Giáo án lớp 9 môn lịch sử - Ôn tập học kì hai

Giáo án lớp 9 môn lịch sử - Ôn tập học kì hai

Về kiến thức: Học sinh biết được:

- Trình bày được một số nét khái quát tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II đến thế kỉ I: Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta. (xóa tên nước ta, đồng hóa và bốc lột tàn bạo dân ta).

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: công việc chuẩn bị, sự ủng hộ của nhân dân, diễn biến, kết quả.

- Công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập.

 2. Về kĩ năng:

- Rèn cho Học sinh kĩ năng biết tìm nguyên nhân và mục đích sự kiện lịch sử.

- Rèn cho Học sinh biết đọc và vẽ bản đồ lịch sử.

 

doc 50 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1424Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn lịch sử - Ôn tập học kì hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn : 01/ 01/ 2010 
Ngaøy daïy : 04 / 01 /2010 
Tuaàn: 20 Tieát: 20 
CHƯƠNG III: THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
BÀI 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
I.Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức: Học sinh biết được:
- Trình bày được một số nét khái quát tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II đến thế kỉ I: Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta. (xóa tên nước ta, đồng hóa và bốc lột tàn bạo dân ta).
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: công việc chuẩn bị, sự ủng hộ của nhân dân, diễn biến, kết quả.
- Công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập.
 2. Về kĩ năng:
- Rèn cho Học sinh kĩ năng biết tìm nguyên nhân và mục đích sự kiện lịch sử.
- Rèn cho Học sinh biết đọc và vẽ bản đồ lịch sử.
3. Về tư tưởng:
- Giáo dục cho học sinh ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào dân tộc.
- Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam và biết ơn Hai Bà Trưng.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh, tư liệu Lịch sử 6.
- Chuẩn kiến thức Lịch sử.
- Tài liệu tích hợp môi trường.
III.Các hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp : (1’)
2.Kiểm tra bài cũ ( 3’ ) Ôn lại kiến thức cũ.
3.Vào bài mới: (1’)
Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước rơi vào ách thống trị hơn 1000 năm Bắc thuộc, chính sách cai trị của nhà Hán đã làm cho nhân dân ta rơi vào tình thế mất nước, bị đồng hóa, không cam chịu bóc lột nhân dân ta đã nổi dậy đấu tranh tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khỡi nghĩa Hai bà Trưng, cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào? Đó là nội dung bài hôm nay
Tg
Nội dung
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
15’
20’
1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay ?
- Sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai của Âu Lạc vào Nam Việt và chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN, Nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận Trung Quốc thành châu Giao, thủ phủ đóng ở Luy Lâu. Đứng đầu Giao Châu là Thứ Sử coi việc chính trị. Đô Úy coi việc quân sự và đều là người Hán. Ở các quận huyện người Hán vẫn để các Lạc Tướng trị dân như cũ.
- Chúng ra sức bóc lột nhân dân ta bằng các thứ thuế nhất là thuế muối, thuế sắtvà bắt cống nạp những sản vật quý như: ngà voi, sừng tê, ngọc trai
- Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục tập quán của họ, âm mưu đồng hóa dân tộc ta.
2. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ :
- Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị là con gái Lạc Tướng Huyện Mê Linh, chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai Lạc Tướng huyện Chu Diên (Vùng Đan Phượng và Từ Liêm Hà Nội ngày nay)
- Nguyên nhân :
+ Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Hán đã làm nhân dân ta khắp nơi căm phẫn muốn nổi dậy chống lại.
 + Chồng bà Trưng Trắc bị Tô Định giết.
- Mục tiêu: Giành lại độc lập cho tổ quốc, nối tiếp sự nghiệp vua Hùng.
Diễn biến: Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cớ khởi nghĩa ở Hát Môn (nay thuộc Hà Nội). 
Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
- Kết quả: Giành được thắng lợi, Tô Định phải cắt tóc cạo râu, bỏ thành chạy về nước.
Hoạt động : Cá nhân 
- Thất bại của An Dương Vương để lại hậu quả gì?
Sau đó nhà Hán thay nhà Triệu thống trị nước ta từ 111 TCN
- Nhà Hán tổ chức cai trị nước ta như thế nào?
- Nhà Hán gộp nước ta với 6 quận Trung Quốc nhằm mục đích gì?
Nhà Hán thi hành chính sách cai trị như thế nào? Em có nhận xét gì về chính sách này?(GV hướng dẫn học sinh trả lời)
Em biết gì về Tô Định ?
GV giảng thêm về Tô Định
Hoạt động : Cá nhân 
 Yêu cầu Học sinh đọc mục 2 SGK.
- Em biết gì về Hai Bà Trưng?
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Hán, hai gia đình Lạc Tướng bí mật cùng nhau tìm cách liên kết với các thủ lĩnh mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy, không may, thi sách bị quân Hán giết hại.
- Gọi Học sinh đọc 4 câu thơ.
- Qua 4 câu thơ, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là gì?
Giáo viên gọi học sinh nhận xét
Giáo viên kết luận.
 - Cuộc khởi nghĩa diễn ra vào thời gian nào? ở đâu?
- Yêu cầu học sinh đọc chữ nhỏ SGK.
- Em có nhận xét gì về những người tham gia khởi nghĩa?
- Việc nhân dân kéo về Mê Linh nói lên điều gì?
- Diễn biến ra sao? (GV sử dụng lược đồ tường thuật lại diễn biến qua đó Tích hợp môi trường)
- Kết quả khởi nghĩa ra sao?
Gọi Học sinh đọc nhận xét của Lê Văn Hưu.
Gv gọi Hs khác nhận xét, ý kiến.
Gv kết luận
- Triệu Đà chia Âu Lạc thành 2 quận và sáp nhập vào đất Nam Việt.
Nghe.
- Chia nước ta thành 3 quận và sáp nhập vào 6 quận của TQ thành châu Giao, thủ phủ đóng ở Luy Lâu  như cũ.
- Muốn thống trị nước ta lâu dài.
- Xóa tên nước ta và muốn biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ Trung Quốc.
- Thi hành chính sách bóc lột nặng nề.
- Phải nộp nhiều loại thuế .
- Cống nạp nhiều sản vật quý hiếm .
- Bắt nhân dân ta theo phong tục người Hán .
=> Tàn bạo, dã man chúng muốn đồng hóa nhân dân ta.
- là Thái thú Giao Chỉ nổi tiếng tham lam và tàn bạo.
- HS Nghe.
Học sinh đọc.
- Là con của Lạc Tướng Huyện Mê Linh, thuộc dòng dõi Vua Hùng, chồng Bà Trưng Trắc là Thi Sách con trai Lạc Tướng huyện Chu Diên.
- Do chính sách bóc lột của nhà Hán quá tàn bạo.
- Chồng bà Trưng Trắc bị Tô Định giết.
Học sinh đọc.
Học sinh trả lời.
Học sinh nhận xét.
- Diễn ra vào mùa xuân năm 40, tại Hát Môn.
Học sinh đọc .
- Lực lượng phụ nữ tham gia rất đông đảo và đóng vai trò quyết định vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa (Trong 7 người là thủ lĩnh thì có đến 5 người là phụ nữ)
- Được nhân dân nhiệt tình ủng hộ.
- Nhà Hán cai trị quá tàn bạo nên nhân dân rất căm thù.
- Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu 
- Giành được thắng lợi, Tô Định phải cắt tóc cạo râu, bỏ thành chạy về nước.
Học sinh đọc.
- Dưới sự thống trị tàn bạo của nhà Hán, nhân dân sẳn sàng đứng lên đấu tranh
- Các thế lực phong kiến Phương Bắc không thể cai trị nước ta lâu dài được.
Hs nhận xét
4.Củng cố:
Tg
Nội dung
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
4’
 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán đã làm cho nhân dân ta căm phẫn nổi dậy chống lại.
- Chồng bà Trưng Trắc bị Tô Định giết.
 5. Dặn dò : (1’)Về xem lại thật kĩ nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Xem trước bài 20, trả lời câu hỏi:
Sau khi khởi nghĩa thắng lợi Hai Bà Trưng đã làm gì?
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán diễn ra như thế nào?
Ngày soạn: 01 / 01/ 2011 
Ngày dạy: / 01/ 2011 
Tuần: 21 Tiết: 21
BÀI 18 : TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Học sinh biết được:
 - Công cuộc xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập – đây là những việc làm thiết thực đem lại lợi ích cho nhân dân sau khi cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.
- Những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán: thời gian, những trận đánh chính, kết quả. 
 2. Về kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc bản đồ và trình bày diễn biến trận đánh.
3. Về tư tưởng:
- Học sinh thấy được tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Mãi mãi ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng.
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh ảnhc tư liệu Lịch sử 6.
Chuẩn kỉ năng-kiến thức Lịch sử, tài liệu tích hợp môi trường.
III. Các hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ:
Tg
Nội dung
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
4’
 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
 Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
- Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Hán làm cho nhân dân ta oán giận.
- Chồng bà Trưng Trắc bị Tô Định giết 
- Trả nợ nước thù nhà . 
3.Vào bài mới: (1’)
 Sau khi đất nước được độc lập Hai Bà Trưng đã tiến hành các biện pháp để xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện muôn vàn khó khăn. Vậy Hai Bà Trưng đã tiến hành những biện pháp gì để phát triển đất nước sau thời gian dài bị Bắc thuộc, nhà Hán có để yên cho nước ta phát triển hay đem quan sang xâm lược để tiếp tục duy trì nền thống trị trên đất nước ta. Đó là nội dung cần làm rõ bài hôm nay 
Tg
Nội dung
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
14’
20’
1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập?
- Trưng Trắc được suy tôn lên ngôi vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh. 
- Phong chức tước cho những người có công, lập lại chính quyền.
- Các Lạc tướng vẫn giữ quyền cai quản các huyện, bãi bỏ luật pháp của chính quyền đô hộ cũ, xá thuế hai năm liền cho dân.
2. Cuộc kháng chiến chống quan xâm lược Hán diễn ra như thế nào?
 4/42, Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe thuyền các loại và nhiều dân phu.
- Quân Hán tấn công Hợp Phố, nhân dân ta anh dũng chống trả và sau đó chủ động rút lui khỏi Hợp Phố.
 - Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào nước ta và hợp quân tại Lãng Bạc.
- Hai Bà Trưng kéo ra vùng Lãng Bạc nghênh chiến, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt.
- Do thế giặc quá mạnh, ta phải lùi về Cổ Loa, Mê Linh. Nghĩa quân kiến quyết chống trả.
3/43, Hai Bà Trưng đã hy sinh oanh liệt ở Cấm Khê.
Cuộc kháng chiến còn tiếp tục đến tháng 11-43. Mùa thu năm 44, Mã Viện thu quân về nước, quân đi mười phần chỉ còn bốn, năm phần.
Ý nghĩa: Thể hiện ý chí quật cường bất khuất của dân tộc.
Hoạt động: cá nhân.
GV: Yêu cầu Hs đọc SGK
- Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã làm gì?
- Theo em, Những việc làm trên có ý nghĩa như thế nào? (GV hướng dẫn học sinh trả lời)
- Sau khi hay tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa thắng lợi, vua Hán phản ứng ra sao?
Hoạt động: cả lớp.
Năm 42, 2 vạn quân Hán do Mã Viện chỉ huy sang xâm lược nước ta.
- Tại sao Mã Viện lại được chọn là người chỉ huy?
- Quân Hán tấn công nước ta như thế nào?
- Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã làm gì?
- Hai Bà Trưng đã kháng chiến như thế nào?
- Gọi Học sinh đọc SGK.
- Em có nhận xét gì về sự hồi tưởng của Mã Viện?
- Nhân dân ta đã chiến đấu như thế nào?
- Hai Bà Trưng đã hy sinh như thế nào?
 Sau khi Hai Bà Trưng đã hy sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục diễn ra đến 11/43.
- Kết quả ra sao?
Nhân dân ta đã lập đền thờ khắp nơi để bày tỏ lòng biết ơn.
GT H.45: Đền thờ Hai Bà Trưng.(Tích hợp Môi trường, giáo dục ý thức của Hs)
- Cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng nói lên điều gì?
- Đọc
- Trưng Trắc được ... c ta thoát khỏi 1000 năm Bắc thuộc của bọn phong kiến phương Bắc, nhà Nam Hán mặc dù còn tồn tại nhưng không dám sang xâm lược nước ta nữa.
5’
5. Kể tên những anhhùng dân tộc đã giương cao ngọn cờ đấu tranh chống Bắc thuộc.
Hoạt động : cá nhân
 Em hãy kể tên những anh hùng đã giương cao ngọn cờ đấu tranh chống Bắc thuộc?
Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền.
5’
6. Em hãy mô tả một số công trình nghệ thuật nổi tiếng thời cổ đại 
Hoạt động: cá nhân
 Nhân dân thời cổ đại có những công trình nghệ thuật độc đáo nào?
- Trống đồng Đông Sơn là một công trình nghệ thuật, trang trí nhiều hoa văn, thể hiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Thành Cổ Loa là một công trình quân sự độc đáo thể hiện tìa năng và kĩ thuật xây thành của nhân dân ta.
4. Củng cố:
Tg
Nội dung
Hoạt động Giáo Viên
Hoạt động học sinh
4’
- Nhà nước đầu tiên ra đời với tên gọi là gì?
- Vị vua đầu tiên là ai?
- Nhà nước đầu tiên ra đời với tên gọi là gì?
- Vị vua đầu tiên là ai?
- Nhà nước Văn Lang do Hùng Vương đứng đầu.
- Nhà nướcÂu Lạc do An Dương Vương đứng đầu.
- Là Hùng Vương.
5. Dặn dò: (1’)
Về nhà xem lại bài từ bài 17 – 27, chuẩn bị ôn tập thi học kì II . 
Ngày soạn : 15/ 04/ 2010 ÔN TẬP
Ngày dạy : 20/ 04/ 2010 
Tuần : 37 Tiết : 37
 I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: 
Củng cố lại kiến thức lịch sử Việt Nam: cuộc khởi nghĩa Hia Bà Trưng đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 .
2. Về kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng trình bày thi, trình bày các kiến thức đã học.
3. Về tư tưởng: 
 Thấy được tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc, biết ơn những anh hùng dân tộc đã ngã xuống vì nền độc lập của dân tộc.
 II. Đồ dùng dạy học:
 Chuẩn kiến thức Lịch sử.
 III. các hoạt động trên lớp:
1. Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm Tra bài cũ: (4’) Nhắc lại kiến thức liên quan .
3. Vào bài mới: (1’)
Nhằm để chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra học kì II, hôm nay chúng ta cùng ngồi điểm lại các sự kiện quan trọng trong suốt quá trình lịch sử từ sau cách mạng Tháng Tám 1945 đến mùa Xuân 1975 .
ÔN TẬP
.o0o
Câu 1 : Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm mục đích gì ? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán ?
- Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm mục đích chiếm đóng lâu dài và xóa tên nước ta, biến nước ta thành một bộ phận lãnh thỗ của Trung Quốc .
- Nhà Hán bố trí người Hán cai trị đến cấp quận, còn cấp huyện, xã chúng chưa thể vươn tới nên buộc phải sử dụng Lạc tướng người Âu Lạc cai trị như cũ .
Câu 2 : Nhân dân châu Giao bị bóc lột như thế nào ? Nhà hán đưa người Hán sang châu Giao nhằm mục đích gì ?
- Nhân dân châu Giao bị nhà Hán đối xử rất tàn tệ, phải nộp nhiều loại thuế ( thuế muối, sắt ), phải lên rừng xuống biển rất nguy hiểm đến tính mạng để tìm những sản vật quý hiếm ( sừng tê, ngà voi, ngọc trai ) đem cống nạp .
- Nhà hán đưa người Hán sang châu Giao nhằm mục đích đồng hóa dân tộc ta, bắt nhân dân ta phải theo phong tục tập quán của họ .
Câu 3 : 
Một xin rửa sạch nước thù,
..
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này .
Qua 4 câu thơ trên, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa ?
4 câu thơ trên trích trong Thiên Nam ngữ lục là lời thề của nghĩa quân trước lúc lên đường, 4 câu thơ đã nói lên mục tiêu của cuộc khởi nghĩa là :
- Đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập cho đất nước .
- Nối lại sự nghiệp của các vus Hùng .
- Trả thù nhà ( trả thù cho chồng là Thi Sách bị giết hại )
Câu 4 : Theo em, việc nhân dân khắp nơi kéo về Mê Linh nói lên điều gì ?
Nhân dân khắp nơi kéo về Mê Linh hưởng ướng Hai Bà Trưng chứng tỏ ách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân rất tàn bạo, khiến mọi người căm giận và nổi dậy chống lại .
Câu 5 : Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời Hán có gì thay đổi ?
Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời Hán có những thay đổi : Nhà Hán chia Âu lạc thành 3 quận : Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao
- Đứng đầu châu là thứ sử, đứng đầu quận là thái thú và đô húy, tất cả đều là người Hán . Đứng đầu Huyện là Lạc tướng ( người Việt )
- Nhân dân nộp những thứ thuế, sản vật quý hiếm ngà voi, sừng tê . Để cống nạp cho nhà Hán .
- Bắt nhân dân ta theo phong tục người Hán .
Câu 6 : Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, rồi tiến xuống Cổ Loa, Luy Lâu.
- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam hải. Quân Hán ở các quận huyện khác bị đánh tan, Cuộc khởi nghĩa thắng lợi .
Câu 7 : Em hãy cho biết những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển ?
Những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển :
Biết dùng trâu, bò kéo cày .
Biết đắp đê phòng chống lũ lụt, làm thủy lợi .
Biết trồng 2 vụ lúa một năm .
Có đủ loại cây trồng, đặc biệt trồng cam, biết kỉ thuật “ dùng côn trùng diệt côn trùng ” .
Câu 8 : Trong các thế kỉ I – Vi, chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc với nước ta có gì thay đổi ?
 Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc rất nham hiểm và tàn bạo, chúng âm mưu thực hiện chính sách đồng hóa dân ta :
- Thay đổi bộ máy cai trị đến chức Huyện lệnh là người Hán .
- Bắt nhân dân ta học chữ Hán, xòa bò phong tục tập quán của người Việt .
- Bắt nhân dân ta phải cống nạp các sản vật quý hiếm .
- Thực hiện các chính sách cướp đoạt, bắt nhân dân ta nộp đủ thứ thuế và làm các công việc lao dịch nặng nề .
- Chúng còn giữ đôc quyền về sắt để kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta .
=> Những việc làm đó chứng tỏ chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong các thế kỉ I VI rất nguy hiểm và tàn bạo .
Câu 9 : Những biểu hiện về sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta trong thời kì này ?
- Nghề gốm có tráng men, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây nhà .
- Nghề dệt vải bằng các loại tơ .
- Các sản phẩm của nông nghiệp, thủ công nghiệp được đem trao đổi buôn bán ở các chợ làng .
- Thương nhân nước ngoài có người Trung Quốc, Gia va, Ấn Độ  đến buôn bán ở Luy Lâu, Long Biên 
Câu 10 : vì sao người Việt giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên ?
Người Việt giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên bởi vì :
- Trường học được mở chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em mình đi học, cò đại đao số nông dân lao động nghèo khổ, không có điều kiện, do đó họ vẫn giữ được phong tục, tập quán, tiếng nói của tổ tiên .
- Phong tục, tập quán của tổ tiên được hình thành và xác lập vững chắc từ lâu đời, nó trở thành đặc trưng riêng của người Việt, bản sắc dân tộc Việt và có sức sống bất diệt .
Câu 11 : Em hãy trình bày cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu ?
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ, từ căn cứ Phú Điền, Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở quận Cửu Chân, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu .
- Nhà Lương cử 6000 quân sang đàn áp, Cuộc khởi nghĩa thất bại. Bà Triệu hy sinh trên núi Tùng ( Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa) .
Câu 12 : Em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí ?
 Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí
 + Năm 542, khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng, chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc .
 + Tháng 4/ 542 và đầu năm 543, nhà Lương hai lần đem quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi .
 + Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, xây dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch, lập triều đình với 2 ban văn, võ .
 + Kết quả, ý nghĩa : Khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, lập nước riêng, thể hiện tinh thần, ý chí độc lập .
Câu 13 : Em có suy nghĩ gì về việc đặt tên nước là Vạn Xuân :
 Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như vạn mùa xuân .
Câu 14 : Em hãy nêu những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược của Triệu Quang Phục lãnh đạo ?
 Những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược của Triệu Quang Phục lãnh đạo :
Cuộc kháng chiến được nhân dân nhiệt tình ủng hộ .
Biết tận dụng ưu thế căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng .
 - Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất chán nản, luôn bị động trong chiến đấu .
Câu 15 : Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở những điểm nào ?
- Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động khi giặc còn ngấp nghé, ông khẩn trương tổ chức kháng chiến. Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bán với các tướng cách đánh giặc. Ông quyết định chọn khu vực cửa sông và vùng trung lưu, hạ lưu sông Bạch Đằng làm điểm quyết chiến với giặc – chủ động đón đánh quân xâm lược .
- Kế hoạch của Ngô quyền hết sức độc đáo : ông huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, thành một trận địa cọc ngầm, cho quân mai phục hai bên bờ. Khi nước triều lên, thuyền của địch tiến vào hàng cọc “ ta dễ bề chế ngự, không có kế gì hay bằng kế đó cả ” .
Câu 16 : Vì sao nói : trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta ?
 Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì : đây là lần thứ 2 quân Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta, mặc dù sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian nữa nhưng không dám đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ 3. Với chiến thắng này, nhân dân ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc, khẳng định nền độc lập của dân tộc, chiến thắng Bạch Đằng mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc .
Câu 17 : Ngô Quyền có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ 2 ?
Ngô Quyền có những công lao :
Huy động sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến .
Biết tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng để đánh giặc .
Chủ động đưa ra kế hoạch đánh giặc độc đáo – bố trí trận địa cọc ngầm => để làm nên chiến thắng vĩ đại cho dân tộc .
Câu 18 : Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ?
 Diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng :
- Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta, quân ta ra nhử giặc vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều dâng cao, quân giặc kéo qua trận địa cọc ngầm mà không biết .
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực tấn công, quân Nam Hán phải rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn vỡ tan tành, quân ta tiến đánh dữ dội, quân Nam Hán bị thiệt hại quá nửa, Hoằng Tháo bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi .

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan HKII.doc