Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Trường THCS Trần Nhật Duật - Lương Đức Sơn

Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn  - Trường THCS Trần Nhật Duật  - Lương Đức Sơn

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

1 - Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

 2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản .

 3- Giáo dục : Tình cảm kính yêu, tự hào, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.

B. CHUẨN BỊ:

 1. Thầy : Đọc, soạn văn bản, ảnh chân dung Hồ Chí Minh.

 

doc 449 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1054Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Ngữ văn - Trường THCS Trần Nhật Duật - Lương Đức Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Bài 1- Tiết 1
Phong cách Hồ Chí Minh.
 A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
1 - Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
 2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản .
 3- Giáo dục : Tình cảm kính yêu, tự hào, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
B. Chuẩn bị: 
 1. Thầy : Đọc, soạn văn bản, ảnh chân dung Hồ Chí Minh.
 2. Trò : Học bài cũ, đọc soạn văn bản .
C. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra SGK, vở ghi, vở soạn của HS
3. Bài mới : GV giới thiệu : 
	 Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi thúc dục mọi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của người, học tập theo gương sáng của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Tiết học này thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
GV : Hướng dẫn đọc
 Đọc mẫu.
HS : Đọc văn bản.
GV : Giới thiệu ảnh chân dung Hồ Chí Minh.
CH : Hãy nêu một vài nét sơ lược về tác giả- tác phẩm?
HS: Đọc chú thích SGK- Trả lời.
GV: Nhận xét - bổ sung.
HS: Đọc chú thích SGK.
GV: Giải thích một số từ khó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
CH : Hãy cho biết văn bản được viết theo kiểu loại nào ? 
CH : Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Hãy nêu giới hạn và nội dung từng phần ? 
HS : Trả lời.
GV: Nhận xét - Kết luận.
HS đọc phần 1.
CH: Vốn văn hoá tri thức của Bác được đánh giá khái quát như thế nào ? Tìm những hình ảnh, câu văn đó ?
HS: Thảo luận – Trả lời.
CH: Do đâu, bằng cách nào Hồ Chí Minh lại có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng như vậy ?
HS lần lượt trả lời.
CH: Vốn tri thức văn hoá đó có thể có ở mọi người không và vì sao?
GV: Kể một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác.
CH: Các nền văn hoá Phương Đông và Phương Tây đã ảnh hưởng đến Bác như thế nào?
HS: Thảo luận – Trả lời.
CH: Hãy cho biết điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì ?
HS: Thảo luận – Trả lời.
CH : Em hiểu phong cáh văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà văn hoá phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại như thế nào ?
HS : Thảo luận - Trả lời .
GV : Chốt lại vấn đề.
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc.
2. Chú thích.
a. Giới thiệu tác giả - tác phẩm.
- Tác giả : Lê Anh Trà.
- Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được trích trong tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị.
b. Từ khó.
- Bộ chính trị : Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng CS Việt Nam.
- Truân chuyên : gian nan, vất vả.
- Hiền triết : người có tài năng, đức độ, hiểu biết sâu rộngđược người đời tôn vinh.
- Di dưỡng tinh thần: bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Kiểu văn bản : Văn bản nhật dụng.
2. Bố cục : 2 phần.
+ P1 (Từ đầu ...rất hiện đại): Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
+ P2 (còn lại): Những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
3. Phân tích.
a. Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Vốn văn hoá tri thức của Hồ Chí Minh rất sâu rộng và phong phú ị So sánh.
ị Khẳng định.
- Nguyên nhân :
+ Đi nhiều, tiếp xúc nhiều nền văn hoá.
+ Nói viết thành thạo nhiều ngoại ngữ.
+ Có ý thức học hỏi toàn diện sâu sắc.
+ Học mọi nơi, mọi lúc.
à Nhờ thiên tài, dầy công học tập.
- Bác tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá tong nước, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Bác tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán cái xấu, tiêu cực.
- Điều kì lạ nhất : Những ảnh hưởng văn hoá quốc tế và văn hoá dân tộc trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
* Tiểu kết: Lối sống bình dị rất Việt Nam những rất mới, rất hiện đại. Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế.
4. Củng cố: 
- Hệ thống kiến thức bài.
- Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Học bài.
- Soạn bài : “ Phong cách Hồ Chí Minh ”.
- Giờ sau : “ Phong cách Hồ Chí Minh ” ( tiếp )
Ngày soạn :
Ngày giảng:
Bài 1- Tiết 2
Phong cách Hồ Chí Minh.
 A.Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
1 - Kiến thức: Giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh. Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
 2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản .
 3- Giáo dục : Tình cảm kính yêu, tự hào, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại.
B. Chuẩn bị: 
 1. Thầy : Đọc, soạn văn bản, ảnh chân dung Hồ Chí Minh.
 2. Trò : Học bài cũ, đọc soạn văn bản .
C. Tiến trình lên lớp.
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ: Sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào?
3. Bài mới : GV giới thiệu : 
CH: Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh được thể hiện ở những khía cạnh nào?
HS : Thảo luận – trả lời.CH: Em hình dung thế nào về cuộc sống của vị Chủ tịch nước? Liên hệ với tổng thống các nước?
HS : Thảo luận – Nhận xét.
CH : Hãy nêu cảm nhận của em về lối sống của Bác?
HS : Nêu cảm nhận của bản thân.
CH : Để làm nổi bật lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?
HS : Thảo luận – Trả lời.
CH : Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa Bác với Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm?
HS : Thảo luận – Trả lời.
- Giống: giản dị, thanh cao.
- Khác: Bác sống cùng với nhân dân và chia sẻ khó khăn với họ.
CH: Học sinh phải học tập theo gương Bác Hồ như thế nào?
HS: Thảo luận – báo cáo.
CH : Hãy nêu các thủ pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong văn bản?
HS : Thảo luận – Trả lời.
CH : Hãy nêu nội dung chính của văn bản?
HS : Đọc ghi nhớ- Trả lời.
GV : Hướng dẫn cách kể.
HS : Kể những câu chuyện mà các em biết.
GV : Nhận xét.
I. Đọc – Chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Kiểu văn bản.
2. Bố cục.
3. phân tích (tiếp)
b. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
- Bác sống rất giản dị :
+ Nơi ở: nhà sàn đơn sơ, mộc mạc.
+ ăn: rau luộc, cháo hoa, cá kho.
+ Trang phục : áo trấn thủ, dép cao su, bộ bà ba nâu.
- Hồ Chí Minh tự nguyện chọn lối sống giản dị, thôn quê, dân dã.
- Nghệ thuật so sánh.
* Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét đẹp của những nhà văn hoá dân tộc, nét đẹp thời đại gắn với nhân dân.
c. ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.
- Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại.
- Tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống có văn hoá. 
4. Tổng kết.
a. Nghệ thuật.
- So sánh.
- Kể kết hợp với lập luận.
b. Nội dung.
 Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
III. Luyện tập.
 Kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Hồ Chí Minh.
4. Củng cố.
- Hệ thống kiến thức bài.
Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
- ý nghĩa việc học tập phong cách Hồ Chí Minh.
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò.
- Học bài.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác.
- Giờ sau : Các phương châm hội thoại.
Ngày soạn : 
Ngày giảng :
Tiết 3
Các phương châm hội thoại
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh;
1Kiến thức:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
2 Kĩ năng:
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
3 Giáo dục : Học sinh biết tôn trọng đối tượng giao tiếp
B. Chuẩn bị:
- Thầy: soạn bài.
- Trò: Đọc kỹ bài ở nhà.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1.ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3.Bài mới: Giáo viên gợi cho học sinh nhớ lại khái niệm "hội thoại". Trong giao tiếp có những quy định tuy không nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần tuân thủ nếu không giao tiếp sẽ không thành. Những quy định đó thể hiện qua các phương châm hội thoại (về lượng, về chất, quan hệ, cách thức, lịch sự...)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1 Hướng dẫn tìm hiểu mục 1 
Bước 1: Gọi học sinh đọc đoạn đối thoại.
? Hãy giải nghĩa từ “bơi”? 
- Là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều An muốn biết không? Vì sao? 
- Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết. Điều mà An cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như tên bể bơi, sông, hồ, biểnCâu trả lời đó quá ít thông tin mà câu hỏi cần giải đáp.
? Nếu là em, em sẽ trả lời câu hỏi của An ra sao?
Học sinh tự trả lời.
? Có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
I. Phương châm về lượng.
- Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. 
Bước 2: Gv gọi học sinh kể lại truyện “Lợn cưới, áo mới”.
? Vì sao chuyện này lại gây cười?
- Vì các nhân vật đều nói nhiều hơn những gì cần nói.
? Hãy đóng vai hai nhân vật trong truyện , hỏi và trả lời lại cho dủ thông tin cần biết.
? Nếu trong giao tiếp chúng ta nói nhiều hơn những gì cần nói thì sao?
- Thông tin dài dòng không cần thiết.
- Người nghe khó nắm bắt thông tin chính
? Như vậy, cần tuân thủ những gì khi giao tiếp?
Bước 3: Hệ thống hoá kiến thức.
Gv gọi 1 học sinh đọc ghi nhớ sgk.
- Trong giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
*Ghi nhớ ( SGK)
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu mục 2 
Bước1: Gv kể lại truyện “Quả bí khổng lồ”
? Truyện này phê phán điều gì?
- Phê phán tính nói khoác.
? Theo em nói khoác sẽ có tác hại ntn? Hãy lấy 1 vd minh hoạ.
Học sinh tự lấy vd.
? Như vậy, trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
II. Phương châm về chất
- Trong giao tiếp không nên nói những gì mình không tin là đúng sự thật.
Bước 2: Thảo luận tình huống
? Nếu không biết chắc 1 tuần nữa lớp sẽ tổ chức đi tham quan, em có nói cho các bạn biết điều đó không?
? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học, em có trả lời với thầy cô là bạn ấy bị ốm không?
HS trả lời
GV nhận xét, giảng
Bước 3:
? Sự khác nhau giữa nói khoác (nói điều mình không tin là đúng sự thật) và nói những điều mình chưa có bằng chứng xác thực là gì?
? Nếu có ý định nói những điều mình chưa có bằng chứng xác thực thì cần làm thêm điều gì?
- Báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của thông tin chưa được kiểm chứng:
Thêm từ hình như, nghĩ là..
Bước 4: Hệ thống hoá kt : Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ sgk.
*Lưu ý: Phân biệt giữa nói khoác (nói điều mình không tin là đúng sự thật) và nói những điều mình chưa có bằng chứng xác thực.
- Phải báo cho người nghe biết rằng tính xác thực của thông tin chưa được kiểm chứng: Thêm từ hình như, nghĩ là..
*Ghi nhớ ( SGK)
HĐ 3: Luyện tập .
Yêu cầu 3 học sinh lên lần lượt chữa các bài tập trong sgk. Các học sinh còn lại làm trực tiếp vào vở ghi.
Bài tập 1: Vận dụng các phương châm về lượng để pt lỗi trong các câu sau:
 Tr ... ị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: 
* Hoạt động 1.
Hướng dẫn tìm hiểu trường hợp cần viết thư (hoặc điện).
Hỏi: Mục đích và tác dụng của viết thư (hoặc điện) HS tìm thêm ví dụ 
Hỏi: Mục đích và tác dụng của viết thư (điện) 
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn tìm hiểu cách viết thư (điện) 
GV đứng tại chỗ trả lời. 
GV nhận xét, bổ sung. 
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong SGK 
Hoạt động 3 
Hướng dẫn luyện tập 
HS đọc ví dụ 1 (SGK) về 5 trường hợp cần viết thư (hoặc điện).
HS đọc văn bản và những yêu cầu câu hỏi trong SGK mục II (Bài tập 1 + 2) 
HS lần lượt làm các bài tập trong SGK 
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi. 
- Các trường hợp cần viết thư (điện) SGK 
- Bày tỏ lời chúc mừng hoặc thông cảm tới cá nhân hay tập thể. 
II. Cách viết thư điện chúc mừng và thăm hỏi. 
- Nêu được lí do (chúc mừng, thăm hỏi) mong muốn điều tốt lành. 
- Viết ngắn gọn, súc tích với tình cảm chân tình. 
* Ghi nhớ (SGK) 
III. Luyện tập. 
- Tình huống viết thư (điện) chúc mừng a, b, d, e. 
- Tình huống cần viết thư (điện) thăm hỏi: c. 
4. Củng cố: Tiết học cuối cùng của lớp 9 THCS, GV dặn dò HS ôn tập để thi tốt nghiệp hoặc thi vào lớp 10 THPT. 
5. Dặn dò:Nhớ tác phẩm, kết hợp kiến thức tiếng Việt và kĩ năng tập làm văn để vận dụng làm bài tự luận và trắc nghiệm.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 173 
Trả bài kiểm tra văn
A – Mục tiêu:
- Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, củng cố các kiến thức về phần Văn.
- Giáo dục ý thức làm bài.
- Học sinh được rèn luyện thêm về kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm văn.	
B – Chuẩn bị:
-Thầy: Chấm bài.
-Trò: Xem lại bài.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
 3/ Bài mới: 
HĐ 1: - Cho học sinh đọc đề: chỉ ra các yêu cầu.
 - Tổ chức cho học sinh thảo luận, xây dựng đáp án.( dàn ý) cho bài viết.
 - Nhắc lại đề bài trước. Chỉnh sửa và nêu những lưu ý.
 - Cho học sinh pt đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung, hình thức.
 - Tổ chức cho học sinh thảo luận, xây dựng đáp án.
 - Gv nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh các yêu cầu cần đạt.
Đáp án - Biểu điểm:
Câu 1: 1 điểm.(Điền đúng mỗi ý đạt 0,2 điểm)
Tên Văn bản
Tác giả
 Năm sáng tác 
A. Bến quê
B. Những ngôi sao xa xôi. 
C. Làng.
D. Chiếc lược ngà.
E. Lặng lẽ Sa Pa. 
Nguyễn Minh Châu
Lê Minh Khuê.
Kim Lân
Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Thành Long
1985
1971
1948
1966
1970
Câu2 : B. Tự sự và miêu tả + Biểu cảm. ( 0.5 đ)
Câu 3: 1 điểm (1.5 điểm):
a, Hoàn cảnh sống: Sống 1 mình trên đỉnh núi cao 2600 thước so với mặt nước biển; làm công việc nghiên cứu về khí tượng thuỷ văn..
b, Phẩm chất chung: Tinh thần trách nhiệm cao, yêu cuộc sống, yêu công việc của mình, khiêm tốn, mến khách
Câu 4 (7 iểm)
 *Yờu cầu chung: 
- Kiểu bài : Nghị luận 
- Nội dung: Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong văn bản "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
- Hình thức: Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả
*Yêu cầu cụ thể:
1/Mở bài:
- Giới thiệu chung tỏc giả, tỏc phẩm và nhõn vật chớnh, nờu ấn tượng chung về nhõn vật.
2/Thõn bài 
 -Trỡnh bày cảm nhận về nhõn vật Phương Định:
 +Suy nghĩ về hành động, tỡnh cảm .
 +Tõm lớ nhõn vật trong một lần phỏ bom.
 +Nghệ thuật kể chuyện.
 -í nghĩa, tỡnh cảm về hỡnh ảnh nhõn vật.
3/Kết bài: 
 -Khẳng định vẻ đẹp của người chiến sĩ thanh niên xung phong và thế hệ trẻ trong thời kỡ khỏng chiến chống Mĩ.
 - Cú ý thức liờn hệ bài học cho bản thân.
HĐ 2: Nhận xét và đánh giá bài viết.
- Gv cho học sinh tự nhận xét bài làm của mình (ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với đáp án và các yêu cầu vừa nêu.
- Gv nêu nhận xét, đánh giá của mình về bài viết của học sinh: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục (Nhận xét chung và cho VD cụ thể theo bài làm của học sinh, có thể đọc 1 bài làm của học sinh) 
HĐ 3: Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết.
- Gv cho học sinh trao đổi, hướng dẫn, sửa chữa các lỗi về nội dung , về hình thức (bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp,..)
- Gv bổ sung, kl về hướng sửa chữa và cách sửa lỗi.
- Thông báo điểm:
G:
K:
TB:
Y:
4. Củng cố: Nhận xét ý thức của HS trong giờ trả bài.
5 Dặn dò: Học và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 Tiết 174 
Trả bài Kiểm tra tiếng việt
A – Mục tiêu: 
- Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, củng cố các kiến thức về phần tiếng Việt.
- Giáo dục ý thức làm bài.
- Học sinh được rèn luyện thêm về kĩ năng làm bài tiếng Việt.	
B – Chuẩn bị:
-Thầy: Chấm bài.
-Trò: Xem lại bài.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: 
HĐ 1: - Cho học sinh đọc đề: chỉ ra các yêu cầu.
 - Tổ chức cho học sinh thảo luận , xây dựng đáp án.
 - Nhắc lại đề bài trước. Chỉnh sửa và nêu những lưu ý.
 - Cho học sinh pt đề : chỉ ra các yêu cầu về nội dung, hình thức.
 - Tổ chức cho học sinh thảo luận, xây dựng đáp án.
 - Gv nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh các yêu cầu cần đạt.
 Đáp án - Biểu điểm: 
Câu 1: 0,5 điểm: B. Sai.
Câu 2: 0,5 điểm: 	C, Phép nhân hoá. 
Câu 3: Điền từ thích hợp:
 (1) Nghĩa tường minh. 0,25 điểm. 
 (2) Hàm ý. 0,25 điểm.
Câu 4: 0,5 điểm: B, Tình thái. 	
Câu 5: 0,5 điểm: A. Đúng. 
Câu 6: 0,5 điểm: C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn. 
Câu 7: 0,5 điểm: A. Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: Lão vừa xin tôi một ít bả chó.
Câu 8: 0,5 điểm: C. Quan hệ nghịch đối.
II. Phần tự luận: 6 điểm. 
Câu 1: 0,5 điểm: Nội dung của hàm ý là: Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ.
Câu 2: 2điểm.
* Những câu có nghĩa tường minh (1 điểm).
	 - Vâng, mời bác và cô lên chơi. 0,25 điểm. 
 - Nhà cháu kia. 0,25 điểm. 
 - Lên cái bậc cấp kia, trên kia, trên ấy có cái nhà đấy. 0,25 điểm. 
 - Bác và cô lên với anh ấy một tí. 0,25 điểm.
* Những câu có nghĩa tường minh và còn có thêm hàm ý -> Giải đoán hàm ý: (1 điểm).
	- Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. 0,25 điểm.
	-> Hàm ý: Mời bác và cô lên uống nước. 0,25 điểm.
	- Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta. 0,25 điểm.
	-> Hàm ý: Anh ta rất thú vị, có nhiều điểm rất hay. 0,25 điểm.
Câu3:(1điểm):
- Người nghe có giải đoán được hàm ý. 0,5 điểm.
- Chi tiết: + Bác lái xe nói: “ Bác và cô lên với anh ấy một tí”. 0,25 điểm.
	 + ở đoạn sau của truyện, người hoạ sĩ đã rất muốn vẽ anh thanh niên. 0,25 điểm.
Câu 4: Học sinh có thể viết đúng một đoạn văn theo yêu cầu. Trong đó sử dụng một hoặc nhiều phép liên kết mà mình đã học. (1,5 điểm:Mở đoạn:0,25 điểm; thân đoạn: 1điểm; kết đoạn: 0,25 điểm
HĐ 2: Nhận xét và đánh giá bài viết.
- Gv cho học sinh tự nhận xét bài làm của mình (ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với đáp án và các yêu cầu vừa nêu.
- Gv nêu nhận xét, đánh giá của mình về bài viết của học sinh: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục (Nhận xét chung và cho VD cụ thể theo bài làm của học sinh, có thể đọc 1 bài làm của học sinh) 
HĐ 3: Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết.
- Gv cho học sinh trao đổi, hướng dẫn, sửa chữa các lỗi về nội dung, về hình thức (bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp,..)
- Gv bổ sung, kl về hướng sửa chữa và cách sửa lỗi.
- Thông báo điểm:
G:
K:
TB:
Y:
 4 Củng cố:
 - Thu bài, kiểm bài.
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò;
	- Học bài, ôn bài.
	- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập.
	- Chuẩn bị kĩ bài: Luyện tập viết hợp đồng.	
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
Tiết 175 
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, củng cố các kiến thức về phần Ngữ văn.
- Qua bài kiểm tra, giáo viên đánh giá được kết quả của học sinh về tri thức, kỹ năng, thái độ, để có định hướng khắc phục những điểm còn yếu.
- Giáo dục ý thức làm bài cho HS.
B. Chuẩn bị của thầy trò:
-Thầy: Chấm bài.
-Trò: Xem lại bài.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2.Trả bài.
HĐ 1: - Cho học sinh đọc đề: chỉ ra các yêu cầu của đề bài.
 - Tổ chức cho học sinh thảo luận , xây dựng đáp án, (dàn ý) cho bài viết.
 - Nhắc lại đề bài trước. Chỉnh sửa và nêu những lưu ý.
 - Cho học sinh pt đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung, hình thức.
 - Tổ chức cho học sinh thảo luận, xây dựng đáp án.
 - Gv nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh các yêu cầu cần đạt.
Đáp án và biểu điểm
Trả lời đúng các thành phần biệt lập (1 điểm)
a. Có lẽ : Thành phần tình thái
b. Chà: Thành phần cảm thán
c. Thưa ông: Thành phần gọi đáp
d. Người con gái Nam Xương: Thành phần phụ chú
Nêu được lí do các thành phần trên là thành phần biệt lập: (1 điểm)
 Các thành phần trên là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
Câu 2:
Chỉ ra được những điều ước nguyện chân thành của nhà thơ Thanh Hải trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" (1 điểm):
- Muốn làm : con chim hót 
- Muốn làm : một cành hoa
- Muốn làm : một nốt trầm xao xuyến
Học sinh nói được : Đó là những ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một " mùa xuân nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.(1 điểm)
Câu 3 :( 6 điểm)
 *Yờu cầu chung: 
- Kiểu bài : Nghị luận 
- Nội dung : Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong văn bản "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
- Hình thức : Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả
*Yêu cầu cụ thể:
1/Mở bài:
-Giới thiệu chung tỏc giả, tỏc phẩm và nhõn vật chớnh, nờu ấn tượng chung về nhõn vật.
2/Thõn bài 
 -Trỡnh bày cảm nhận về nhõn vật Phương Định:
 +Suy nghĩ về hành động, tỡnh cảm .
 +Tõm lớ nhõn vật trong một lần phỏ bom.
 +Nghệ thuật kể chuyện.
 -í nghĩa ,tỡnh cảm về hỡnh ảnh nhõn vật.
3/Kết bài: 
 -Khẳng định vẻ đẹp của người chiến sĩ thanh niên xung phong và thế hệ trẻ trong thời kỡ khỏng chiến chống Mĩ.
 -Cú ý thức liờn hệ bài học cho bản thân.
* Biểu điểm:
Điểm 5,6: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả.
Điểm 3,4: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
Điểm 1,2: Chưa nêu được các ý trên, còn mắc lỗi chính tả và dấu câu.	
HĐ 2: Nhận xét và đánh giá bài viết.
- Gv cho học sinh tự nhận xét bài làm của mình( ưu điểm, nhược điểm) từ việc đối chiếu với đáp án và các yêu cầu vừa nêu.
- Gv nêu nhận xét, đánh giá của mình về bài viết của học sinh: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục (Nhận xét chung và cho VD cụ thể theo bài làm của học sinh, có thể đọc 1 bài làm của học sinh) 
HĐ 3: Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết.
- Gv cho học sinh trao đổi, hướng dẫn, sửa chữa các lỗi về nội dung, về hình thức ( bố cục, trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp,..)
- Gv bổ sung, kl về hướng sửa chữa và cách sửa lỗi.
- Thông báo điểm:
G:
K:
TB:
Y:
4. Củng cố: Nhận xét ý thức của HS trong giờ trả bài.
5 Dặn dò: Học và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9.doc