Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Bàn luận về phép học

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Bàn luận về phép học

BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC

 (Luận pháp học)

 - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp -

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần hưng thịnh đất nước, đồng thời thấy được tác hại của lối chuộng hình thức, cầu danh lợi.

 - Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.

 - Rèn kĩ năng phân tích thể tấu

II. Chuẩn bị:

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 8a / 25 (vắng .)

 2. Kiểm tra:

 - Nêu ý nghĩa của đoạn trích “ Nước Đại Việt ta”?

 - Câu nào trong đoạn trích thể hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?

3. Bài mới: Giới thiệu vào bài: Ở các tiết trước, các em đã được học những văn bản “ Chiếu dời đô”, “ Hịch tướng sĩ”, “ Nước Đại Việt ta” ( Trích “ Bình Ngô đại cáo”). Đó là những thể văn do vua, chúa ban truyền xuống cho thần dân được rõ và bắt buộc mọi người phải tuân theo. Và ngược lại, hôm nay chúng ta sẽ được học một bài tấu của thần dân gửi lên cho vua chúa. Đó là bài “ Bàn luận về phép học”.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Bàn luận về phép học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 101. Văn bản	 Ngày dạy: 10/03/09 
BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC
	(Luận pháp học)
	- La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp -
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
 - Thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần hưng thịnh đất nước, đồng thời thấy được tác hại của lối chuộng hình thức, cầu danh lợi.
 - Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. Biết cách viết bài văn nghị luận theo chủ đề nhất định.
 - Rèn kĩ năng phân tích thể tấu
II. Chuẩn bị:
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 8a / 25 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 - Nêu ý nghĩa của đoạn trích “ Nước Đại Việt ta”?
 - Câu nào trong đoạn trích thể hiện rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
3. Bài mới: Giới thiệu vào bài: Ở các tiết trước, các em đã được học những văn bản “ Chiếu dời đô”, “ Hịch tướng sĩ”, “ Nước Đại Việt ta” ( Trích “ Bình Ngô đại cáo”). Đó là những thể văn do vua, chúa ban truyền xuống cho thần dân được rõ và bắt buộc mọi người phải tuân theo. Và ngược lại, hôm nay chúng ta sẽ được học một bài tấu của thần dân gửi lên cho vua chúa. Đó là bài “ Bàn luận về phép học”.
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Em hãy nêu những điểm nổi bật nhất của Nguyễn Thiếp về mặt phẩm chất và tài năng?
+ Dựa theo Sgk trang 78.
- Vì sao Nguyễn Thiếp lại hợp tác giúp vua Quang Trung- Nguyễn Huệ?
- Em hãy cho biết văn bản thuộc thể loại gì?
+ Văn bản thuộc thể tấu 
- Em hãy nêu đặc điểm của thể tấu?
+ Tấu được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.
- Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
- Gọi học sinh đọc văn bản, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản: đọc to, rõ nhưng nhẹ nhàng thể hiện thái độ tôn kính của một thần dân đối với vua.
- Em hãy chia bố cục của văn bản?
* Văn bản chia làm 4 phần:
+ Phần đầu: Nêu lên mục đích chân chính của việc học.
+ Phần hai: phê phán những lệch lạc, sai trái trong việc học.
+ Phần ba: khẳng định quan điểm, phương pháp đúng đắn trong học tập.
+ Phần bốn: tác dụng của việc học chân chính
-Đọc lại đoạn 1.
- Em hiểu câu châm ngôn này như thế nào?
+ (Mục đích chân chính của việc học.)
- Theo em mục đích chân chính của việc học là gì?
-Đạo là gì? Chính là đạo đức, đạo lý của con người, đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người.
 + Học để làm người.
- Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả?
+ Tác giả dùng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức thuyết phục. Khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu. Khái niệm “đạo” vốn trừu tượng, phức tạp được giải thích ngắn gọn, rõ ràng.
- Em hãy cho biết tác giả đã chỉ ra việc học lệch lạc, sai trái như thế nào?
+ Học để mưu cầu danh lợi cho bản thân, không còn biết đến đạo lý của con người.
+ Học chuộng hình thức: là lối học thuộc lòng từng câu, từng chữ mà không hiểu nội dung, đó là cách học vẹt, học gạo, chỉ có danh mà không có thực chất.
+ Học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, tiếng tăm, được trọng vọng, nhàn nhã và có nhiều lợi lộc.
Giáo viên gọi hs giải thích ý nghĩa của từ “tam cương và ngũ thường” /Sgk.
-Theo em thế nào là lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi, học như vậy có lợi hay có hại? (Học sinh thảo luận).
- Em hãy cho biết quan điểm của tác giả về việc học như thế nào?
+ Học phải được phổ biến rộng khắp, mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học 
* Liên hệ ngắn gọn đến tinh thần hiếu học của nhân dân ta, chính sách khuyến học của nhà nước ta hiện nay.
- Và tác giả đã đưa ra phương pháp học như thế nào?
- Em hãy nêu tác dụng của việc học chân chính?
+ Sở dĩ tác giả đang bàn về phương pháp học mà lại đưa vào những hình ảnh, điển tích, điển cố trong văn học Trung Quốc là vì đó là những điều khuôn thức mẫu mực để các bậc Nho gia Việt Nam hướng tới
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết.
- Nhận xét cách lập luận của tác giả?
* Bình: “ Học như nghịch thủy hành chu” việc học của chúng ta giống như con thuyền đang ngược dòng nước không tiến thì lui. Qua văn bản này, chúng ta thấy Nguyễn Thiếp đã đưa ra phương pháp học hết sức đúng đắn, có tính thuyết phục người đọc. Học để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm phồn thịnh đất nước chứ không phải cầu danh lợi.
Muốn học tốt phải có phương pháp và học đi đôi với hành.
+ Đọc ghi nhớ Sgk tr. 79
*Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
- Hãy nêu sự cần thiết và tác dụng của phương pháp “học đi đôi với hành”? (học sinh thảo luận).
+ Sự cần thiết: học không chỉ để biết mà còn để làm, biết cách vận dụng kiến thức đã học trong bài.
+ Tác dụng: giúp con người luôn tìm tòi óc sáng tạo, góp phần xây dựng đất nước.
+ Ý nghĩa tác dụng của việc học chân chính: đất nước sẽ có nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh 
- Cần liên hệ đối với việc học chân chính đối với ngày nay.
* Xác định trình tự lập luận của đoạn văn bằng sơ đồ?
Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao, qua sơ đồ:
I. Giới thiệu chung: 
 1. Tác giả:
 2. Tác phẩm:
 (Sgk tr.78)
II. Đọc- hiểu văn bản:
Đọc - chú thích:
Bố cục; 4 phần
1. Mục đích chân chính của việc học:
-“ Ngọc không mài, không thành đồ vật, người không học, không biết rõ đạo”. 
- Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người, kẻ đi học là học điều ấy.
=> Học để làm người.
2.Những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học:
- Học hình thức hòng cầu danh lợi
* Tác hại:
+ Chúa trọng nịnh thần.
+ Chạy chọt, luồn cúi
+ Không biết đến tam cương, ngũ thường.
=> Nguyên nhân sâu xa: nước mất, nhà tan...
3. Khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập:
- Chính sách:
 + Mở rộng trường, thành phần người học
 + Tạo mọi điều kiện
- Phương pháp học:
 + Học từ thấp đến cao
 + Học rộng nghĩ sâu, biết tóm gọn 
 + Học đi đôi với hành
=>Việc học có hiệu quả
4. Tác dụng của việc học chân chính:
=> Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.
III. Tổng kết:
 * Ghi nhớ/Sgk tr.79
IV. Luyện tập:
Mục đích chân chính
	Phê phán những lệch lạc	 Khẳng định quan điểm phương 
 sai trái trong học tập	 pháp học đúng đắn
	 Tác dụng của việc học hành
4.Củng cố: Từ bài tấu này, em có suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân?
5. Hướng dẫn - củng cố: 
 a. Bài học: Học theo sơ đồ về trình tự lập luận của bài tấu.
 b. Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm: Tìm hệ thống luận điểm ở BT 1; Chọn trình tự sắp xếp luận cứ phù hợp ở BT 2

Tài liệu đính kèm:

  • doct 101.doc