Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Năm 2010 - 2011

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Năm 2010 - 2011

Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 - Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người .

B - Chuẩn bị:

 - Đồ dùng : Tranh ảnh về ngày khai trường .

C- Tiến trình dạy - học :

 

doc 189 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1408Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Năm 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1. Tiết1:	 Ngày dạy 16 /8 /2010
Văn bản : CổNG TRƯờNG Mở RA
 _ Theo Lý Lan .
A - Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 - Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng , đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái. 
 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người .
B - Chuẩn bị: 
 - Đồ dùng : Tranh ảnh về ngày khai trường .
C- Tiến trình dạy - học :
 * ổn định lớp: 
 * Bài cũ: ? 
 * Bài mới :
 Hoạt động của Thầy - Trò
 Nội dung kiến thức
? Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Cổng trường mở ra ?
GV :Đọc giọng nhỏ nhẹ, thiết tha, chậm . HS đọc chú thích
?Em hãy t.tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng vài câu ngắn gọn ?
? Em có thể chia văn bản này thành mấy phần ? Mỗi phàn từ đâu đến đâu ? ý của từng phần ?
?Theo dõi phần đầu văn bản, em thấy người mẹ nghĩ đến con trong thời điểm nào ?
? Trong đêm không ngủ, người mẹ đã làm gì cho con ?
? Qua những việc làm đó em cảm nhận được điều gì về người mẹ ? 
? Trong đêm không ngủ người mẹ đã sống lại những kỉ niệm quá khứ nào ?
(ngày đầu tiên bà ngoại đưa mẹ đến trường)
? Tìm những chi tiết nói về kỉ niệm quá khứ đó ? 
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ? Tác dụng của cách dùng từ đó ?
? Trong đêm không ngủ, người mẹ đã chăm sóc giấc ngủ của con, nhớ tới những kỷ niệm thân thương về bà ngoại và mái trường xưa. Tất cả những điều đó đã cho em hình dung về một người mẹ như thế nào ?
 Thảo luận :
- Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không ? hay người mẹ đang tâm sự với ai ? ( Đang nói với chính mình ) – Cách viết này có tác dụng gì ?
? Câu văn này có ý nghĩa gì ? Vì sao ? Không được phép sai lầm trong giáo dục. Vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước )
? Câu nói này có ý nghĩa gì ?
? Văn bản Cổng trường mở ra được biểu đạt bằng những phương thức nào?có tác dụng gì ? 
? Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật có gì đáng chú ý ?
 Bài văn cho em hiểu thêm gì về người mẹ và nhà trường ? ( ghi nhớ- sgk-9 )
? Văn bản này đã cho em bài học gì ?
? Hãy nhớ và viết thành đoạn văn về kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình ?
I . Tìm hiểu chung :
- Là v.bản nhật dụng viết về nhà trường.
II - Đọc, tóm tắt, chú thích,bố cục.
* Đọc , tóm tắt. 
* Chú thích
- Tóm tắt : Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con
- Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu -> bước vào : Nỗi lòng của mẹ 
+ Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về Giáo dục.
III .Tìm hiểu văn bản :
1. Nỗi lòng của mẹ:
* Tâm trạng của mẹ :
- Mẹ không ngủ được
- không tập trung được vào việc gì cả.
- Mẹ lên giường trằn trọc.
- Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi.
* Những việc làm của mẹ :
- Đắp mền, buông mùng, ém chăn cẩn thận, Lượm đồ chơi, nhìn con ngủ,xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con.
->Yêu thương con, hết lòng vì con
.* Kỉ niệm quá khứ :
- Nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng, khi cổng trường đóng lại.
-> Sử dụng một loạt từ láy gợi cảm xúc vừa phức tạp, vừa vui sướng, vừa lo sợ .
=> Là người mẹ biết yêu thương người thân, biết ơn trường học, tin tưởng ở tương lai của con .
-> Dùng ngôn ngữ độc thoại.
Làm nổi bật tâm trạng, tình cảm và những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp.
2 / Cảm nghĩ của mẹ:
- Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
=>Khẳng định vai trò to lớn của giáo dục và tin tưởng ở sự nghiệp giáo dục của nước nhà
- Kết hợp hài hoà giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, đôn hậu trong tâm hồn người mẹ .
- Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật với nhiều hình thức khác nhau : miêu tả trực tiếp, miêu tả qua so sánh, miêu tả hồi ức, sử dụng ngôn ngữ độc thoại bộc lộ chất trữ tình.
IV. Tổng kết :
* Ghi nhớ : sgk-9
* Dặn dò :
 -Học thuộc ghi nhớ và tập tóm tắt tác phẩm . 
Tiêt 2: Ngày dạy 17 / 8 /2010
Văn bản : Mẹ Tôi
 - Et- môn-đô-đơ A-mi-xi .
 A- Mục tiêu bài học: Giúp HS :
 - Cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó . Giáo dục tình cảm yêu thương và kính trọng cha mẹ .
B- Chuẩn bị:
 - Đồ dùng :giáo án ,bảng phụ.
C- Tiến trình tổ dạy - học:
 * ổn định lớp:
 * Bài cũ : ? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản Cổng trường mở ra là gì ?
 * Bài mới:
 Hoạt động của thầy - trò
 Nội dung kiến thức
? Em hãy giới thiệu 1 vài nét về tác giả ?
? Tác giả thường viết về đề tài gì ?
? Em hãy nêu xuất xuất xứ của văn bản Mẹ tôi ?
- GV:đọc nhẹ nhàng, tha thiết. 
- GV gọi hs đọc chú thích.
? Ta có thể chia văn bản làm mấy phần ? Mỗi phần từ đâu đến đâu ? ý nghĩa của từng phần ?
? Theo dõi phần đầu văn bản , em thấy En ri cô đã mắc lỗi gì ?
? Em có suy nghĩ gì về lỗi lầm của En ri cô?
? Tìm những chi tiết nói về thái độ của người bố đối với En ri cô ?
? Để diễn tả được tâm trạng của người bố, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu cảm được diễn đạt thông qua những kiểu câu nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
? Những chi tiết trên đã thể hiện được thái độ gì của người bố ? 
? Trong thư người bố đã gợi lại những việc làm, những tình cảm của mẹ dành cho En ri cô. Em hãy tìm những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ ?
? Khi nói về hình ảnh người mẹ tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Phương thức đó có tác dụng gì ?
? Qua lời kể của người cha, em cảm nhận được điều gì về người mẹ ?
? Tiếp sau những lời ngợi ca về người mẹ, tác giả đã phân tích mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa 2 mẹ con En ri cô? Người bố đã khuyên En ri cô những gì ?
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng câu văn ở đoạn này ? Tác dụng của cách dùng đó ?
? Qua bức thư , em thấy bố của En ri cô là người như thế nào ? 
?Văn bản này được biểu đạt bằng những phương thức nào ? 
 Phương thức nào là chính ?
I . Giới thiệu chung :
1 . Tác giả: ( 1846- 1908 )
- Là nhà văn ý.
- Thường viết về đề tài thiếu nhi và nhà trường về những tấm lòng nhân hậu.
2 . Tác phẩm:
- Là văn bản nhật dụng viết về người mẹ
- In trong tập truyện : Những tấm lòng cao cả
II - Đọc, giải thích từ khó , bố cục.
* Đọc : 
* Chú thích :
- Bố cục : 2 phần
 + Đoạn đầu : Lí do bố viết thư
 + Còn lại : Nội dung bức thư
III . Tìm hiểu văn bản.
1 . Lỗi lầm của En ri cô :
- Vô lễ với mẹ trước mặt cô giáo
-Đây là việc làm sai trái, xúc phạm tới mẹ.
2 . Thái độ của bố:
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy !.
-... Bố không nén được cơn tức giận đối với con. 
- Con mà xúc phạm đến mẹ con ư ?
-> Phương thức biểu cảm được diễn đạt bằng các kiểu câu cảm thán, nghi vấn làm cho lời văn trở nên linh hoạt, sinh động, dễ đi vào lòng người .
=>Thể hiện thái độ buồn bã, đau đớn và tức giận .
3 . Hình ảnh người mẹ:
- Mẹ đã phải thức suốt đêm ... , quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.
- Người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, người mẹ có thể đi xin ăn để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con 
-> Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả làm nổi bật tình cảm của người mẹ.
=> Là người mẹ hết lòng yêu thương con, sẵn sàng quên mình vì con.
4. Lời khuyên của bố:
- Không bao giờ được thốt ra những lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ,...
- Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xoá đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con .
-> Sử dụng câu cầu khiến làm cho lời văn trở nên rõ ràng, dứt khoát .
=> Là người bố nghiêm khắc nhưng đầy tình thương yêu sâu sắc .
- Viết thư để biểu cảm ( tự sự- miêu tả- biểu cảm )
IV. Tổng kết :
* Ghi nhớ : sgk-12.
 * Hướng dẫn học bài:
 - Học nghi nhớ và soạn trước bài mới.
Tiết3 . Ngày dạy 17 / 8/ 2010 
 Từ ghép
A - Mục tiêu bài học : Giúp HS :
 - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép : Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập .
 - Hiểu được ý nghĩa của các loại từ ghép .
B - Chuẩn bị :
 - Đồ dùng : Bảng phụ .
C- Tiến trình dạy- học :
 * ổn định tổ chức :
 * Bài cũ :? Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng, sách vở của HS.
 * Bài mới :
 Hoạt động của thầy trò
 Nội dung kiến thức
- Đọc VD1 
- Chú ý các từ : Bà ngoại, thơm phức .
? Trong 2 từ đó, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính ?
? 2 từ này có quan hệ với nhau như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về trật tự của những tiếng chính trong những từ ấy ? 
? Theo em từ ghép chính phụ có cấu tạo như thế nào ?
? Tìm từ ghép chính phụ có tiếng chính Bà, thơm ? ( Bà cô, bà bác, bà dì; thơm lừng, thơm ngát )
? Các tiếng trong 2 từ ghép trên có phân ra thành tiếng chính, tiếng phụ không ? Vậy 2 tiếng này có quan hệ với nhau như thế nào ?
( quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp )
?Khi đảo vị trí của các tiếng thì nghĩa của từ có thay đổi không ?
? Từ ghép đẳng lập có cấu tạo như thế nào?
? Tìm vài từ ghép đ.lập chỉ các sự vật xung quanh chúng ta ? (Bàn ghế, sách vở, mũ nón )
? So sánh từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập, chúng giống và khác nhau ở điểm nào ?
? So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà? 
? Nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của tiếng thơm ?
?Từ ghép chính phụ có nghĩa như thế nào ?
? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần và áo ?
? Trầm bổng với trầm và bổng ?
? Từ ghép đẳng lập có nghĩa như thế nào ?
- Hs đọc ghi nhớ 2 .
GV : Gọi 2 hs lên bảng làm bt 
? Phân loại từ ghép đẳng lập, chính phụ ?
I- Các loại từ ghép:
* Ví dụ1:
 Bà ngoại 
 Thơm phức Nhóm 1
t.chính
- Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính => quan hệ chính phụ => Từ ghép chính phụ
-Tiếng chính đứng trước 
- Có tiếng chính và tiếng phụ, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính . 
*Ví dụ2 : Trầm bổng
 Quần áo	Nhóm2 
- 2 tiếng ngang bằng nhau-> quan hệ bình đẳng => Từ ghép đẳng lập
- Có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp ( không phân ra tiếng chính, tiếng phụ )
* So sánh từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập:
- Giống : Đều có quan hệ với nhau về nghĩa
- Khác : +Từ ghép chính phụ: có quan hệ chính phụ
 +Từ ghép đẳng lập: có quan hệ bình đẳng
* Ghi nhớ 1: SGK ( 14 )
II - Nghĩa của từ ghép :
1. Nghĩa của từ ghép chính phụ : 
- Ví dụ :
+ Bà : người phụ nữ cao tuổi ->nghĩa rộng . 
Bà ngoại : người phụ nữ cao tuổi đẻ ra mẹ -> nghĩa hẹp
+ Thơm : có mùi như hương của hoa, dễ chịu -> nghĩa rộng .
 Thơm phức : có mùi bốc lên mạnh, hấp dẫn -> nghĩa hẹp
- Hẹp hơn nghĩa của tiếng chính và có tính chất phân nghĩa . 
2 - Nghĩa của từ ghép đẳng lập : 
- Ví dụ:
+ Quần áo : chỉ quần áo nói chung -> hợp nghĩa, có nghĩa khái quát hơn.
 Quần, áo : chỉ riêng từng loại .
+ Trầm bổng : Miêu tả âm thanh lúc thấp, lúc cao nghe rất êm tai => nghĩa chung, khái quát. 
Trầm, bổng : chỉ âm thanh riêng từng loại .
- Có tính chất hợp nghĩa và có nghĩa khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo nên nó . 
* Ghi nhớ 2 : SGK (14 )
III - Luyện tập :
* Bài 1( 15 ) :
- Từ ghép đẳng lập : Suy n ... vô trách nhiệm.
 - Những trò lố...: Phơi bày trò lố bịch của Va-ren trước người anh hùng đầy khí phách cao cả PBC.
* Tóm tắt 2 vb (khoảng 1/2 trang)
c, Văn bản nhật dụng: 
 - Ca Huế ...: Nét đẹp của 1 di sản văn hoá tinh thần.
II. Phần TV.
 a, Nắm được kiểu câu: câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động.
 b, Cách nhận diện, biến đổi câu.
 c, Đặc điểm, tác dụng của phép liệt kê.
* Vận dụng viết đoạn văn kết hợp các vđ TV.
III. Phần TLV.
 a, Nắm được 1 số vđ chung của văn NL: Đặc điểm, mđ, bố cục, thao tác lập luận.
 b, Cách làm bài văn nghị luận.
* Chú ý:
 - Nắm chắc (thuộc) vb.
 - Ôn tập toàn diện, ko học lệch, học tủ.
 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp.
 - Trình bày sạch, rõ ràng, viết câu đúng chính tả, đủ thành phần.
 - Bài TLV cần đủ 3 phần...
 - Cân đối thời gian.
* Dặn dò:
	- Nắm chắc nội dung các tiết ôn tập.
	- Chuẩn bị cho tiết kiệm tra học kỳ 2
Tiết 131, 132. Ngày dạy 12 / 5 / 2011.
kiểm tra học kì II.
A- Mục tiêu: Giúp hs :
 - Đánh giá khả năng nắm kiến thức và kĩ năng làm bài của hs.
 - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào bài kiểm tra.
 - Giáo dục ý thức nghiêm túc khi làm bài.
B - Tiến trình lên lớp:
 * ổn định lớp :
 * Kiệm tra tổng hợp :
I . Đề bài:
 Câu 1: Kể tên các văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì II? (1đ)
 Câu 2: Nên giaự trũ hieọn thửùc vaứ nhaõn ủaùo trong truyeọn ngaộn ” Soỏng cheỏt maởc bay” (1đ)
 Câu 3: Nêu đặc điểm của trạng ngữ?	(1đ)
 Câu 4: Xỏc định trạng ngữ và cho biết đú là trạng ngữ gỡ?	(2đ)
 a.Vừa nóy, trời mưa tầm tó, bõy giờ,trời lại nắng chang chang.
 b.Nhờ cú sự giỳp đở của bạn, tụi đó học tiến bộ hơn.
 c.Sỏng tinh mơ, mẹ tụi đó dậy nấu nướng.
 d.Nú đứng dậy, vào lỳc mọi người đang chăm chỳ làm bài.
 Câu 5: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". (5đ)
 II. Đáp án:
 Câu 1: Kể đúng đủ tên các văn bản nghị luận. (1đ)
 Câu 2: (1đ)
 - Giaự trũ hieọn thửùc : Phaỷn aựnh sửù ủoỏi laọp cuỷa cuoọc soỏng sinh hoaùt ( nhaõn daõn vaứ quan ).
 - Giaự trũ nhaõn ủaùo : Nieàm thửụng caỷm cuỷa taực giaỷ trửụực laàm than cụ cửùc cuỷa nhaõn daõn .
 Câu 3: Nêu đúng đủ đặc điểm của trạng ngữ (1đ)
 Câu 4: Xỏc định trạng ngữ và cho biết đú là trạng ngữ gỡ? (2đ)
 a.Vừa nóy, trời// mưa// tầm tó, bõy giờ,trời lại nắng chang chang.
 Tn-tgian 
 b.Nhờ cú sự giỳp đở của bạn, tụi đó học tiến bộ hơn.
 tn-c.thức 
 c.Sỏng tinh mơ, mẹ tụi đó dậy nấu nướng.
 tn-tgian 
 d.Nú đứng dậy, vào lỳc mọi người đang chăm chỳ làm bài.
 tn- tgian 
 Câu 5: (5đ) Mở bài: Giới thiệu được câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát (1đ)
 Thõn bài: - Giải thích nghĩa đen: đi một ngày đàng là gì? học một sàng không là gì? (1đ)
 - Từ đó rút ra nghĩa bóng: đó chính là một kinh nghiệm về nhận thức của ông cha ta ngày xưa muốn khuyên con người ta đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết (1đ)
 - Giải thích về nghĩa sâu: Liên hệ được với các dị bản khác để thấy được cái khát khao của người nông dân xưa muốn được đi ra khỏi nhà, khỏi làng để mở rộng tầm mắt. Qua đó làm rõ đây không chỉ là một kinh nghiệm mà còn là một khát vọng hiểu biết. (1đ)
 Kết bài (1đ) Khẳng định được giá trị của câu tục ngữ vẫn còn đến ngày nay. (1đ)
* Dặn dò : - Ôn tập tiếp ở nhà.
Tuần 36: Tiết 133, 134. 	Ngày dạy / 5/ 2011.
	 Chương trình địa phương
(Phần Văn, tlv)
A- Mục tiêu: Giúp hs:
 - Hiểu biết sâu về địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay.
 - Rèn khả năng sưu tầm kiến thức về địa phương.
 - Bỗi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phương.
 - Đánh giá kết quả sưu tầm.
B - Tiến trình lên lớp:
 * ổn định lớp :
 * Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
G yêu cầu H nộp kết quả chuẩn bị, nhận xét, tuyên dương những kết quả tốt. Phê bình những bạn chưa thực sự tích cực và cố gắng.
+ Hình thức: (Chia nhóm)
 - Kể chuyện về các địa danh, di tích, danh nhân...
 - Cho dữ liệu - đoán địa danh.
+ Nội dung: các địa danh ở địa phương.
I. Kiểm tra và đánh giá kết quả.
II.Thi kể chuyện, đố vui.
1- Tổ chức tham quan một số danh lam thắng cảnh của thị xã Hòa Bình nh: Hồ Hòa Bình, Tợng đài Bác, Nhà máy thủy điện, Đài tởng niệm.
2- Su tầm và giới thiệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dân tộc mờng Hòa Bình:
- Mỗi HS su tầm từ 5- 10 câu.
- Chọn 2 HS khá phân loại, viết bài giới thiệu trình bày trớc cả lớp.
- Mời một nhà thơ hoặc văn có hiểu biết sâu rộng về Hòa Bình nói chuyện và giao lu với HS.
3-Tổ chức một cuộc thi về Hòa Bình:
- Giới thiệu về hoa quả và sản vật nổi tiếng của Hòa Bình.
- Hát, vẽ, làm thơ về hòa Bình.
Dặn dò 
- Chuẩn bị tốt, tiết sau học tiếp.
- Chuẩn bị: Ôn tập theo câu hỏi, hoàn thiện đề cương trong phần Kiểm tra học kỳ II. 
Tiết sau Hướng dẫn làm bài
Tiết 135,136. Ngày dạy /5/2010 
Hoạt động ngữ văn 
A. Mục tiêu:
	Học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
 Rèn kỹ năng đọc văn bản nghị luận.
 Giáo dục, bồi dưỡng tình yêu văn học.
 - Đọc diễn cảm văn bản nghị luận.
B - Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Gv nêu yêu cầu đọc ở từng văn bản. Chú ý :
- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.
- Đọc diễn cảm: thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi vb, giọng điệu.
- Hs khá, gv đọc mẫu.
- Lần lượt hs tập đọc, nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Gv: đánh giá chất lượng đọc, những điều cần khắc phục.
I. Tìm hiểu cách đọc ở từng văn bản.
* Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (4 hs).
- Giọng: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
* Văn bản 2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt .
- Giọng: chậm rãi, điềm đạm, t/c tự hào, khẳng định.
* Văn bản 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ Giọng: nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng.
* Văn bản 4: ý nghĩa văn chương.
- Giọng: đọc chậm, trừ tình giản dị, t/c sâu lắng và thấm thía.
II. Tiến hành.
V. Dặn dò (1p)
- Tập đọc mạch lạc, rõ ràng.
- Học thuộc lòng mỗi vb 1 đoạn mà em thích nhất.
- Chuẩn bị: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt.
Tiết : 143
Chương trình địa phương.
(phần TV)
A. Mục tiêu:
 Giúp hs khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 Rèn kỹ năng viết đúng lỗi chính tả.
 Bồi dưỡng thêm tình yêu Tiếng Việt.
 - Ôn tập, củng cố.
B - Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
G hướng dẫn H một số mẹo khi nhận biết để viết các dấu đúng chính tả.
I. Các mẹo chính tả.
1. Mẹo về dấu: Cách phân biệt dấu hỏi, ngã.
* Trong các từ láy TV có quy luật trầm bổng:
+ Trong 1 từ 2 tiếng thì 2 tiếng này đều là bổng hoặc đều là trầm.
(không có 1 tiếng thuộc hệ bổng lại láy âm với tiếng thuộc hệ trầm).
	Hệ bổng: sắc, hỏi, không.
	Hệ trầm: huyền, ngã, nặng.
Ví dụ: chặt chẽ, nhơ nhớ, nhớ nhung, õng ẹo.
+ Mẹo sắc, hỏi, không - huyền, ngã, nặng.
 - Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó là dấu hỏi.
Ví dụ: mê mẩn, ngơ ngẩn, bảnh bao, trong trẻo, nhỏ nhen.
 - Nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng, hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã.
Ví dụ: mĩ mãn, loã xoã, nhũng nhẵng, não nề.
2. Cách phân biệt l và n:
 - L đứng trước âm đệm, N lại không đứng trước âm đệm.
 - Chữ N không bao giờ bắt đầu đứng trước một vần đầu bằng oa, oă, uâ, ue, uy.
 Ví dụ: cái loa, chói loá, loạc choạc, luyện tập, lở loét, luật lệ, loắt choắt...
 - L láy âm rộng rãi nhất trong TV.
 - Không có hiện tượng L láy âm với N, chỉ có N - N, L - L.
 Ví dụ: no nê, nườm nượp, nô nức,..
3. Cách phân biệt tr - ch:
 - Không đứng trước những chữ có vần bắt đầu băbgf oa, oă, oe, uê.
 Ví dụ: choáng, choé, ...
4. Phân biệt s và x:
- S không đi kèm với các vần đầu bàng oa, oă, oe, uê.
Ví dụ: xuề xoà, xuê xoa,...
- S không bao giờ láy lại với X mà chỉ điệp.
Ví dụ: sục sạo, sỗ sàng, san sát, xao xuyến, xôn xao,...
- Tên thức ăn thờng đi với X; tên đồ dùng và chỉ người, vật đều đi với S.
Ví dụ: - xôi, xúc xích, lạp xườn...
 - sư, súng, sắn, sóc, sò, sếu...
V. Dặn dò (1p)
- Nắm kỹ nội dung.
- Chuẩn bị: Tiết sau Luyện tập. (Tiếp )
Tiết 144. 
Chương trình địa phương.
(phần TV)
A. Mục tiêu:
	Giúp hs khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 Rèn kỹ năng viết đúng lỗi chính tả.
 Bồi dưỡng thêm tình yêu Tiếng Việt.
 - Ôn tập, củng cố.
B - Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 2.(40p)
G yêu cầu H nhớ lại một đoạn văn đã học. Chép lại nguyên văn.
G hướng dẫn H làm bài tập.
H. Làm bài tập, nhận xét, bổ sung.
G. Nhận xét, đánh giá.
G yêu cầu h lập sổ tay chính tả. Ghi và sửa lại những lỗi chính tả thường mắc phải.
II. Luyện tập.
Bài 1.
Bài 2.
a, Chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành.
Mẩu chuyện, thân mẫu, mẫu tử, mẩu bút chì.
Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b, ..
Bài 3.
Dặn dò 
- Nắm kỹ nội dung.
- Tiết sau trả bài kiểm tra HKII.
Tiết 139.TRả BàI KIểM TRA TổNG HợP.
A. Mục tiêu:
- Qua điểm số và nhận xét của GV. Học sinh tự đánh giá chất lượng và kết quả bài làm của mình về các mặt kiến thức, tư tưởng, tình cảm, kỹ năng làm bài. Hình thức diễn đạt các kiểu câu trả lời theo kiểu tự luận.
- Rèn kỹ năng trả lời các câu hỏi tự luận.
- Tích hợp kiến thức với ba phân môn: Văn, Tviệt, TLV. Giáo dục tính tích cực, nghiêm túc.
B - Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(40p)
G nêu yêu cầu của hai tiết trả bài.
H đóng góp ý kiến.
G nhận xét khái quát kết quả và chất lượng bài làm của cả lớp và theo từng nhóm.
G. Trả bài.
H đọc lại kết quả bài lảm của mình.
H cử đại diện từng nhóm hoặc tự do phát biểu, bổ sung, trao đổi, đóng góp ý kiến.
G+H : Tổ chức xây dựng đáp án, dàn ý và chữa bài.
G đưa ra đáp án.
H tự tìm hiểu, so sánh, đối chiếu với phần bài làm của mình.
G+H: Phân tích nguyên nhân vì sao có những bài làm rất tốt, có những bài làm còn mắc nhiều lỗi.
I. Tổ chức trả bài trên lớp.
* Hoạt động 1.(40p)
G yêu cầu H đổi bài ở các nhóm.
H nhận xét, sửa bài của bạn, đối chiếu kết quả. Rút kinh nghiệm.
G bổ sung hoànchỉnh các ý khái quát.
G nhận xét bài viết của H về các mặt.
- Năng lực, kết quả nậhn diện kiểu văn bản.
- Năng lực, kết quả vận dụng lập luận, dẫn chứng, lí lẽ hướng vào giảI quyết vấn đề trong bài.
- Các bố cục có đảm bảo tính cân đối, trong tâm không?
- Năng lực diễn đạt: chữ viết, dùng từ, lỗi ngữ pháp thông thường.
H phát biểu bổ sung và sửa thêm, điều chỉnh sau những ý kiến của GV.
G chọn một số bài viết khá nhất: khá toàn diện và khá từng mặt. Chọn một số bài viết mắc nhiều lỗi: toàn diện và từng mặt.
H đọc bài của mình, cả lớp cùng nghe.
H có thể góp thêm ý kiến nhận xét về các bài vừa đọc.
II. Trao đổi bài, sửa bài, so sánh bài của nhau.
V. Dặn dò (1p)
- Tiếp tục sửa bài ở nhà.
- Về nhà ôn tập lại những kiến thức đã học. Viết bài ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of GA Ngu van 7dang dung.doc