Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết học 15 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới Từ sau năm 1945 đến nay

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết học 15 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới Từ sau năm 1945 đến nay

- Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về lịch sử TG hiện đại từ 1945 đến nay.

+ Những diễn biến phức tạp, sự phân chia XHCN, TBCN do 2 cường quốc Mĩ và Liên Xô đứng đầu- Luôn dối đầu nhau trong tình trạng "Chiến tranh lạnh" căng thẳng và quyết liệt.

+ Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại và mục tiêu hoà bình- độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ XH.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1343Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tiết học 15 - Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới Từ sau năm 1945 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15
Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới
Từ sau năm 1945 đến nay
A- Mục tiêu cần đạt: 
1 Kiến thức 
- Giúp HS củng cố những kiến thức đã học về lịch sử TG hiện đại từ 1945 đến nay.
+ Những diễn biến phức tạp, sự phân chia XHCN, TBCN do 2 cường quốc Mĩ và Liên Xô đứng đầu- Luôn dối đầu nhau trong tình trạng "Chiến tranh lạnh" căng thẳng và quyết liệt.
+ Xu thế chuyển từ đối đầu sang đối thoại và mục tiêu hoà bình- độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ XH.
2 kĩ năng 
- Rèn kỹ năng tổng hợp, phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh.
3 Thái độ 
- Nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt, phức tạp giữa XHCN và CNĐQ và các thế lực phản động. Từ đó có ý thức đấu tranh và quan điểm học lịch sử thế giới một cách tích cực 
b- chuẩn bị:
- Bản đồ thế giới mới và một số tranh ảnh.
C- phương pháp:
- Phân tích, tổng hợp, nhận định, đánh giá.
D- Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
9A......................................9B...................................................................
2. Kiểm tra: 
- kết hợp trong tổng kết 
3. Bài mới:
? Đọc mục I SGK.
? Sự ra đời, phát triển và những sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu?
I- Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay.
1. Hệ thống các nước XHCN:
- Sau CTTG II, hệ thống các nước XHCN hình thành từ phạm vi 1 nước đã trở thành một hệ thống.
? Nhận xét gì về đường lối phát triển của các nước XHCN những năm của thế kỷ XX.
- Tuy còn nhiều thiếu sót, sai lầm trong đường lối chính sách, sự chống phá của các thế lực đế quốc và phản động nhưng các nước XHCN đã thu được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, có ảnh hưởng sâu rộng và tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển thế giới.
? Phong trào giải phóng dân tộc phát triển có ảnh hưởng ntn?
- Phong trào giải phóng dân tộc làm sụp đổ hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc của CNTD và CN A-pac-thai.
+ Các nước á- Phi- Mĩ La Tinh ngày càng có vai trò lớn trong đời sống chính trị thế giới.
+ Sau khi giành được độc lập, nhiều nước á- Phi- Mĩ La Tinh đã giành được thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển KT- XH.
? Tình hình phát triển kinh tế của các nước TB.
- Các nước TB phát triển nhanh về kinh tế: Nhật, CHLB Đức.
+ Mĩ trở thành nước TB giàu mạnh nhất, theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới nhưng phải chịu những thất bại nặng nề trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954- 1975).
+ Các nước TB có xu hướng liên kết (** kinh tế Châu Âu).
+ Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản là 3 trung tâm tài chính kinh tế của thế giới.
? Tình hình thế giới sau 1945?
- Sau năm 1945 xác lập thế giới 2 cực do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cực.
+ Thế giới chia 2 phe đối đầu mà đỉnh cao là "Chiến tranh Lạnh".
+ 1989 Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt "Chiến tranh lạnh".
+ Nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi --> Thế giới chuyển sang xu thế hoà hoãn đối thoại.
? Cuộc CM KHKT có tác động ntn tới con người?
- Cuộc CM KHKT nửa sau TK XX đã ra đời và tiếp diễn, đạt nhiều thành tựu kỳ diệu, có ý nghĩa to lớn, quyết định sự tăng trường kinh tế, nâng cao mức sống con người.
? Hãy khái quát những xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
2. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
- Trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành đa cực, nhiều trung tâm.
- Xu thế hoà hoãn, ** giữa các nước lớn.
- Các nước đều điều chỉnh chiến lược trong đó lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
- Nguy cơ xung đột nội chiến hoà bình ổn định bị đe dọa nghiêm trọng ở nhêìu nước, nhiều khu vực.
4. Củng cố:
? Tại sao nói "Hoà bình ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
5. Dặn dò về nhà:
- Ôn tập, thống kê số liệu minh họa.
- Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
E- Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 9 tiet 15.doc