Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - năm 2012

Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - năm 2012

- Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.

 - Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.

 1. Kiến thức

- Cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.

- Các khái niệm từ mượn, từ Hán - Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 - Môn Ngữ văn - năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 20/10/2012
TIẾT 47 Ngày dạy : 22/10/2012
TỔNG KẾT TỪ VỰNG ( tt )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
	- Tiếp tục hệ thống hóa một số kiến thức đã học về từ vựng.
	- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
 1. Kiến thức
- Cách phát triển của từ vựng tiếng Việt.
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán - Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ.
 2. Kỹ năng
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán - Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc- hiểu và tạo lập văn bản
- Kĩ năng giao tiếp: Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của từ vựng Tiếng Việt.
- Kĩ năng ra quyết định: lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục địch giao tiếp.
 3. Thái độ
 Giáo dục học sinh luôn trau dồi vốn ngôn ngữ cho mình
B/ CHUẨN BỊ
 1. GV: Giáo án. SGK, SGV, bảng phụ...
 2. HS: Đọc kĩ bài, soạn theo câu hỏi SGK.
C/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1. Ổn định: Kt sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ
 Thế nào là từ đồng âm? Cho 4 từ. ( 5 điểm)
 (Từ đồng âm là từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau)
 Khái niệm từ trái nghĩa? Các cặp từ sau có phải là từ trái nghĩa không? ( 5 điểm)
 ( Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Các cặp từ: đen-trắng, xa-gần, vui-buồn...)
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
Hoạt động 1: Sự phát triển của từ vựng.
GV: Treo sơ đồ.
?Vận dụng kiến thức đã học hãy điền nội dung thích hợp theo sơ đồ sau?
? Tím dẫn chững minh hoạ cho những hình thức phát triển từ vựng đã dược nêu trong sơ đồ trên?
- rửa tiền- rửa chân, dưa chuột- con chuột- chuột (máy tính)-> phát triển bằng cách phát triển nghĩa.
- sách đỏ, qui hoạch treo, khu công nghiệp không khói-> tạo từ mới
- in-tơ-net, AIDS, dân quyền, xà phòng, axit-> mượn từ ngữ nước ngoài
? Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không ? Vì sao? 
-Hs thảo luận nhóm 2-3 phút
Hoạt động 2: Từ mượn
? Thế nào là từ mượn? 
GV cho HS làm nhanh BT 2, 3 (SGK/135,136).
? Vì sao lại chọn đáp án đó? ) Vay mượn là quy luật phổ biến của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Vay mượn hợp lí sẽ làm giàu ngôn ngữ dân tộc.
Hoạt động 3: Từ Hán -Việt
? Từ Hán Việt là gì?
? Chọn quan niệm đúng? Vì sao quan niệm đó đúng?
Hoạt động 4: Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
? Thuật ngữ là gì?
? Biệt ngữ xã hội là gì?
? Trong thời đại ngày nay, thuật ngữ đóng vai trò gì ?
? Hãy liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội?
Hoạt động 5. Trau dồi vốn từ
? Có mấy hình thức trau dồi vốn từ? Cho VD?
HS: Giải thích BT 2 (SGK/136).
GV hướng dẫn học sinh giải nghĩa.
HS: Đọc BT 3 ( SGK/136).
HS: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ ?
GV: Nhận xét, đánh giá.
I/ Sự phát triển của từ vựng
 1. Lí thuyết
 Các hình thức phát triển từ vựng
PT nghĩa của từ PT số lượng từ ngữ
 Tạo từ ngữ mới Từ vay mượn 
 nước ngoài
 2.Thực hành
 a. Lấy dẫn chứng
 b. Không thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển théo cách phát triển số lượng từ ngữ. Vì nhu cầu giao tiếp của xã hội là rất lớn và ngày càng phát triển theo theo sự phát triển của xã hội. Nếu chỉ phát triển về số lượng thì số lượng từ ngữ tăng lên rất nhiều, con người không thể nắm bắt trong thời gian ngắn để phục vụ giao tiếp.
II/ Từ mượn
 1. Lí thuyết: Khái niệm từ mượn
 2. Thực hành
 BT 2 (SGK/135): c - đúng.
 BT3 (SGK/136)
 - Săm, lốp, ga, xăng, phanh là từ mượn được Việt hoá và được dùng như từ thuần Việt.
 - A-xít, ra-di-o, vi-ta-min chưa được Việt hoá.
III/ Từ Hán -Việt
 1. Lí thuyết: Khái niệm: Từ Hán - Việt là từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của Tiếng Việt.
 2. Thực hành
 BT 2 (SGK/136): Quan niệm đúng: b.
IV/ Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội
 1. Lí thuyết
 a. Khái niệm
- Thuật ngữ là từ ngữ thể hiện khái niệm khoa học kỹ thuật, công nghệ.
- Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
 b. Vai trò thuật ngữ: Có tầm quan trọng trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ.
2. Thực hành
 Biệt ngữ xã hội: Phao, cây gậy, trúng tủ 
V/ Trau dồi vốn từ
 1. Lí thuyết: Có 2 hình thức trau dồi vốn từ:
 - Rèn luyện để biết rõ nghĩa của từ và cách dùng từ.
- Rèn luyện để làm tăng vốn từ về số lượng.
 2. Thực hành
BT 2.Giải nghĩa
BT 3. Sửa lỗi dùng từ
a) Thay béo bổ = béo bở.
b) Thay đạm bạc = tệ bạc.
c) Thay tấp nập = tới tấp. 
4. Củng cố: Gv nhắc lại nội dung kiến thức cần nhớ	
5. Hướng dẫn về nhà
 - Xem lại các kiến thức vừa ôn tập.
 - Soạn: Nghị luận trong văn bản tự sự.
 + Đọc 2 đoạn trích (SGK/137,138).
 + Trả lời các câu hỏi gợi ý bên dưới.
 ---------------------***-------------------
 Ngày soạn: 22/10/2012
Tiết 48 Ngày dạy : 23/10/2012
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Mở rộng kiến thức vè văn bản tự sự đã học.
	- Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự.
	- Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự.
1. Kiến thức
 	 - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sư.
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng
-Nghị luận trong khi làm văn tự sự. 
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
3. Thái độ
 Giáo dục học sinh ý thức tự giác đọc thêm sách báo tăng thêm vốn ngôn ngữ cho mình trong khi nói và viết.
B/ CHUẨN BỊ
 1. GV: Giáo án. SGK, SGV, bảng phụ, một số văn bản mẫu...
 2. HS: Đọc kĩ bài, soạn theo câu hỏi SGK.
C/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
 1. Ổn định: Kt sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ
 - Đọc một khổ thơ hoặc câu thơ miêu tả nội tâm nhân vật? (5 điểm) Thế nào là miêu tả nội tâm? (5 điểm)
(Là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật làm cho việc xây dựng nhân vật sinh động)
 3. Bài mới
 Giới thiệu bài 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
HS: Đọc 2 đoạn trích (SGK/137,138).
GV: Nghị luận là nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.
? Căn cứ vào định nghĩa này, hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong 2 đoạn trích trên?
? Nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Yếu tố nghị luận làm cho đoạn văn sâu sắc như thế nào?
HS: Thảo luận 2 câu hỏi trên:
- Nhóm 1, 2, 3: Đoạn văn a.
- Nhóm 3, 4, 5: Đoạn văn b.
-> Các nhóm trình bày -> nhóm khác nhận xét.
GV: Nhận xét, phân tích -> Kết luận.
- Đoạn a: đây là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao. Như một cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để chỉ buồn chứ không nỡ giận. Để đi đến kết luận ấy, ông giáo đã đưa ra các luận điểm và lập luận theo lôgich trên.
- Đoạn b: Cuộc đối thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận. Đây là hình thức rất phù hợp với một phiên tòa. Trước tòa, điều quan trọng nhất là trình bày lí lẽ, nhân chứng, vật chứng sao có tính thuyết phục..
Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư và cũng chính lập luận này mà Họa Thư đã đặt Kiều vào một tình thế khó xử..
 Tha ra thì cũng may đời
 Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
? Từ việc tìm hiểu 2 đoạn trích trên, em hãy rút ra những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong một văn bản?
HS: Phát biểu tự do.
GV: Chốt: Dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong một văn bản:
- Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc như thế nào ?
- Trong đoạn văn nghị luận, người ta thường dùng những loại từ và câu nào? Vì sao lại dùng các từ và câu như thế?
Kết luận.
 Như vậy, trong văn bản tự sự, yếu tố nghị luận đóng vai trò như thế nào?
HS: Đọc ghi nhớ (SGK/138).
Hoạt động 2: Luyện tập
GV Lần lượt hướng dẫn HS giải các BT SGK.
? Lời văn trong đoạn trích a là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
? Ở đoạn trích b, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của Kiều?
- Hs hoạt động theo nhóm- 5 phút-
GV chọn 2 bảng phụ treo nhânï xét, hai bảng còn lại cho đổi nhóm. Gv nhận xét, sửa sai nếu có
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
 1. Bài tập: (SGK/137,138)
a) Đoạn trích Lão Hạc.
- Nêu vấn đề: Nếu không tìm hiểu người xung quanh thì ta luôn có kế tàn nhẫn và độc ác với họ.
- Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ. Vì sao vậy?
+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau (từ một qui luật tự nhiên).
+ Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa (qui luật tự nhiên).
+ Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất.
- Kết thúc vấn đề: “Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
b) Đoạn trích Thuý kiều báo ân báo oán. 
- Rằng tôi chút phận đàn bàtình
- Dễ dàngoan trái nhiều
- Lòng riêng ..được ai!
- Trót lòng gây việcnào chăng
2. Bài học: Ghi nhớ (SGK/138).
II. Luyện tập
BT 1 (SGK/139). 
 Lời thoại của nhân vật ông giáo, ông ấy đang thuyết phục chính mình. Nội dung thuyết phục rằng vợ mình không ác để chỉ buồn chứ không nỡ giận thể hiện ngay ở câu đầu của đoạn văn.
BT 2 (SGK/139). HS hoạt động nhóm.
 Hoạn Thư nêu lên 4 luận điểm (trong cơn hồn lạc phách xiêu):
 - Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu 1 lẽ thường).
 - Ngoài ra, tôi cũng đã đối xử râùt tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công).
 - Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung - chắc gì ai nhường cho ai.
 - Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều).
 -> Nên Kiều phải khen rằng Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.
 4. Củng cố: Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
 5. Dặn dò: 
 - Xem lại bài, học thuộc ghi nhớ.
 - Soạn văn bản: Đoàn thuyền đánh cá. (Đối tượng được nói đến là ai? Công việc của họ ra sao? Qua đó, em cảm nhận được điều gì?).
-----------------------***---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc