Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 33

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 33

Giúp HS:

- Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn: xung đột cơ bản của vỡ kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lý của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.

- Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, tạo doing tình huống, tổ chức đối thoại và hành động,thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần học 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 32
TIẾT : 159-160
BẮC SƠN
NGUYỄN HUY TƯỞNG
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nắm được nội dung và ý nghĩa của đoạn trích hồi bốn vở kịch Bắc Sơn: xung đột cơ bản của vỡ kịch được bộc lộ gay gắt và tác động đến tâm lý của nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt.
- Thấy được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng, tạo doing tình huống, tổ chức đối thoại và hành động,thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật.
- Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói.
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
Ổn định
Bài cũ: Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và long yêu thương loài vật của nhà văn khi đi sâu vào “tâm hồn” con chó Bấc.
Bài mới
Bắc Sơn là vở kịch nói cách mạng đầu tiên trong nền văn học mới từ sau CMT8 1945. Vở kịch đã có tiếng cvang lớn lúc bấy giờ và tác động đáng kể đến sự chuyển biến của kịch trường. Với vở kịch này, lần đầu tiên hiện thực cáhc mạng và những con người mới của cách mạng đã được đưa lên sân khấu một cách thành công.
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
* Hoạt động 1 : Giới thiệu về tác giả, loại hình kịch và các thể kịch
Giới thiệu về tác giả (SGK), giới thiệu về kịch:
Kịch là một trong ba loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch), đồng thời thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu. Phương thức thể hiện củqa kịch bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và hành động của nhânvật mà không thông qua lời người kể chuyện. Kịch phản ánh đời sống qua nhưng mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra hành động kịch.
Phân chia các thể loại trong kịch: ca kịch, kịch thơ, kịch nói: hài kịch, bi kịch, chính kịch: kịch ngắn, kịch dài.
Cấu trúc của một vở kịch: hồi, lớp (cảnh); thời gian và không gian trong kịch.
* Hoạt động 2 : Tóm tắt nội dung vở kịch, đọc đoạn trích và tìm hiểu diễn biến hành động kịch trong đoạn trích.
? Em hãy tóm tắt nội dung kịch Bắc Sơn
- SGK
- Cho HS đọc phân vai hai lớp đầu của đoạn trích, sau đó GV tóm tắt sự việc trong hai lớp còn lại.
GV nhắc lại các khái niệm xung đột kịch và hành động kịch.
?Em hãy cho biết xung đột và hành động kịch trong các lớp kịch này
- Xung đột cơ bản trong lớp kịch Bắc sƠn là giữa lực lượng các mạng và kẻ thù, xung đột cơ bản ấy được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm một số nhân vật (Thơm, bà cụ Phương).
Xung đột kịch diễn ra trong chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau. Trong hồi IV xung đột giữa cách mạng và kẻ thù được thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu. Xung đột ấy lại diễn ra trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng những chiến sỹ cách mạng. Nhưng xung đột ở hồi kịch này còn diễn ra trong nhân vật Thơm và đã có bước ngoặc quyết định, khiến cô lựa chọn cách đứng hẳn về phía cách mạng.
* Hoạt động 3: Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm
? Nhân vật Thơm đã có biến chuyển như thế nào trong các lớp kịch này
GV nêu những nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi trước để HS hiểu được tâm trạng va 2hoàn cảnh của nhân vật ở hồi IV.
- Thơmlà vợ Ngọc, một nho lại trong bộ mái cai trị của bọn thực dân Pháp. Thơm đã quen với cuộc sống an nhàn, được chồng chiều chuộng lại thích sắm sửa , ăn diện. Vì thế, cô đứng ngoài phong trào khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, mặc dù cha và em trai là những quần chúng tích cực tham gia khởi nghĩa. Nhưng ở Thơm chưa bị mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng và tình thương người, một cô gái từng lớn lên trong 1 gia đình nông dân lao động. Chính vì thế Thơm quý trọng ông giáo Thái- người cán bộ cách mạng đến củng cố phong trào sau khi cuộc khởi nghĩa nổ ra. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và em trai đều hy sinh, Thơm ân hận và càng bị giày vò khi dần dần biết được rằng Ngọc làm tai sai cho địch, dẫn quân Pháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.
? Tâm trang và hành động của Thơm.
? Thơm ở trong hoàn cánh nào.
- Cuộc khởi nghĩa bịđàn áp, cha và em của Thơm bị hy sinh, mẹ bỏ đi. Như vậy, Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ rõ bộ mặt Việt gian. Nhưng bằng số tiền thưởng của bọn Pháp , Ngọc sẵn sàng và dễ dàng thỏa mãn những nhu cầu ăn diện của vợ.
? Thơm có những day dứt ân hận gì
- Hình ảnh người cha trong lúc hy sinh, những lời cuối của ông, khẩu súng trao cho Thơm, sự hy sinh của em trai, nhất là tình cảnh thương tâm của người mẹ dường như hóa điên, bỏ nhà đi lang thang, tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh giày vò tâm trí cô. Trong hồi kịch này, nhiều lúc Thơm biểu lộ ân hận, đau khổ ra thành những lời tự trách dưới dạng những lời nói với cha mẹ.
? Sự băn khoăn nghi ngờ của cô đối với Ngọc ngày càng tăng như thế nào
-Sự nghi ngờ khiến Thơm luôn tím cách dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật. Còn Ngọc thì luôn tìm cách lãng tránh. Tuy sự nghi ngờ ngày càng tăng nhưng Thơm vẫn cố níu lấy một chút hy vọng. Thơm không dễ dàng gì từ bỏ cuộc sống nhàn nhã và những đồng tiền của chồng đưa cho để may sắm.
? Tình huống nào bất ngờ xảy ra với Thơm, buộc cô phải lựa chọn thái độ dứt khoát
- Thái và Cưu bị bọn Ngọc truy lùng, đã chạy nhằm vào chính nhà Thơm. Bản chất trung thực và lương thiện của Thơm, cùng với sự quý mean sẵn có với Thái, và cả sự hồi hận, tất cả những điều đó đã khiến cho Thơm hành động một cách mau lẹ và khôpn ngoan, không sợ nguy hiểm để che giấu Thái và Cưu ngay trong buồng của mình. Ở lớp III kho Ngọc quay về nhà, Thơm đã không ngoan bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ cho 2 người cách mạng. Đồng thời, cũng chính là đến lúc này, Thơm đã nhận rõ bộ mặt Việt gian cùng sự xấu xa của chồng.
? Đặt nhân vật vào tình huống gay can và hoàn cảnh căng thẳng tác giả có những thành công gì
- Nhân vật trong tình huống đó đã bộc lộ được đời sống nội tâm với những nỗi day dứt, đau sót và ân hận của Thơm, để rồi nhân vật đã hành động dứt khoát, đứng hẳn về phía cách mạng.
? Qua nhân vật Thơm tác giả muốn khẳng định điều gì
- Ngay khi cả cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn , bị kẻ thù đàn ápkhốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian.
* Hoạt động 4: Phân tích các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu
? Nhận xét của em về nhân vật Ngọc
- Ngọcvốn chỉ là một anh nho, địa vị thấp kém trong bộ máy cai trị của bọn thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thỏa mãn long tham muốn địa vị , quyền lực và tiền tài. Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân ở Bắc Sơn bị đánh đổ. Ngọc thù hận cách mạng. Y đã rắp tâm làm tai sai cho giặc, dẫn quân Pháp về căn cứ của lực lượng khởi nghĩa. Ngọc ra sức truy lùng những người cách mạng đang lẫn trốn trong vùng đặt biệt là Thái và Cửu. Mặt khác Ngọc lại cố che giấu Thơm bản chất và hành động của y, và vì thế Ngọc lại càng ra sức chiều chuộng vợ. Tâm địa và tham vọng của Ngọc vẫn cứ lộ ra trước Thơm. Xây dựng một nhân vật phản diện như Ngọc , tác giả không chỉ tập trung vào nhân vật những cái xấu, cái ác mà vẫn chú ý khắc hoạ tính cách của một loại người, nhất quán nhưng không đơn giản.
? Nhận xét về tính cách của hai nhân vật Thái, Cửu
- Đây là hai nhân vật phụ chỉ xuất hiện trong chốc lát. Trong tình thế nguy kịch, bị giặc truy đuổi, lại chạy nhằm vào chính nhà tên Ngọc, Thái vẫn bình tĩnh sách suốt , củng cố được long tin của Thơmvào những người cách mạng và thể hiện long tin vào bản chất của cô. Còn Cửu thì hăng hái nhưng nóng nảy,thiếu sự chính chắn, anh đã nghi ngờ Thơm, còn định bắn cô. Mãi đến lúc cuối, khi đã được Thơmcứu thoát, Cửu mới hiểu mà tin Thơm.
* Hoạt động 5: Nhận xét về nghệ thuật kịch của đoạn trích
? Kịch có những thành công nào về nghệ thuật (thảo luận)
- Thể hiện xung đột: Thể hiện xung đột cơ bản của vở kịch đến hồi IV đã bộc lộ gay gắt trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu, trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc cùng đồng bọn đang truy lùng những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễn ra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâmtrang nhân vật để đi tới bước ngoặc quan trọng.
- Xây dựng tình huống : Tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hành động kịch phát triển .
- Ngôn ngữ đối thoại: Tác giả đã tổ chức được các đối thoại với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp với từng đoạn của hành động kịch. Đối thoại đã bộc lộ rõ nội tâm và tính cách nhân vật.
* Hoạt động 6: Tổng kết 
- Dựa vào phần ghi nhớ GV tổng kết về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- GV củng cố kiến thức chung về kịch qua việc học đoạn trích kịch Bắc Sơn.
* Hoạt động 7: Luyện tập
Bài tập 1: Cho Hs tập đọc theo cách phân vai một đoạn trích kịch Bắc Sơn.
Bài tập 2: HS làm ở nhà
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê huyện Đông Anh Hà Nội. Các tác phẩm của ông đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sữ , là nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.
2. Tác phẩm:
Kịch Bắc Sơn được sáng tác 1946, trong không khí sôi sục của những năm đầu cách mạng, lấy bối cảnh là cuộc khở nghĩa Bắc Sơn (1940-1941)
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật Thơm
-Thơm nghe được nhiều người nó Ngọc dẫn quân Pháp vàođánh trường Vũ Lăngnhiều đêm đi lùng bắt những người cách mạng.
-Chú ơi, Mé ơn ! chỉ tại con thôi!
-Đã chắc gì những lời đồn?...Nhưng itền thì lấy đâu mà lắm thế?...
-Hai ông đừng đi hãy tạm vào đây may ra.
àTâm trạng ân ậhn đau khổ  ...  đặt ra 2 vấn đề xã hội, buôïc chúng ta phải suy nghĩ. .Đó là những vấn đề nào ?
? Vị trí đoạn trích ta sẽ học?
GV giới thiệu qua về thành công của vở kịch.
Lưu Quang Vũ hoàn thành kịch bản này vào muà hè năm 1984 và ngay lập tức , Đoàn kịch nói Hà Nội đã tập trung dàn dựng với 1 khí thế hừng hực. Ra mắt khán giả Tp.HCM trong Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985, giành huy chương vàng hội diễn cũng là gìanh tuyệt đối sự ngưỡng mộ của quần chúng . “Tôi và chúng ta “ đã cất lên tiếng nói khát khao của cả cộng đồng , như hồi kèn khởi động cho cả nước bước vào thời kỳ đổi mới,
Đến năm 2003, vở kịch được dàn dựng lại với êkíp diễn viên trẻ, đã làm sống lại giá trị của “ Tôi và chúng ta “.
*Hoạt động 2 : Tái hiện cảnh 3 của vở kịch :
Phân công chuẩn bị:
* Nhóm 1 : diễn kịch : cảnh đầu của buổi họp – Giám đốc Hoàng Việt với việc mở rộng quy mô sản xuất.
* Nhóm 2 : Tóm tắt phần giữa. Giám đốc Hoàng Việt với việc tổ chức lại nhân sự.
* Nhóm 3 : đọc phân vai đoạn kịch còn lại . Giám đốc Hoàng Việt đối đầu với Phó giám đốc Nguyễn Chính.
* Nhóm 4 : Tóm tắt toàn cảnh 3.
01 HS nhóm 4 điều khiển chung .
Các nhóm lần lượt thực hiện các hoạt động của mình.
GV nhận xét, đánh giá.
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS phân tích tình huống kịch _ Mâu thuẩn cơ bản.
?Ở cảnh này tác giả dựng tả sự việc gì ? Sự việc đó diễn ra ở đâu? 
Như ta thấy ở ban đầu, trong “Tôi và chúng ta” , Lưu Quang Vũ đặt ra 2 vấn đề bức xúc cuả xí nghiệp Thắng Lợi nói riêng , của cả xã hội nói chung là : phải thay đổi những nguyên tắc, cơ chế lạc hậu , cứng nhắc để thúc đẩy sản xuất; phải quan tâm đến quyền lợi , hạnh phúc của con ngươì. Và bây giờ , 2 vấn vấn đề đó được đặt lên bàn giám đốc Hoàng Việt – người vừa nhận chức được 1 năm. Chúng ta theo dõi xem người ta giải quyết 2 vấn đề đó như thế nào ? 
(GV ghi bảng đề mục thứ nhất “Một cuộc đối đầu công khai”.) 
? Kể tên , chức vụ các nhân vật có mặt trong cảnh 3?
? Qua lới thoại của các nhân vật , ta có thể được hiện trạng cuả xí nghiệp Thắng Lợi ra sao?
GV bình : Đó là 1 xí nghệp luôn thất bại , luôn ở tình trạng “lỗ thật , lãi giả” , công nhân không có việc làm, sống lay lắt bằng đồng lương chết đói : mỗi ngày công nhân làm việc 5 tiếng , nhiêu phân xưởng phải nghỉ việc mà vẫn hưởng 70% lương , và lương tháng của mỗi người chỉ sống được 1 tuần . Không ai tha thiết gì đến công việc .Xí nghiệp làm ra 1 triệu phải tiêu tốn của nhà nước 4 triệu .
Vậy mà nó vẫn tồn tại trong sự bao cấp của nhà nước.Hiện trạng này không phải chỉ riêng xí nghiệp Thắng Lợi trong vở kịch mà là khá phổ biến với nhiều nhà máy , xí nghiệp của ta lúc bấy giờ ,ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân.
? Trước hiện trạng của xí nghiệp do mình tiếp nhận quản lí , giám đốc Hoàng Việt đặt ra vấn đề gì trong buổi họp này ?
? Phải thay đổi là yêu cầu cấp bách của xí nghiệp Thắng Lợi trong lúc này. Cụ thể là thay đổi gì, bắt đầu từ đâu?( Khi đề nghị kỹ sư Lê Sơn trình bày dự án ? Khi đề nghị trưởng phòng tổ chức tuyển dụng công nhân ?Khi đề nghị công nhân Dũng tu sửa máy móc , thiết bị ?)
Muốn thay đổi tình trạng xí nghiệp , muốn giải quyết 2 vấn đề cơ bản ( mà vở kịch đặt ra ) trước mắt mở rộng sản xuất, cũng có nghĩa là có nhiều thay đổi mạnh mẽ và đồng bộ ( người – máy móc , vật tư).
? Khi giám đốc Hoàng Việt quyết định thực hiện sự thay đổi mạnh mẽ . đồng bộ trong xí nghiệp cuả mình , cũng có nghĩa là nhân vật này được đặt trong tình huống khá căng thẵng . Đó là tình huống nào ?
? Những người phản đối kế hoạch của Hoàng Việt là ai ? Phản ứng của họ như thế nào ? Mời các em đọc lại lời thoại .GV lưu ý HS các cặp đối thoại giữa giám đốc Hoàng Việt với các nhân vật liên quan để thấy những đề nghị của anh đều bị phản đối dù anh ở cương vị giám đốc .
? Phản ứng của phó giám đốc Nguyễn Chính khi giám đốc đề nghị tuyển dụng thêm nhân công : Phản ứng của bà Trưởng phòng tài vụ khi giám đốc đề nghị sử dụng thợ hợp đồng ?
? Phản ứng của trưởng phòng tài vụ khi giám đốc ra lệnh cấp tiền cho tổ sửa chữa máy móc , thiết bị ? 
? Phản ứng cuả Nguyễn Chính khi giám đốc đề nghị lương công nhân phải tặng ít nhất 4 lần ?
? Phản ứng của quản đốc Trương khi giám đốc quyết định từ nay xí nghiệp sẽ không có chức quản đốc nữa ? 
? Những người phản đối các kế hoạch của giám đốc Hoàng Việt là những người có vị trí như thế nào trong xí nghiệp ? Qua đó , em nhận xét gì về họ ?
? Cả 5 lần đề nghị của giám đốc đều bị cấp dưới phản dối cả 5 lần . Trong tình huống ấy , giám đốc Hoàng Việt có thaí độ quyết định ra sao ?
? Nhận xét tình huống kịch được xây dựng ở cảnh này ?
 GV bình : giám đốc Hoàng Việt đã công khai “tuyên chiến” với cơ chế quản lí , phương thức tổ chức đã trở nên lỗi thời. Những công bố của Hoàng Việt liên tục gây bất ngờ với nhiều người , nhất là những người có chức vụ trong xí nghiệp .Tất nhiên , anh phải đối đầu với những phản ứng gay gắt của họ .Nhưng anh không đơn độc khi “tuyên chiến” với những kẻ bảo thủ , máy móc , bên cạnh anh còn có kỹ sư Lê Sơn , có ông Quýt , bà Bông , những người lao động bình thường . Anh và họ là số đông , là “ ehúng ta” ; còn những kia , chỉ khư khư giữ lấy những nguyên tác cứng nhắc , hoặc chăm chăm vì quyền lợi cá nhân cuả mình . Họ là số ít , họ chỉ là cái “tôi” cá nhân.
 HS đọc SGK và rút ra những điểm chính về tác giả.
HS dựa vào SGK để trả lời :
+ Không thể giử mãi các nguyên tắc , phương pháp của thời cũ trước sự biến chuyển sinh động của cuộc sống .
+ Quan tâm đến quyền lợi , hạnh phúc con người..
- Vị trí đoạn trích : Cảnh 3 (trong 9 cảnh của vở kịch). 
=>Cuộc đối đầu gay gắt , công khai đầu tiên giữa phái khát khao đổi mới và phái bảo thủ tại cuộc họp ở phòng giám đốc Hoàng Việt .
=>HS có thể nêu không đầy đủ, GV bổ sung và ghi bảng .
=>Phải thay đổi , không để hiện trạng này kéo dài.
Phải thay đổi hiện trạng ấy .
Mở rộng quy mô sản xuất.
Nhân lực , Vật lực , tài lực
(người) (máy móc)
=>Giám đốc Hoàng Việt vấp phải sự chống đối khá quyết liệt của 1 số người trong xí nghiệp.
- Kế hoạch sẽ tăng lên ít nhất 5 lần .
=>TPLĐ : Lấy đâu ra người làm hả đồng chí?
-Xí nghiệp chúng ta sẽ sử dụng hợp đồng .
=>TPTV : Không có quỹ lương cho thợ hợp đồng .
-Lệnh của tôi phải được thi hành :cấp tiền cho tổ sửa chữa.
=>TPTV : Tôi phải làm đúng những quy định 
-Lương của công nhân phải tăng ít nhất 4 lần .
=>PGĐ : Chúng ta chưa làm được đã vội lãnh lương cao sao ?
-Từ nay, xí nghiệp sẽ không có chức quản đốc nữa.
=>Xưa nay phân xưởng vẫn phải có quản đốc .
=>Đó là những kẻ có chức vụ trong xí nghiệp với tư tưởng bảo thủ ,máy móc .
=>Thái độ quyết đoán ,dứt khoát ,mạnh mẽ, có những quyết định phù hợp với những ý kiến phản đối.
=>Tình huống căng thẳng ,đầy kịch tính với những xung đột gay gắt giữa nhân vật .
I.Đọc và tìm hiểu chú thích :
1.Tác giả :
Lưu Quang Vũ (1948 – 1988).
Quê : Phú Thọ .
Nhà thơ , nhà viết kịch .
Từng tham gia kháng chiến chống Mỹ
Đạt nhiều thành công trong đời sống sân khấu Việt Nam những năm 1980. 
50 kịch bản .
Ngoì bút kịch nhạy bén, sác sảo , mang tính thời sự nóng hổi .
2. “ Tôi và chúng ta” .
a.Vấn đề cơ bản của vở kịch 
-Phải thay đổi những nguyên tắc , cơ chế lạc hậu , cứng nhắc để thúc đẩy sản xuất .
-Phải quan tâm đến quyền lợi và hạnh phúc cá nhân .
b.Vị trí phân tích : cảnh 3 (trong 9 cảnh của vở kịch) .
II.Đọc và tìm hiểu văn bản :
1.Cuộc đối đầu công khai đầu tiên : 
a.Hiện trạng xí nghiệp Thắng Lợi :
- Máy móc cũ kỹ , lạc hậu , quy mô sản xuất bị thu nhỏ . tổ chức phân công lao động không hợp lý .
- Cơ chế quản lý nguyên tắc , cứng nhắc .
- Đời sống công nhân khó khăn .
=> Phải thay đổi .
b.Cuộc đối đầu công khai :
-Kế hoạch sẽ tăng lên ít nhất 5 lần .
=>Lấy đâu ra người làm hả đồng chí?
-Tuyển dụng khá đông công nhân
=>Chỉ tiêu chỉ còn 15 biên chế 
-Sử dụng thợ hợp đồng 
=>Không có quỹ lương cho thợ hợp đồng 
-Cấp tiền cho tổ sữa chữa.
=>Tôi phải làm đúng những quy định.
-Xí nghiệp không có chức quản đốc nữa.
=>Xưa nay phân xưởng vẫn có chức quản đốc 
=>Tình huống căng thẳng ,đầy kịch tính với những xung đột gay gắt giữa nhân vật .
2.Nhân vật – Những tính cách đối đầu :
-GĐ Hoàng Việt : thẳng thắn , trung thực , khát khao đổi mới .
-KS Lê Sơn :có trình độ chuyênmôn cao, dũng cảm đấu tranh cho cái mới .
-PGĐ Nguyễn Chính :cơ hội bảo thủ , lạc hậu 
II.Ghi nhớ 
? Đến đây , em hiểu gì về nhan đề của vở kịch “Tôi và chúng ta” ?
Có thể HS có nhiều ý kiến chưa hoàn chỉnh .
 GV định hướng lại.
Giám đốc Hoàng Việt muốn bức phá , cải tạo hoàn toàn phương thức sản xuất , kinh doanh của xí nghiệp với cùng cách mới. Có lần anh nói với công nhân của mình rằng “ xây dựng chủ nghĩa xã hội là cái gì các đồng chí biết không ? Là đi từ thế giới của cái tôi sang thế giới của chúnh ta.Không còn tiền của tôi, quyền lợi của riêng tôi mà là quyền lợi của chúng ta, củ cải của chúng ta ! Và cái ấy chúng ta phải được làm bằng khả năng, phẩm chất , và quyền lợi của cái tôi cụ thể “. Đó chính là ý nghĩa của nhan đề “Tôi và chúng ta” .Theo đó, tác giả Lưu Quang Vũ khẳng định rằng ,không thể có cái “chúng ta” chung chung , cái “chúng tôi” được tạo thành từ những cái tôi cụ thể .Vì thế, cần phải quan tâm 1 cách thiết thực đến cuộc sống , quyền lợi của mỗi cá nhân con người.
* Hoạt động 4: Phân tích tính cách các nhân vật tiêu biểu:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc