Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 27 - Vũ Thị Mai - Trường THCS Trực Phú

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 27 - Vũ Thị Mai - Trường THCS Trực Phú

Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

 - Từ chiến dịch biên giới 1950 trở đi cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới. Ta chủ động phản công địch trên khắp các địa bàn quan trọng.

 - Thời kỳ này cuộc kháng chiến giành được thắng lợi toàn diện.

 - Đế quốc Mĩ can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương - Pháp, Mĩ âm mưu giành lại quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 990Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Tuần 27 - Vũ Thị Mai - Trường THCS Trực Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 5/2/2011
 Ngày dạy:
Tuần 27 - Tiết 33
Bài 26: bước phát triển mới của cuộc 
kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1950-1953)
A- Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
 - Từ chiến dịch biên giới 1950 trở đi cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới. Ta chủ động phản công địch trên khắp các địa bàn quan trọng.
 - Thời kỳ này cuộc kháng chiến giành được thắng lợi toàn diện.
 - Đế quốc Mĩ can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương - Pháp, Mĩ âm mưu giành lại quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
2, Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
B- Chuẩn bị của GV và HS:
 - Giáo viên: + Nghiên cứu soạn bài. Lược đồ chiến dịch biên giới, Tây Bắc.
 - Học sinh: Học + Đọc theo Sách giáo khoa.
C- Tiến trình lên lớp: 
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
 ? Em hãy trình bày chiến dịch Việt Bắc - Thu, Đông 1947?
3, Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
 ? Sau chiến dịch Việt Bắc 1947, tình hình thế giới có thuận lợi như thế nào cho kháng chiến? 
 GV: Trung Quốc thắng lợi giúp nước ta ra khỏi thế bao vây...).
 ? Tình hình trong nước như thế nào ?
 ? Trước tình hình đó Pháp; Mĩ có âm mưu gì? Tại sao Mĩ lại can thiệp ...?
? Nhận viện trợ Mĩ, Pháp đã làm gì ?
 GV: Chỉ lược đồ cho học sinh rõ trên đường số 4 Pháp thiết lập hệ thống đồn bốt dày đặc từ đình lập -> Cao Bằng khoá chặt đường số 4 Việt - Trung, không cho ta liên lạc với Trung Quốc - Liên Xô.
 ? Trước tình hình đó ta đã có quyết định gì. 
 GV: Cho học sinh quan sát hình 46, ban thường vụ TW họp bàn quyết định mở chiến dịch biên giới
 ? Chiến dịch biên giới đã diễn ra như thế nào.
 GV: Đưa lược đồ chiến dịch biên giới thu đông 1950, tường thuật diễn biến chiến dịch Biên giới
 Nhận xét tóm tắt
 GV nhận xét, bổ sung -> cho ghi
 Giới thiệu vị trí Đông Khê, lực lượng của Pháp, cuộc chiến đấu của ta - sự phối hợp với mặt trận Biên giới (tư liệu sgk)
 ? Chiến dịch biên giới ta thu được kết quả gì.
 ? Chiến dịch biên giới thắng lợi có ý nghĩa gì. 
 GV: Ta giành quyền chủ động trên chiến trường
Hoạt động 2:
? Sau khi thất bại ở chiến dịch biên giới Pháp lâm vào thế bị động ... Pháp đẩy mạnh âm mưu gì?
 ? Để thực hiện âm mưu đó Pháp, Mĩ đã làm gì ?
 ? Em có nhận xét gì về sự cấu kết giữa Pháp; Mĩ ? 
 ? Sự cấu kết đó có ảnh hưởng gì cho kháng chiến ? 
 GV: Cho học sinh rõ số liệu viện trợ của Mĩ: 1950: 19,5%, 1954: 73,9% là hàng viện trợ của Mĩ.
Sơ kết : với điều kiện thuận lợi trên thế giới, sự phát triển lực lượng trong nước, ta quyết định mở chiến dịch biên giới 1950 và giành thế chủ động, chiến thắng biên giới phá thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc, khai thông biên giới, làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của địch
I- Chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950
1- Hoàn cảnh lịch sử mới:
- Thế giới: Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (Nối liền với hậu phương các nước XHCN).
- Trong nước: Pháp liên tiếp thất bại.
- Pháp lệ thuộc Mĩ: Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
2- Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc:
- Âm mưu của Pháp: Khoá cửa biên giới Việt Trung. Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.
- Mở chiến dịch biên giới 1950.
- Diễn biến:
+ Ngày 16/9/1950 ta đánh Đông Khê.
+ Ngày 18/9/1950 ta tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê.
+ Địch cho quân từ Cao Bằng đánh xuống, từ Lạng Sơn đánh lên để ứng cứu cho Đông Khê.
+ Ta: Mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4.
+ 22/10/1950 địch rút khỏi đường số 4.
- Kết quả:
+ Khai thông 750 km đường biên giới.
+ Giải phóng 35 vạn dân.
+ Hàng lang Đông Tây bị chọc thủng.
+ Căn cứ địa Việt Bắc được giữ vững.
- Ta giành quyền chủ động...
 II- Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp.
- Pháp: Muốn giành lại quyền chủ động.
+ Mĩ tăng viên trợ.
+ Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (23/12/1950).
+ Tháng 12/1950 đề ra kế hoạch Đờ-Lát-Đờ-Tát-Xi-Nhi.
- Cấu kết chặt chẽ với nhau.
- Gây nhiều khó khăn cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
4, Củng cố: (3 phút).
 *Bài tập : Đảng ta mở chiến dịch Biên giới trong hoàn cảnh nào?
 A. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi
 B. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới lên cao
 C. Thực dân Pháp bị thất bại liên tiếp, tổn thất nặng nề
 D. Cả 3 ý trên.
5, Dặn dò về nhà: (2 phút). 
 - Học bài theo nội dung đã ghi
 - Đọc trước và tìm hiểu các phần còn lại của bài 26. Trả lời câu hỏi sgk.
_____________________________________________
 Ngày soạn: 5/2/2011
 Ngày dạy:
Tuần 27 - Tiết 34
Bài 26: bước phát triển mới của cuộc 
kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1950-1953) -Tiếp-
I/Mục tiêu cần đạt: 
1, Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
 - Giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc từ chiến thắng biên giới thu; đông 1950. Sau chiến dịch biên giới cuộc kháng chiến của ta được đẩy mạnh cả ở tiền tuyến và hậu phương, giành thắng lợi về chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính,văn hoá, giáo dục.
 - Đế quốc Mĩ can thiệp sâu chiến tranh đế quốc Pháp - Mĩ, âm mưu giành lại quyền tự chủ động chiến lược đã mất.
2, Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn két dân tộc, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc
3, Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch và của ta trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến
 - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng tranh ảnh, bản đồ các chiến dịch và các trận đánh ở đồng bằng, trung du, miền núi.
II/Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn giáo án, tham khảo tư liệu lịch sử liên quan.Tranh ảnh, lược đồ, bản đồ.
- HS : Học bài cũ. Đọc và tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk.
III/ Tiến trình lên lớp.
1, ổn định lớp.
2, Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
 ? Cho biết mục tiêu, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch biên giới 1950?
 *Trả lời :
 - Mục tiêu: tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới, mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
 - Kết quả: giải phóng tuyến Biên giới dài 750 km với 35 vạn dân.
 - ý nghĩa: phá vỡ thế bao vây trong và ngoài căn cứ Việt Bắc, kế hoạch Rơ-ve bị phá sản.
3, bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1 phút). Sau chiến dịch Biên giới, cuộc kháng chiến của ta bước sang giai đoạn mới, giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ để đẩy mạnh kháng chiến: Đảng cộng sản Đông Dương họp đại hội lần thứ II, đề ra phương hướng kháng chiến
-> Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: (12 phút).
 ? Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh nào? tại đâu? thời gian.
 *, Dựa vào sgk và kiến thức phần I, II trả lời. GV nhận xét và bổ sung.
 Cho học sinh xem hình 48: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. 
 ? Nêu những nội dung cơ bản của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng?
 GV: Nêu cụ thể những nội dung (dựa vào sgk) cuả báo cáo chính trị và bàn về cách mạng Việt Nam để thấy rõ Đảng ta đã đề ra những chính sách cơ bản để xây dựng, củng cố chính quyền, tăng cường sức mạnh quân sự, phát triển kinh tế, văn hoá
 ? Đại hội Đảng có ý nghĩa gì?
Hoạt đông 2: (10 phút).
? Sau Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) ta đã đạt được những thành tựu trong việc phát triển hậu phương về mọi mặt như thế nào?
 GV: Về chính trị: thống nhất 2 tổ chức -> Liên Việt (Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam và thành lập liên minh 3 nước Đông Dương). Cho học sinh xem hình 49: Thống nhất Liên - Việt
 ? Thành tựu đạt được trên mặt trận kinh tế là gì ?
 *, Dựa vào tư liệu SGK, cho học sinh rõ thành tựu, nêu chính sách cải cách ruộng đất (thuận lợi, khó khăn)
 ? Về văn hoá - giáo dục đạt thành tựu gì?
 GV: Lấy ví dụ: số liệu: số học sinh cấp II, giáo viên cấp II (1950 trường học: 1953 -> 1954: 397, giáo viên năm 1950: 630 -> 1954: 1176)
Hoạt động 3: (12 phút).
 GV: Sau chiến dịch Biên giới 1950 ta đã chủ động đánh địch trên khắp các chiến trường Đồng bằng, Trung du, ta mở các chiến dịch ở Đồng bằng -Trung Du, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá hiệu xuất chiến đấu không cao
 ? Chiến dịch Hoà bình đã diễn ra như thế nào? kết quả?
 GV: Âm mưu của địch: nối lại hành lang Đông - Tây.
 ? Nêu diễn biến, kết quả của chiến dịch Tây Bắc?
 GV: Tường thuật diễn biến chiến dịch Tây Bắc, kết quả, ý nghĩa (Tây Bắc giải phóng, trừ Lai Châu, Nà Sản) với 25 vạn dân, phá âm mưu lập “xứ thái tự trị” (hình 50 sgk)
 ? Chiến dịch Thượng Lào diễn ra như thế nào? kết quả? ý nghĩa?
 Sử dụng lược đồ hình 51 sgk tường thuật diễn biễn, kết quả, ý nghĩa.
Sơ kết : với Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng ta đã chủ trương mở các chiến dịch Biên giới, Hoà bình, Tây Bắc, Thượng Lào. Đẩy mạnh phát triển hậu phương mọi mặt thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi.
III/Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951)
- Tháng 2/1951 Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản đông Dương họp Đại hội lần II tại Chiêm Hoá - Tuyên Quang
- Nội dung :
+Thông qua báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Bàn về cách mạng Việt Nam của tổng bí thư Trường Chinh.
+ Đổi tên Đảng thành Đảng lao động Việt Nam, bầu ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị.
- ý nghĩa: đánh dấu bước trưởng thành của Đảng, thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.
IV/Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt.
- Chính trị: Ngày 3/3/1951 thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành mặt trận Liên việt - Liên minh: Việt - Miên - Lào được thành lập.
- Kinh tế: đẩy mạnh tăng gia sản xuất (1952) chấn chỉnh thuế khoá, xây dựng nền tài chính, thương nghiệp, cải cách ruộng đất đợt I, giảm tô
- Văn hoá - giáo dục: tiến hành cải cách giáo dục, số học sinh Đại học và Phổ thông tăng.
V/Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường.
- Ta: chủ động mở hàng loạt chiến dịch nhằm phá tan âm mưu: Mĩ - Pháp.
- Năm 1951 - 1952 ta mở chiến dịch Hoà Bình -> phá tan âm mưu của địch.
-Từ tháng 10 ->12/1952 ta mở chiến dịch Tây Bắc-> mở rộng căn cứ địa, nối liền căn cứ kháng chiến của Lào, giải phóng Tây Bắc.
- Năm 1953 ta mở chiến dịch Thượng Lào -> giải phóng Sầm Nưa, nối liền Tây Bắc Việt Nam.
4, Củng cố: (3 phút).
 *Bài tập: Hãy điền mốc thời gian cho đúng với sự kiện lịch sử sau.
STT
Sự kiện lịch sử
Thời gian
1
Quân ta mở chiến dịch Hoà Bình
2
Quân ta mở chiến dịch Tây Bắc
3
Quân ta mở chiến dịch Thượng Lào
5, Dặn dò về nhà: (2 phút).
- Học bài theo nội dung đã ghi.
- Đọc trước và tìm hiểu bài 27. Trả lời câu hỏi sgk.
 ________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 27.doc