Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ

1. Kiến thức:

 - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.

2. Kĩ nămg:

 - Rèn thêm năng lực cảm thụ thơ ca.

3. Thái độ:

- Qua hoạt động làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo sự hứng thú trong học tập,

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 8457Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2006 
 Ngày dạy: / /2006 
Tiết 54. Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức:
 - Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
Kĩ nămg:
 	- Rèn thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
Thái độ:
- Qua hoạt động làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo sự hứng thú trong học tập, 
B. Chuẩn bị .
- Thầy: Nghiên cứu tài liệu - soạn bài.
- Trò: Chuẩn bị một bài thơ tám chữ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1.Kiểm tra bài cũ. ( 2’ ) GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1’ )
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 42’ )
Hoạt động của 
giáo viên
Hoạt động của
 học sinh
Nội dung cần đạt
GV: Gọi học sinh đọc các đoạn thơ.
- Đọc đúng nhịp điệu đặc biệt chú ý những chỗ có dấu câu.
? Nhận xét điểm giống nhau của 3 ví dụ trên về hình thức thơ như thế nào?
? Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách đã học để nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn?
? Em có nhận xét gì về cách gieo vần của thể thơ tám chữ?
? Nhận xét cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên?
? Số dòng trong mỗi khổ thơ 8 chữ?
? Qua tìm hiểu em hãy cho biết thế nào là thể thơ tám chữ? 
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
? Điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ trong các từ: ca hát, bát ngát, ngày qua, muôn hoa sao cho phù hợp?
 GV: Gọi học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập 2.
? Điền vào chỗ trống cuối mỗi dòng thơ một trong các từ: cũng mất, đất trời, tuần hoàn sao cho đúng vần?
GV: Gọi học sinh đọc bài tập 3 - Nêu yêu cầu bài tập.
? Chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng?
? Làm một bài ( hoặc đoạn thơ ) theo thể thơ tám chữ với nội dung và vần nhịp tự chọn?
? Tìm những từ thích hợp 
( đúng thanh, đúng vần) để điền vào chỗ trống trong khổ thơ?
?Làm thêm câu cuối sao cho đúng vần, hợp với nội dung cảm xúc từ 3 câu trước?
- Yêu cầu câu thơ phải có 8 chữ và chữ cuối phải có khuôn âm '' ương '' hoặc '' a ''
mang thanh bằng.
? GV: Cho học sinh đọc bài thơ và bình trước lớp bài thơ đã chuẩn bị ở nhà.
GV: Nhận xét - bổ xung.
-Đọc
-Nhận xét
-Phát hiện
-Nhận xét
-Nhận xét
-Phát hiện
-Khái quát
-Đọc ghi nhớ
-Điền từ
-Nêu yêu cầu
-Điền từ
-Nêu yêu cầu
-Phát hiện, sửa lỗi
-Làm độc lập
-Điền từ
-Làm độc lập
-Trình bày
-Ghi
I. Nhận diện thể thơ tám chữ.
1. Bài tập.
a.Đọc.
b.Nhận diện.
Mỗi dòng thơ đều có 8 chữ.
c.Cách gieo vần.
- Đoạn a: Vần chân liên tiếp chuyển đổi từng cặp: tan - ngăn; mời - gọi; bừng - rừng; gắt - mật.
 - Đoạn b: Vần chân liên tiếp: 
( Về - nghe; học - nhọc; bà - xa).
- Đoạn c: Vần chân gián cách:
( ngát - hát; non - son; đứng - dựng; tiền - nhiên ).
- Vần chân ( liên tiếp hoăc gián tiếp ).
d.Cách ngắt nhịp.
* Đoạn a:
Câu 1: 2/3/3
Câu 2: 3/2/3
Câu 3: 3/2/3
Câu4: 3/3/2.
*Đoạn b:
Câu 1: 3/3/2
Câu 2: 4/2/2.
- Đa dạng, linh hoạt.
đ.Số dòng.
Thường 4 dòng.
2.Ghi nhớ: SGK/100.
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ.
1.Bài tập 1: Điền vào chỗ trống.
...ca hát.
...ngày qua.
...bát ngát.
...muôn hoa.
2.Bài tập 2: Điền vào chỗ trống cuối mỗi dòng thơ.
Điền đúng theo thứ tự: Cũng mất, tuần hoàn, đất trời.
3.Bài tập 3.
Câu thứ 3 chép sai từ '' rộn rã ''.
Âm tiết câu cuối của câu thơ phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ ''gương '' ở cuối câu thơ trên ( đoạn thơ gieo vần chân liên tiếp ) câu thơ thứ 3 chép đúng là '' vào trường ''.
4. Bài tập 4:
III. Thực hành làm thơ tám chữ.
1.Bài tập 1.
- dòng 3: vườn
- dòng 4: bay qua.
2.Bài tập 2.
- Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương.
Hoặc:
- Thoang thoảng hương bay dịu ngọt quanh ta.
3. Bài tập 3.
- Đúng tám chữ.
- Kết cấu hợp lí,
- Cảm xúc chân thành.
- Chủ đề bài thơ có ý nghĩa
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà ( 1’ )
- Thế nào là thể thơ 8 chữ.
- Học ghi nhớ - Tiếp tục làm thơ 8 chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 54- VH.doc