Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 5 - Tiết 2: Từ Hán Việt

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 5 - Tiết 2: Từ Hán Việt

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:

- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.

- Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.

DẠY VÀ HỌC:

§ Bài cũ:

- Giới thiệu tác giả Trần Quang khải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Phò giá về kinh

- Đọc lại bài thơ phiên âm, dịch thơ “Phò giá về kinh” hay “Tụng giá hoàn kinh sư” và ghi nhớ?

§ Bài mới: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Ở lớp 6, bài từ mượn; từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán. Nhưng không phải mọi từ gốc Hán đều là từ Hán Việt. Trong lớp từ gốc Hán có 3 loại từ khác nhau:

a) Từ gốc Hán mượn ở thời kì Bắc thuộc, đã được Việt hóa như: buồng, buồm, bùa, búa, bay, mùa, mong,chè, chém,múa, mùi, xe, còn gọi là từ cổ Hán Việt hoặc tiền Hán Việt.

b) Từ Hán Việt là từ gốc Hán (mượn sau thời kì bắc thuộc, thế kỉ X cho đến ngày nay), phát âm theo cách đọc Hán Việt (dựa trên cơ sở ngữ âm tiếng Hán thời trung đại), chịu ảnh hưởng của hệ thống ngữ âm tiếng Việt, dần dần ổn định và được bảo tồn cho đến nay.

c) Từ gốc Hán mượn từ tiếng địa phương Trung Quốc (phương ngữ Hán) qua con đường khẩu ngữ như: sủi cảo, vằn thắn, đậu phụ, mì chính,

2. Muốn biết từ nào đó có phải là từ Hán Việt hay không, chỉ cần tra từ điển từ Hán Việt là được giải đáp.

3. Từ Hán Việt được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt. Yếu tố là tiếng dùng để tạo từ. (Sở dĩ ở đâykhông gọi là tiếng vì trong tiếng Việt, từ tiếng có hai nghĩa: tiếng là ngôn ngữ, VD tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Hán, nếu dùng tiếng Hán Việt thì dễ hiểu lầm.). Yếu tố Hán Việt là một đơn vị âm tiết. Mỗi yếu tố Hán Việt tương ứng với một chữ Hán. Có nhiều yếu tố Hán Việt được dùng độc lập như một từ (từ một yếu tố) như: hoa (bông hoa), đầu (cái đầu), đậu (cây đậu), học, lợi, hại, cao, số, lượng, Những yếu tố này được Việt hóa hoàn toàn nên chỉ có người có vốn kiến thức Hán học mới nhận ra đó là yếu tố Hán Việt.

4. Trong tiếng Việt có khoảng 3.000 yếu tố Hán Việt. Theo chương trình, ở THCS chỉ học 200 yếu tố rải đều trong 4 năm, trung bình mỗi năm học 50 yếu tố.

5. Tiết học về Từ Hán Việt không thể trình bày chi tiết cấu tạo của từ ghép Hán Việt mà chỉ dạy cho HS hiểu được cấu tạo của từ ghép Hán Việt qua sự so sánh với từ ghép thuần Việt.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 5 - Tiết 2: Từ Hán Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 5 - BÀI 5 -TIẾT 2:
TỪ HÁN VIỆT (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS:
Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: 
Giới thiệu tác giả Trần Quang khải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ‘Phò giá về kinh’
Đọc lại bài thơ phiên âm, dịch thơ “Phò giá về kinh” hay “Tụng giá hoàn kinh sư” và ghi nhớ?
Bài mới: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý 
Ởû lớp 6, bài từ mượn; từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán. Nhưng không phải mọi từ gốc Hán đều là từ Hán Việt. Trong lớp từ gốc Hán có 3 loại từ khác nhau:
Từ gốc Hán mượn ở thời kì Bắc thuộc, đã được Việt hóa như: buồng, buồm, bùa, búa, bay, mùa, mong,chè, chém,múa, mùi, xe, còn gọi là từ cổ Hán Việt hoặc tiền Hán Việt.
Từ Hán Việt là từ gốc Hán (mượn sau thời kì bắc thuộc, thế kỉ X cho đến ngày nay), phát âm theo cách đọc Hán Việt (dựa trên cơ sở ngữ âm tiếng Hán thời trung đại), chịu ảnh hưởng của hệ thống ngữ âm tiếng Việt, dần dần ổn định và được bảo tồn cho đến nay.
Từ gốc Hán mượn từ tiếng địa phương Trung Quốc (phương ngữ Hán) qua con đường khẩu ngữ như: sủi cảo, vằn thắn, đậu phụ, mì chính, 
Muốn biết từ nào đó có phải là từ Hán Việt hay không, chỉ cần tra từ điển từ Hán Việt là được giải đáp.
Từ Hán Việt được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt. ‘Yếu tố ‘ là ‘tiếng dùng để tạo từ’. (Sở dĩ ở đâykhông gọi là ‘tiếng’ vì trong tiếng Việt, từ tiếng có hai nghĩa: tiếng là ‘ngôn ngữ’, VD tiếng Việt, tiếng Lào, tiếng Hán, nếu dùng tiếng Hán Việt thì dễ hiểu lầm.). Yếu tố Hán Việt là một đơn vị âm tiết. Mỗi yếu tố Hán Việt tương ứng với một chữ Hán. Có nhiều yếu tố Hán Việt được dùng độc lập như một từ (từ một yếu tố) như: hoa (bông hoa), đầu (cái đầu), đậu (cây đậu), học, lợi, hại, cao, số, lượng, Những yếu tố này được Việt hóa hoàn toàn nên chỉ có người có vốn kiến thức Hán học mới nhận ra đó là yếu tố Hán Việt.
Trong tiếng Việt có khoảng 3.000 yếu tố Hán Việt. Theo chương trình, ở THCS chỉ học 200 yếu tố rải đều trong 4 năm, trung bình mỗi năm học 50 yếu tố.
Tiết học về ‘Từ Hán Việt’ không thể trình bày chi tiết cấu tạo của từ ghép Hán Việt mà chỉ dạy cho HS hiểu được cấu tạo của từ ghép Hán Việt qua sự so sánh với từ ghép thuần Việt.
Giới thiệu bài mới: ở lớp 6, chúng ta đã biết thế nào là từ Hán việt. Ơû bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và từ ghép Hán Việt qua sự so sánh với từ ghép thuần Việt.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ1: Tìm hiểu yếu tố Hán Việt :
Đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” và trả lời câu hỏi: Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không?
Nam: phương Nam, nước Nam, người miền Nam  -> có thể dùng độc lập, có thể tạo từ đơn hoặc làm yếu tố cấu tạo từ ghép.
Quốc: nước ; sơn: núi ; hà: sông -> không dùng độc lập mà chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép như: nam quốc, quốc gia, quốc kì, sơn hà, giang sơn 
 So sánh: quốc = nước, sơn = núi, hà = sông:
+ Có thể dùng độc lập:Đó là một nhà thơ yêu nước, trèo núi, lội xuống sông 
+ Không dùng độc lập: không thể nói: Đó là một nhà thơ yêu quốc, trèo sơn, lội xuống hà 
GHI BẢNG
THB:
Đọc bài thơ chữ Hán: ‘Nam quốc sơn hà’, nhận xét:
Nam: phương Nam, nước Nam, người miền Nam  -> có thể dùng độc lập.
Quốc: nước ; sơn: núi ; hà: sông -> không dùng độc lập , để tạo từ ghép.
Vậy ‘tiếng ‘ để tạo ra từ Hán Việt gọi là gì?
Phần thứ nhất và thứ nhì của ghi nhớ 1, (trang 69). -> Yếu tố Hán Việt.
Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là trời. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì: thiên niên kỉ; thiên lí mã; Lí Công Uẩn thiên đô về Thăng Long.
thiên thư: trời.
thiên niên kỉ; thiên lí mã: nghìn.
thiên đô: dời .
Từ đó, em có nhận xét gì về yếu tố Hán Việt?
Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác nhau. (vỏ âm thanh giống nhưng nghĩa khác nhau). Phần thứ ba của ghi nhớ 1, (trang 69).
HĐ2: Phân loại từ ghép Hán Việt: HS đọc tiếp câu hỏi phần II, 1,2 và trả lời:
1) Các từ: Sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà) ; giang sơn 9trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép nào? (chính phụ hay đẳng lập ?)
Sơn hà, xâm phạm, giang sơn: từ ghép đẳng lập.
2. a) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì? Trật tự của các yếu tố này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại không?
Giống với từ ghép chính phụ thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
 b) Các từ thiên thư = sách trời (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã = ngựa đá(trong bài Tức sự),tái phạm = phạm lại (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Trong các từ ghép này, trật tự của các yếu tố này có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại?
Khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép chính phụ thuần Việt, các từ này có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính ï đứng sau.
=> Từ 2 ví dụ a và b nêu trên, em có nhận xét gì về Trật tự của các yế tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt ?
Trường hợp giống với từ ghép chính phụ thuần Việt: yếu tố chínhï đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
 Trường hợp khác với từ ghép chính phụ thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
Ghi nhơ ù 2, tr 70.
HĐ3: luyện tập: 1,2,3 ở lớp ; 4 ở nhà.
Yếu tố Hán Việt.
b) thiên thư: trời.
thiên niên kỉ; thiên lí mã: nghìn.
thiên đô: dời .
Yếu tố Hán Việt đồng âm.
Phân loại từ ghép Hán Việt:
Sơn hà, xâm phạm, giang sơn:
Từ ghép đẳng lập.
Ái quốc, thủ môn, chiến thắng:
Giống với từ ghép chính phụ thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
- Thiên thư = sách trời, thạch mã = ngựa đá, tái phạm = phạm lại:
Khác với từ ghép chính phụ thuần Việt; yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính ï đứng sau.
Ghi nhớ1:tr 6 Ghi nhớ 2: tr 70.
Luyện tập:
1,2,3 ở lớp ; 4 ở nhà.
 (tr 70,71)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP KHÓ:
Phân biệt nghĩa các yếu tố Hán Việt:
Hoa1: hoa quả, hương hoa (-> bông hoa, cơ quan sinh sản của thực vật). Hoa2: hoa mỹ, hoa lệ 
(-> đẹp, tốt).
Phi 1: phi công, phi đội (-> bay) ; Phi 2: phi pháp, phi nghĩa (-> trái với hợp pháp, không phải là có nhân nghĩa) ; phi 3: cung phi, vương phi (-> vợ lẽ của vua hay của các bậc vương công thời phong kiến).
Tham1: tham vọng, tham lam (-> ham muốn nhiều) ; tham gia, tham chiến (-> dự vào).
( Kiến thức mở rộng, giáo dục nhân cách: trong giáo lý đạo phật, nhất là ở Tây Tạng, các nhà sư thường luôn nghĩ đến “ Tam thường bất túc” để chế ngự sự ham muốn quá nhiều của người đời. Nghĩa là ăn, mặc, ngủ thường không được sung túc, đầy đủ. Aên cho đủ sống để tu. Mặc chỉ cần 3 bộ là đủ. Khi ngủ chỉ vừa vặn đủ để tránh lười biếng. Có sống trong sự bất túc mới thông cảm được với người nghèo khó, có đói mới hiểu người không có gạo mà ăn, và có khổ mới nhất quyết tìm đường thoát khổ. Nếu ăn ngon, mặc ấm, ngủ cho đẫy giấc thì dễ sinh lười biếng, khó thiền định hay nghĩ đến người khác).
Gia 1: gia chủ, gia súc (-> nhà) ; gia 2: gia vị, gia tăng (-> thêm)
Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt: quốc, sơn, cự, bại(đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà). Mẫu: quốc: quốc gia, cường quốc, 
Yếu tố Hán Việt
Từ ghép Hán Việt
Loại từ ghép
Quốc (nước)
Quốc kì, quốc ca, quốc huy, quốc doanh, quốc tế, quốc ngữ, quốc lộ, quốc thiều, quốc tịch 
Aùi quốc, cường quốc
Chính phụ 
Đẳng lập.
Sơn (núi)
Sơn thủy, giang sơn, 
Sơn dương, sơn tràng, sơn động 
Đẳng lập.
Chính phụ
Cư (ở )
Cư dân, cư sĩ, cư xá, 
Cư trú, cư ngụ, ngụ cư
Tản cư, quần cư, dịnh cư, di cư, du cư, dân cư 
Chính phụ
Đẳng lập.
Chính phụ
Bại (thua)
Bại binh, bại trận, bại tướng, bại lộ 
Chiến bại, đại bại, thảm bại .
Thành bại, thất bại .
Chính phụ
Đẳng lập.
Xếp các từ ghép: hữu ích, thi nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa vào nhóm từ thích hợp:
Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.
Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi .
a) Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:
nữ nhân, bộ binh, văn bản, khổ công, lạc quan.
Thiên thư, độc lập, hùng cứ, mục đồng, ngư ông, mục tử, cô thôn
 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau?
động tâm, hạ sơn, nhập tâm, nhập thế, nhập ngũ
TƯ LIỆU BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docb05-t3-TUHANVIET.doc