Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 14 - Năm 2012

Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 14 - Năm 2012

I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

-Nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm tự sự .

-Vai trò của tưởng tượng trong tự sự .

2. Kĩ năng:

-Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

3.Thái độ:

-Giáo dục HS tính tưởng tượng sáng tạo khi viết văn.

 II. Chuẩn bị:

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tuần thứ 14 - Năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần14 Ngày soạn:18 /11/2012
Tiết 53 	 Ngày dạy: 21/11/2012
 Tập làm văn:
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
-Nhân vật ,sự kiện ,cốt truyện trong tác phẩm tự sự .
-Vai trò của tưởng tượng trong tự sự .
2. Kĩ năng: 
-Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3.Thái độ: 
-Giáo dục HS tính tưởng tượng sáng tạo khi viết văn.
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
-H:Nêu ý nghĩa của truyện :“Lợn cưới áo mới”.
 3. Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh 
 Nội dung
ÚHoạt động 1 :Khởi động:Phương pháp thuyết trình. 
ÚHoạt động2: Phương pháp vấn đáp,thuyết trình 
-Hỏi:Kể tóm tắt truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
--Hỏi: Truyện này có thật không?
--Hỏi: Thế nào là tưởng tượng?
--Hỏi: Trong truyện này người ta tưởng tượng ra những gì?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
--Hỏi: Chi tiết nào dựa vào sự thật? 
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
--Hỏi: Tưởng tượng truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng nhằm mục đích gì?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung chốt ý.
- HS đọc truyện Lục súc tranh công.
--Hỏi: Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì.
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
--Hỏi: Những tưởng tượng trên dựa vào sự thật nào?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
--Hỏi: Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
- HS đọc truyện giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu.
--Hỏi: Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì.
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
--Hỏi: Những tưởng tượng trên dựa vào sự thật nào?
--Hỏi: Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
--Hỏi: Qua việc tìm hiểu trên, cho biết truyện tưởng tượng là gì?cách kể một câu chuyện tượng tượng ra sao?
- HS đọc ghi nhớ 
ÚHoạt động3: Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não.
- HS nêu yêu cầu bài tập 2 sgk trang 134.
- HS làm việc theo nhóm(4 nhóm) trong (7 phút)
 -Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung .
 -GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn bài.
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng:
1. Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng:
- Yếu tố tưởng tượng:
 + Được gọi bằng cô, cậu, lão, bác.
 + Biết ganh tỵ.
 + Có nhà riêng.
- Chi tiết dựa vào sự thật: Chân, tay, tai, mắt, miệng là các bộ phận của cơ thể con người, có liên quan chặt chẽ.
- Mục đích: Con người trong xã hội phải nương tựa vào nhau, nếu tách rời sẽ không tồn tại.
2. Cách kể một câu chuyện tưởng tượng:
 a. Truyện Lục súc tranh công:
- Yếu tố tưởng tượng:
 + Nói tiếng người
 + Kể công, kể khổ.
- Chi tiết dựa vào sự thật: Cuộc sống, công việc của mỗi giống vật.
- Mục đích: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
b. Truyện Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu:
* Ghi nhớ: SGK/ 133.
II/ Luyện tập:
Bài tập 2.
1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp Thánh Gióng.
2. Thân bài: Kể về cuộc gặp gỡ:
- Hình dáng, cách ăn mặc
- Thánh Gióng tự giới thiệu...
- Em hỏi bí quyết, Thánh Gióng trả lời..
- Kết thúc giấc mơ...
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về giấc mơ.
4. Củng cố:
-Gíao viên hệ thống lại bài học.
 5. Dặn dò:
-Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập viết bài văn kể chuyện tưởng tượng.
-Chuẩn bị bài: Chỉ từ 
IV: Rút kinh nghiệm:
Tuần 15 Ngày soạn: 19/11/2012
Tiết 54	Ngày dạy: 2111/2012
 Tiếng Việt: Chỉ Từ
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
Khái niệm chỉ từ:
-Nghĩa khái quát của chỉ từ.
-Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ.
+Khả năng kết hợp của chỉ từ.
+Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
2. Kĩ năng: 
-Nhận diện được chỉ từ.
-Sử dụng được chỉ từ trong nói ,viết.
3.Thái độ: 
-Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận khi sử dụng chỉ từ.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
: Thế nào là số từ? Ví dụ? Có thể chia lượng từ thành mấy nhóm?
* Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
* Hai nhóm:
+ Chỉ ý toàn thể .
 + Chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung
ÚHoạt động 1 :Khởi động:Phương pháp thuyết trình. 
ÚHoạt động2: Phương pháp vấn đáp,nêu và giải quyết vấn đề 
--Hỏi: Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
--Hỏi: So sánh các từ với cụm từ rút ra ý nghĩa của những từ in đậm?
- HS làm việc theo cặp trong (4 phút)
 -Đại diện các cặp trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung .
 -GV nhận xét, bổ sung 
--Hỏi: Theo em nghĩa từ “nọ, ấy” trong câu có điểm nào giống, khác với trường hợp 2 đã phân tích? 
- HS trình bày,lớp nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, bổ sung
--Hỏi: Thế nào là chỉ từ? Ví dụ?
- HS trình bày-> nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
ÚHoạt động3: Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não.
--Hỏi: Chỉ từ trong phần I đảm nhận chức vụ gì?
- HS trình bày-> nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý.
--Hỏi: Tìm chỉ từ và xác định chức vụ của chúng trong câu?
- HS trình bày-> lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
-GV giáo dục học sinh biết cách dùng chỉ từ khi nói viết sao cho phù hợp.
ÚHoạt động4: Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động nã,nêu và giải quyết vấn đề .
- -Hỏi:Nêu yêu cầu bài tập 1?
--Hỏi: Tìm chỉ từ, xác định ý nghĩa, chức vụ? 
- HS làm bài tập,giáo viên gọi học sinh lên bảng làm.
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV sửa chữa.
--Hỏi:Nêu yêu cầu bài tập 3?	
--Hỏi: Có thể thay các chỉ từ trong đoạn dưới đây bằng những từ hoặc cụm từ nào không? Tác dụng của chỉ từ?	
- HS làm bài tập.
- HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV sửa chữa.
I/ Chỉ từ là gì ? 
1. Tìm hiểu ví dụ:
a. Nhận diện:
- Ông vua <-nọ
- Viên quan<- ấy
- Làng <-kia.
- Nhà <-nọ.
 ->Xác định sự vật trong không gian nhằm tách biệt sự vật này với sự vật khác.
b. So sánh ý nghĩa của những từ được in đậm:
-Ông vua/ Ông vua nọ.
-Viên quan/ Viên quan ấy
-Làng/ Làng kia.
- Nhà/ Nhà nọ.
->Ông vua nọ, viên quan ấy, làng kia, nhà nọ đã được cụ thể hoá, được xác định một cách rõ ràng trong không gian. Trong khi đó các từ ngữ ông vua, viên quan, làng, nhà còn thiếu tính xác định.
c. So sánh ý nghĩa:
- Viên quan ấy/ Hồi ấy.	- Nhà nọ/đêm nọ.
- Một bên định vị không gian, định vị thời gian.
2. Ghi nhớ: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
II/ Hoạt động của chỉ từ trong câu:
1. Tìm hiểu ví dụ:
(1). – Làm nhiệm vụ phụ ngữ sau của danh từ, cùng với danh từ và phụ ngữ trước lập thành một cụm danh từ.
(2). a- Đó: Làm chủ ngữ trong câu.
 b- Đấy: Làm trạng ngữ trong câu.
2. Ghi nhớ: Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
II/ Luyện tập:
1/Tìm chỉ từ ,xác định ý nghĩa,chức vụ.
a/ hai thứ bánh.
-Định vị sự vật trong không gian.
-Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
b/ đấy, đây, đấy.
-Định vị sự vật trong không gian.
-Làm chủ ngữ.
c/ nay.
-Định vị sự vật trong thời gian.
-Làm trạng ngữ.
d/ đó
Định vị sự vật trong thời gian.
-Làm trạng ngữ
3/ Không thay được chỉ từ có vai trò 
quan trọng.
4. Củng cố:
-Gíao viên hệ thống lại bài học.
 5. Dặn dò:
-Tìm các chỉ từ trong truyện dân gian đã học.
-Đặt câu có sử dụng chỉ từ.
-Chuẩn bị bài: kiểm tra văn 
IV: Rút kinh nghiệm:
Tuần:14 Ngày soạn:	16/11/2012
Tiết 55 	 Ngày dạy:18/11/2012
KIỂM TRA MỘT TIẾT
Phần Văn bản
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức đã học về hai thể loại: truyền thuyết và truyện cổ tích.
 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày kiến thức đã học theo yêu cầu của đề bài.
 3/ Giáo dục: Giáo dục HS tính cẩn thận, trung thực trong kiểm tra.
II/ Chuẩn bị:
 1/ Giáo viên: Ra đề và đáp án.
 2/ Học sinh: Học bài, nắm vững kiến thức phần văn bản.
III/ Tiến trình lên lớp:
 1) Ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ: Không
 3) Bài mới:
ĐỀ BÀI 
 I.TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm - Mỗi câu 0.5 điểm )
 (Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất)
Câu 1: Ý nghĩa nổi bật của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
 A - Cuộc chiến phân chia đất đai, nguồn nước giữa các bộ lạc.
 B - Giải thích hiện tượng lũ lụt ở sông Hồng và ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng.
 C - Sự ngưỡng mộ thần Tản Viên. D - Sự căm ghét thiên tai, lũ lụt.
Câu 2: Câu “Có bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thái được triệu vào đều lắc đầu bó tay.” là chi tiết của lần thử thách thứ mấy trong truyện Em bé thông minh?
 A - Một B - Hai C - Ba D - Bốn
Câu 3: Ý nghĩ nào khiến Lý Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh?
 A - Thương Thạch Sanh mồ côi. 
 B - Muốn Thạch Sanh ở cùng cho vui. 
 C - Thấy Thạch Sanh khoẻ, nếu ở cùng thì có lợi biết bao.
 D - Cảm phục tài năng đức độ của Thạch Sanh. 
Câu 4: Chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là chi tiết nào sau đây?
 A - Mị Nương người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu
 B- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng. 
 C - Thần dùng phép lạ bốc đồi, dời núi.
 D - Nước ngập nhà cửa, ruộng đồng.
Câu 5: Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau người lên rừng, kẻ xuống biển?
 A - Hai người muốn chia nhau trách nhiệm nuôi dạy con cái.
 B- Kẻ vốn ở cạn, người vốn ở nước, tính tình tập quán khác nhau.
 C - Hai người muốn chia nhau cai quản các phương.
 D- Hai người không còn yêu nhau như xưa nữa.
Câu 6: Chi tiết nào dưới đây không gắn với hiện thực lịch sử?
 A - Đời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước ta.
 B - Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.
 C- Đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng, mỗi năm mở hội vào tháng tư.
 D - Làng có tên là làng Cháy.
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1: . ( 2 điểm )
 Nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên
Câu 2: ( 3 điểm )
 Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên các truyện cổ tích mà em đã học trong lớp 6? 
Câu 3: ( 2 điểm )
 Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
I
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm - Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
D
C
C
B
B
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1: Ý nghĩa truyện Con Rồng cháu Tiên:
 - Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. ( 1 điểm )
 - Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt. ( 1 điểm )
Câu 2: Truyện cổ tích:
 - Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: ( 0,25 điểm ) 
 + Nhân vật bất hạnh; ( 0,25 điểm )
 + Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; ( 0,25 điểm )
 + Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc ngếch; ( 0,25 điểm )
 + Nhân vật là động vật. ( 0,25 điểm )
 - Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường ( 0,25 điểm )
 - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. ( 0.5 điểm )
 Kể tên các truyện cổ tích mà em đã học trong lớp 6:1điểm 
+Sọ Dừa ( 0,25 điểm ) 
+Thạch Sanh ( 0,25 điểm ) 
+Em bé thông minh ( 0,25 điểm ) 
+Cây bút thần(truyện cổ tích Trung Quốc) ( 0,25 điểm ) 
+Ông lão đánh cá và con cá vàng(truyện cổ tích của A.Pu –skin)
Câu 3: Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
 - Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh của con người Việt cổ: đắp đê chống lũ. ( 1 điểm )
 - Thuỷ Tinh tượng trưng cho sức mạnh của thiên tai: mưa, lũ, gió, bão ( 1điểm )
Duyệt của CMT GV ra đề ,đáp án 
Nguyễn Trọng Hiệp Đồng Thị Ngọc 
Trường :PTDTBTTHCS ĐakChoong Kiểm tra: 1 tiết Văn bản lớp 6
Họ và tên Học kì I năm học: 2012-2013
Lớp: 	
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
* Đề bài 
I.TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm - Mỗi câu 0.5 điểm )
 (Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất)
Câu 1: Ý nghĩa nổi bật của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
 A - Cuộc chiến phân chia đất đai, nguồn nước giữa các bộ lạc.
 B - Giải thích hiện tượng lũ lụt ở sông Hồng và ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng.
 C - Sự ngưỡng mộ thần Tản Viên. D - Sự căm ghét thiên tai, lũ lụt.
Câu 2: Câu “Có bao nhiêu ông trạng và các nhà thông thái được triệu vào đều lắc đầu bó tay.” là chi tiết của lần thử thách thứ mấy trong truyện Em bé thông minh?
 A - Một B - Hai C - Ba D - Bốn
Câu 3: Ý nghĩ nào khiến Lý Thông kết nghĩa anh em với Thạch Sanh?
 A - Thương Thạch Sanh mồ côi. 
 B - Muốn Thạch Sanh ở cùng cho vui. 
 C - Thấy Thạch Sanh khoẻ, nếu ở cùng thì có lợi biết bao.
 D - Cảm phục tài năng đức độ của Thạch Sanh. 
Câu 4: Chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là chi tiết nào sau đây?
 A - Mị Nương người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu
 B- Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng. 
 C - Thần dùng phép lạ bốc đồi, dời núi.
 D - Nước ngập nhà cửa, ruộng đồng.
Câu 5: Vì sao Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau người lên rừng, kẻ xuống biển?
 A - Hai người muốn chia nhau trách nhiệm nuôi dạy con cái.
 B - Kẻ vốn ở cạn, người vốn ở nước, tính tình tập quán khác nhau.
 C - Hai người muốn chia nhau cai quản các phương.
 D- Hai người không còn yêu nhau như xưa nữa.
Câu 6: Chi tiết nào dưới đây không gắn với hiện thực lịch sử?
 A - Đời Hùng Vương thứ sáu, giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước ta.
 B - Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi.
 C- Đền thờ Thánh Gióng ở làng Phù Đổng, mỗi năm mở hội vào tháng tư.
 D - Làng có tên là làng Cháy.
II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm )
Câu 1: . ( 2 điểm )
 Nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên
Câu 2: ( 3 điểm )
 Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên các truyện cổ tích mà em đã học trong lớp 6? 
Câu 3: ( 2 điểm )
 Ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 BÀI LÀM:
.........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần14 Ngày soạn:23 /11/2012
Tiết 56 	 Ngày dạy: 25/11/2012
 Tập làm văn:
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
-Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng: 
+Kĩ năng bài học:
-Tự xây dựng được dàn ý kể chuyện tưởng tượng 
-Kể chuyện tưởng tượng.
+Giáo dục kĩ năng sống:
-Suy nghĩ sáng tạo ,nêu vấn đề ,tìm kiếm xử lí thông tin để kể chuyện tưởng tượng.
3.Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự học,tự tập kể chuyện tưởng tượng.
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài.
 - HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Hỏi: Thế nào là truyện tưởng tượng?
+Là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
 3. Bài mới: 
 Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung
ÚHoạt động 1 :Khởi động:Phương pháp thuyết trình. 
ÚHoạt động2: Phương pháp vấn đáp
Hỏi: Đề này thuộc thể loại gì?	 
Hỏi: Nêu yêu cầu nội dung của đề?
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung .
ÚHoạt động3: Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não.
-GV chia lớp thành 4 nhóm lập dàn ý cho đề bài trên(7 phút)
-Đại diện các nhóm trình bày 
- Lớp nhận xét, bổ sung .
-Giáo viên bổ sung tạo điều kiện cho học sinh tưởng tượng.
ÚHoạt động 4: Phương pháp vấn đáp,thuyết trình 
-Hỏi:Em hãy suy nghĩ để nhớ để nhớ tình tiết một câu chuyện và lựa chọn cách kể sao cho phù hợp?(Giáo dục kĩ năng sống: kĩ thuật động não.)
- HS trả lời,lớp nhận xét, bổ sung
-GV gọi học sinh đứng trước lớp tập nói.
- HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung .
- GV nhận xét, bổ sung .
I/ Đề bài luyện tập:
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học.
Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra.
II/Lập ý:
A/ Mở bài:
Em về thăm trường cũ dịp nào, lí do gì?
B/ Thân bài:
- Những thay đổi về thầy cô giáo.
- Cảnh quan trường lớp.
- Các bạn cùng lớp, cùng lứa đều đã lớn
C/ Kết bài:
-Cảm xúc của em.
III/ Luyện nói theo tưởng tượng sáng tạo:
(GV hướng dẫn HS luyện nói)
4. Củng cố:
-Gíao viên hệ thống lại bài học.
 5. Dặn dò:
-Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện và tập kể theo dàn ý đó.
-Chuẩn bị bài: Con hổ có nghĩa.
IV: Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14.doc