Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần : 19 - Tiết : 19 - Bài 19 : Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần : 19 - Tiết : 19 - Bài 19 : Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

Học sinh nắm được những hoạt động của Nguyễn ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp , Liên Xô , Trung Quốc , . Người tìm thấy chân lý cứu nước . Người tích cực chuẩn bị về tư tưởng , chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

 - Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục , kính yêu lãnh tụ Nguyễn ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng .

 - Rèn kỹ năng quan sát , phân tích , đánh giá , so sánh sự kiện lịch sử

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1372Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần : 19 - Tiết : 19 - Bài 19 : Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 19 Tiết : 19 	
Bài 19 : hoạt động của Nguyễn ái quốc ở nước ngoài 
trong những năm 1919 - 1925 
I. Mục tiêu cần đạt 
	- Học sinh nắm được những hoạt động của Nguyễn ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp , Liên Xô , Trung Quốc , ... Người tìm thấy chân lý cứu nước . Người tích cực chuẩn bị về tư tưởng , chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. 
	- Giáo dục cho học sinh lòng khâm phục , kính yêu lãnh tụ Nguyễn ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng . 
	- Rèn kỹ năng quan sát , phân tích , đánh giá , so sánh sự kiện lịch sử . 
II. Đồ dùng dạy học 
1. Giáo viên chuẩn bị : 
	- SGK , SBT , sưu tầm tranh ảnh , tư liệu lịch sử , bảng phụ ghi bài tập . 
2. Học sinh chuẩn bị :
- SGK , vở ghi , sưu tầm tranh ảnh , tư liệu lịch sử liên quan . 
III. Hoạt động dạy và học 
1. Tổ chức : ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số . (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
	- Trả bài kiểm tra học kỳ I và nhận xét bài làm của học sinh . 
3. Giới thiệu bài : 
	Nguyễn ái Quốc quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước . Người đi tìm ra con đường cách mạng đúng đắn , cứu dân tộc thoát khỏi vòng nô lệ . Hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở nước ngoài như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay 
4. Bài mới . 
I . Nguyễn ái Quốc ở Pháp ( 1917 - 1923) ( 10') 
- GV yêu cầu học sinh đọc mục I (sgk).
- Em hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Pháp ( 1917 - 1920) ? 
- GV giới thiệu tranh hình ảnh Nguyễn ái Quốc tìm đường cứu nước và tại đại hội Tua ( 12 - 1920) . 
- Sau khi tìm thấy chân lý cứu nước Nguyễn ái Quốc đã có những hoạt động gì ở Pháp ? 
- GV giải thích thêm để học sinh rõ . 
- Ngày 18 - 6 - 1919 Nguyễn ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc xai bản yêu sách đòi quyền tự do , bình đẳng , tự quyết của dân tộc Việt Nam . 
- Tháng 7 - 1920 Người đọc sơ thảo về vấn đề dân tộc , thuộc địa của Lê Nin , từ đó người hoàn toàn tin theo Lê Nin . 
- Tháng 12 - 1920 Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản thứ ba và sáng lập Đảng cộng sản Pháp 
- Người từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mac - Lê Nin . 
- Năm 1921 Người sáng lập ra Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để đoàn kết lực lượng đấu tranh truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào thuộc địa . 
- Năm 1922 Người ra tờ bào “Người cùng khổ ” vạch trần tội ác của Pháp . 
- Viết nhiều bài báo cho báo “Nhân đạo” , “Đời sống công nhân ” và cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp ... ” 
đ Các sách báo này được bí mật truyền về trong nước thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh . 
II. Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô ( 1923 - 1924 ) (10’)
- GV yêu cầu học sinh đọc mục II(sgk). 
- Em hãy trình bày những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô ?
- GV giới thiệu tranh về hành trình cứu nước của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc để học sinh khắc sâu kiến thức . 
- Những quan điểm cách mạng của Nguyễn ái Quốc truyền về trong nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam ? 
- Tháng 6 - 1923 Nguyễn ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân . 
- Năm 1924 Người dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản .
+ Người tham luận về vị trí , chiến lược của cách mạng ở các nước thuộc địa . 
+ Mối quan hệ của phong trào công nhân chính quốc và thuộc địa . 
+ Vai trò to lớn của nông dân ở các thuộc địa . 
- Nguyễn ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam . 
III. Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc ( 1924 - 1925 ) (15')
- GV yêu cầu học sinh đọc mụcIII(sgk). 
- Em hãy nêu những hoạt động chủ yếu của Nguyễn ái Quốc để thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ? 
- Em hãy cho biết những hoạt động chủ yếu của tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên ? 
- Ngoài công tác huấn luyện Hội Việt Nam cách mạng thanh niên còn chú ý đến công tác gì ? 
1) Sự thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên . 
- Cuối năm 1924 , Nguyễn ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu ( Trung Quốc) thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên . Tổ chức cộng sản đoàn làm nòng cốt ( 6 - 1925) . 
2) Hoạt động : 
a. Tổ chức VN CMTN rấ chú ý đến công tác huấn luyện cán bộ cách mạng . 
- Nguyễn ái Quốc trực tiếp mở các lớp huấn luyện , sau đó đưa cán bộ về hoạt động trong nước . 
- Một số người được chọn đi học trường đại học phương Đông và trường quân sự ở Liên Xô và Trung Quốc . 
b. Tuyên truyền . 
- Báo thanh niên xuất bản tháng 6 - 1925 . 
- Năm 1927 , tác phẩm “Đường cách mệnh’ xuất bản vạch rõ phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc . 
đ Được bí mật truyền về trong nước , thúc đẩy nhân dân đứng lên đấu tranh . 
- Đầu năm 1929 , Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã có cơ sở khắp toàn quốc , các tổ chức quần chúng xuất hiện , công hội , nông hội . 
- Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có vai trò quan trọng chuẩn bị tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng . 
*Bài tập (5’)
	- Bài tập 1 : Bản yêu sách của nhân dân An Nam mà Nguyễn ái Quốc đưa đến hội nghị đề cập đến vấn đề gì ? Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý em cho là đúng . 
	A. Đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ . 
	B. Đòi được quyền sống bình đẳng . 
	C. Đòi quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam . 
	D. Đòi hoà bình , thống nhất đất nước . 
	- Bài tập 2 : Cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên sau khi được đào tạo ở Quảng Châu ( Trung Quốc) đã làm gì ? Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu em chọn . 
	A. Một số cán bộ đi học ở trường đại học phương Đông . 
	B. Một số đi học quân sự ở Liên Xô và Trung Quốc . 
	C. Phần lớn về nước hoạt động . 
	D. ở lại Trung Quốc để gây dựng lực lượng cách mạng .
IV. Hướng dẫn về nhà : (3’)
	- Học kỹ bài , nắm chắc nội dung bài . 
	- Trả lời các câu hỏi trong sgk . 
	- Hoàn thiện bài tập lịch sử vào vở . 
	- Nghiên cứu trước bài "Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học kỹ thuật "
V. Phụ lục : 
	1. Tư liệu lịch sử 9.
	2. Lịch sử Việt Nam hiện đại.
	3. Thuật ngữ lịch sử .
Tuần : 19 Tiết : 20	
Bài 17 : Cách mạng việt nam trước khi đảng cộng sản ra đời 
I. Mục tiêu cần đạt 
	- Học sinh cần nắm được bước phát triển mới của cách mạng Việt nam , đó là hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của các tổ chức cách mạng ở trong nước , Tân Việt cách mạng đảng và Việt Nam Quốc Dân Đảng , chủ trương và hoạt động của hai tổ chức này . Sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam dẫn tới sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam
	- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối . 
	- Rèn kỹ năng nhận định , đánh giá , phân tích sự kiện lịch sử . 
II. Đồ dùng dạy học 
1. Giáo viên chuẩn bị : 
	- SGK , SBT , sưu tầm tranh ảnh , tư liệu lịch sử , bảng phụ ghi bài tập . 
2. Học sinh chuẩn bị :
- SGK , vở ghi , sưu tầm tranh ảnh , tư liệu lịch sử liên quan . 
III. Hoạt động dạy và học 
1. Tổ chức : ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số . (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
	- Em hãy nêu những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Pháp , Liên Xô , Trung Quốc . 
	- Tại sao nói : Nguyễn ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị cho sự ra đời cuar Đảng Cộng sản Việt Nam ? 
3. Giới thiệu bài : 
	Đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt nam ba tổ chức cách mạng đã lần lượt ra đời và tiếp đó là ba tổ chức Cộng sản đã ra đời ở Việt Nam . Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó . 
4. Bài mới . 
I . Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt nam ( 1926 - 1927 ) ( 15’) 
- GV yêu cầu học sinh đọc mục I(sgk) . 
- Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926 - 1927 ? 
- GV minh hoạ thêm để học sinh rõ . 
- Theo em phong trào yêu nước thời kỳ này phát triển như thế nào ? 
- Theo em phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1926 - 1927 có điểm gì mới so với thời gian trước ? 
1) Phong trào công nhân 
- Công nhân và học sinh học nghề liên tiếp nổi dậy đấu tranh : Dệt Nam Định , đồn điền cao su Phú Riềng , ... 
- Phong trào phát triển với quy mô toàn quốc . 
+ Công nhân nhà máy xi măng hải Phòng , dệt Nam Định , đóng tàu Ba Son ,... 
- Các cuộc đấu tranh đều mang tính chất chính trị , vượt ra ngoài quy mô một xưởng , liên kết nước ngành , nước địa phương . 
- Trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên , họ đã trở thành lực lượng chính trị độc lập.
2) Phong trào yêu nước ( 1926 - 1927) 
- Phong trào đấu tranh của nông dân , tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân đã kết thành một làn sóng chính trị khắp cả nước . 
- Phong trào kết thành làn sóng đấu tranh lan rộng khắp cả nước . Giai cấp công nhân đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập . 
- Phong trào mang tính chất thống nhất giác ngộ giai cấp ngày càng cao . 
II. Tân Việt Cách Mạng Đảng ( 7 - 1928) (15’)
- Em hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Tân Việt Cách Mạng Đảng ? 
- GV minh hoạ thêm cho học sinh rõ . 
- Tân Việt Cách Mạng Đảng phân hoá trong hoàn cảnh nào? 
- GV minh hoạ và giải thích thêm về hoàn cảnh phân hoá của tổ chức này cho học sinh hiểu thêm . 
1) Sự thành lập . 
- Nguồn gốc : Từ Hội Phục Việt được thành lập từ tháng 7 năm 1925 . 
- Sau lần đổi tên , đến tháng 7 năm 1928 chính thức mạng tên Tân Việt Cách Mạng Đảng . 
- Lúc đầu là tổ chức yêu nước , lập trường giai cấp chưa rõ ràng . 
2) Sự phân hoá : 
- Tân Việt Cách Mạng Đảng ra đời khi tổ chức Việt Nam Cách mạng thanh niên đã phát triển mạnh về lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê Nin . 
- Cuộc đấu tranh gay gắt đã diễn ra trong nội bộ Tân Việt Cách Mạng Đảng giữa hai khuynh hướng vô sản và tư sản . Cuối cùng khuynh hướng vô sản đã thắng thế , nhiều đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã chuyển sang Hội Việt Nam cách mạng thanh niên , tích cực chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin . 
*Bài tập (6’)
	- Bài tập 1 : Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu chỉ đáp án đúng nói về cuộc đấu tranh trong phong trào cách mạng 1926 - 1927 . 
	A. Bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định và Hải Phòng . 
	B. Bãi công của công nhân đồn điền cao su Cam Tim , Phú Riềng và đồn điền cà phê Ray Na . 
	C. Cuộc đấu tranh của công nhân và thuỷ thủ Pháp . 
	D. Bãi công của công nhân nhà máy cưa Bến Thuỷ và nhà máy xe lửa Trường Thi . 
	E. Bãi công của công nhân nhà máy Ba Son ( Sài Gòn) .
	- Bài tập 2 : Hội phục Việt qua nhiều lần đổi tên , cuối cùng đã quyết định lấy tên là Tân Việt cách mạng Đảng , đúng hay sai . 
	A. Đúng 	B. Sai 
IV. Hướng dẫn về nhà : (3’)
	- Học kỹ bài , nắm chắc nội dung bài . 
	- Trả lời các câu hỏi trong sgk . 
	- Hoàn thiện bài tập lịch sử vào vở . 
	- Nghiên cứu tiếp phần tiếp theo của bài . 
V. Phụ lục : 
	1. Tư liệu lịch sử 9.
	2. Lịch sử Việt Nam hiện đại.
	3. Thuật ngữ lịch sử .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19.doc