Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 9 (chi tiết)

Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 9 (chi tiết)

TIẾT 1 - BÀI 1 : CHÍ CÔNG VÔ TƯ

 *** .

 A/ Mục tiêu bài học :

HS hiểu thế nào là chí công vô tư, ý nghĩa của chí công vô tư trong cuộc sống cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện để trở thành người chí công vô tư .

HS nhận biết được những biểu hiện của chí công vô tư, biết đánh giá bản thân và người khác

HS biết tôn trọng người có chí công vô tư, có ý thức rèn luyện chí công vô tư .

B/ Phương tiện - Tài liệu :

Bảng phụ

Tài liệu : những tấm gương về chí công vô tư

C/ Các hoạt động dạy học :

 1/ ổn định lớp :

 2/ Kiểm tra bài cũ:

 3/ Nội dung bài mới :

*/ Giới thiệu bài mới: GV khái quát nội dung chương trình ở lớp 7 -> vào bài mới

 

doc 98 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 9 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
 Ngày giảng:
Tiết 1 - bài 1 : chí công vô tư
	***.
 A/ Mục tiêu bài học :
HS hiểu thế nào là chí công vô tư, ý nghĩa của chí công vô tư trong cuộc sống cá nhân và xã hội, sự cần thiết phải rèn luyện để trở thành người chí công vô tư .
HS nhận biết được những biểu hiện của chí công vô tư, biết đánh giá bản thân và người khác
HS biết tôn trọng người có chí công vô tư, có ý thức rèn luyện chí công vô tư .
B/ Phương tiện - Tài liệu :
Bảng phụ 
Tài liệu : những tấm gương về chí công vô tư
C/ Các hoạt động dạy học :
 1/ ổn định lớp :
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 3/ Nội dung bài mới :
*/ Giới thiệu bài mới: GV khái quát nội dung chương trình ở lớp 7 -> vào bài mới
Hoạt động thầy - trò
Nội dung cơ bản
HĐ1: Thảo luận phân tích phần đặt vấn đề
GV: cho 2 HS đọc mục đặt vấn đề trong SGK trang 3 - 4
GV: Đưa câu hỏi thảo luận ( 5 )
N1+2: Tô Hiến Thành có suy nghĩ ntn trong việc dùng người và giải quyết công việc? Em hiểu gì về Tô Hiến Thành ?
- dùng người : có tài, phù hợp với công việc
- Giải quyết công việc : theo lẽ phải 
- Tô Hiến Thành là người cương trực , công bằng, không vụ lợi , vì cái chung .
N3+4: Bác Hồ mong muốn điều gì ? em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp củaBác?
-> cuộc đời sự nghiệp cao cả, hi sinh quyền lợi cá nhân vì quyền lợi của dân tộc 
HS : Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
HS : các nhóm nhận xét – bổ sung
GV: chốt lại Bác Hồ và Tô Hiến Thành đều là tấm gương về chí công vô tư , làm việc theo lẽ phải , vì lợi chung của mọi người 
HĐ2: Kích thích tư duy tìm hiểu về chí công vô tư và ý nghĩa của chí công vô tư .
H: Qua 2 câu hỏi trên em hiểu thế nào là chí công vô tư ?
HS : Trả lời -> GV ghi bảng
H: Hãy lấy ví dụ về chí công vô tư ( lớp, trường, nhà, XH) mà em biết ?
HS : Trả lời theo sự hiểu biết
GV: đưa ra tình huống
1/ Nhà bà Hoa ở mặt phố rất thuận lợi kinh doanh, nhưng khi nhà nước có chủ trương giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Hoa vui vẻ chấp hành.
2/ Là lớp trưởng An thường bỏ qua những khuyết điểm cho bạn thân với mình.
H: Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của bà Hoa và An ?
HS : - Bà Hoa : chí công vô tư
An : thiếu sự chí công vô tư 
H: Theo em vì sao phải sống chí công vô tư ?
HS : Trả lời -> GV chốt lại 
H: Có ý kiến cho rằng HS còn nhỏ tuổi không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư . Em có tán thành không ? Vì sao?
HS : Không tán thành 
GV: phân tích
HĐ3: Thảo luận lớp tìm hiểu cách rèn luyện chí công vô tư 
H: Là HS cần rèn luyện ntn để trở thành người chí công vô tư ?
HS : Thảo luận cả lớp 
HS : Bày tỏ ý kiến cá nhân
GV: nhận xét -> chốt lại
GV: nhấn mạnh chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cần thiết với mỗi người , góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng đất nước 
HĐ4: 
GV: Treo bảng phụ - bài tập 1 trong SGK
GV: Gọi 1 HS đọc bài tập
HS : lên bảng làm bài tập 
HS : nhận xét , bổ xung 
GV: chốt lại các ý đúng và cho điểm HS nếu HS làm tốt bài tập .
GV: Kết luận toàn bài 
I/ Đặt vấn đề :
1. Tô Hiến Thành - một tấm gương về chí công vô tư
2. Điều mong muốn của Bác hồ
II/ Nội dung bài học:
1/ Chí công vô tư:
Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân .
2/ ý nghĩa :
- Đem lại lợi ích cho tập thể cộngđồng và xã hội , góp phần làm đất nước thêm giàu mạnh, XH công bằng , dân chủ, văn minh 
- Được mọi người tin cậy, kính trọng 
3/ Cách rèn luyện :
- Có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư
- Phê phán những hành động vụ lợi, thiếu công bằng .
III/ Bài tập :
Chí công vô tư: đ, e
Không chí công vô tư : a, b, c, d
 4/ Củng cố:
Thế nào là chí công vô tư?
Vì sao cần phải có chí công vô tư và phải rèn luyện ntn?
Em hiểu ntn về câu danh ngôn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
 “ Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà”
 5/ Hướng dẫn học tập :
Bài cũ : + học bài theo nội dung đã học
 + Hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại trong SGK
Bài mới : chuẩn bị bài Tự chủ
 + Đọc kĩ phần dặt vấn đề và trả lời các câu hỏi gợi ý
 + Tìm những tấm gương biết tự chủ ở địa phương mà em biết ?
Ngày soạn :
Ngày giảng 
 Tiết 2 - bài 2 : tự chủ
	.***
 A/ Mục tiêu bài học:
HS nắm được tự chủ là gì, ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống , sự cần thiết và cách rèn luyện để trở thành người có tính tự chủ
HS nhận thức được những biểu hiện của tự chủ, biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ 
HS biết tôn trọng những người biết sống tự chủ, có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong quan hệ với mọi người .
 B/ Phương tiện - Tài liệu:
Bảng phụ
Những tấm gương về tính tự chủ 
 C/ Các hoạt động dạy - học :
 1/ ổn định lớp :
 2/ Kiểm tra bài cũ :
 GV: chuẩn bị câu hỏi vào bảng phụ
 Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến dưới đây ( đánh dấu + vào ô trống tương ứng ) và giải thích ?
Tán thành
Không tán thành
Chỉ có người có chức có quyền mới cần phải chí công vô tư
Chí công vô tư là phẩm chất tốt đẹp của công dân
Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm
Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình 
 HS: lên bảng đánh dấu và giải thích
 GV: nhận xét – cho điểm
 3/ Nội dung bài mới :
 */ giới thiệu bài mới : Trong cuộc sống con người đứng trước những khó khăn thử thách đòi hỏi con người phải có tính tự chủ cao, vững vàng trong suy nghĩ, hành động để vượt qua . Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về tính tự chủ .
Hoạt động dạy - học
Nội dung cơ bản
HĐ1: Thảo luận phân tích tình huống
GV: cho 2 HS đọc mục đặt vấn đề trong SGK
GV: nêu câu hỏi
H: Bà Tâm có thái độ ntn và đã làm gì khi con bà bị nhiễm HIV/ AIDS ?
HS : - choáng váng, đau khổ, mất ăn mất ngủ
 - chăm sóc con, giúp đỡ những người nhiễm HIV khác
H: N đã từ một HS ngoan đi đến chỗ nghiện và trộm cắp ntn? Vì sao như vậy ?
HS : - bạn bè xấu rủ rê -> trốn học 
 - bố mẹ cưng chiều 
H: Cách sử sự của bà Tâm và N khác nhau ở điểm nào ?
HS : Trả lời 
GV: chốt lại 
- bà Tâm làm chủ được thái độ , tình cảm và hành vi của mình và làm được điều có ích 
- Bạn N do không làm chủ được tình cảm và hành vi của mình , đã bị lôi kéo đến chỗ sa ngã, hư hỏng 
H: Em hiểu thế nào là người có tính tự chủ ?
HS : Trả lời -> GV chốt ghi 
H: Hãy nêu một số tấm gương về tính tự chủ mà em biết 
HS : Trả lời - GV bổ xung 
HĐ2: Trò chơi tiếp sức tìm hiểu những biểu hiện của tự chủ và thiếu tự chủ .
GV: nêu luật chơi, chia bảng 3 cột - 3 nhóm
HS : thực hiện trò chơi
- Tự chủ: bình tĩnh, không nóng nảy, không vội vàng, tự tin, ôn tồn, mềm mỏng, biết kiềm chế, không bị lôi kéo 
- Thiếu tự chủ: nổi nóng, cãi vã, gây gổ, chán nản, dễ bị lôi kéo, cư xử thô lỗ 
H: Theo em vì sao con người cần phải biết tự chủ ?
HS : Trả lời -> GV chốt ghi
GV: nhấn mạnh trong cuộc sống con người luân gặp khó khăn thử thách, cám dỗ đòi hỏi con người cần có tính tự chủ cao 
HĐ3: Thảo luận nhóm về cách ứng xử thể hiện tính tự chủ
GV: treo bảng phụ về câu hỏi thảo luận 
1.Khi có người làm điều gì đó khiến em không hài lòng, em sẽ xử sự ntn?
2. Khi có người rủ em làm điều gì đó không đúng ( hút thuốc lá, uống rượu, trốn học ) em sẽ làm gì ?
3. Có ý kiến cho rằng người có tính tự chủ phải luôn hành động theo ý mình, em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao?
HS : đại diện các nhóm báo cáo kết quả
HS : cả lớp trao đổi - nhận xét 
GV: chốt lại cách ứng xử đúng, tối ưu 
HĐ4: HS chơi sắm vai thể hiện cách ứng xử 
GV: nêu tình huống
Tuấn đang học ở nhà thì Hoàng đến rủ đi chơi điện tử ăn tiền
HS :Thảo luận, phân vai thể hiện cách ứng xử
HS: lớp nhận xét, bổ sung
GV: chốt lại cách ứng xử đúng nhất 
GV: chuẩn bị bài tập vào bảng phụ
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng? Giải thích ?
A Không nên nóng nảy, vội vàng trong HĐ
B Người tự chủ luân hành động theo ý mình
C Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác
D Học sinh không cần có tính tự chủ 
HS : Đọc bài tập và lên bảng làm bài tập 
GV: nhận xét - cho điểm 
I/ Đặt vấn đề :
Một người mẹ
Chuyện của N
II/ Nội dung bài học :
1/ Tự chủ :
- Tự chủ là làm chủ bản thân , người tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống 
2/ ý nghĩa :
- Con người biết sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá
- Đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ
3/ Cách rèn luyện:
- Suy nghĩ trước khi hành động
- Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa 
III/ Bài tập :
Khoanh vào : A, C, D 
	4/ Củng cố : Gv khái quát nội dung toàn bài 
 - Em hiểu thế nào về câu ca dao
	Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
 - Vì sao cần phải rèn tính tự chủ ?
	5/ Hướng dẫn học tập :
 - Bài cũ : + Học bài theo nội dung đã học
 + Làm bài tập 2, 3, 4 trong SGK trang 8 
 - Bài mới : chuẩn bị bài Dân chủ và kỉ luật 
 + Đọc phần ĐVĐ và trả lời câu hỏi gợi ý 
 + Dân chủ, kỉ luật – tác dụng và cách rèn luyện dân chủ và kỉ luật 
 Ngày soạn : 
Ngày giảng :	Tiết 3 - Bài 3
dân chủ và kỉ luật
	 ..................***
 A/ Mục tiêu bài học :
HS hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật, biểu hiện của dân chủ , kỉ luật trong nhà trường và đời sống XH, ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật
Biết ứng xử và phát huy được vai trò của công dân trong dân chủ , kỉ luật
HS có ý thức tự giác rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật trong mọi hoạt động ủng hộ những người thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật, phê phán người thiếu tính dân chủ và kỉ luật .
 B/ Thiết bị - Tài liệu :
Bảng phụ
C/ Các hoạt động dạy - học :
 1/ ổn định lớp :
 2/ kiểm tra bài cũ:
Thế nào là tự chủ ? nêu một số tấm gương về người có tính tự chủ ?
Làm bài tập 2 , 3 trong SGK trang 8
 3/ Nội dung bài mới :
*/ Giới thiệu bài : Đất nước đang trên đà đổi mới, phát triển, nhà nước XHCN luân phát huy quyền làm chủ của công dân . Vậy công dân - HS cần phát huy tính dân chủ, có ý thức kỉ luật ntn để góp phần xây dựng XH giàu mạnh, đó là nội dung bài học hôm nay . 
Hoạt động dạy - học
Nội dung cơ bản
HĐ1: Thảo luận nhóm phân tích tình huống 
GV: cho 2 HS đọc mục đặt vấn đề SGK - T9
GV: nêu câu hỏi thảo luận - 6 nhóm ( 5’)
N1+2: Nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện ?
Dân chủ: + các bạn sôi nổi thảo luận
+ Tự nguyện tham gia các hoạt động tập thể 
+ Thành lập đội thanh niên cờ đỏ
- Thiếu dân chủ :
+ công nhân không được bàn bạc, góp ý
+ công nhân kiến nghị không được chấp nhận
N3+4: Sự kết hợp biện pháp dân chủ và kỉ luật của lớp 9A ntn?
N5+6 : Việc làm của ông giám đốc có tác hại ntn? Ông giám đốc là người ntn?
- Thiếu dân chủ gây hậu quả xấu cho công ty
- Ông là người chuyên quyền , độc đoán 
HS : Đại diện các nhóm báo cáo kết quả 
HS : cả lớp nhận xét - bổ xung
GV: chốt lại cần học tập và phát huy tính dân chủ và  ... hụ
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu thể hiện hành vi có đạo đức và tuân theo pháp luật
A Làm viẹc nhà giúp đỡ bố mẹ
B Không vượt đèn đỏ, đi xe đạp hàng 3
C Không tàng trữ, vận chuyển ma tuý
D Tham gia hiến máu nhân đạo
E Tất cả các hành vi trên
HS : lên bảng làm bài tập
GV: nhận xét - chốt lại ý đúng
I/ Đặt vấn đề:
*/ Nhận xét: Anh Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và làm việc theo pháp luật -> đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội
II/ Nội dung bài học:
1. Sống có đạo đức - tuân theo pháp luật:
- Sống có đạo đức:
Là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến việc chung, biết giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ, lấy lợi ích của XH, dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì thực hiện mục tiêu đó
- Tuân theo pháp luật: Là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật
2/ Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân pháp luật:
- Đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi người
- Người có đạo đức thì biết tự thực hiện theo những quy định của pháp luật
3/ ý nghĩa:
- Là điều kiện, yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng
- Được mọi người yêu quý, kính trọng
4/Đối với học sinh:
- Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.
III/ Bài tập:
Có đạo đức : A, D
Tuân theo pháp luật: C
 4/ Củng cố: GV khái quát toàn bài
Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Vì sao nói sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là những điều kiện để mỗi cá nhân và xã hội?
 5/ Hướng dẫn học tập:
Học theo nội dung đã học
Làm các bài tập: 3,4,5,6 trong SGK - trang 69
Chuẩn bị ôn lại toàn bộ kiến thức đã học ở học kì II -> giờ sau ôn tập học kì II
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 33
ôn tập học kì II
A/ Mục tiêu bài học:
 - Củng cố lại kiến thức về các quyền và nghĩa vụ của công dân học trong học kì II
 - Rèn học sinh kĩ năng tư duy, tổng hợp
 - GD học sinh ý thức tuân theo những quy định của pháp luật 
B/ Phương tiện – tài liệu:
Bảng phụ
C/ Các hoạt động dạy – học:
 1/ ổn định lớp
 2/ Kiểm tra bài cũ
 3/ Nội dung bài mới
*/ Giới thiệu bài mới: Trong học kì II chúng ta được tìm hiểu nhiều quyền và nghĩa vụ của công dân. Bài học hôm nay chúng ta cùng củng cố lại những nội dung đó.
Hoạt động thầy - trò
Nội dung cơ bản
GV: sử dụng bảng phụ (bảng thống kê các quyền và nghĩa vụ của công dân)
HS : 2 HS lên bảng lần lượt hoàn thiện các nội dung theo bảng (2 bảng)
I/ Quyền và nghĩa vụ của công dân:
TT
Tên các quyền
Nội dung
1
Quyền tự do kinh doanh
Là quyền của công dân được lựa chọn hình thức, tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
2
Quyền lao động
Công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho XH, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
3
Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội
Là quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội, bàn bạc, tổ chức thực hịên, giám sát, đánh giá công việc chung của nhà nước và xã hội 
4
Quyền trong hôn nhân 
- Hôn nhân: là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng tự nguyện, được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận hạnh phúc.
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên được kết hôn
TT
Nghĩa vụ
Nội dung
1
Nghĩa vụ đóng thuế
- Thuế là phần trong thu nhập mà công dân và các tổ chức KT có nghã vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho việc chung.
- Mọi công dân đều thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế.
2
Nghĩa vụ lao động
- Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần tạo gia của cải vật chất và tinh thần cho XH, duy trì và phát triển đất nước.
- Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc.
3
Nghĩa vụ bảo vụ Tổ quốc
- Bảo vệ tổ quốc: là bảo vệ độc lập 
- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc: Là những việc mà người công dân phải thực hiện để góp phần vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
4
Nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân 
- Nam, nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Hôn nhân một vợ một chồng
- Vợ chồng bình đẳng, tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau
II/ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân:
GV: chuẩn bị vào bảng phụ
GV: gọi 2 HS lên bảng hoàn thiện các nội dung (kết hợp lấy điểm)
Vi phạm pháp luật
- Là hành vi trái ..., có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm .. thực hiện, xâm hại đến các quan hệ .. được pháp luật bảo vệ.
- Các loại vi phạm pháp luật
1. ........
2. .
3. .
4. 
Trách nhiệm pháp lí
- Là nghĩa vụ ... mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm ... phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do .. quy định.
- Các loại trách nhiệm pháp lí:
1. 
2. 
3. 
4. 
H: Công dân có trách nhiệm như thế nào đối với pháp luật?
HS : Trả lời theo ý hiểu
GV: chốt lại
GV: cho học sinh tự liên hệ với bản thân
III/ Trách nhiệm của công dân với pháp luật:
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật
- Tích cực đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật
- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện theo pháp luật.
Họ tên: . Bài kiểm tra học kì II
Lớp:  Năm học: 2007 -2008
 Môn: GDCD 9
 Đề 1 Thời gian: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: (0,5 điểm)
Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em cho là đúng
 A Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề
 B Quyền sử dụng đất đai
 C Quyền tự do kinh doanh
 D Tất cả các quyền trên
Câu 2: (1,5 điểm)
Hãy điền những cụm từ: XHCN, độc lập chủ quyền, chế độ XHCN vào chỗ.. cho đúng Bảo vệ tổ quốc: là bảo vệ , thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ ., và nhà nước cộng hoà ........... Việt Nam.
Câu 3: (1điểm)
Các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì? Hãy đánh dấu x vào ô tương ứng
Hành vi
Vi phạm PL
Hành chính
Vi phạm PL hình sự
Vi phạm PL
Dân sự
Vi phạm
kỉ luật
1. Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm
2. Lấn chiếm vườn hàng xóm
3.Giở tài liệu trong giờ kiểm tra
4. Cố ý đánh người gây thương tích
Phần II: Tự luận
Câu1: ( 4 điểm) Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Câu 2: (3 điểm)
An là học sinh lớp 9 (14 tuổi) nhận chuyển hộ anh T một gói quà để lấy tiền công. Trên đường đưa hàng, Tùng bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý, các chú công an giữ Tùng lại.
Hỏi: a/ An có vi phạm pháp luật không? vì sao?
 b/ An có phải chịu trách nhiệm pháp lí hình sự không? vì sao?
Câu 3: Theo em vì sao công dân phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Lưu ý: các lớp 9A2 -> 9A7 không phải làm câu 3
Người ra đề
Tổ chuyên môn duyệt
Ban giám hiệu duyệt
Họ tên: . Bài kiểm tra học kì II
Lớp:  Năm học: 2007 -2008
 Môn: GDCD 9
 Đề 2 Thời gian: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm
Câu 1: (0,5 điểm)
Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu em chọn
 A Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì
 B Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình
 C Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình.
 D Tất cả các ý kiến trên.
Câu 2: (1,5 điểm)
Hãy điền những cụm từ: giám sát, bộ máy nhà nước, đánh giá vào chỗ  sao cho đúng về Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân:
 Là quyền tham gia xây dựng . Và các tổ chức xã hội, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện,  Và . Các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
Câu 3: (1điểm)
Các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì? Hãy đánh dấu x vào ô tương ứng
Hành vi
Vi phạm PL
Hành chính
Vi phạm PL hình sự
Vi phạm PL
Dân sự
Vi phạm
kỉ luật
1. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
2. Thường xuyên đi học muộn
3. Trộm cắp tài sản của công dân
4. Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã trong hợp đồng
Phần II: Tự luận
Câu 1: An (14 tuổi - HS lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, An không dừng lại, phóng vụt qua chẳng may va vào một người đang đi đúng phần đường làm cả hai ùng bị ngã.
Hỏi: a/ Em có nhận xét gì về hành vi của An?
 b/ Nêu các vi phạm pháp luật mà An đã mắc phải?
Câu 2: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Câu 3: Theo em vì sao công dân phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Lưu ý: các lớp 9A2 -> 9A7 không phải làm câu 3
Người ra đề
Tổ chuyên môn duyệt
Ban giám hiệu duyệt
Hướng dẫn chấm bài kiểm tra học kì II
Môn: GDCD 9
đề 1
Phần
Câu
Nội dung
9A1
9A .. 
Phần I Trắc nghiệm
Câu1
Câu2
Câu3
A
B
- Độc lập chủ quyền
- Chế độ XHCN
- Xã hội chủ nghĩa
1. Hành chính
2. Dân sự
3. Kỉ luật
4. Hình sự
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Phần II
Tự luận
Câu1
Câu2
Câu3
- Sống có đạo đức:
+ Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội
+ Biết chăm lo đến mọi người, đến việc chung
+ Biết giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ
+ Lấy lợi ích của xã hội, dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì thực hiện mục tiêu đó
- Tuân theo pháp luật:
Là luân sống và hành động theo những quy định của pháp luật
a/ An có vi phạm pháp luật
Vì: vận chuyển trái phép chất ma tuý
b/ An không phải chịu trách nhiệm hình sự
Vì: Theo quy định của pháp luật “người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” 
-> Việc làm của An không phải cố ý 
- Là điều kiện giúp mỗi người tiến bộ không ngừng
- Góp phần phát triển đất nước giàu mạnh, văn minh, tiến bộ. 
- Được mọi người yêu mến, kính trọng
0,5
0,5
0,5
0,5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
0,75
0,5
0,75
0,75
0,75
0,75
1
0,5
1
0,5
1
Hướng dẫn chấm bài kiểm tra học kì II
Môn: GDCD 9
đề 2
Phần
Câu
Nội dung
9A1
9A .. 
Phần I Trắc nghiệm
Câu1
Câu2
Câu3
C
- Bộ máy nhà nước
- Giám sát
- Đánh giá
1. Hành chính
2. Kỉ luật
3. Hình sự
4. Dân sự
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Phần II
Tự luận
Câu1
Câu2
Câu3
a/ Hành vi của An là vi phạm pháp luật
b/ Các vi phạm pháp luật
- Vi phạm pháp luật hành chính
Đi xe máy không có giấy phép lái xe, vượt đen đỏ, gây tai nạn
- Vi phạm kỉ luật
Đi học muộn
- Sống có đạo đức:
+ Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội
+ Biết chăm lo đến mọi người, đến việc chung
+ Biết giải quyết hợp lí giữa quyền và nghĩa vụ
+ Lấy lợi ích của xã hội, dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì thực hiện mục tiêu đó
- Tuân theo pháp luật:
Là luân sống và hành động theo những quy định của pháp luật
- Là điều kiện giúp mỗi người tiến bộ không ngừng
- Góp phần phát triển đất nước giàu mạnh, văn minh, tiến bộ. 
- Được mọi người yêu mến, kính trọng
0,5
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
1
0,75
0,75
0,5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
0,75
0,75
0,75
1

Tài liệu đính kèm:

  • docbai soan sinh 6.doc