Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bố cục trong văn bản

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bố cục trong văn bản

MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS hiểu rõ:

- Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản ; trên cơ sở đó, có ý thức xây dụng bố cục khi tạo lập văn bản.

- Thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm.

- Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục, để từ đó có thể làm MB, TB, KB đúng hướng, đạt kết quả hơn.

DẠY VÀ HỌC:

Bài cũ: ghi nhớ về bài: “Cuộc chia tay của những con búp bê”

 Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giávà quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.

§ Bài mới:

- Trong bóng đá hoặc các môn thể thao khác có tính đối kháng như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném , các huấn luyện viên phải sắp xếp các cầu thủ thành một đội hình ; còn trong chiến đấu, những vị tướng phải bố trí các đạo quân, các cánh quân thành thế trận. Dàn đội hình như thế ; nếu không có sự sắp xếp như vậy thì có thể dẫn đến hậu quả gì? (-> lộn xộn, dễ bị đối phương tiêu diệt, hạ gục mau chóng)

- Trong việc tạo lập các văn bản, có gì cần được bố trí, sắp đặt như vị tướng cần bố trí các cánh quân hay như huấn luyện viên cần bố trí đội hình cầu thủ không? (-> Cần xây dựng bố cục trong văn bản, dàn bài khái quát, cụ thể)

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Bố cục trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 - TUẦN 2 - BÀI 2 -TIẾT 3:
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN (1 tiết)
MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: giúp HS hiểu rõ:
Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản ; trên cơ sở đó, có ý thức xây dụng bố cục khi tạo lập văn bản.
Thế nào là một bố cục rành mạch, hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài làm.
Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục, để từ đó có thể làm MB, TB, KB đúng hướng, đạt kết quả hơn.
DẠY VÀ HỌC:
Bài cũ: ghi nhớ về bài: “Cuộc chia tay của những con búp bê” 
Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giávà quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
Bài mới: 
Trong bóng đá hoặc các môn thể thao khác có tính đối kháng như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném, các huấn luyện viên phải sắp xếp các cầu thủ thành một đội hình ; còn trong chiến đấu, những vị tướng phải bố trí các đạo quân, các cánh quân thành thế trận. Dàn đội hình như thế ; nếu không có sự sắp xếp như vậy thì có thể dẫn đến hậu quả gì? (-> lộn xộn, dễ bị đối phương tiêu diệt, hạ gục mau chóng)
Trong việc tạo lập các văn bản, có gì cần được bố trí, sắp đặt như vị tướng cần bố trí các cánh quân hay như huấn luyện viên cần bố trí đội hình cầu thủ không? (-> Cần xây dựng bố cục trong văn bản, dàn bài khái quát, cụ thể)
CÂU HỎI VÀ DIỄN GIẢNG
HĐ1: THB: BỐ CỤC VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN:
Muốn viết một lá đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, nội dung cần được sắp xếp theo một trật tự không? Vì sao?
Cần phải sắp xếp theo một trật tự nhất định,vì nếu không làm như thế, nội dung đơn sẽ không rõ ràng. VD cần phải có một trật tự khi viết đơn nầy như sau: tiêu đề tên nước, tên đơn, kính gởi (cho ai), lí lịch tóm tắt của em, lí do khiến em muốn vào Đội, lời hứa sau khi được kết nạp, họ tên và chữ kí người viết đơn 
Vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm đến bố cục? Hoặc văn bản sẽ như thế nào nếu không được sắp xếp theo trật tự thành hệ thống? (1 HS đọc phần thứ nhất của ghi nhớ tr 30) 
Vì nếu không có bố cục, không có sự sắp xếp trước, ý sẽ trùng lắp không đạt yêu cầu về nội dung khi viết đơn.
Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch, hợp lí giúp người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
NHỮNG YÊU CẦU VỀ BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN: (HS đọc hai đoạn văn và 3 câu hỏi a,b,c tr 29 -> Đoạn văn cần sắp xếp lại và cắt bỏ từ ngữ thừa thì bố cục sẽ hợp lí, dễ hiểu, riêng câu cuối, có thể thay bằng câu: “Thế là hết đời một con ếch phách lối, thiển cận”)VD: Có một con ếch ở trong một cái giếng nhâng nháo nhìn trời và kêu ồm ộp. Eách ta từ đáy giếng nhìn lên và nó thấy trời bé tí, chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì oai ghê lắm, vì nó mà đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc ,nhái ở giếng đều hoảng sợ. Năm ấy trời mưa, nước trong giếng dềnh lên tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói coi trời bằng vung, ếch ta nghênh ngang đi lại khắp nơi. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch thiển cận, phách lối. (Đoạn 2 sắp xếp tương tự)
Trình tự xếp đặt các phần, các đoạn theo một hệ thống rành mạch, hợp lí giúp người viết dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
GHI BẢNG
I.THB:
1. Bố cục của văn bản:
Sắp xếp trật tự nôi dung đơn xin vào Đội?
Tên nước, tên đơn, kính gởi, lí lịch, lí do muốn vào Đội, lời hứa, họ tên và chữ kí  
Trật tự các phần phải hợp lí
CÁC PHẦN BỐ CỤC: - HS đọc câu hỏi 3a, 3b tr 29: 
Nêu nhiệm vụ MB, TB, KB trong văn bản tự sự và miêu tả? b) Có cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao?
Hãy nhớ lại những kiến thức mà em đã học về văn bản tự sự và văn bản miêu tả ở năm học trước, các em hãy tự điều những nội dung thích hợp vào trong bảng hệ thống dưới đây:
Kiểu văn bản: Tự sự Miêu tả
 Nhiệm vụ của từng phần: 
Nhiệm vụ của MB: -> G/thiệu tr kể, nhân vật -> G/thiệu đ/tượng được m/tả
Nhiệm vụ của TB: -> Kể chuyện -> M/tả ch/tiết đ/tượng theo 
 thứ tự nhất định
Nhiệm vụ của KB: -> Cảm nghĩ về truyện -> Phát biểu cảm tưởng về 
 đối tượng miêu tả
Qua bảng hệ thống trên ta thấy một văn bản thường gồm có 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) nhưng các em cũng không nên hiểu lầm rằng bố cục ba phần là dạng bố cục duy nhất của một văn bản, mà còn có những dạng bố cục khác (chẳng hạn như trong các bài thơ đường luật, hoặc trong một số văn bản khác).
Qua bố cục, ta cũng thấy một bố cục rành mạch đòi hỏi phải chú ý hơn đến sự phân biệt giữa các đoạn, các phần. Ví dụ: MB:: Không chỉ đơn thuần là sự thông báo đề tài của văn bản mà còn làm cho người đọc (người nghe) có thể đi vào đề tài một cách dễ dàng, tự nhiên, hứng thú. KB: Không chỉ có nhiệm vụ nhắc lại đề tài hay đưa ra những lời hứa hẹn mà cần phải tạo ra một kết bài sao cho văn bản để lại ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.
Có bạn nói rằng phần mở bài chỉ là sự tóm tắt, rút gọn của phần thân bài, còn phần kết bài chẳng qua là sự lặp lại một lần nữa của mở bài. Nói thế đúng hay không đúng?
Nói như thế là không đúng vì qua bảng hệ thống mà ta đã điền vào những nội dung thích hợp và qua sự lập luận về một bố cục rành mạch như trên, ta thấy rõ sự phân biệt giữa các đoạn các phần. Có như thế bố cục mới đạt tới yêu cầu về sự hợp lý.
Một bạn khác cho rằng nội dung chính của việc tự sự, việc miêu tả (của cả đơn từ nữa) đã được dồn cả vào thân bài, vậy mở bài và kết luận là những phần không cần thiết lắm. Em có đồng ý với ý kiến của bạn đó không? (Học sinh thảo luận)
Chắc chắn ta không thể đồng ý với ý kiến trên vì mỗi phần có một nhiệm vụ riêng của nó, không thể thiếu và cũng không nên cho thừa (tất nhiên là đối với trình độ học sinh THCS; trình độ cao hơn có thể khác)
Theo em phần mở bài chuẩn bị những gì cho thân bài và vì sao khi trình bày xong phần thân bài vẫn cần phải có phần kết bài?
Mở bài: Giới thiệu đối tượng được nói đến (con người, vật, đồ vật, cảnh vật) Ngoài ra mở bài còn làm cho người đọc (người nghe) cảnh thấy tự nhiên và hứng thú đối với vấn đề được nói đến. Kết bài: Thường đề cập đến cảm tưởng, cảm nghĩ về đối tượng (con người, vật, đồ vật cảnh vật, vấn đề nào đó.) của người nói (hoặc viết) mà còn làm sao lưu lại ấn tượng tốt đẹp cho người đọc (người nghe) khi tiếp xúc với văn bản. Có thể nói kết bài là phần kết thúc vấn đề đã được đề cập đến với những ấn tượng tốt đẹp lưu lại trong lòng mỗi người.
Như thế, có thể nói một bố cục ba phần có thể có khả năng giúp cho văn bản trở nên rành mạch và hợp lý được không? Vì sao? (Học sinh thảo luận.)
Qua thực tế làm bài, ta thấy không phải cứ chia văn bản thành ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) là bố cục của nó tự nhiên trở nên rành mạch và hợp lý mà các em phải cố gắng tập luyện để biết cách làm mở bài cho ra mở bài, thân bài đúng là thân bài và kết bài thật sự là một kết bài đích thực. Hay nói một cách khác: Trong khi yêu cầu về một bố cục rành mạch đòi hỏi phải chú ý hơn đến sự phân biệt giữa các đoạn, các phần thì yêu cầu về mạch lạc lại đòi hỏi phải quan tâm hơn đến sự tiếp nối, liên quan giữa các phần, đoạn đó.
Những yêu cầu về bố cục trong văn bản:
Nội dung thống nhất, các đoạn rạch ròi.
Trình tự xếp đặt giúp người viết đạt được mục đích giao tiếp.
Bố cục văn bản thường có 3 phần: 
 MB, 
 TB, 
 KB.
GN: 
 (SGK,
 tr 30)
HĐ 2: BÀI TẬP CỦNG CỐ:(Có thể cho về nhà làm nếu không đủ giờ) HS đọc Phần II. Câu 2, tr 30:
2. Hãy ghi lại bố cục truyện CCTCNCBB, bố cục ấy, theo em đã rành mạch và hợp lí chưa? Có thể kể lại chuyện 
ấy theo một bố cục khác được không?
Bố cục có ba đoạn rạch ròi: hai anh em chia đồ chơi; Thủy đến trường chia tay với cô giáo và bạn; hai anh em phải chia tay
Ba đoạn cùng thống nhất với nhau trên câu chuyện cuộc chia tay của hai anh em. Trình tự xếp đặt ba đoạn khiến người đọc cảm nhận dễ dàng và thấm thía câu chuyện đau thương của hai em bé (đạt được mục đích giao tiếp)
Có thể kể lại theo một bố cục khác, nhưng cần biết rằng trong văn bản nầy, cái mạch văn (sự chia tay) được thể hiện dần dần. Nó đã được người tạo lập văn bản dẫn dắt theo một con đường sao không bị quẩn quanh hay đứt đoạn. Ơû trong truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ngay từ đầu ta không thể biết ngay được là hai anh em Thành, Thủy (và những con búp bê của hai anh em) rốt cuộc có phải chia tay với nhau hay không. Cuộc chia tay (của hai anh em) và không chia tay (của hai con búp bê) luôn có những diễn biến mới mẻ qua các phần, các đoạn.
Bố cục ba phần về kinh nghiệm học tốt hợp lí chưa? Bổ sung thế nào?
Bố cục 3 phần MB, TB, KB là hợp lí, nhưng cần bổ sung, sửa chữa một số ý. Các điểm (1, 2, 3) ở phần thân bài mới chỉ là kể lại việc học tốt, chứ chưa phải là sự trình bày kinh nghiệm học tốt. Trong khi đó, điểm (4) lại không phải nói về học tập.
Để bố cục được hợp lí, cần sắp xếp các kinh nghiệm theo một trật tự khoa học, dễ tiếp nhận: kinh nghiệm học trên lớp, ở nhà, tham khảo tài liệu, tìm tòi sáng tạo 
Một văn bản tự sự, miêu tả thường có mấy phần? (HS nhìn vào phần THB)
Kiểu văn tự sự:MB: gthiệu chung về nhân vật và sự việc. TB: kể lại diễn biến sự việc. KB: kể kết cục của sự việc.
Kiểu văn miêu tả: MB: gthiệu cảnh được tả. TB: tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định. KB: thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
DIỄN GIẢNG: Một văn bản 3 phần có thể giúp cho văn bản rành mạch, hợp lí. Nói đến bố cục là nói tới sự sắp đặt, sự phân chia rạch ròi nhưng trong mỗi phần phải có sự liên kết chặt chẽ và thống nhất. MB: ngoài việc giới thiệu thì phải làm cho người đọc, người nghe đi vào đề tài một cách dễ dàng, tự nhiên và hứng thú. KB: không chỉ nhắc lại hoặc phát biểu cảm nghĩ chung chung mà phải tạo nên một ấn tượng tốt đẹp, phải gợi mở cho người đọc, người nghe cái dư âm của văn bản.
Thử phân tích bố cục của văn bản “Cổng trường mở ra”, theo em, bố cục của văn bản này đã rành mạch, hợp lí chưa?
Bố cục: bài văn được phân đoạn như sau
MB: từ đầu -> mút kẹo: giới thiệu thời gian, tình huống, nhân vật, sự việc.
TB: Con là một đứa trẻ nhạy cảm -> chệch đi cả hàng dặm sau này: Liệt kê những lời tâm sự của người mẹ muốn nói với con, cũng là đang tâm sự với chính bản thân mình 
KB: đoạn còn lại: câu nói mà người mẹ dự định sẽ nói với con ngày mai. 
(Lưu ý: Vì đây là văn bản nhật kí, tình cảm dàn trải tự nhiên nên sẽ có thể có nhiều cách phân đoạn khác nhau).
Nếu viết một lá đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì em sẽ viết theo bố cục nào ? (MB:tiêu đề tên nước, tên đơn,TB:đơn gởi ai, ai gởi đơn, mục đích để làm gì KB: lời hứa, cám ơn, kí, tên họ).
DẶN DÒ: học ghi nhớ, soạn bài kế: “Mạch lạc trong văn bản”.

Tài liệu đính kèm:

  • docb02-t3bocuctrvb(SL).doc