Giáo án Lớp 9 - Môn học Công nghệ - Tuần 01

Giáo án Lớp 9 - Môn học Công nghệ - Tuần 01

Mục tiêu:

 1. Kiến thức :

- Biết đựơc vị trí , vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống

- Có được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng

- Biết đưôc một số biện pháp an toàn loa động trong nghề điện dân dụng , có định hướng sau này về nghề nghiệp

 2. Kỹ năng : Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn ,

 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn

 

doc 101 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn học Công nghệ - Tuần 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 
Tiết 1 Ngày dạy: 
Bài 1 : GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức :
- Biết đựơc vị trí , vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống 
- Có được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng 
- Biết đưôc một số biện pháp an toàn loa động trong nghề điện dân dụng , có định hướng sau này về nghề nghiệp 
 2. Kỹ năng : Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn , 
 3. Thái độ: Yêu thích bộ môn 
II. Chuẩn bị: 
* Thầy: Chuẩn bị cho cả lớp : 
- Tranh vẽ về nghề điện dân dụng 
- Bản mô tả nghề điện dân dụng 
* Trò: HS có thể chuẩn bị một số kiến thức về nghề điện mà em biết
III. Tiến trình lên lớp: 
Ổn định lớp : 
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
 Hiện nay điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống Vì vậy nghề điện dân dụng và một số kiến thức cơ bản về nghề yêu cầu mỗi chúng ta cần phải biết được để ai trong mỗi chúng ta đều có kiến thức về nghề điện . vậy nghề điện có vai trò như thế nào và đòi hỏi cần có những kiến thức như thế nào hôm nay các em vào bài mới 
NỘII DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
I/ Vai trò , vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống :
Nghề điện dân dụng đa dạng , hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất & sử sụng điện năng phục vụ cho sản xuất , sinh hoạt của các hộ tiêu thụ điện . Nghề điện dân dụng đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hoá 
II/ Đặc điểm yêu cầu nghề điện :
1/ Đối tượng yêu cầu nghề điện : SGK / 5 
2/ Nội dung lao động của nghề : 
+ Lắp đặt mạng điệnsản xuất & sinh hoạt 
+ Lắp đặt các thiết bị phục vụ cho sản xuất & sinh hoạt 
+ Bảo đưỡng & vận hành sửa chữa các thiết bị điện 
3/ Điều kiện làm việc của nghề điện 
+ Việc lắp đặt đường dây , sửa chữa , hiệu chỉnh các thiết bị trong mạng điện thường được tiến hành ngoài trời , trên cao lưu động , gần khu vực có điện nên rất nguy hiểm 
+ Công tác bảo dưỡng sửa chữa và hiệu chỉnh các thiết bị điện thường được tiến hành trong điều kiện môi trường bình thường 
4/ Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động : 
+ Trí thức : Có trình độ văn hoá hết THCS có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực điện , an toàn điện , & các quy trình kỹ thuật khác 
+ Kỹ năng : nắm vững các kỹ năng về đo lường , sử dụng và bảo quản lắp đặt các thiết bị điện 
+ Sức khoẻ : Có đủ về sức khoẻ , không mắc các bệnh về tim mạch , huyết áp 
+ Thái độ: Yêu thích các công việc của nghề 
5/ Triển vọng nghề điện SGK / 7
 6/ Những nơi đào tạo nghề : SGK / 8 
* HĐ1: Tìm hiểu nghề điện dân dụng
GV đặt các câu hỏi gợi ý sau :
* Theo em hiểu nghề điện dân dụng có vai trò như thế nào trong đời sống & kỹ thuật ?
HS thảo luận nhóm trả lời vai trò của nghề điện dân dụng 
* HĐ 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu nghề điện 
a. Tìm hiểu nội dung lao động nghề điện dân dụng 
GV đặt câu hỏi : Theo em nội dung lao động nghề điện dân dụng bao gồm những lĩnh vực nào ? Cho ví dụ 
GV cho HS thảo luận nhóm các yêu cầu sau 
+ Tìm hiểu nội dung lao động nghề điện dân dụng 
à GV chuẩn xác kiến thức : 
GV cho HS làm bài tập SGK 
b. Tìm hiểu điều kiện lao động của nghề điện 
Người thợ điện làm việc trong điều kiện như thế nào ? cho ví dụ ? 
c. Tìm hiểu yêu cầu của nghề điện đối với người lao động 
 Theo em nghề điện có yêu cầu gì đối với người lao động ?
 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ 2 HS 
Nội dung thảo luận 
+ Trí thức 
+ Kỹ năng 
+ Sức khoẻ 
+ Thái độ
d. Tìm hiểu những nơi đào tạo nghề
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời
Những nơi nào đào tạo nghề ? 
GV nhận xét & chuẩn xác kiến thức 
- HS làm việc theo nhóm những nội dung và thống nhất nôi dung bài ghi 
- HS thảo luận và trả lời được nội dung lao động nghề điện bao gồm những lĩnh vực :
+ Lắp đặt mạng điện sản xuất & sinh hoạt 
+ Lắp đặt các thiết bị phục vụ cho sản xuất & sinh hoạt 
+ Bảo đưỡng & vận hành sửa chữa các thiết bị điện 
HS cần trả lời được : 
+ Việc lắp đặt đường dây , sửa chữa , hiệu chỉnh các thiết bị trong mạng điện thường được tiến hành ngoài trời , trên cao lưu động , gần khu vực có điện nên rất nguy hiểm 
+ Công tác bảo dưỡng sửa chữa và hiệu chỉnh các thiết bị điện thường được tiến hành trong điều kiện môi trường bình thường 
HS thảo luận & trả lời theo yêu cầu của GV sau khi thảo luận với bạn 
+ Trí thức 
+ Kỹ năng 
+ Sức khoẻ 
+ Thái độ 
HS đọc SGK & trả lời câu hỏi của GV 
HS khác nhận xét & cả lớp hoàn thiện kiến thức ghi vở 
4 Củng cố 
- Đặc điểm yêu cầu nghề điện ?
- Vị trí vai trò nghề điện ?
- Điều kiện làm việc của ngưới thợ điện 
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị nội dung bài học sau : Sưu tầm các mẫu dây dẫn điện , dây cáp điện Nhận xét tiết học : 
- GV tổng kết khen thưởng các cá nhân , các nhóm có câu phát biểu đúng , tích cực tham gia các hoạt động thảo luận 
Tuần 2 Ngày soạn: 19/08/09
Tiết 2 Ngày dạy: 20/08/09
Bài 2 : VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT
MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà 
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng
 2. Kỹ năng : Phân loại được dây dẫn điện
 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong khi học.
II. Chuẩn bị: 
* Thầy: Chuẩn bị cho cả lớp : Một số mẫu dây điện Một số vật cách điện của mạng điện 
Bảng phụ : Phân loại dây dẫn điện ( bảng 2.1 SGK )
* Trò: Một số mẫu vật về vật liệu điện của mạng điện như 
Dây trần, Dây có bọc Dây lõi nhiều sợi , lõi một sợi . 
III. Tiến trình lên lớp: 
Ổn định lớp : 
Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày yêu câu nghề điện đối với người lao động ? (HS phải nêu được 4 yêu cầu cơ bản : Về kiến thức , về kỹ năng , về thái độ , về sức khoẻ )
- Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào trong CNH – HĐH hiện nay 
3. Bài mới: 
NỘII DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dây dẫn điện 
GV kiểm tra mẫu vật mà HS chuẩn bị trước và hỏi :
Hãy kể tên các loại dây dẫn điện mà em biết ?
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 HS bài tập phân loại dây dẫn điện ra phiếu học tập cá nhân mà các em đã chuẩn bị sẵn 
GV hỏi : Ở nhà em dây dẫn điện trong nhà thường là dây gì ? 
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân làm bài tập SGK ( Điền vào chỗ trống )
Vậy để biét được dây dẫn điện có vỏ bọc cách điện có cấu tạo như thế nào , hình thái , kích cỡ , màu sắc ra sao ta vào nghiên cứu phần 2 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dây dẫn điện có bọc cách điện : 
- GV yêu cầu HS lên bảng giới thiệu dây dẫn có bọc cách điện và trình bày cấu tạo của dây 
- GV cho HS nhắc lại cấu tạo dây dẫn điện có bọc 
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân trả lới dây dẫn có bọc thường dùng ở đâu ? Vì sao ?
-GV giới thiệu cho HS một số loại dây dẫn : Lõi một sợi và lõi nhiều sợi , nhiều cỡ dây khác nhau có màu sắc khác nhau và hỏi :
- Vì sao người ta chế tạo ra nhiều loại dây dẫn như vậy ?
- GV giới thiệu dây dẫn có màu sắc khác nhau là để phân biệt dây pha và dây trung hoà 
GV giới thiệu sơ qua loại dây dẫn trần và nói ngày nay ngưới ta ít dùng dây dẫn trần trong lắp đặt vì không an toàn cho người sử dụng nhưng có hiệu quả trong mạng điện cao thế vì giá thành rẽ à hiệu quả kinh tế cao . Vì mạng cao thế nên trong quá trình truyền tải dưới tác dụng nhiệt của dòng điện nên làm dây dan nóng lên toả nhiệt cao . Vậy khi lắp đăt mạng điện trong nhà cần sử dụng dây dãn điện như thé nào cho hợp lý ta sẽ tìm hiểu ở mục 3 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách sử dụng dây dẫn điện : 
- Giới thiệu cho HS một số dây dẫn nối với các thiết bị tiêu thụ điện như : Bóng đèn dây tóc , ấm điện , bàn là 
- Nêu câu hỏi : Tại sao khi lắp ráp các thiết bị tiêu thụ điện điện người ta thường sử dụng các loại dây dẫn khác nhau ? 
Khi sử dụng dây dẫn điện ta cần chú ý những điểm gì ? 
GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân
Hoạt động 2 : Củng cố – nhận xét tiết học – dặn dò
Củng cố : 
- Đặc điểm yêu cầu nghề điện ?
- Vị trí vai trò nghề điện ?
- Điều kiện làm việc của ngưới thợ điện 
Nhận xét tiết học : 
- GV tổng kết khen thưởng các cá nhân , các nhóm có câu phát biểu đúng , tích cực tham gia các hoạt động thảo luận 
Dặn dò :
- Chuẩn bị nội dung bài học sau : Sưu tầm các mẫu dây dẫn điện , dây cáp điện 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HS suy nghĩ trả lời bài tập điền vào chỗ trống SGK
- Có nhiều loại dây dẫn điện dựa vào lớp vỏ cách điện , dây dẫn điện được chia làm dây dẫn trần và dây dẫn ..
- Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây một lõi , dâylõi , dây lõi một sợi và lõi sợi 
1 HS lên bảng giới thiệu dây dẫn có bọc cách điện và trình bày cấu tạo của dây
HS dưới lớp quan sát và lắng nghe
1 HS lên bảng giới thiệu dây dẫn có bọc cách điện và trình bày cấu tạo của dây
HS dưới lớp quan sát và lắng nghe
HS trả lời theo chỉ định của GV
HS lắng nghe
HS trả lời theo nhận biết cá nhân 
HS dưới lớp quan sát
HS quan sát , nhận xét và suy nghĩ trả lời 
HS trả lời theo chỉ định của GV
HS trả lời theo nhận biết cá nhân 
4. Đánh giá: - Có những loại dây dẫn nào ? Cấu tạo và công dụng của dây dẫn điện có bọc cách điện ? Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý những điểm gì ? 
5. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị cho tiết học sau : Một số loại dây cáp điện. Một số vật liệu cách điện theo yêu cầu SGK. Đọc và chuẩn bị nội dung mục II. III SGK. Sưu tầm một số loại dây dẫn mà em đã học trang trí trong một bìa cứng và nêu tên các loại dây dẫn đó 
NỘI DUNG GHI BẢNG
I. Dây dẫn điện :
1. Phn loại: - Có nhiều loại dây dẫn điện dựa vào lớp lõi cách điện , dây dẫn điện được chia làm dây dẫn trần và dây dẫn bọc cách điện
- Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây dẫn một lõi, dây nhiều lõi, dây lõi một sợi và lõi nhiều sợi
2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện : 
- Gồm hai phần : Lõi và lớp vỏ cách điện: + li :lm bằng đồng, nhôm
+ vỏ cch điện: gồm một lớp hoặc nhiều lớp, thường làm bằng cao su, chất cch điện tổng hợp (PVC) 
3/ Sử dụng dây dẫn điện : 
- Chọn dây dẫn phù hợp điều kiện lắp đặt và công suất tiêu thụ của từng thiết bị tiêu thụ điện 
Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây ra tai nạn điện cho người sử dụng 
Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài ( dây dẫn có phích cắm điện )
Tuần 3 Ngày soạn: 26/08/09
Tiết 3 Ngày dạy: 27/08/09
Bài 2 : VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT
MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (TT)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà 
 - Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng
 - Nắm được công dụng và tính năng của từng vật liệu 
 - Biết cách sử dụng một số vật liệu cách điện thông dụng một cách hợp lý 
 2. Kỹ năng : Phân loại được dây dẫn điện
 3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong khi học.
II. Chuẩn bị: 
* Thầy: Chuẩn bị cho cả lớp : Một số mẫu dây điện Một số vật cách điện của mạng điện 
Bảng phụ : Phân loại dây dẫn điện ( bảng 2.1 SGK )
* Trò: Một số mẫu vật về vật liệu điện của mạng điện như 
Dây trần, Dây có bọc Dây lõi n ... c ta?
- Nhân giống chôm chôm bằng những phương pháp nào?
- Kỹ thuật trồng cây chôm chôm?
- Chăm sóc gồm những công việc nào?
- Thời gian thu hoạch chôm chôm?
- Bảo quản bằng những phương pháp nào?
- Chế biến chôm chôm dùng biện pháp nào?
* HOẠT ĐỘNG 5: Tổng kết và dặn dò:
- Cho HS đọc ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài kiểm tra một tiết.
Trả lời theo yêu cầu.
Theo dõi.
Đọc thông tin SGK.
Đọc thông tin và trao đổi nhóm hoàn thành các yêu cầu đưa ra.
Chọn giống, nhân giống, trồng cây, chăm sóc.
Giống chôm chôm
Ghép, chiết.
Chọn thời vụ, Xác định khoảng cách, đào hố, bón lót phân.
5 công việc chăm sóc.
Quả chín.
Túi nilon
 Đóng hộp (nước giải khát)
I/ Giá trị dinh dưỡng của cây chôm chôm:
Chứa đường, các vitamin, chất khoáng.
II/ Đặc điểm thực vvật và yêu cầu ngoại cảnh:
1/ Đặc điểm thực vật:
- Chôm chôm có tán lá rộng
- Có 3 loại hoa 
2/ Yêu cầu ngoại cảnh:
a/ Nhiệt độ: 20-300C
b/ Lượng mưa: 2000mm,phân phối đều trong năm
c/ Anh sáng:Rất cần ánh
 sáng.
d/ Đất: Thích hợp nhiều loại đất, pH 4,5 – 6,5
III/ Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1/ Một số giống phổ biến: 
Chôm chôm Java, chôm chôm ta, chôm chôm nhãn, chôm chômXiêm
2/ Nhân giống cây: Chiết cành, ghép.
3/ Trồng cây:
 a/ Thời vụ: Mùa mưa
b/ Khoảng cách: Tuỳ tính chất đất.
c/ Đào hố bón lót:
Tuỳ tính chất đất mà độ lớn hố, lượng phân khác nhau.
4/ Chăm sóc: Gồm 5 công việc (sgk)
IV/ Thu hoạch, bảo quản, chế biến.
1/ Thu hoạch: Thu hoạch nhiều lần
2/ Bảo quản: Bảo quản lạnh là tốt nhất
Ngày soạn: 3/4/2006
Ngày giảng:4/4/2006
TIẾT 56 KIỂM TRA 1 TIẾT
I/ MỤC TIÊU:
Kiểm tra kiến thức từ học kỳ hai phần trồng trọt.
Có kế hoạch, cách dạy phù hợp hơn.
II/ CHUẨN BỊ:
- Đề bài kiểm tra
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
- Phát đề kiểm tra.
- Học sinh làm bài.
* Đề bài:
A/ TRẮC NGHIỆM:
CÂU 1:Hãy khoanh chữ cái đầu của câu em cho là đúng: (2 điểm)
1/ Nhiệt độ thích hợp cho cây nhãn phát triển tốt là:
a/ Từ 200C – 25 0C 
b/ Từ 210C – 27 0C 
c/ Từ 240C – 29 0C 
d/ Từ 240C – 26 0C
2/ Kích thước hố trồng cây vải ở đất đồng bằng là:
a/ Sâu 40cm, rộng 60 cm
b/ Sâu 60cm, rộng 60 cm
c/ Sâu 80cm, rộng 80 cm
d/ Sâu 40cm, rộng 80 cm
3/ Qui trình thực hành chiết cây theo những bước sau:
a/ Chọn cành chiết, khoanh vỏ, trộn hỗn hợp bó bầu, bó bầu, cắt cành chiết.
b/ Chọn cành chiết, trộn hỗn hợp bó bầu, khoanh vỏ, bó bầu, cắt cành chiết.
c/ Chọn cành chiết, khoanh vỏ, bó bầu, cắt cành chiết. trộn hỗn hợp bó bầu.
d/ Chọn cành chiết, bó bầu, cắt cành chiết, khoanh vỏ, trộn hỗn hợp bó bầu.
4/ Khi tiến hành nhân giống cây ăn quả ta nhận thấy:
a/ Phương pháp nhân giống hữu tính có cây con giống cây mẹ hơn là phương pháp nhân giống vô tính 
b/ Phương pháp nhân giống hữu tính cây mau ra hoa hơn là phương pháp nhân giống vô tính
c/ Phương pháp nhân giống vô tính có cây con giống cây mẹ hơn là phương pháp nhân giống hữu tính 
d/ Phương pháp nhân giống vô tính dễ thành công hơn là phương pháp nhân giống hữu tính.
5/ Đối với cây ăn quả:
a/ Chỉ có hoa đực.
b/ Chỉ có hoa cái.
c/ Chỉ có hoa lưỡng tính.
d/ Có cả hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính.
6/ Giống cây ăn quả của nước ta là:
a/ Giống cây ăn quả nhiệt đới.
b/ Giống cây ăn quả á nhiệt đới.
c/ Giống cây ăn quả ôn đới.
d/ Cả a,b,c.
7/ Độ pH thích hợp để trồng cây xoài là:
a/ 5,5 -6,5
b/ 4,5- 6,5
c/ 3- 6,5
d/ 6- 6,5 
8/ Có thể chế biến chôm chôm bằng cách:
a/ Sấy, làm xirô
b/ Đóng hộp, làm xirô.
c/ Sấy, đóng hộp.
d/ Sấy, đóng hộp, làm xiro
CÂU 2: Nối cột A với cột B để có câu trả lời đúng (2 điểm)
A
B
1/ Tỷ lệ đậu quả cao nếu
2/ Nhiệt độ thích hợp cho việc ra hoa, thụ phấn
3/ Đất trồng thích hợp là đất
4/ Nhân giống bằng các phương pháp
5/ Thời vụ thích hợp
6/Trước khi trồng một tháng phải
7/ Khi cây có quả non và sau khi thu hoạch phải
8/ Quả vải dùng để
a. phù sa, đất đồi, pH = 6 – 6,5
b/ giâm cành, chiết cành, ghép cành.
c/ mùa xuân, mùa thu.
d/ 180C đến 240C
e/ đào hố, bón phân lót.
g/ thời tiết ẩm, nắng khô, gió nhẹ.
h/ ăn tươi, đóng hộp, sấy khô.
i/ bón phân cho cây.
B/ TỰ LUẬN: (6 điểm)
1/ Yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả đối với người lao động?
2/ Giá trị của việc trồng cây ăn quả?
3/ Nêu các công việc của kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả
Ngày soạn: 3/4/2006
Ngày giảng: 5/4/2006
TIẾT 57. THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOÀI SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I/ MỤC TIÊU:
- Biết cách quan sát một số loài sâu bệnh hại cây ăn quả thông qua tranh vẽ.
- Biết đặc điểm nổi bật của một số sâu bệnh hại để nhận diện, nhớ tên và phân biệt với các loài sâu khác.
- Có ý thức kĩ luật, vệ sinh, an toàn và tập thói quen nghiên cứu khoa học.
II/ CHUẨN BỊ:
Kết quả bài kiệm tra tiết trước:
Lớp: 
Sỉ số: 
Giỏi: Tỷ lệ:
Khá: Tỷ lệ: 
TB: Tỷ lệ:
Yếu: Tỷ lệ:
9C
9E
- Tranh ảnh một số sâu hại cây ăn quả.
- Một số loại cây ăn quả có sâu hại.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò: 
Nội dung:
* HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu mục tiêu bài thực hành:
Cho HS đọc mục tiêu như SGk.
Nhấn mạnh tiết này chỉ nghiên cứu phần sâu hại cây ăn quả.
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Tìm hiểu qui trình thực hành:
+ Cho HS quan sát tranh các sâu hại cây trồng, kết hợp SGK nêu các đặc điểm của các loài sâu hại cây trồng.
+ Phân biệt các loài sâu qua quan sát bên ngoài của nó.
+ Phân biệt các biểu hiện bên ngoài của cây, phát hiện các loại sâu hại.
* HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét và dặn dò:
+ Nhận xét tiết thực hành và chú ý những điều để tiết sau thực hành tốt hơn.
+ Dặn dò: Tìm hiểu và chuẩn bị thực hành tiếp theo.
Trình bày mục tiêu theo yêu cầu, Chú ý chỉ tìm hiểu phần sâu hại.
Trình bày sự chuẩn bị của nhóm
Quan sát tranh hoàn thành các yêu cầu theo nhóm.
Kết quả ghi vào vở.
I/ Mục tiêu:
- Biết cách quan sát một số loài sâu bệnh hại cây ăn quả thông qua tranh vẽ.
- Biết đặc điểm nổi bật của một số sâu bệnh hại để nhận diện, nhớ tên và phân biệt với các loài sâu khác.
II/ Nội dung và trình tự thực hành:
- Quan sát tranh phát hiện các loài sâu hại cây trồng.
- Ghi vào vở kết quả nhận được.
Ngày soạn: 3/4/2006
Ngày giảng: 6/4/2006
TIẾT 58 THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI (TT)
I / MỤC TIÊU:
- Biết cách quan sát tranh để nhận biết một số bệnh hại cây trồng.
- Biết đặc điểm nổi bật thông qua vết các bệnh của cây ăn quả.
- Có ý thức tổ chức kỹ luật, vệ sinh, an toàn và tập thói quen nghiên cứu khoa học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- Tranh ảnh các loại bệnh cây ăn quả.
- Bảng chuẩn bị báo cáo thực hành.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
Nội dung:
* HOẠT ĐỘNG 1: 
Tìm hiểu mục tiêu tiết thực hành:
Cho HS đọc mục tiêu như SGk.
Nhấn mạnh tiết này chỉ nghiên cứu phần bệnh hại cây ăn quả.
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của SH.
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Tìm hiểu qui trình thực hành:
+ Cho HS quan sát tranh các bệnh hại cây trồng, kết hợp SGK nêu các đặc điểm các dấu hiệu của các bệnh hại cây trồng.
+ Phân biệt các loài bệnh qua quan sát bên ngoài của quả và lá cây ăn quả.
+ Phân biệt các biểu hiện bên ngoài của cây, phát hiện các loại bệnh hại.
* HOẠT ĐỘNG 3: Nhận xét và dặn dò:
+ Nhận xét tiết thực hành và chú ý những điều để tiết sau thực hành tốt hơn.
+ Dặn dò: ghi chép các ghi nhận 2 tiết vừa qua chuẩn bị tiết sau hoàn thánh các bảng báo cáo
Trình bày mục tiêu theo yêu cầu, Chú ý chỉ tìm hiểu phần sâu hại.
Trình bày sự chuẩn bị của nhóm
Quan sát tranh hoàn thành các yêu cầu theo nhóm.
+ Quan sát và nhận xét.
+ Quan sát và phân biệt
Kết quả ghi vào vở.
Ghi chép cẩn thận.
I/ Mục tiêu:
- Biết cách quan sát một số loài bệnh hại cây ăn quả thông qua tranh vẽ.
- Biết đặc điểm nổi bật của một số bệnh hại để nhận diện, nhớ tên và phân biệt với các loài bệnh khác.
II/ Nội dung và trình tự thực hành:
- Quan sát và nhận xết các loại bệnh hại cây ăn quả.
- Ghi vào vở
Ngày soạn: 10/4/2006
Ngày giảng: 11/4/2006
TIẾT 59.	THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT CÁC LOẠI SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết được các loại sâu bệnh hại cây ăn quả.
- Phân biệt được các loại bệnh sâu hại cây ăn quả.
- Có kỹ năng tổng hợp kiến thức.
- Làm việc khoa hoc, cẩn thận, trật tự.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- Tranh ảnh các loài sâu bệnh hại cây ăn quả.
- Các ghi chép của tiết trước.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
Nội dung:
* HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu mục tiêu tiết thực hành: Hướng dẫn HS trình bày mục tiêu thực hành.
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS vận dụng ghi chép của tiết 57 hoàn thành bảng 8 báo cáo thực hành như SGK trang 63.
* HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS vận dụng ghi chép của tiết 58 hoàn thành bảng 9 báo cáo thực hành như SGK trang 63.
* HOẠT ĐỘNG 4: Đánh giá và nhận xét:
- Đánh giá: Hướng dẫn HS tự đánh giá theo biểu điểm sau:
+ Đầy đủ nội dung: 3 điểm.
+ Chính xác: 5 điểm
+ Trật tự , vệ sinh: 2 điểm.
- Nhận xét: Nhận xét tiết thực hành và dặn dó chuẩn bị bài tiếp theo.
Kết hợp mục tiêu 2 tiết trước hòan thành mục tiêu tiết này.
Nhóm báo cáo việc chuẩn bị .
Hoàn thành bảng 8 SGK trang 63.
Hoàn thành bảng 9 SGK trang 63.
Tự đánh giá theo hướng dẫn.
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được các loại sâu bệnh hại cây ăn quả.
- Phân biệt được các loại bệnh sâu hại cây ăn quả.
- Có kỹ năng tổng hợp kiến thức.
- Làm việc khoa hoc, cẩn thận, trật tự.
II/ Tiến hành:
Hoàn thành bảng 8 SGK trang 63.
Hoàn thành bảng 9 SGK trang 63.
Ngày soạn: 10/4/2006
Ngày giảng: 12/4/2006.
TIẾT 60	THỰC HÀNH TRỒNG CÂY ĂN QUẢ.
I/ MỤC TIÊU:
- Vận dụng được kiến thức về đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh vào việc trồng cây ăn quả cụ thể.
- Nắm được các bước của qui trình trồng cây ăn quả.
- Có hình dung ban đầu về kĩ thuật trồng cây ăn quả.
- Làm việc khoa học, cẩn thận, vệ sinh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- Tranh về các bước của qui trình trồng cây ăn quả như SGK trang 65.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
Nội dung:
* HOẠT ĐỘNG 1:
Tìm hiểu mục tiêu tiết thực hành: Hướng dẫn HS trình bày mục tiêu thực hành.
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
* HOẠT ĐỘNG 2:
Tìm hiểu qui trình thực hành:
Hướng dẫn HS trình bày qui trình theo 3 bước.
Chý ý bước 1: Đất mặt để riêng.
Chú ý bước 3: Vì sao phải đào đất lại?
* HOẠT ĐỘNG 3:
Cho HS quan sát tranh tìm hiểu kĩ qui trình thực hành chú ý cách đặt bầu đất.
HS trình bày mục tiêu theo hướng dẫn của GV.
 Nhóm trình bày sự chuẩn bị.
Theo dõi SGK và kiến thức đã hcọ trình bày qui trình thực hành.
Qua sát tranh. Nhận xét tranh và ghi những điều cần thiết để tiết sau tiến hành thực hành.
I/ Mục tiêu:
- Vận dụng được kiến thức về đặc điểm thực vật học, yêu cầu ngoại cảnh vào việc trồng cây ăn quả cụ thể.
- Nắm được các bước của qui trình trồng cây ăn quả.
- Có hình dung ban đầu về kĩ thuật trồng cây ăn quả.
- Làm việc khoa học, cẩn thận, vệ sinh.
II/ Qui trình:
B1: Đào hố đất.
B2: Bón phân lót vào hố.
B3: Trồng cây

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cong nghe 9.doc