Kí hiệu dây dẫn bọc cách điện : 
 M( n.F )
- Lựa chọn dây dẫn điện phải tuân theo thiết kế của mạng điện.
- Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn điện để tránh gây tai nạn cho người sử dụng.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn nối dài.
II. Dây cáp điện.
Cấu tạo.
Gồm: Lõi cáp, vỏ cách điện, 
 vỏ bảo vệ.
- Lõi cáp : thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm.
- Vỏ cách điện : thường làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp và được chế tạo phù hợp với môi trường lắp đặt cáp như : chịu nhiệt, chịu mặn, chịu ăn mòn...
 2. Sử dụng cáp điện.
- Cáp được dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối đến mạng điện trong nhà.
- Khi thiết kế, mua cáp cần chỉ rõ : chất cách điện, cấp điện áp, chất liệu làm lõi.
III. Vật liệu cách điện.
- Là vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
- Vật liệu cách điện phải đạt các yêu cầu : độ cách điện cao, chịu nhiệt tốt, chống ẩm tốt, độ bền cơ học cao
H/s hoàn thành bài tập theo nội dung yêu cầu trong SGK.
HS tự đánh giá kết quả bài học theo sự hướng dẫn của GV.
HS làm theo yêu cầu của GV.
HS thực hiện chuẩn bị bài ở nhà.
- Nguồn giáo án: Tự biên soạn
Rút kinh nghiệm:...............
.........................................................................................................................................................................................................................
Tự nhận xét sau khi dạy: ..........................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................
 --------------------------------***-------------------------------
 Ngày 29 tháng 8 năm 2010
Tiết 3: Bài 3: Dụng cụ dùng trong 
lắp đặt mạng điện
A. Mục tiêu: Học xong bài học này h/s phải đạt được :
- Biết phân loại, công dụng của một số đồng hồ đo điện.
- Biết công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện.
B. Chuẩn bị: 
- Tranh vẽ một số đồng hồ đo điện.
- Tranh vẽ một số dụng cụ cơ khí thường dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Đồng hồ đo điện: V-kế, A-kế, công tơ, đồng hồ vạn năng...
- Dụng cụ cơ khí: thước cuộn, thước cặp, kìm các loại, khoan tay, tua vít...
C. Tổ chức dạy học.
- Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cấu tạo của dây dẫn điện và dây cáp điện.
? So sánh sự khác nhau giữa dây dẫn điện và dây cáp điện.
- Bài mới:
H/Đ của thầy
H/Đ của trò
H/Đ1: G/v giới thiệu và nêu mục tiêu 
 bài học.
? Hãy kể tên một số dụng cụ sửa chữa điện mà em biết.
H/Đ2: Tìm hiểu đồng hồ đo điện.
- Tìm hiểu c/d của đồng hồ đo điện.
? Em hãy nêu tên các loại đồng hồ đo điện mà em đã được học. 
? Tại sao người ta phải mắc Vôn kế, Ampe kế trên vỏ máy biến áp ?
? Người ta lắp công tơ điện trong mạng điện nhằm mục đích gì ?
- G/v yêu cầu h/s đánh dấu ( x ) vào ô trống theo yêu cầu trong SGK.
H/s chú ý lắng nghe.
H/s kể tên một số dụng cụ thường dùng để lắp đặt, sửa chữa điện.
I. Đồng hồ đo điện.
1.Công dụng của đồng hồ đo điện.
H/s ... được các công đoạn của quy trình lắp đặt mạch điện. G/v thao tác mẫu để các nhóm h/s quan sát.
Tổ chức cho các nhóm h/s thực hành. Nhắc h/s thực hiện đúng quy trình và chú ý đảm bảo an toàn lao động. 
G/v quan sát uốn nắn cho h/s trong quá trình thực hành.
G/v kiểm tra, hướng dẫn chi tiết cho từng nhóm và giải đáp thắc mắc của h/s
H/Đ5: Kiểm tra và vận hành thử mạch điện.
G/v đưa ra các tiêu chuẩn để h/s tự kiểm tra sản phẩm.
G/v hướng dẫn các nhóm tự kiểm tra và các nhóm kiểm tra chéo sản phẩm của nhau.
- Sau khi các nhóm kiểm tra xong, g/v di kiểm tra lại và sửa sai (nếu có).
- Sau khi kiểm tra chắc chắn g/v cho h/s nối nguồn vận hành thử mạch điện.
H/Đ6: Tổng kết đánh giá bài thực hành
G/v hướng dẫn h/s tự đánh giá kết quả thực hành theo các tiêu chí đã nêu ở H/Đ1
G/v dặn dò h/s chuẩn bị cho nội dung bài học sau.
3. Lắp đặt mạch điện.
 H/s thảo luận về quy trình lắp đặt mạch điện SGK.
H/s quan sát g/v thao tác mẫu.
H/s tiến hành thực hành theo sự hướng dẫn của g/v.
4. Kiểm tra và vận hành thử.
H/s kiểm tra sản phẩm dựa trên các tiêu chuẩn:
- Lắp đặt đúng quy trình.
- Mạch điện lắp đặt đúng theo sơ đồ lắp đặt.
- Các mối nối chặt, chắc, đẹp.
- Bố trí thiết bị hợp lí, gọn, đẹp, thuận lợi cho việc vận hành.
H/s tự đánh giá chéo kết quả thực hành theo hướng dẫn của g/v.
Các nhóm thu dọn dụng cụ và làm vệ sinh nơi thực hành.
H/s thực hiện theo sự dặn dò của g/v.
 ------------------------------------***-----------------------------------
 Ngày 12 tháng 03 năm 2007
Tiết29 Bài 11: lắp đặt dây dẫn của
 mạng điện trong nhà
A. Mục tiêu: Sau khi học song bài học này h/s phải đạt được:
	Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.
B. Chuẩn bị: mỗi nhóm học sinh:
	Tranh vẽ sơ đồ mạng điện trong nhà.
	Tranh vẽ các thiết bị điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
C. Tổ chức dạy học.
*/ Kiểm tra bài cũ: g/v kiểm tra 2-3 h/s.
*/ Bài mới:
H/Đ của thầy
H/Đ của trò
H/Đ1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu của bài học.
? Mạng điện trong lớp học được lắp đặt như thế nào ?
H/Đ2: Tìm hiểu mạng điện lắp đặt kiểu nổi..
- G/v giới thiệu, yêu cầu h/s quan sát và tìm hiểu hình 11.1 SGK.
? Thế nào là mạng điện lắp đặt kiểu nổi?
? Hãy mô tả cách đi dây và lắp đặt các thiết bị đóng cắt và bảo vệ mạng điện.
G/v yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi.
G/v yêu cầu h/s đọc tên và nêu công dụng của các loại ống nối.
G/v yêu cầu h/s tìm hiểu thông tin trong SGK
H/Đ3: Tìm hiểu phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm.
G/v giới thiệu cho h/s hiểu về phương pháp lắp đặt dây dẫn ngầm.
? Theo em lắp đặt dây dẫn ngầm có những ưu, nhược điểm gì ?
H/Đ4: Tổng kết bài học.
G/v gọi 1-2 h/s đọc nội dụng ghi nhớ của bài học.
G/v nhận xét và nêu câu hỏi củng cố bài học cho học sinh trả lời.
Dặn dò h/s về nhà học và làm bài tập ở nhà
Học sinh chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi.
1. Mạng điện lắp đặt kiểu nổi.
Là mạng điện mà dây dẫn điện được lắp đặt nổi trên các vật cách điện như pu li sứ hoặc lồng trong ống cách điện đặt dọc theo trần, cột, dầm nhà.
 a. Các vật cách điện.
- Puli sứ
- ống luồn dây PVC
- ống nối chữ T
- ống nối chữ L
- ống nối nối tiếp
- Kẹp đỡ ống
- Các phụ kiện kèm theo
b. Một số yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi.
H/s tìm hiểu thông tin trong SGK.
2. Lắp đặt mạng điện kiểu ngầm.
Là dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng như tường, trần...
Ưu điểm: Đảm bảo vẻ đẹp mĩ thuật và tránh được tác động của môi trường bên ngoài đến dây dẫn.
Nhược điểm: Mạng điện này khó sửa chữa khi hỏng hóc.
Cả lớp chú ý lắng nghe.
H/s trả lời các câu hỏi củng cố bài.
H/s thực hiện làm bài ở nhà.
------------------------------------***-----------------------------------
 Ngày 28 tháng 03 năm 2007
Tiết30 Bài 12: kiểm tra an toàn 
 mạng điện trong nhà
A. Mục tiêu: Sau khi học song bài học này h/s phải đạt được:
	Hiểu sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.
	Hiểu được cách kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.
	Hiểu được một số yêu cầu an toàn cho mạng điện trong nhà.
B. Chuẩn bị: mỗi nhóm học sinh:
	Tranh vẽ sơ đồ mạng điện trong nhà.
	Tranh vẽ các thiết bị thường dùng để bảo vệ an toàn điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà như cầu chì, aptomat...
C. Tổ chức dạy học.
*/ Kiểm tra bài cũ: g/v kiểm tra 2-3 h/s.
*/ Bài mới:
H/Đ của thầy
H/Đ của trò
H/Đ1: Kiểm tra dây dẫn điện.
G/v lưu ý h/s trước khi kiểm tra phải cắt điện.
H/Đ2: Kiểm tra cách điện mạng điện.
G/v hướng dẫn h/s cách kiểm tra cách điện của mạng điện.
G/v yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK.
H/Đ3: Kiểm tra thiết bị điện.
G/v yêu cầu h/s làm bài tập trong SGK.
? Mạng điện trong nhà có những loại thiết bị gì ?Những loại thiết bị đó thường được lắp ở những vị trí nào ?
Yêu cầu h/s tìm hiểu thông tin trong SGK về cách kiểm tra các loại thiết bị điện.
H/Đ4: Kiểm tra đồ dùng điện.
Việc kiểm tra an toàn điện cho đồ dùng điện là rất cần thiết. Nhiều tai nạn điện xảy ra là do sử dụng đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện.
G/v giới thiệu một vài loại đồ dùng điện không đảm bảo an toàn điện cho học sinh nắm được.
H/Đ5: Tổng kết bài học.
G/v gọi 1-2 h/s đọc nội dụng ghi nhớ của bài học.
G/v nhận xét và nêu câu hỏi củng cố bài học cho học sinh trả lời.
Dặn dò h/s về nhà học và làm bài tập ở nhà và chuẩn bị cho việc làm bài kiểm tra thực hành.
1. Kiểm tra dây dẫn điện.
Dây dẫn không nên buộc lại với nhau để tránh làm nhiệt độ tăng, có thể hỏng lớp cách điện của dây dẫn.
2. Kiểm tra cáh điện của mạng điện.
- Kiểm tra các ống luồn dây dẫn.
H/s tiến hành kiểm tra theo yêu cầu của bài học.
Các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK.
3. Kiêmt tra thiết bị điện.
 a.Cầu dao, công tắc.
H/s trả lời câu hỏi.
H/s thực hiện kiểm tra các thiết bị điện.
 b. Cầu chì.
Được lắp đặt ở dây pha, có nắp đậy, vỏ không bị sứt, vỡ, dây chì đúng theo yêu cầu kĩ thuật.
 c. ổ cắm điện và phích cắm điện.
- Phích cắm điện không bị vỡ vỏ...
- Các đầu dây nối đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
- Không nên đặt ổ cắm nơi ẩm ướt.
4. Kiểm tra các đồ dùng điện.
- Kiểm tra cách điện đồ dùng điện...
- Dây dẫn điện không bị hở cách điện...
- Kiểm tra kĩ các chỗ nối.
- Kiểm tra định kì các đồ dùng điện.
- Các đồ dùng điện bị hư hỏng cần sửa chữa ngay.
Cả lớp chú ý lắng nghe.
H/s trả lời các câu hỏi củng cố bài.
H/s thực hiện làm bài ở nhà.
 -------------------------------------***-------------------------------------
Ngày 03 tháng 4 năm 2007
Tiết31: kiểm tra thực hành
G/v chuẩn bị cho mỗi nhóm 5 - 6 h/s 1 đề bài kiểm tra in trên giấy A4. 
I. Đề bài.
Đề1:
 - Nêu quy trình và yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
 - Thực hiện nối mối nối phân nhánh bằng dây nhôm lõi 7 sợi và dây đồng lõi 1 sợi.
Đề2: 
 - Nêu quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện.
 - Vẽ sơ đồ nguyên lí và lắp đặt mạch điện bảng điện.
Đề3:
 - Trình bày nguyên lí làm việc của mạch điện đèn ống huỳnh quang.
 - Vẽ sơ đồ nguyên lí và lắp đặt mạch điện đèn ống huỳnh quang.
Đề4: Lắp đặt mạch điện gồm: 1 cầu chì, 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn sợi đốt.
Đề5: Lắp đặt mạch điện gồm: 1 cầu chì, 2 công tắc 3 cực điều khiển 1 đèn sợi đốt.
II. Biểu điểm.
Đề1:
- Trả lời đúng câu hỏi lí thuyết cho 2 điểm
- Thực hiện nối mối nối đúng quy trình cho 2 điểm
- Mối nối đảm bảo bền, chắc, đẹp cho 2 điểm
- Cách điện mối nối đúng yêu cầu kĩ thuật cho 1 điểm
- Thao tác chính xác, nhanh, gọn và sử dụng dụng cụ hợp lí, khoa học cho 3 điểm
Đề2:
- Trả lời đúng câu hỏi lí thuyết cho 2 điểm
- Vẽ đúng sơ đồ nguyên lí cho 2 điểm.
- Lắp mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lí cho 2 điểm
- Mạch điện được bố trí khoa học, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cho 2 điểm
- Thao tác chính xác, nhanh, gọn và sử dụng dụng cụ hợp lí, khoa học cho 2 điểm
Đề3:
- Trả lời đúng câu hỏi lí thuyết cho 2 điểm
- Vẽ đúng sơ đồ nguyên lí cho 2 điểm.
- Lắp mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lí cho 2 điểm
- Mạch điện được bố trí khoa học, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật cho 2 điểm
- Thao tác chính xác, nhanh, gọn và sử dụng dụng cụ hợp lí, khoa học cho 2 điểm
Đề4:
- Lắp mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lí cho 3 điểm
- Mạch điện được bố trí khoa học, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và hoạt động tốt cho 3 điểm
- Thao tác chính xác, nhanh, gọn và sử dụng dụng cụ hợp lí, khoa học cho 4 điểm
Đề5:
- Lắp mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lí cho 3 điểm
- Mạch điện được bố trí khoa học, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và hoạt động tốt cho 3 điểm
- Thao tác chính xác, nhanh, gọn và sử dụng dụng cụ hợp lí, khoa học cho 4 điểm
Ngày 09 tháng 4 năm 2007
Tiết32-33: ôn tập lí thuyết và thực hành
A. Mục tiêu: G/v hướng dẫn học sinh ôn tập theo các nội dung:
- Một số đặc điểm và yêu cầu cơ bản của nghề điện dân dụng, có liên hệ với bản thân để chọn nghề.
- Quy trình chung nối dây dẫn điện. Yêu cầu kĩ thuật của mối nối dây dẫn điện và một số thao tác kĩ thuật cơ bản của các phương pháp nối dây dẫn điện.
- Quy trình chung lắp đặt một số mạch điện đơn giản của mạng điện trong nhà.
B. Chuẩn bị: mỗi nhóm học sinh:
- Chuẩn bị các nội dung như SGK.
- G/v chuẩn bị một số câu hỏi ôn tập...
C. Tổ chức dạy học.
H/Đ của thầy
H/Đ của trò
H/Đ1: Giới thiệu mục tiêu và nội dung ôn tập.
- G/v nêu mục tiêu ôn tập.
- G/v yêu cầu các nhóm tự kiểm tra sự chuẩn bị nội dung ôn tập của nhau.
HĐ2: Ôn tập về đặc điểm, yêu cầu của nghề điện dân dụng.
G/v tổ chức cho các nhóm học sinh ôn tập.
HĐ3: Ôn tập về nối dây dẫn điện và lắp đặt mạch điện.
G/v hướng dẫn h/s ôn tập quy trình lắp đặt mạch điện.
HĐ4: Ôn tập về kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
G/v hướng dẫn h/s ôn tập theo các nội dung sau:
H/Đ5: Hướng dẫn trả lời các câu hỏi và bài tập.
HĐ6: Tổng kết nội dung ôn tập.
G/v nhận xét và nêu câu hỏi củng cố bài học cho học sinh trả lời.
Dặn dò h/s về nhà học và làm bài tập ở nhà và chuẩn bị cho việc làm bài kiểm tra học kì II.
Cả lớp chú ý lắng nghe.
H/s hoạt động nhóm: Kiểm tra sự chuẩn bị của các thành viên về nội dung ôn tập.
H/s thảo luận nhóm về từng nội dung ôn tập.
H/s ôn tập theo các nội dung sau:
- Đặc điểm của nghề điện dân dụng.
- Nội dung lao động và điều kiện làm việc của nghề.
- Các yêu cầu của nghề.
H/s hoạt động nhóm bằng cách làm bài tập vào phiêú.
- Yêu cầu kĩ thuật của mối nối.
- Quy trình chung nối dây dẫn điện.
- Mô tả những thao tác kĩ thuật cơ bản của một phương pháp nối.
H/s ôn tập về quy trình lắp đặt mạch điện.
- Quy trình chung.
- Mô tả quy trình lắp đặt một mạch điện cụ thể.
- Sự cần thiết phải kiểm tra an toàn mạng điện theo định kì.
- Các nội dung công việc của kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.
H/s trả lời các câu hỏi và làm bài tập.
H/s trả lời các câu hỏi củng cố bài.
H/s thực hiện làm bài ở nhà.
 --------------------------------------***--------------------------------------
Tiết34-35: kiểm tra học kì II
Học sinh thực hiện kiểm tra theo đề của sở GD hoặc phòng GD.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an CN91011.doc