Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Năm 2011

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Năm 2011

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

1.Kiến thức:

-Nhân vật ,sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh

-Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt ,bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.

-Những nét chính về nghệ thuật của truyện :sử dụng nhiều chi tiết kì lạ hoang đường .

2. Kĩ năng:

-Đọc –hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết theo đặc trưng thể loại .

- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện

 

doc 10 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1386Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 3 - Năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Ngày soạn: 4/9/2011
Tiết 9: Ngày dạy: 6/9/2011 
 Văn bản:
SƠN TINH, THUỶ TINH
(Truyền thuyết)
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1.Kiến thức:
-Nhân vật ,sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh 
-Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt ,bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.
-Những nét chính về nghệ thuật của truyện :sử dụng nhiều chi tiết kì lạ hoang đường .
2. Kĩ năng:
-Đọc –hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết theo đặc trưng thể loại .
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện 
-Xác định ý nghĩa của truyện
-Kể lại được truyện.
-3. Thái độ :
- Giáo dục học sinh thái độ bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
II/ Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan như sách cơ sở văn hóa,giảng dạy văn học Việt Nam trong nhà trường phổ thông từ góc nhìn văn hóa
-Tranh ảnh về Sơn Tinh Thủy Tinh .
2. Học sinh :
-Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
-Soạn bài vào vở soạn.
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng
Đáp án: - Hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
 - Người anh hùng mang sức mạnh của cả cộng đồng. 
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
*Hoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình 
GV giới thiệu 
“Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”
 - Ca dao-
Tại sao lại có câu ca dao như vậy, bởi nó gắn liền với truyền thuyết kể về 2 vị thần Sơn Tinh, Thủy Tinh. Vậy truyền thuyết đó kể gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh để hiểu rõ vấn đề mà câu ca dao đề cập.
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp tái hiện ,thuyết trình 
Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản.
- HS đọc truyện theo đoạn.
- HS kể tóm tắt truyện.-> GV nhận xét.
Hỏi: Có thể chia văn bản thành mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì?
*Hoạt động 3 : Phương pháp vấn đáp tái hiện ,kĩ thuật động não ,bình giảng ,thảo luận nhóm ,phương pháp khái quát
H: Truyện xảy ra vào thời kì nào?
( Vua Hùng Vương thứ 18)
H: Mở đầu câu chuyện cho ta biết có mấy nhiêu nhân vật chính?
H: Vì sao Sơn Tinh, Thủy Tinh được coi là nhân vật chính?
( Vì nhân vật chính đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của truyện chúng ta sẽ được tìm hiểu ở những tiết sau)
H: Vì sao Vua Hùng lại băn khoăn không biết chọn ai? Có thể bỏ chi tiết này được không?
- Cả hai đều xứng đáng.
- Nguyên nhân để Vua Hùng thách cưới.
H: Vua Hùng đã thách cưới những gì? Em nhận xét gì về lễ vật thách cưới của Vua Hùng?
-Học sinh động não trong 2 phút và trả lời .
- Nhắc lại lời thách cưới của Vua Hùng.
- Nhận xét:
² Vật quý hiếm linh thiêng.
² Gần gũi, giản dị.
² Đều ở trên cạn.
H: Trong lời thách cưới của Vua Hùng có bao nhiêu từ mượn? Em hãy tìm những từ mượn có yếu tố “hồng”?
- Từ mượn hồng mao à hồng quân, hồng hào, hồng kỳ? Tìm những chi tiết kể về hai nhân vật này.
(nguồn gốc, tài năng) => kỳ lạ lớn lao.
H: Tác giả dùng bao nhiêu câu để giới thiệu từng nhân vật? ? Em nhận xét gì về cách giới thiệu này?
Hỏi: Vậy qua sự việc này người xưa muốn bày tỏ tình cảm đối với ông cha trong thời kì dựng nước như thế nào?
GV sau khi phân tích giảng bình và tìm ra dấu ấn văn hóa :đó là sự biết ơn cội nguồn ,nhớ ơn công lao các vua Hùng ,Bác Hồ từng nói :
Các vua Hùng đã có công dựng nước 
Bác cháu ta phải biết giữ lấy nước 
- GV sử dụng tranh minh hoạ.
*Thảo luận: 3 nhóm (3 phút)(mỗi nhóm một tổ)
HS: Mỗi nhân vật 2 câu => nổi rõ, cân xứng tài năng 2 nhân vật.
H: Vì sao có cuộc giao tranh giữa hai thần. Cuộc giao tranh diễn ra như thế nào? 
Em hãy kể lại.
H: Theo em, hai nhân vật là đại diện cho lực lượng nào trong cuộc sống của chúng ta?
² Sơn Tinh: lực lượng người Việt Cổ chống thiên tai.
² Thủy Tinh: lực lượng thiên nhiên: lũ lụt.
H: Cuộc giao tranh giữa hai thần có tinh thần gì?
H: Qua hình ảnh Sơn Tinh – Thủy Tinh nhân dân ta muốn bày tỏ ước mơ gì?
Hỏi: Theo em, người xưa đã mượn truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh để giải thích hiện tượng thiên nhiên nào ở nước ta?
Hỏi: Sơn Tinh luôn thắng Thuỷ Tinh. Điều đó phản ánh sức mạnh và ước mơ nào của nhân dân?
- Gv bình về những phẩm chất đáng quý của Sơn Tinh, của dân tộc Việt Nam và giáo viên nhấn mạnh sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai lũ lụt ,xây dựng bảo vệ cuộc sống của mình cũng là một nét văn hóa đẹp của người Việt ta.
Hỏi: Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV khái quát, khắc sâu kiến thức.
-Học sinh đọc ghi nhớ 
I/ Đọc - Hiểu văn bản:
1/ Đọc
2/ Kể:
3/ Bố cục: 
Chia 3 đoạn:
+ Từ đầu->“một đôi”: vua Hùng kén rể.
+ Tiếp --> “ rút quân”: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai vị thần.
+ Đoạn còn lại: Sự trả thù của Thuỷ Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
II/ Phân tích:
1/ Vua Hùng kén rể:
- Chọn cho con một người chồng thật xứng đáng.
- Thách cưới: voi chín ngà -> có lợi cho Sơn Tinh -> tin vào sức mạnh của SơnTinh
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn đều ngang tài, ngang sức.
=> Ca ngợi công lao của các vua Hùng.
2/ Cuộc giao tranh giữa hai vị thần:
Thuỷ Tinh
Sơn Tinh
Hô mưa, gọi gió làm giông bão -> nước ngập nhà.
 ¯
 kiệt sức
 ¯
Sức mạnh của thiên tai: mưa, bão, lũ lụt.
Bốc từng dãy đồi, dời từng dãy núi -> ngăn dòng nước lũ.
 ¯
 vững vàng
 ¯
Sức mạnh chế ngự thiên tai của con người Việt cổ.
Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
* Ghi nhớ:
4. Củng cố:
Hỏi: Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
Hỏi: Đọc phần đọc thêm SGK/ 34
 5. Dặn dò:
 - Đọc và kể lại truyện.
 - Học ghi nhớ SGK/ 34.
 - Chuẩn bị bài Nghĩa của từ
 + Nghiên cứu kĩ bài học và soạn bài. 
 IV. Rút kinh nghiệm 
 .
 . Tuần 3 Ngày soạn: 4/9/2011
Tiết 10: 	 Ngày dạy: 6/9/2011
Tiếng Việt
NGHĨA CỦA TỪ
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1.Kiến thức
-Khái niệm nghĩa của từ .
-Cách giải thích nghĩa của từ 
2. Kĩ năng:
-Giair thích nghĩa của từ 
-Dùng từ đúng nghĩa trong nói viết 
-Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
3. Thái độ :
- Giáo dục HS sử dụng từ đúng nghĩa.
*GDKNS:Lựa chọn cách sử dụng từ Tiếng Việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân 
II/ Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
-Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức để soạn bài,bảng phụ ghi lại chú thích phần 1/I
2. Học sinh :
-Đọc kĩ bài học và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
-Soạn bài vào vở soạn.
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 1. Thế nào là từ mượn? Nêu cách viết từ mượn.
	2. Nêu nguyên tắc mượn từ?
Đáp án: 1) Từ mượn là từ ta mượn của các ngôn ngữ khác.
 * Cách viết: + Từ mượn chưa được Việt hoá: viết như từ thuần Việt.
 + Từ mượn đã được Việt hoá: dùng dấu gạch nối giữa các tiếng.
 2) Nguyên tắc mượn từ:
 	+ Mượn từ để làm giàu ngôn ngữ dân tộc.
 	+ Không mượn từ một cách tuỳ tiện.
3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình 
*Hoạt động 2 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa ,thuyết trình
- HS đọc chú thích SGK/ 35.
- GV dùng bảng phụ ghi lại chú thích.
Hỏi: Hãy cho biết mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận?
Hỏi: Bộ phận nào nêu lên nghĩa của từ?
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu học sinh quan sát mô hình trong sgk
Hỏi: Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình?(phần nội dung hay hình thức)
-> HS rút ra bài học qua ghi nhớ SGK/ 35.
*Hoạt động 3 : Phương pháp vấn đáp ,giải thích –minh họa ,đàm thoại
- HS đọc lại các chú thích đã dẫn ( bảng phụ ).
Hỏi: Trong mỗi chú thích trên, nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Vậy có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Đó là những cách nào?
- HS trả lời-> nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý.
- HS đọc ghi nhớ SGK/ 35 
GVGDKNS:Học sinh cần lựa chọn cách sử dụng từ Tiếng Việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp 
*Hoạt động 4 : Phương pháp ,giải thích –minh họa ,nêu và giải quyết vấn đề,đàm thoại,kĩ thuật khăn phủ bàn 
*GV sử dung kỹ thuật “khăn phủ bàn”
- GV tổ chức HS thảo luận, làm bài tập theo nhóm: chia lớp làm 3 nhóm 
- Các nhóm còn lại nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
Hỏi: Hãy điền các từ học hỏi, học tập, học lỏm, học hành vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp?
-> Đại diện nhóm 1 trình bày-> Lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung, ghi điểm cho nhóm.
Hỏi:Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống cho phù hợp? 
-> Đại diện nhóm 2 trình bày->HS nhận xét, sửa chữa-> GV nhận xét, ghi điểm.
Hỏi: Giải thích các từ sau theo những cách đã biết?
-Đại diện nhóm 3 trình bày->HS nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung, ghi điểm cho nhóm.
I/ Nghĩa của từ là gì?
1. Tìm hiểu ví dụ:
1) Mỗi chú thích gồm hai bộ phận: từ và nghĩa của từ.
2) Nghĩa của từ là phần đứng sau dấu hai chấm (: ).
3) Nghĩa của từ ứng với phần nội dung.
2. Ghi nhớ 1:
Nghĩa của từ là nội dung(sự vật, tính chất, hoạt động) mà từ biểu thị.
II/ Cách giải thích nghĩa của từ:
 1)Tìm hiểu ví dụ:
1) Đọc lại các chú thích trên.
2) Các từ trên được giải thích bằng cách:
- Tập quán -> trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- Lẫm liệt, nao núng -> đưa ra những từ đông nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
2) Ghi nhớ 2: 
Có thể giảI thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:
- Trình bày kháI niệm mà từ biểu thị.
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc tráI nghĩa với từ cần giảI thích.
III/ Luyện tập:
2) Điền từ vào chỗ trống:
- Học tập
- Học lỏm
- Học hỏi
- Học hành
3) Điền từ vào chỗ trống:
- Trung bình
- Trung gian
- Trung niên
4) Giải thích các từ theo cách đã biết:
- Giếng: hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, để lấy nước.
- Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.
- Hèn nhát: thiếu can đảm
4. Củng cố:
 Hỏi: Nghĩa của từ là gì?
 Hỏi: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Em hãy nêu cụ thể.
5. Dặn dò:
 - Học bài: ghi nhớ 1, 2 SGK/ 35.
 - Xem lại bài tập đã làm và làm bài tập 5 (SGK/ 36).
 - Chuẩn bị bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
 IV. Rút kinh nghiệm 
 .
 . 
 . 
Tuần 3 Ngày soạn: 5/9/2011
Tiết 11 + 12: 	 Ngày dạy: 8/9/2011
Tập làm văn:
 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
-Vai trò của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự .
-Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự .
2.Kĩ năng: 
-Chỉ ra được các sự việc ,nhân vật trong văn bản tự sự .
-Xác đingh sự việc ,nhân vật trong một đề bài cụ thể.
3. Thái độ : 
Giáo dục HS khi kể chuyện cần chú ý đến sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
II/ Chuẩn bị :
1.Giáo viên: 
 -Nghiên cứu SGK, SGV ,sách chuẩn kiến thức để soạn bài ,bảng phụ ghi các sự việc trong mục 1/I
- Học sinh: Đọc kĩ bài và trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa.
III/ Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 1/ Hãy cho biết mục đích của tự sự?
 2/ Phương thức tự sự là gì?
Đáp án: 1. Mục đích của tự sự: kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc để giải thích, khen, chê.
 2. Là phương thức trình 
3 Bài mới: 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động:Phương pháp thuyết trình
*Hoạt động 3 : Phương pháp vấn đáp tái hiện ,thuyết trình ,nêu và giải quyết vấn đề,thảo luận theo cặp ,kĩ thuật động não 
- GV sử dụng bảng phụ ghi các sự việc.
- HS đọc các sự việc.
Hỏi: Từ các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc?
-Học sinh thảo luận theo cặp trong 2 phút 
-GV gọi đại diện các cặp trả lời ,các cặp khác nhận xét bổ sung 
Hỏi: Có thể bỏ bớt được sự việc nào trên đây không? Vì sao?
- HS trả lời-> nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có 7 sự việc trần trụi như vậy truyện có hấp dẫn không? Vì sao?
Hỏi: Dựa vào 6 yếu tó đó, em hãy chỉ ra từng yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh để thấy sự hấp dẫn của truyện?
- HS trả lời -> Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS rút ra bài học về sự việc trong văn tự sự.
Hỏi: Sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh? Việc Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh có ý nghĩa gì? 
- HS trình bày->HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
Hỏi: Vậy sự việc trong văn tự sự có đặc điểm gì?
- HS rút ra bài học qua ghi nhớ.
Hết tiết 1
Hỏi: Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?
Hỏi: Ai là người được nói tới nhiều nhất?Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?
- HS động não trong 2 phút và trình bày -> HS nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Nhân vật trong văn tự sự được kể ntn?
Hỏi: Vậy nhân vật trong văn tự sự có đặc điểm gì?
- HS rút ra bài học.
- GV nhấn mạnh các ý chính của bài học.
*Hoạt động 3 : Phương pháp vấn đáp ,thuyết trình ,nêu và giải quyết vấn đề,thảo luận theo nhóm 
- HS đọc bài tập 1 (SGK/ 38).
- Nêu các yêu cầu của bài tập.
-> HS trao đổi, làm theo nhóm (mỗi nhóm là một tổ)-> trình bày.
- GV kết luận BT1.
 -HS nêu yêu cầu bài tập 2 (SGK/ 39)
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- HS nêu dự định của mình sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật là ai.
-> Về nhà viết lại vào vở bài tập.
I/ Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
1/ Sự việc trong văn tự sự:
 a) Các sự việc trong truyện S.T, T.T: 
 (1) -> Sự việc mở đầu.
 (2) 
 (3) Sự việc phát triển.
 (4)
 (5) 
 (6) Sự việc cao trào.
 (7) -> Sự việc kết thúc.
=>Các sự việc được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa:sự việc trước giải thích lý do cho sự việc sau, cả chuỗi sự việc khẳng định sự chiến thắng của Sơn Tinh.
b) Sự việc trong văn tự sự phải cụ thể, chi tiết và nêu rõ 6 yếu tố:
- Ai làm (nhân vật là ai);
- Việc xảy ra ở đâu (địa điểm)
- Việc xảy ra lúc nào (thời gian);
- Việc xảy ra do đâu (nguyên nhân);
- Việc diễn biến thế nào (quá trình);
- Việc kết thúc thế nào (kết quả).
c) Các chi tiết thể hiện người kể có thiện cảm với SơnTinh:
+ Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt.
+ Món đồ sính lễ là sản vật của núi rừng-> dễ cho ST mà khó cho TT=> ST chỉ việc đem của nhà mà hỏi vợ nên đến được sớm
* Ghi nhớ1: 
 Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm, nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả 
2/ Nhân vật trong văn tự sự: 
- Có 2 vai trò: + người làm ra việc.
 + người được nói tới.
- Nhân vật tự sự được kể bằng cách:
 + Gọi tên, đặt tên;
 + Giới thiệu lai lịch, tính nết;
 + Kể việc làm, hành động;
 + Miêu tả chân dun, trang phục
* Ghi nhớ 2: 
 Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm
II/ Luyện tập:
1) Những việcmà các nhân vật đã làm:
- Vua Hùng: kén rể.
- Mị Nương: 
- Sơn Tinh: cầu hôn, bốc đồi, dời núi chặn dòng nước lũ.
- Thuỷ Tinh: Cầu hôn M.N, dâng nước đánh Sơn Tinh.
2) Nhan đề: Một lần không vâng lời -> tưởng tượng để kể câu chuyện.
4. Củng cố:GV củng cố lại tiết học.
 5. Dặn dò:
 - Học ghi nhớ SGK/ 38.
 - Làm bài tập 2.
 - Chuẩn bị bài Sự tích Hồ Gươm:
IV Rút kinh nghiệm:
 .
 . 
 . 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3.doc