Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết học 50: Nghị luận trong văn bản tự sự

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn -  Tiết học 50: Nghị luận trong văn bản tự sự

a.Kiến thức:

- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

 b. Kỹ năng:

- Nghị luận trong khi làm văn tự sự.

- Phân tích được các yấu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4292Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết học 50: Nghị luận trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 50	 	 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
Ngày dạy: 
1.Mục tiêu:
a.Kiến thức:
- Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 b. Kỹ năng:	
- Nghị luận trong khi làm văn tự sự.
- Phân tích được các yấu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể.
 c. Thái độ:
GD học sinh trong giao tiếp phải đảm bao tính lôgic.
2.Chuẩn bị:
GV: Giấy Ao .
HS: Phiếu học tập.
3. Phương pháp:
Nêu vấn đề, hợp tác, phân tích ngôn ngữ, dùng lời có nghệ thuật, thực hành theo mẫu, tái tạo.
4.Tiến trình dạy học:
4.1 Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
 4.2 Kiểm tra bài cũ: Không 
 4.3 Giảng bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt đông 1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 
5 Ngôi kể là gì? Có mấy ngôi kể?
› Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng. Có hai ngôi kể: Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Ngôi thứ nhất: Người kể hiện diện xưng tôi.
Ngôi kể thứ ba: Người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên gọi của chúng, kể như người ta kể.
5 Thứ tự kể là gì? Chúng ta có những thứ tự kể nào?
› Thứ tự kể là trình tự kể các sự việc , bao gồm kể xuôi và kể ngược.
Kể xuôi: Là kể ácc sự việc liên tiềp nhau theo trình tự trước sau, sự việc gì xảy ra trước, kể trước, sự việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết câu chuyện.
- Kể ngược: kể các sự việc theo trình tự không gian, đem kết quả hoặc trình tự sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc đề nhân vật nhớ lạimà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật.
5Gọi học sinh đọc đoạn trích a? đọc đoạn trích b?.
S Gv cho HS thảo luận nhóm (5 phút).
Nhóm 1,2,3: Câu a.
Nhóm 4,5,6: Câu b.
Các nhóm trình bày – GV nhận xét – Ghi bảng.
5Vấn đề nêu ra ở đây là gì?
› “Nếu ta không  họ”; Đây là những suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao như mọt cuộc đối thoại ngầm, ông giáo đối thoại với chính mình rằng vợ ông không ác “chỉ để buồn chứ không nở giận”.
5 Oâng giáo đã đưa ra những dẫn chứng, lí lẽ nào để làm rõ vấn đề?
Phát triển vấn đề: Vợ tôi không ác nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỷ, tàn nhẫn vì thị đã khổ quá rồi.
5 Kết thúc vấn đề là gì?
5 Xét về mặt hình thức những câu trên đều là những câu gì?
5 Xét về mặt nội dung và hình thức cách lập luận vừa nêu có phù hợp với tính cách của nhân vật ông giáo hay không? Vì sao?
› Tất cả các đặt điểm, nội dung, hình thức và cách lập luận vừa nêu đều rất phù hợp với tính cách nhân vật ông giáo trong truyện Lão Hạc. Đó là một người có học thức, hiểu biết giàu lòng thương người, luôn suy nghĩ trăn trở, dằn vặt về cách sống, cách nhìn đời, nhìn người.
 Nhóm 4 trình bày nhóm 5,6 nhận xét bổ sung – Gv nhận xét – Ghi bảng.
5 Đoạn trích b có phải là một đối thoại không? Vì sao?
› Là cuộc đối thoại vì có các lời thoại của từng nhân vật. Diễn ra dưới hình thức lập luận.
5 Em hãy hình dung cảnh này diễn ra ở đâu? Ai là quan tài? Ai là bị cáo?
› Trong đoạn trích “Thúy Kiều báo ân, báo oán” có thể thấy được đối thoại giữa Kiều –Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức nghị luận. Hình thức này rất phù hợp với một phiên tòa. Trước tòa án đều quan trọng nhất là người ta phải trình bày lí lẽ, chứng lí, nhân chứng, vật chứng sao cho có sức thuyết phục. Trong phiên tòa này Kiều là quan tòa buộc tội, còn Hoạn Thu là bị cáo.
5 Tìm các ý lập luận trong mỗi lời của từng nhân vật?
5 Hoạn Thu đã lập luận như thế nào để biện minh cho mình?
Dùng từ để lập luận: càng... càng.
à Nghị luận trong văn bản tự sự xuất hiện ở các đoạn văn:
- Đặc điểm: Nêu lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục người đọc, người nghe.
- Các từ lập luận: Tại sao, thật vậy, tuy thế.câu khẳng định, phủ định.
5 Từ hai ví dụ trên hãy tìm ra những dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong văn bản tự sự?
5 Nêu tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
Hoạt động 3: Luyện tập:
5 Lời văn trong đoạn trích ở mục I.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
5 Ở đoạn trích I.2, HT đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời? Hãy tóm tắt các nội dung trong lời lập luận của Hoạn Thư.
*GV hướng dẫn cho HS thực hành nói và viết những nội dung trên.
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
 * Nội dung.
- Nêu vấn đề, nếu ta không cố mà tìm hiểu những người xung quanh thì ta luôn có thể độc ác và tàn nhẫn với họ.
- Phát triển vấn đề: 
 + Luận điểm: Vợ tôi không phải là người ác.
 + Chứng minh:
 * Khi người ta đau chân à Nghĩ đến cái chân đau (Quy luật tự nhiên).
 * Khổ à Không nghĩ đến ai. (quy luật tự nhiên)
 * Bản tính tốt bị lo lắng buồn đau che lấp mất.
- Kết thúc vấn đề: Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
 * Hình thức.
- Các kiểu câu hô ứng thể hiện các phán đoán dưới dạng nếu .thì, vì thếcho nên. Khi A thì B. các câu văn trong đoạn trích đều là những câu khẳng định ngắn gọn, khúc triết như diễn đạt những chân lí.
Đoạn (b).
- Cuộc đối thoại của Kiều – Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức lập luận.
Địa điểm: Tòa án.
Quan tòa: Thúy kiều.
Bị cáo: Hoạn Thư.
- Kiều buộc tôi: Càng cay nghiệt. à Càng chuốt lấy oan trái (khẳng định càng . Càng).
- Hoạn Thư biện minh: 
 + Tôi là đàn bàà Ghen tuông là chuyện thường (nên một lẽ thường tình).
 + Tôi đã đối xử tốt với cô khi ở gác viết kinh, khi cô trốn khỏi nhà tôi không đuổi theo. (kể công)
 + Tôi với cô chung chồng: ai dễ nhường cho ai.
 + Dù sao tôi đã trút gây khổ cho cô, bây giờ tôi biết biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô.( nhận tội và đề cao tâng bốc Kiều)
Ghi nhớ.
- Những biểu hiện suy nghĩ, đánh giá, bàn luận trong văn bản tự sự là những yếu tố nghị luận.
- Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là hỗ trợ cho việc kể, làm cho tự sự thêm sâu sắc.
III. Luyện tập.
1. Lời ông giáo, đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để buồn chứ không giận.
2. Lập luận của Hoạn Thư:
+ Tôi là đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.
+ Kể công: ở gác viết kinh, khi trốn chạy
+ Cảnh chồng chung: ai nhường ai.
+ Nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều: trông nhờ vào lượng khoan dung của cô.
*HS trình bày bằng hình thức nói và viết trước tập.
4.4 Củng cố và luyện tập: 
GV cho HS nhắc lại ghi nhớ.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Học thuộc lòng ghi nhớ.
- Viết lại đoạn văn.
- Soạn bài “ Luyện tập viết văn tự sự có yếu tố nghị luận.”
 + Thực hiện các yêu cầu SGK đưa ra.
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 50.doc