Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 17

Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 17

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I/ Mục đích, yêu cầu:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật.

. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được toàn bộ câu chuyện.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường, bồi thường Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh tài trí của mồ côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà

Kể lại câu chuyện tự nhiên. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

- Giáo dục HS học tập chăm chỉ và học tập đức tính thông minh của mồ côi.

II/ Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

1.Ổn định:hát

2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Ba điều ước và trả lời câu hỏi:

- Nêu 3 điều ước của Rít?

- Cuối cùng, chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ?

Nhận xét cho điểm HS.

 

doc 31 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học lớp 3 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 17 Ngày soạn:23 /12/ 2005
Ngày dạy: Thứ Hai 26 / 12 / 2005
Tiết 1 	 TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I/ Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Đọc đúng trôi chảy toàn bài. Biết đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật.
. Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được toàn bộ câu chuyện.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: công đường, bồi thường  Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh tài trí của mồ côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà
Kể lại câu chuyện tự nhiên. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
- Giáo dục HS học tập chăm chỉ và học tập đức tính thông minh của mồ côi.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Ổn định:hát
2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Ba điều ước và trả lời câu hỏi:
Nêu 3 điều ước của Rít?
Cuối cùng, chàng hiểu điều gì mới đáng mơ ?
Nhận xét cho điểm HS.
3.Dạy- học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
Đọc mẫu:
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. Chú ý :
+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng.
+ Giọngchủ quán: vu vạ, gian trá.
+ Giọng bác nông dân khi kể lại sự việc thì thật thà phân trần, khi phải đưa ra đồng bạc thì ngạc nhiên.
+ Giọng Mồ Côi: nhẹ nhàng, thong thả, tự nhiên khi hỏi han chủ quán và bác nông dân; nghiêm nghị khi bảo bác nông dân xóc bạc; oai vệ trong lời phán xét cuối cùng.
 b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Chỉ bảng và yêu cầu cả lớp luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó;
-Yêu cầu 3 học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa từ mới trong bài.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
*Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. 
* Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
- Theo em nếu ngửi hương thơm của thức ăn trong quán có phải trả tiền không? Vì sao?
- Bác nông dân đưa ra lí lẽ như thế nào khi tên chủ quán đòi tiền?
- Lúc đó Mồ Côi hỏi bác thế nào?
- Bác nông dân trả lời ra sao?
- Chàng Mồ Côi phán quyết thế nào khi bác nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm của thức ăn trong quán?
- Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe chàng Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền?
- Chàng mồ côi đã yêu cầu bác nông dân trả tiền cho chủ quán bằng cách nào?
- Vì sao chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
- Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục?
- Như vậy nhờ sự thông minh, tài trí chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà em hãy thử đặt một tên khác cho truyện.
Nội dung chính: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi. Nhờ sự thông minh tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Mỗi HS đọc một câu, tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- HS đọc các từ khó cá nhân, đồng thanh.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV;
- Đọc theo đoạn, chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy và khi đọc các câu khó :
- Bác này vào quán tôi/ hít hết mùi thơm lợn quay,/ gà luộc,/ vịt rán/ mà không trả tiền.// Nhờ ngài xét cho.//
- bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền,// Một bên/ “hít mùi thịt”, / một bên/ “nghe tiếng bạc”. // Thế là công bằng.//
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. HS đặt câu với từ bồi thường.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
 1 HS đọc cả bài, cả lớp cùng theo dõi SGK.
- Câu chuyện có 3 nhân vật là Mồ Côi, bác nông dân và chủ quán.
- Chủ quán kiện bác nông dân vì bác đã vào quán của hắn ngửi hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà lại không trả tiền. 
- 2 – 3 em phát biểu ý kiến.
- Bác nông dân nói: “Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.” 
- Mồ Côi hỏi bác có hít hương thơm của thức ăn trong quán không?
- Bác nông dân thừa nhận là mình có hít mùi thơm của thức ăn trong quán.
- Chàng yêu cầu bác phải trả đủ 20 đồng cho chủ quán.
- Bác nông dân giãy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng
- Chàng Mồ Côi yêu cầu bác cho đồng tiền vào cái bát, úp lại và xóc 10 lần.
- Vì tên chủ quán đòi bác phải trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng.
- Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽmột bên “hít mùi thơm”, một bên “nghe tiếng bạc”, thế là công bằng.
- Đặt tên là : Vị quan toà thông minh
Phiên toà đặc biệt
Tiết 2
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài.
- Chia nhóm yêu cầu HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm lên đọc phân vai trước lớp .
- Nhận xét và cho điểm HS. 
Hoạt động 4: Kể chuyện
Xác định yêu cầu.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện trang 141 , SGK.
2. Kể theo mẫu
- Gọi HS kể mẫu nội dung tranh 1. nhắc Hs kể đúng nội dung tranh minh hoạ và truyện, ngắn gọn không nên kể nguyên văn theo lời của truyện.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS
3. Kể theo nhóm
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
4. Kể trước lớp
Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện .Sau đó, gọi 4 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét và cho diểm HS.
Tuyên dương HS kể tốt.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Theo dõi đọc mẫu.
- Chia thành 4 nhóm, luyện đọc phân vai trong nhóm.
- 2 nhóm (mỗi nhóm 3 em) thi đọc phân vai trước lớp .
- HS thi đọc diễn cảm cả bài.
2 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét:
Xưa có chàng Mồ Côi thông minh được dân giao cho việc xử kiện trong vùng, một hôm, có một lão chủ quán đưa một bác nông dân đến kiện vì bác đã hít mùi thơm trong quán của lão mà không trả tiền.
- Kể chuyện theo cặp
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
Tiết 3: 	 ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ(tiết2)
I/ Mục tiêu	
* Giúp HS hiểu:
- Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ Quốc.
- Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
* HS biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
* HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập Đạo đức 3 (nếu có).
- Một số bài hát về chủ đề bài học
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Khởi động : HS hát tập tập thể bài hát Em nhớ các anh , nhạc và lời của Trần Ngọc Thành.
 Giáo viên
 Học sinh
Hoạt động 1: Xem tranh
* Mục tiêu: HS hiểu về gương chiến đấu,hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên
* Cách tiến hành:
-chia nhóm
- GV cho HS thảo luận.
+Người trong tranh (ảnh) là ai?
+Em biết gì về tấm gương chiến đấu của người anh hùng,liệt sĩ đó ?
+Hãy hát hoặc đọc 1bài thơ về người liệt sĩ đó?
GVkết luận: tắt tóm lại gương chiến đấu,hi sinh của, liệt sĩ đó,nhắc nhở hs học tập.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu thực tế 
*Mục tiêu: HS hiểu rõ các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
* Cách tiến hành: 
. GV chia nhóm cho các nhóm thảo luận về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.
.
-khen các hs tích cựcủng hộ ,tham gia các hoạt động đền ơn ,đáp nghĩa ở địa phương
3/ Củng cố dặn dò:
HS về nhà sưu tầm các truyện , thơ,  về các anh hùng, liệt sĩ, gương giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ.
-quan sát tranh 1 anh hùng,liệt sĩ thiếu niên å
HS đàm thoại theo câu hỏi.
- Võ Thị Sáu,Kim Đồng, Trần Quốc Toản
- Kim Đồng là người liên lạc rấtthôngminh,dũng cảm ,anh đã giấu tài liệu vào cần câu..
-bài hát: Nhớ ơn chị Võ Thị Sáu.
-xây nhà tình nghĩa cho mẹ liệt sĩ,tặng quà nhân ngày 27-7 cho các gia đình thương binh,liệt sĩ
- HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác góp ý kiến.
- HS tự liên hệ về những việc các em đã làm đối với các thương binh, gia đình liệt sĩ
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV
Tiết 4 TOÁN 
TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (TIẾP)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Biết thực hiện tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
HS thực hiện tương đối thành thạo các biểu thức đơn giản có chứa dấu ngoặc đơn.
Có ý thức cẩn thận, chính xác trong làm bài. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu
II/ Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau :
Tính giá trị của biểu thức:
32 – 9 : 3 ; 56 + 32 : 8 ; 75 – 6 x 8 
Nhận xét và cho điểm HS
2/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài.
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc.
- Viết lên bảng hai biểu thức + 5 : 5 và (30 + 5) : 5
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của 2 biểu thức trên.
- Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức.
- Giới thiệu: Chính điểm khác nhau này dẫn đến cách tính giá trị của 2 biểu thức khác nhau.
- Nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc “Khi tính giá trị c ... ổi về nội dung đoạn văn.
- GV đọc đoạn văn một lượt.
- Hỏi :Khi nghe bản nhạc Aùnh trăng của Bét – tô – ven anh hải có cảm giác như thế nào?
b/ Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa ? 
c/ Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS viết từ khó dễ lẫn khi viết chính tả.
 - Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được.
 d/ Viết chính tả.
- GV quan sát, theo dõi từng HS viết bài.
e/ Soát lỗi
g/ Chấm bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút cho HS.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi 2 nhóm đọc bài làm của mình, các nhóm khác bổ sung nếu có các từ khác. GV ghi nhanh lên bảng.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng và cho điểm HS.
Bài 3
a)Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi
- Gọi các đôi thực hành
b) Tiến hành tương tự như phần a)
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu thơ, ca dao ở bài tập 2, HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng.
- Theo dõi GV đọc: 3 HS đọc lại đoạn văn. Cả lớp theo dõi nhẩm theo.
- Anh Hải có cảm giác dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Các chữ đầu câu : Hải, Mỗi, Anh. Tên riêng : Cẩm Phả, Hà Nội, Hải, Bét – tô – ven. Ánh
- 2 HS lên bảng, cả lớpviết bảng con.Ngồi lặng, trình bày, Bết – tô – ven, dễ chịu, căng thẳng.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Soát lỗi bằng bút chì.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Tự làm bài trong nhóm.
- Đọc bài và bổ sung.
+ ui : củi, cặm cụi, dụi mắt, dùi cui, búi hành, bụi cây, bùi, đùi, đui, húi tóc, tủi thân, xui khiến, các túi rui mè, mủi lòng, núi,
+ uôi : chuối, buổi sáng, cuối cùng, suối đá cuội, cây duối, đuối sức, đuổi, nuôi nấng, nuối, tuổi,
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK, cả lớp theo dõi.
- 2 HS ngồi quay mặt vào nhau hỏi và trả lời
HS 1 : Hỏi
HS 2 : Tìm từ.
- HS thực hành tìm từ
Lời giải: giống, ra, dạy.
- Lời giải: bắt- ngắt- đặc
 Tiết 2 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I/ Mục đích:
Sau bài học HS biết:
Kể tên các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể. 
Nêu chức năng của một trong các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh.
Nêu một số việc nên làm để giữ vệ sinh các cơ quan trên.
 Nêu một số hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc. 
Vẽ sơ đồ và giới thiệu về các thành viên trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy – học:
- Các hình trong SGK trang 62, 63.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Chơi trò chơi ai nhanh? Ai đúng?
Mục tiêu: Thông qua trò chơi, HS có thể kể được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể.
Cách tiến hành:
Bước 1 : GV chuẩn bị tranh to vẽ các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh và các thẻ ghi tên, chứcnăng và cách giữ vệ sinh các cơ quan đó.
Bước 2: GV tổ chức cho HS quan sát tranh và gắn được thẻ vào tranh theo từng đội thi đua với nhau.
- GV chốt lại những đội gắn đúng và sửa lỗi cho đội gắn sai. Bố trí sắp xếp để các em yếu được tham gia chơi.
Hoạt động 2: Quan sát hình theo nhóm.
* Mục tiêu: HS kể được một số hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc.
* Cách tiến hành: 
Bước 1 : Chia nhóm và thảo luận.
 Quan sát hình theo nhóm : Cho biết các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc có trong các hình 1,2,3,4 trang 67 SGK.
 Có thể liên hệ thực tế ở địa phương nơi đang sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,  mà em biết.
Bước 2: Từng nhóm dán tranh, ảnh về các hoạt động mà các em đã sưu tầm được theo cách trình bày của tùng nhóm, GV có thể cho các nhóm bình luận chéo nhau. 
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân.
Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình của mình.
Khi HS giới thiệu, GV theo dõi và nhận xét xem HS vẽ và giới thiệu có đúng không để làm căn cứ đánh giá HS.
Lưu ý: Đánh giá kết quả học tập của HS
Căn cứ vào hướng dẫn đánh giá, GV có thể theo dõi và nhận xét về kết quả học tập của HS, về những nội dung đã học ở HKI để khẳng định việc đánh giá HS cuối HK đảm bảo chính xác.
Tiết 3:
TẬP LÀM VĂN.
VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN.
I/ Mục đích, yêu cầu:
* Viết được một bức thư ngắn khoảng 10 câu kể cho bạn nghe về thành thị hoặc nông thôn. 
* Trình bày đúng hình thức bức thư như bài tập đọc Thư gửi bà. Viết thành câu, dùng từ đúng .
* Có ý thức tôn trọng bạn bè thể hiện qua nội dung và hình thức chữ viết của bức thư.
II/ Đồ dùng- học:
- Mẫu trình bày của một bức thư.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS lên bảng Kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên, Kiểm tra bài viết về thành thị hoặc nông thôn của tiết trước giao về nhà.
GV nhận xét cho điểm HS.
2/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết thư
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Em cần viết thư cho ai?
- Em viết thư để kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
- Hướng dẫn: Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng em vẫn cần viết đúng hình thức một bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày một bức thư. GV treo bảng phụ có viết sẵn hình thức viết một bức thư và cho HS yếu đọc.
- Gọi 1 HS làm miệng trước lớp.
Hoạt động 2:Viết
- Yêu cầu HS cả lớp viết thư.
- Gọi 5 HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bức thư và chuẩn bị ôn tập cuối HKI.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Viết thư cho bạn.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm bài.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung.
- 1 HS khá trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- Thực hành viết thư.
- 5 HS đọc thư của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn.
Tiết 4 TOÁN
HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu:
* Biết được hình vuông là hình có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
* Biết vẽ hình vuông trên giấy có ô vuông.
* Làm cơ sở cho việc học hình học sau này.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập:Đặt tính và tính: 
357 + 218 ; 629 + 192 ; 752 + 198 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ Dạy- học bài mới: giới thiệu bài.
Giáo viên
Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông.
- Vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác.
- Yêu cầu HS đoán về góc ở các đỉnh của hình vuông. Theo em các góc ở các đỉnh của hình vuông là góc như thế nào?
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra kết quả ước lượng góc sau đó đưa ra kết luận: Hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông.
- Yêu cầu HS ước lượng và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông, sau đó dùng thước đo để kiểm tra lại.
- Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, liên hệ để tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông.
- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật.
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành.
Bài 1.
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2.
- Yêu cầu HS nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó làm bài.
Bài 3.
- Cho HS tự làm bài, sau đó kiểm tra vở HS. Chữa bài.
Bài 4.
- Yêu cầu HS vẽ hình như SGK vào vở ô li. 
- Chữa bài và cho điểm HS.
3/ Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm các hình đã học.
- Nhận xét tiết học.
Học sinh
- HS tìm và gọi tên hình vuông tron các hình vẽ giáo viên đưa ra.
- Các góc ở các đỉnh của hình vuông đều làgóc vuông.
- Hs nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- Độ dài 4 cạnh của một hình vuông là bằng nhau.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- Chiếc khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền nhà.
- Giống nhau: Hình vuông và hình chữ nhật đều có 4 góc ở đỉnh là góc vuông.
- Khác nhau: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau còn hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- HS dùng thước và ê ke để kiểm tra từng hình, sau đó báo cáo kết quả với GV:
+ Hình ABCD là hình chữ nhật, không phải là hình vuông.
+ Hình MNPQ không phải là hình vuông vì hình này có 4 góc ở đỉnh không phải là góc vuông.
+ Hình EGHI là hình vuông vì hình này có 4 góc vuông, 4 cạnh của hình bằng nhau.
- Làm bài và báo cáo kết quả:
+ Hình ABCD có độ dài các cạnh là 3cm.
+ Hình MNPQ có độ dài các cạnh là 4cm.
Tiết 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I/ Đánh giá tình hình tuần 17: 
-Yêu cầu tổ trưởng đánh giá, nhận xét tình hình hoạt động của tổ mình. HS cả lớp nhận xét bổ sung.
-Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung cả lớp.
-GV đánh giá chung :
 - Đi học chuyên cần , đúng giờ .
 - Đa số các em ngoan, có ý thức tự giác học tập.
 - Một số em đã đóng góp các khoản tiền.
II/ Phương hướng tuần tới:
- Yêu cầu HS tự tham gia ý kiến để xây dựng phương hướng tuần tới. Sau đó GV bổ sung cho hoàn chỉnh:
+ Phát động thi đua “Hai tốt” mừng Đảng, mừng xuân
+ Tiếp tục phong trào thi đua giữ vở sạch viết chữ đẹp.
+ Tích cực giúp đỡ các bạn trong lớp cùng tiến bộ, xây dựng mối đoàn kết nhất trí về mọi mặt.
+ Khẩn trương thu nộp các khoản tiền về trường.
III/ Tổ chức cho HS thi đọc truyện trong lớp.
- GV cho HS tự chọn truyện mà em thích (không phải truyện tranh)phù hợp với các em. Sau đó tổ chức cho các em thi đọc trong lớp và rút ra ý nghĩa truyện.
- Nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà tích cực học tập và rèn luyện thân thể. Tăng cường đọc sách báo, truyện thiếu nhi

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN17.doc