Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 30 - Tiết 147, 148: Tổng kết ngữ pháp (tiếp theo)

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 30 - Tiết 147, 148: Tổng kết ngữ pháp (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS: Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu xét theo cấu tạo, gồm ba mục cụ thể sau đây:

- Câu đơn chủ-vị.

- Câu đơn đặc biệt.

- Câu ghép.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1617Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần 30 - Tiết 147, 148: Tổng kết ngữ pháp (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết 147, 148
TỔNG KẾT NGỮ PHÁP
 (Tiếp theo) 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Giúp HS: Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu xét theo cấu tạo, gồm ba mục cụ thể sau đây: 
Câu đơn chủ-vị. 
Câu đơn đặc biệt. 
Câu ghép. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 
	1. Oån định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Tổng kết ngữ pháp. 
- Kể các từ loại đã học trong hệ thống từ loại tiếng Việt? Các từ loại nào chiếm số lượng lớn trong tiếng Việt? 
- Đọc bảng đặc trưng nhận biết danh từ, động từ, tính từ? 
- Các kiểu cụm từ? Cấu tạo chung của từng kiểu cụm từ? Cho ví du? 
	3. Giới thiệu bài mới: 
	4. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
☺ Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về các thành phần câu. 
? Một câu có thể được cấu tạo bởi nhiều thành phần. Hãy kể tên những thành phần dùng để tạo câu? 
 Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú. 
? Trong số các thành phần đó, thành phần nào là thành phần chính, thành phần nào là thành phần phụ của câu, và thành phần nào là thành phần biệt lập trong câu? 
Thành phần chính: chủ ngữ, vị ngữ. 
Thành phần phụ: trạng ngữ, khởi ngữ. 
Thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú. 
* Bước 1: Cho HS thực hiện yêu cầu ở phần I, phân tích cú pháp của những câu cho sẵn để ôn lại kiến thức về thành phần chính, thành phần phụ. 
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS phận tích 1 câu. 
- Các HS khác làm vào vở. 
- Sau đó nhận xét các bài làm trên bảng và sữa chữa. 
 * Bước 2: Oân lại các thành phần biệt lập vừa học ở đầu HKII lớp 9. 
- Cho HS nhắc lại nội dung kiến thức về phần biệt lập: tình thái, cảm thán, gọi-đáp, phụ chú. 
- Khảo sát các đoạn trích và điền đúng các thành phần biệt lập vào bảng – Cả lớp cùng làm vào vở, sau đó gọi HS trả lời® nhận xét, sữa chữa. 
☺ Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức về câu đơn chủ-vị. 
- Cho HS thực hiện BT 01 ® mục đích là nhận biết bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của câu có động từ, tính từ ở vị ngữ. 
 + Thực hiện BT. 
 +? Cho biết câu nào có động từ, câu nào có tính từ ở vị ngữ? 
- Cho HS thực hiện BT 02 ® mục đích là nhận biết bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ của các câu có từ”là” hoặc danh từ ở vị ngữ. 
 + Thực hiện BT. 
 +? Cho biết câu nào có từ”là” ở vị ngữ, câu nào có danh từ ở vị ngữ? 
? Những câu có từ”là” ở vị ngữ thì phần sau từ”là” trong bộ phận vị ngữ của câu có cấu tạo là gì? (® cụm danh từ hoặc danh từ). 
- Cho HS thực hiện BT 03 ® tổng kết về kiểu câu chủ-vị, trọng tâm là các kiểu vị ngữ khác nhau. 
Þ GV tổng kết: Câu đơn có cấu trúc gồm chủ ngữ và vị ngữ là kiểu câu cơ bản của mọi ngôn ngữ. Phần quan trọng trong kiểu câu đơn
 chủ-vị là cách cấu tạo của vị ngữ. Trong tiếng Việt, vị ngữ có thể được làm thành từ: 
Động từ (hay cụm động từ). 
Tính từ (hay cụm tính từ). 
Từ”là”. 
Danh từ (hay cụm danh từ). 
☺ Hoạt động 3: Hệ thống hoá kiến thức về câu đơn đặc biệt. 
- Cho HS nhắc lại kiến thức về câu đơn đặc biệt. 
- Cho HS thực hiện yêu cầu nêu đối với các đoạn trích a, b, c. 
? Trong số các câu đơn đặc biệt đã tìm được trong 3 đoạn trích trên, câu nào được dùng để giới thiệu sự vật, câu nào chỉ sự việc như là đang diễn ra trước mắt? 
Þ GV tổng kết: Câu đơn đặc biệt không chỉ đặc biệt ở chỗ có cấu trúc cú pháp không xác định được quan hệ chủ-vị mà còn đặc biệt ở cách diễn đạt nghĩa: chủ yếu là chỉ sự tồn tại của vật (chứ không chỉ vật tồn tại) ; Và trong những tình huống khác nhau, người Việt dùng câu đơn đặc biệt với những kiểu cấu tạo và giá trị sử dụng khác nhau của kiểu câu này (vd dẫn chứng). 
☺ Hoạt động 4: Hệ thống hoá kiến thức về câu ghép. 
- Cho HS nhắc lại kiến thức về câu ghép. 
- Cho HS thực hiện BT 01® nhận biết câu ghép. 
- HS thực hiện BT 02, 03® nhận biết kiểu quan hệ và cách nối kết hai vế câu của từng câu ghép, trong đó có kiểu câu ghép chính phụ, kiểu câu ghép bình đẳng, kiểu câu ghép không dùng quan hệ từ. 
- HS thực hiện BT 04® tạo ra những câu ghép với yêu cầu sử dụng quan hệ từ thích hợp với kiểu quan hệ đã được đưa ra. 
 + Mỗi tổ viết ra giấy, nộp lên. 
 + GV đọc lên để cả lớp nhận xét, sữa chữa và sau đó cùng làm vào vở. 
Þ GV tổng kết: Việc xác định ranh giới giữa câu đơn và câu ghép là việc làm chỉ dựa vào hình thức, đó là số lượng các cụm chủ-vị. Ở cấp học của các em, câu ghép cơ bản là kiểu câu có từ 2 kết cấu chủ-vị trở lên và các kết 
cấu chủï-vị này không bao nhau, nằm ngoài nhau. Quan hệ giữa các vế câu của câu ghép có thể được biểu hiện bằng sự có mặt của từ ngữ chỉ quan hệ, các vế câu như là những câu đơn đứng nối tiếp nhau nhưng vẫn diễn đạt được những kiểu quan hệ nhất định. 
☺ Hoạt động 5: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 
- Nhắc lại kiến thức về câu chủ động và câu bị động. 
- Cho HS thực hiện yêu cầu đối với các câu a, b, c. 
 + Cả lớp cùng làm vào vở. 
 + Gọi 1 vài HS đọc bài làm® nhận xét, sữa chữa. 
? Làm thế nào để chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Trong ngôn ngữ tiếng Việt, có phải tất cả những câu chủ động đều có thể chuyển đổi thành câu bị động hoặc ngược lại? 
 (HS thảo luận). 
Þ GV tổng kết. 
C. HỆ THỐNG CÁC THÀNH PHẦN CÂU: 
I. Thành phần chính và thành phần phần phụ: 
a) Đôi càng tôi / mẫm bóng. 
 CN	VN
b) Sau một hồi trống thúc vang dội 
	TN
cả lòng tôi, mấy người học trò cũ / 
	CN
đến xếp hàng dưới hiên rồi đi vào 
lớp. VN
c) Còn tấm gương bằng thuỷ tinh 
	KN
tráng bạc, nó / vẫn là người bạn 
 CN VN
trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác. 
II. Thành phần biệt lập: 
Tình thái
Cảm thán
Gọi-đáp
Phụ chú
a). 
Có lẽ
b). 
c). 
Dừaxiêm thấp
d). 
Có khi
bẩm
D. HỆ THỐNG CÂU TIẾNG VIỆT: 
I. Câu đơn chủ-vị: 
 1. a) nghệ sĩ (chủ ngữ). 
 b) phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn (vị ngữ). 
 c) ta (chủ ngữ). 
 d) đáo để thật (vị ngữ). 
 2. a) Nghệ thuật / là tiếng nói 
	CN	CN
 b) Tác phẩm / vừa là kết tinh của tâm hồn. CN VN
 c) Còn như cái cọc sắt trên ngọn 
	CN
phần kia / là máy thu lôi. 
 VN
 d) Anh / thứ sáu và cũng tên Sáu. 
 CN VN
Þ Vị ngữ không phải là động từ, tính từ. 
3. 
Từ chính ở vị ngữ
Động từ
Tính từ
Từ”là”
Danh từ
1. a) 
Ghi
b) 
Phức tạp, phong phú, sâu sắc
c) 
đọc
d) 
Đáo để
2a) 
Là (tiếng nói) 
b) 
Là (kết tinh) 
c) 
Là (máy thu lôi) 
d) 
Thứsáu, tên Sáu
II. Câu đơn đặc biệt: 
a) Nửa tiếng, các ông, các bà nhé. 
b) Một thanh niên hai mươi bảy tuổi. 
c) Những buổi tập quân sự. 
III. Câu ghép: 
Nhận diện câu ghép: 
Câu ghép
Kiểu quan hệ
Không/có quan hệ từ
a) 
Anh gửi vào tác phẩm 
Bổ sung
$
b) 
Nhưng vì bom nổ gần 
Nguyên nhân
Vì
c) 
Oâng lão vừa nói 
Nguyên nhân
Mà
d) 
-Những nét hớn hở 
-Còn nhà hoạ sĩ 
-Thời gian-Nguyên nhân
rồi
vì
e) 
Để người con gái 
Mũc đích
để
3. a) Nghịch đối (nhưng) 
 b) Đẳng lập (không có quan hệ từ) 
 c) Điều kiện (giá mà) 
 d) Mục đích (để) ]
4. 
- Vì quả bom tung lên nên hầm của Nho (nguyên nhân) 
- Nếu quả bom tung lên thì hầm của Nho (điều kiện) 
- Quả bom nổ khá gần nhưng hầm 
 (tương phản) 
- Quả bom nổ khá gần mà hầm 
 (nhượng bộ) 
IV. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: 
Đồ gốm được người thợ thủ công Việt Nam làm ra khá sớm. 
Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này. 
Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước. 
	5. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà: 
Oân tập các kiến thức đã tổng kết về ngữ pháp. 
Oân phần luyện, chuẩn bị cho tiết kiểm tra văn học về phần này. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc30-147_TongKetNguPhap.doc