Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 7 - Tiết 3: Quan hệ từ

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 7 - Tiết 3: Quan hệ từ

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU:

1.Thế nào là quan hệ từ và các loại quan hệ từ.

2. Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.

DẠY VÀ HỌC:

§ Bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “bánh trôi nước” và giới thiệu qua về tác giả Hồ Xuân Hương.

Bài thơ có tính đa nghĩa. Vậy thế nào là tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”?

§ Bài mới:

1. Hệ thống dọc về từ loại lớp 6 -> 7: Lớp 6: danh từ, động từ, tính từ, phó từ, số từ, lượng từ -> Lớp 7: đại từ, quan hệ từ. Sau đó đi vào trừơng nghĩa. Đó là hệ thống khoa học về từ loại trong pháp học, phân biệt với các tri thức khác về từ: cấu tạo từ, nghĩa của từ thuộc từ vựng học.

2. Tên gọi: kết từ, từ nối, liên từ (conjunction, dùng để nối) và giới từ (preposition, dùng để chỉ nơi chốn) -> gộp lại thành QHT căn cứ vào chức năng xây dựng quan hệ.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bài 7 - Tiết 3: Quan hệ từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 7 - BÀI 7 -TIẾT 3:
 QUAN HỆ TỪ (1 tiết) 
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: 
1.Thế nào là quan hệ từ và các loại quan hệ từ.
2. Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “bánh trôi nước” và giới thiệu qua về tác giả Hồ Xuân Hương.
Bài thơ có tính đa nghĩa. Vậy thế nào là tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”?
Bài mới: 
Hệ thống dọc về từ loại lớp 6 -> 7: Lớp 6: danh từ, động từ, tính từ, phó từ, số từ, lượng từ -> Lớp 7: đại từ, quan hệ từ. Sau đó đi vào trừơng nghĩa. Đó là hệ thống khoa học về từ loại trong pháp học, phân biệt với các tri thức khác về từ: cấu tạo từ, nghĩa của từ thuộc từ vựng học.
Tên gọi: kết từ, từ nối, liên từ (conjunction, dùng để nối) và giới từ (preposition, dùng để chỉ nơi chốn) -> gộp lại thành QHT căn cứ vào chức năng xây dựng quan hệ.
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
THB:
HĐ1: Tìm hiểu thế nào là quan hệ từ?
HS quan sát hai câu văn và trả lời câu hỏi theo trình tự SGK : Xác định QHT và chức năng?
Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.
Hùng Vương thứ mười tám có một vị nương người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
QHT: của, như, bởi-nên. Của nối định ngữ với trung tâm, chỉ quan hệ sở hữu. Như nối bổ ngữ với trung tâm, chỉ quan hệ so sánh. Bởi – nên: nối hai vế của câu ghép, chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả.
Vậy QHT là gì, nó có chức năng gì trong câu? -> GN / 97
BT nhanh: cho biết có mấy cách hiểu đ/với câu: Đây là thư lan.
1. Đây là thư của Lan. 2. Đây là thư do Lan viết. 3. Đây là thư gửi cho Lan (đâu phải cho tôi nên tôi không nhận)
việc dùng hay không dùng QHT đều có liên quan đến ý nghĩa của câu. Vì vậy, không thể lựoc bỏ QHT một cách tùy tiện.
HĐ 2: Tìm hiểu về thể loại quan hệ từ: HS đọc mục II / 97 Sử dụng QHT:
Bắt buộc dùng QHT: b, d, g, h.
Cặp QHT tương ứng: nếu – thì, vì – nên; tuy – nhưng, hễ – thì, -sở dĩ – là vì
Đặt câu với các QHT trên?
Nếu trời mưa thì đường ứơt.
Vì chăm học và học giỏi nên Nam được khen.
Tuy nhà xa nhưng Bắc luôn đi học đúng gìơ.
Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao.
Sở dĩ thi trược là vì nó chủ quan.
Từ những điều chúng ta đã tìm hiểu trên, em hãy cho biết: QHT đựơc dùng khi nào, QHT có những loại nào? -> GN / 98
GHI BẢNG
THB:
Thế nào là quan hệ từ?
Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. ( nối định ngữ với trung tâm, chỉ quan hệ sở hữu)
Hùng Vương thứ mười tám có một vị nương người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. (nối bổ ngữ với trung tâm, chỉ quan hệ so sánh)
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(nối hai vế của câu ghép, chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả).
=> QHT: ý nghĩa qh: SH, SS, NQ giữa các bộ phận của câu, câu-câu trong đoạn văn.
BH: 1. GN /97.
BT nhanh: nhận xét ý nghĩa QHT với trong các câu sau:
Nó với tôi đều quê ở Hà Tây. (với = và).
Nó với tôi rằng quê nó ở Hà Tây. (với = cho tôi biết/ hiểu / ro õ/ hay)
Nó bảo tôi với giọng thân tình (với = bằng )
HĐ 3: luyện tập; BT 1,2,3,4 / 98,99. -> BT3, câu đúng: b,d, g, I, k, l.
BT bổ trợ: Em hiểu thế nào cụm từ: ‘Thơ thiếu nhi’?
Thơ của thiếu nhi. (sở hữu)
Thơ do thiếu nhi. (sáng tác)
Thơ viết về thiếu nhi. (đề tài)
Thơ dành cho thiếu nhi. (đọc)
 Thơ với thiếu nhi. (là món ăn tinh thần cần thiết, là ngừoi bạn tâm hồn gần gũi).
Thơ và thiếu nhi. (là tuổi thơ của nhân loại).
 Thơ giống như thiếu nhi. (cần sự hồn nhiên trong sáng)
Thơ mà thiếu nhi yêu thích. (loại, đề tài)
Thơ cùng thiếu nhi. (sẽ bất tử với thời gian 
=> QHT không có ý nghĩa một các tường minh, chúng chỉ là các phương tiện diễn đạt mối quan hệ giữa hư từ và thực từ (danh, động, tính từ) giữa câu với câu, đoạn với đoạn; nhưng chúng lại có vai trò chỉ ra những ý nhĩa cực kì tinh tế. Vì vậy, tuy số lượng không lớn, nhưng QHT luôn được sử dụng với tần số rất cao trong họat động giao tiếp.
CỦNG CỐ: Em hiểu thế nào là đại từ? Đại từ dùng để làm gì? Có mấy loại đại từ? 
DẶN DÒ:Học thuộc ghi nhớ SGK/97, 98 và làm bài tập 1,2 ở nhà.
Xem trước bài”luyện tập cách làm văn biểu cảm đánh giá”
2. GN / 98.
III> BT:
- 1,2: tr 98; ở nhà.
- 3. ở lớp.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP KHÓ: 

Tài liệu đính kèm:

  • docb07-t3-QHT.doc