Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 13 - Tiết 61 - 65

Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 13 - Tiết 61 - 65

I.Mục tiêu :

- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân – một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ gia đoạn trước Cách mạng tháng Tám.

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng

II. Kiến thức chuẩn:

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 Môn Ngữ văn - Tuần 13 - Tiết 61 - 65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GANV9T13 TIẾT:61 - 65 ND:31/10 – 05/11
NS:21/10 
TIẾT:61-62 LÀNG
I.Mục tiêu :
- Có hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân – một đại diện của thế hệ nhà văn đã có những thành công từ gia đoạn trước Cách mạng tháng Tám.
- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Làng
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại.
- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm : sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận văn bản tự sự hiện đại.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
HOAÏT ÑOÄNG 1:Khôûi ñoäng
- Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra bài cũ:
 -Hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Bếp Lửa”?
 -Hãy tóm tắt nội dung của bài thơ trên?
 -Nêu đôi nét về tiểu sử của nhà thơ Bằng Việt
- Giới thiệu bài:Truyện xây dựng thành công về một nhân vật nông dân thời kháng Pháp.
Hoaït ñoäng 2:Đọc – hiểu văn bản.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Đọc phần chú thích – tìm hiểu về tác giả.
-Tìm hiểu về bố cục tác phẩm.(Chia làm 03 phần:Phấn 1:Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Dầu làm Việt gian, phần 2:Tâm trạng xấu hổ,đau khổ của ông Hai trong ba bốn ngày sau đó.phần 3:Tình cờ ông biết đó là tin đồn nhãm,ông Hai lại tươi tỉnh như xưa )
H. Em nào có thể cho biết chủ đề của vă bản?
-Hết tiết 1 bình chuyền sang tiết 2
GV hỏi lại cá kiến thức đã thể hiện ở tiết 01
-Hoạt động 03 Phân tích*Gọi HS đọc truyện và trả lời câu hỏi
H:Khi nghe tin do những người tản cư từ Gia Lâm cho biết: cả làng chúng nó Việt gian theo Tây, thái độ và tâm trạng của ông Hai như thế nào?(Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, lăng đi, tưởng như không thở được. Một lúc lâu ông mới rặng è è, nuốt một cái gì đó vướng ở cổ, cất tiếng hỏi, giọng lạc đi: - Liệu có thật không hở bác, hay là chỉ lại ; Ông cúi gằm mặt xuống mà đi: đi trong sự trốn tránh, vì xấu hổ và nhục nhã.)
H:Về đến nhà, nằm vật ra giường như bị cảm, nhìn lũ con chơi sậm chơi sụi với nhau, tâm trạng của ông Hai diễn biến như thế nào?( Nhìn lũ con  cái cơ sự này chưa?; Ông Hai nghĩ đến sự hắt hủi, khinh bỉ của mọi người dành cho những đứa trẻ của cái làng Việt gian, thương con, ông vô cùng căm giận dân làng; Nhưng rồi ông lại khó tin là chuyện tày đình, ghê gớm ấy có thể xảy ra; nhưng với chứng cứ hiển nhiên làm ông đành một lần nữa cay đắng chấp nhận sự thật và sự nhục nhã, sự giày vò tâm trí lại sôi réo trong lòng ông.)
H:Tâm trạng ông Hai thế nào khi nghe tin làng được cãi chính? Điều gì khiến ta cảm động?(Ông vội vã quên dặn trẻ con coi nhà, vui vẻ rạng rở chia quà cho con; lật đật bô bô  múa tay lên mà khoe; không buồn không tiếc khi nhà bị đốt)
H. Nêu những thành công về nghệ thuật của văn bản?
- Tổng kết:
H.Rút ra những ý chính của văn bản?
H:Em có nhận xét gì về nghệ thuật của truyện?(ngôn ngữ mộc mạc, dân dã,miêu tả sắc sảo, chỉ vài nét dựng lên chân dung các nhân vật thích hợp)
Hoạt động 4: Luyện tập
-Hướng dẫn các nhóm thảo luận phần luyện tập
 +Bài tập 1:Thực hành ở lớp
+Bài tập 2:Thực hành ở nhà
Hoạt động 5 Củng cố - dặn dò:
Nêu những nét chính về tác giả và văn bản “Làng”?
-Phân tích tình cảm yêu nước gắn với tình cảm yêu làng ở nhân vật ông Hai?
Phân tích tâm trạng,thái độ của ông Hai khi nghe cái tin làng theo giặc được cãi chính?
-Thực hành bài tập 2 ở nhà
*Hướng dẫn tự học:
- Nhớ được một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc miêu tả tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện.
- Đọc, nghiên cứu trước các câu hỏi xây dụng bài trong phần Đọc – hiểu văn bản của văn bản “ Lặng lẽ Sa pa”
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Các nhóm đọc mục chú thích
 +Thảo luận về tác giả và văn bản “Làng”
-Chốtè
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
- Hai HS đọc văn bản
-Thảo luận các vấn đề GV nêu lên
 Thống nhất các vấn đề sau
 +Tình yêu làng gắn với tình yêu nướcè
+Thái độ tươi tắn,hoạt bát trở lại khi nhe tin làng không theo giặcè
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
Thảo luận tổng kết bài
-Các nhóm thảo luận phần luyện tập
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
-Khởi động
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
 Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920, quê ở Bắc Ninh.
 Ông am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân ở vùng quê Bắc bộ.
 Ông là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn, đề tài thường được ông thể hiện là sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân.
 2/Tác phẩm:
 Đây là truyện viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, được đăng trên tạp chí văn nghệ năm 1948. Làng chợ Dầu là hình ảnh của làng quê Phù Lưu của nhà văn.
 3/ Bố cục: Chia làm 03 phần:
- Phấn 1:Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Dầu làm Việt gian.
- Phần 2: Tâm trạng xấu hổ,đau khổ của ông Hai trong ba bốn ngày sau đó.
- Phần 3:Tình cờ ông biết đó là tin đồn nhãm,ông Hai lại tươi tỉnh như xưa
4/Chủ đề:
Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dăn Pháp.
II. Phân tích:
1.Nội dung:
a.Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai.
 a1/Khi nghe tin làng theo giặc.
 +Nỗi đau đớn, bẽ bàng:cổ ông lão nghẹn ẳng hẳn lại, da mặt tê rân rân - nước mắt ông lão giàn ra - có thật không hở bác 
 ->bàng hoàng cố không tin.
 +Dáng vẻ, cử chỉ, điệu bộ:vờ đứng lãng ra, trống ngực ông lão đập thình thịch  Cúi gằm mặt xuống mà đi -> xấu hỗ
 + Nỗi băn khoăn: Nằm vật ra giường nước mắt tràn ra-> đau khổ
->Tin làng theo giặc xúc phạm đến tình yêu làng của ông Hai.
 Ba bốn hôm  không bước chân ra ngoài.
 Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù
 ->Nỗi khổ thấm sâu dằn vặt, giận làng chứng tỏ ông yêu nước mãnh liệt.
b/Khi nghe cái tin làng theo giặc được cãi chính.
 - Cái mặt buồn thiu bỗng tươi lên, chia quà cho các con
  Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ! Đốt nhẵn
->Niềm tin, niềm danh dự của làng ông, của riêng ông được phục hồi. Tình yêu làng của ông là như vậy đồng thời là biểu hiện của tình yêu đối với đất nước, với kháng chiến, với cụ Hồ.
2.Nghệ thuật:
-Tạo tình huống truyện gay cấn: tin thất thiệt được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu lên nói ra.
- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực qua suy nghĩ, hành động, qua lờì nói ( đối thoại và độc thoại).
3.Tổng kết:
 Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến cảu người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nân vật ông Hai trong truyện Làng.
 Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật
IV. Luyện tập
Bài tập 1:Thực hành nói.có thể lựa chọn những đoạn miêu tả ông Hai vừa nghe tin làng theo giặc,hoặc cảnh ông ở lì trong buồng,đoạn ông Hai trò chuyện với thằng con út
-Bài tập 2:Thực hành ở nhà,có thể gợi ý HS tìm đọc những bài thơ,văn về tình yêu quê huơng
 Chú ý những nét riêng trong văn bản “Làng”:Tính khoe làng,tình yêu làng phải thống nhất với tình yêu nước,với tinh thần kháng chiến.
TIẾT:63
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
( PHẦN TIẾNG VIỆT)
I.Mục tiêu :
- Hiểu được sự khác biệt giữa phương ngữ mà học sinh học sinh đang sử dụng với phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân thể hiện qua những từ ngữ chủi sự vật hoạt động, trạng tahí, đặc điểm, tính chất...
II. Kiến thức chuẩn:
1.Kiến thức:
- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
- Sự khác biệt giữa các từ ngữ đạ phương.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
-Hoạt động 1-Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 -Thế nào là từ địa phương? Cho 5 từ địa phương có kèm từ toàn dân tương đương?
-Giới thiệu bài:Tiết học giúp chúng ta hiểu được sự phong phú về các phương ngữ trên các vùng miền ở đất nước ta.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sông:
- Giao tiếp: hiểu và biết cách sử dụng phương ngữ trong giao tiếp.
- Ra quyết định:biết phân tích các cách sử dụng các từ ngữ thích hợp trong giao tiếp của cá nhân.
- Các kĩ thuật dạy học:phân tích tình huống, hỏi và trả lời.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
H:Tìm phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết những từ ngữ địa phương?
 -Gọi HS cho biết những từ địa phương không có trong các phương ngữ khác.
-Gọi HS cho biết những từ địa phương có nghĩa giống nhau, nhưng khác về âm.
H:Cho biết những từ địa phương nào giống về âm nhưng khác về nghĩa.
H:Có sự khác biệt trong các phương ngữ nói lên được điều gì?
H:Phương ngữ chuẩn của Việt Nam là phương ngữ nào? Tại sao lại sử dụng phương ngữ này là ngôn ngữ toàn dân.
H:Trong những trường hợp nào ta không nên dùng từ địa phương?
H:Từ địa phương thể hiện trong văn học nhằm mục đích gì?
Hoạt động 4:Củng cố - dặn dò:
- HS hiểu được sự phong phú của phương ngữ
-Hiểu được những điều kiện tự nhiên,xã hội hình thành phương ngữ
-Giá trị biểu cảm khi sử dụng phương ngữ trong văn bản
-Nhận xét tiết dạy
*Hướng dẫn tự học:
- Điền thêm một số từ ngữ, cách hiểu
vào bảng đã lập ở lớp.
- Chuẩn bị trước cho tiết luyện nói... tuần sau.
-Lắng nghe
-Thảo luận tìm hiểu bài
-Các nhóm tìm các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân
-Đồng nghĩa nhưng khác về âm, đồng âm nhưng khác về nghĩa trong các phương ngữ
khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dânè
-Thảo luận, nêu ý kiến.
-Thảo luận tiếp phần 2 ở SGK
-Chốtè
-Góp ý kiến phần 3è
Nhất trí về cách dùng từ địa phươngè
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
-Khởi động
I.Hình thành kiến thức
1-Tìm trong phương ngữ đang sử dụng những từ ngữ địa phương.
 a/Sự vật hiện tương không có tên gọi trong các phương ngữ khác.
 -Nhút: sơ mít muối (vùng Nghệ Tĩnh)
 -bồn bồn:Sống dưới nước, thân mềm (Vùng Tây Nam Bộ)
 b/Giống về nghĩa nhưng khác về âm
Trung
Bắc
Nam
Mệ (bà)
Mạ(mẹ)
Bà
Mẹ
Nghiện
Giả vờ
Bà
Mẹ
Ghiền
Giả đò(bộ)
 c/Giống về âm nhưng khác về nghĩa:
Bắc
Trung
Nam
Hòm(vật để đựng)
Hòm(q. tài)
Hòm(q. tài)
2/Sự xuất hiện những từ địa phương ở mục 1a
 -Vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác.
 -Điều đó cho thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng nhưng sự khác biệt không lớn lắm
3/Phương ngữ được lấy làm chuẩn là phương ngữ Bắc. Trong phương ngữ Bắc có tiếng Hà Nội
 -Phần lớn trên thế giới đều lấy phương ngữ cótiếng của thủ đô làm chuẩn cho ngôn ngữ toàn dân.
4/Hoàn cảnh giao tiếp có tính nghi thức thì không dùng từ địa phương:
 -Dùng từ địa phương trong phạm vi gia đình, bạn bè cùng phương ngữ
 -Trong văn học, dùng từ địa phương để khắc hoạ nét đặc trưng của nhân vật.
 +Trong đoạn trích bài “Mẹ Suốt” của Tố Hữu có những từ ngữ địa
phương như sau:chi,rứa,nớ,,tui,cớ răng,ưng,mụ.èphương ngữ Bắc Trung Bộ
 Những từ ngữ địa phương trên góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm,suy nghĩ,tình cảm của một người mẹ trên vùng quê ấy.
TIẾT:64
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ.
I.Mục tiêu :
- Hiểu được vai trò của đối thoại, độc thoại. độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Biết viết văn bản tự sự có đối thoại, độc thoại. độc thoại nội tâm
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Đối thoại, độc thoại. độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại. độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại. độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại. độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG 
-Hoạt động 1-Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi HS đọc đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận đã chuẩn bị ở nhà
-Giới thiệu bài: Tiếthọc giới thiệu đến chúng ta về vai trò của các yếu tố đối thoại, độc thọại trong văn bản tự sự.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức 
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-GV gọi HS đọc vd 1/ 176 và trả lời các câu hỏi
H:Trong 3 câu đầu đoạn trích là lời của ai nói với ai?( Hai người phụ nữ tản cư nói chuyện với nhau)
H:Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện, trao đổi qua lại?( Vì có 2 lượt lời qua lại. Nội dung nói hướng tới người tiếp chuyện – hình thức thể hiện là hai gạch đầu dòng)
H:Câu” Hà nắng gớm, về nào” Là lời nói của ai nói với ai? Có phải là đoạn đối thoại không? Vì sao?( nói một mình bâng quơ, đánh trống lãng – không nói với ai cả, không là đoạn đối thoại)
H:Trong đoạn trích có câu nào ở dạng này không?(Chúng bay, ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm )
H:Trong đoạn trích những câu nào thể hiện suy nghĩ của ông Hai?( Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? )
H:Em có nhận xét gì về hình thức trình bày của các câu mà chúng ta vừa tìm hiểu. Từ những điều ta đã tìm hiểu từ những ví dụ trên theo em đâu là những câu đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
H:Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện không khí của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?( Tạo nên không khí như cuộc sống thực, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với làng Chợ Dầu, tạo tình huống để dẫn vào nội tâm nhân vật)
H.Với nhữngvấn đề đã phân tích ở trên, các em hãy rút ra khái niệm?
-
Hoạt động 4: Luyện tập
Hoạt động 3Củng cố - dặn dò:
- Liên hệ thực tế sử dụng đối thoại, độc thoại. độc thoại nội tâm và rút ra bài học sử dụng đối thoại, độc thoại. độc thoại nội tâm một cách hiểu biết, hiệu quả.
* Hướng dẫn tự học:
- Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. Cho biết sự khác nhau trong hình thức trình bày của các loại trên?
- Chuẩn bị cho hai tiết viết TLV tại lớp.
-Lắng nghe
-Ghi tựa bài
-Thảo luận tìm hiểu bài:
 +Thảo luận vd 1/176:
 +Trả lời các yêu cầu của GV
-Chốtè
-Nhận xét các phần đã thảo luận ở trên
-Rút ra nhận xét,củng cố lại bằng ghi nhớ
-
Các nhóm thự hành bài tập 1 trên lớpè
-Thực hành bài tập 2,3 ở nhà
Lắng nghe và thực hành theo yêu cầu của GV
- Khởi động
I.Hình thành kiến thứ
1-TÌM HIỂU YẾU TỐ ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM.
 -Ví dụ:
 -Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? 
 -Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
->đối thoại.
 -Hà, nắng gớm, về nào 
 -Chúng bay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
->Lời của một người nói với chính mình, với một người trong tưởng tượng -> độc thoại
-Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu 
->Suy nghĩ của một người không thốt thành lời -> độc thoại nội tâm
2.Hình thành khái niệmèghi nhớ trang 128
- Đối thoại, độc thoại. độc thoại nội tâm đều là ngôn ngữ của nhân vật, là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Đối thoại là hình thức đố đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người.Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các dấu gạch đầu dòng ở đầu lới trao và lời đáp
- Độc thoại là lời của người nào đó nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng.Trong văn bản khi độc thoại được nói thành lời thì ở phía trước lời độc thoại có gạch đầu dòng; khi độc thoại không thành lời thì đó là độc thoại nội tâm.Trong văn bản tự sự, độc thoại nội tâm không có gạch đầu dòng.
II. Luyện tập:
1.Bài tập 2:có ba lượt lời(lờibàHai) nhưng chỉ có hai lời đáp.
 -Lời nói đầu của bà Hai- ông Hai không đáp
 -Lời trao thứ hai – Ông Hai đáp lại “ -Lời trao thứ ba – Ông Hai gắt lên “Biết rồi”->Tái hiện lại cuộc đối thoại, tác giả đã làm nỗi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng theo giặc.
2.Bài tập 2:
-HS thực hành ở nhà:luyện viết một đoạn văn kể chuyện có đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại,độc thoại,độc thoại nội tâm
3. Bài tập 3:Phân biệt đối thoại, độc thoại. độc thoại nội tâm trong các văn bản đã học.
TIẾT:65
LUYỆN NÓI:TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM.
L.Mục tiêu:
- Hiểu được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Biết kết hợp tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
II. Kiến thức chuẩn:
1. Kiến thức:
- Tự sự, nghị luận, miêu tả nội tâm trong kể chuyện
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản.
- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.
III.Hướng dẫn – thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1:Khởi động
- Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra bài cũ:
 +Kiểm tra kiến thức tiết 64?
- Giới thiệu bài:Tiết luyện nói giúp chúng ta thể hiện kĩ năng trình bày lưu loát trước mọi người.
Hoạt động 2:Hình thành kiến thức
- Tích hợp giáo dục kĩ năng sống:
- Đặt mục tiêu quản lí thờigian:chủ động sẵn sàng trình bày trước lớp câu chuyện mà mình đã chuẩn bị theo thời gian cho phép và thể hiện rõ cảm xúc, cử chỉ, thái độ trong khi trình bày.
- Giao tiếp: trình bày câu chuyện với cách kể chuyện kết hợp với ngị luận và miêu tả trước tập thể
- Kĩ thuật dạy học:Đóng vai, kể chuyện.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Đề 1: -
 #Diễn biến của sự việc:
 +Nguyên nhân nào dẫn đến việc làm sai trái của em?
 +Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết?
 +Sự việc gì,mức độ có lỗi với bạn?
#Tâm trạng:
 +Tại sao em phải suy nghĩ,dằn vặt?do em tự vấn long tâm hay có ai nhắc nhở?
 +Em có những suy nghĩ gì?Lời tự hứa với bản thân ra sao?
-Đề 2:
 #Không khí chung của buổi sinh hoạt?
 #Nội dung ý kiến của em?
-Đề 3:
 #Xác định ngôi kể
Hoạt động 3: Luyện tập
-Sau đó tổ chức cho các nhóm trình bày
-Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày trước lớp
-Tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau
-Cuối cùng GV đánh giá rút kinh nghiệm
-Hoạt động 4:Củng cố và dặn dò:
 +Đánh giá chung kĩ năng trình bày của HS
 +Nhắc nhở các nhóm hay cá nhân còn nhiều hạn chế trong cách trình bày
 +Dặn dò soạn bài sau: “Lặng lẽ
Hướng dẫn tự học:
- Tìm hiểu sự sự kết hợp các yếu tố nghị luận và miêu tả tring truyện Lặng lẽ Sa Pa.
- Soạn trước văn bản Người kể chuyện trong văn bản tự sự.( Tự học có hướng dẫn)
-Lắng nghe
- Nhắc lại cá kiến thức cơ bản:
 + Sự việc được kể, ngôi kể, người kể, trình tự kể...trong tác phẩm tự sự.
 +Vai trò của các yếu tố nghị luận, miêu tả trong tự sự...
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
- Thực hiện theo yêu cầu của 
Giáo Viên
-Khởi động
-Ghi tựa bài: “Luyện nói”
I.Hình thành kiến thức
-Lập đề cương cho các bài tập sau và tập nói để trình bày trước lớp.
 1/Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn
 2/Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn rất tốt.
 3/Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
 @ Lưu ý:
 a/Sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại.
 b/Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính mà mình sẽ nói.
 c/Luyện tập nói ở nhà, hình dung trước: mở đầu nên nói gì, sau đó lần lượt nói về các nội dung gì và kết thúc như thế nào.
II-LUYỆN NÓI TRÊN LỚP
-GV chia lớp thành 6 nhóm; 2 nhóm trình bày một đề
 +Các nhóm cùng thảo luận 5 phút trên cơ sở bài đã chuẩn bị ở nhà
 +Cử một bạn đại diện cho nhóm trình bày bài tập của nhóm mình
 +Các bạn còn lại nhận xét phần trình bày của bạn mình
 &Yêu cầu:
 *HS trình bày chú ý phải:
 +Nói rõ ràng, mạch lạc, có giọng điệu, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe.
 +Chú ý rút kinh nghiệm về các lỗi( cả nội dung và hình thức) trong phần trình bày miệng trên lớp.
Sa Pa”
Duyệt của tổ trưởng
29/10 /2011
Lê Lĩnh Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docGANV9TUAN13CHUAN.doc