Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 28

Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 28

BÀI 26

MÂY VÀ SÓNG

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TA GO R

I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp HS

- Cảm nhận ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.

- Thấy được đặc sắc ng thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và x dựng các hình ảnh thiên nhiên

II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP .

 1./ ỔN ĐỊNH .

 2./ BÀI CŨ : Kiểm tra vở soạn bài.

 3./ BÀI MỚI

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9, kì II - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn : 
Tuần 28 – Tiết 126 BÀI 26 
MÂY VÀ SÓNG 
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TA GO R
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp HS 
- Cảm nhận ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. 
- Thấy được đặc sắc ng thuật trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và x dựng các hình ảnh thiên nhiên 
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH . 
 2./ BÀI CŨ : Kiểm tra vở soạn bài. 
 3./ BÀI MỚI 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
HĐ1./ Giới thiệu bài. - HS kể tên những văn bản đã học về tình mẹ con 
- HS nêu những hiểu biết về tác giả : Nhà thơ hiện đại lớn nhất của Aán Độ đã từng đến VN ( 1916). Oâng để lại gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ, phong phú đủ cả văn , thơ, nhạc, họa, kịch  Oâng cũng là nhà thơ đầu tiên của Châu Á nhận giải Nô-ben văn học với tập Thơ Dâng ( 1913 ) Thơ Ta-go thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình thắm thiết, chất triết lí thâm trầm. 
- GV : Trong những năm tháng đau thương mất mát ghê gớm của cuộc đời và gia đình ( 1902-1907) đã viết tập thơ Si-su ( Trẻ thơ ) in vào tập Trăng non (1915) dịch ra tiếng Anh. Mây và sóng cùng với Trên bờ biển, Thuyền giấy, Buổi sơ khai, Hoa chăm-pa, Cảm tình  là tiếng hát đau buồn sâu thẳm nhưng vẫn chứa chan tình yêu thương và niềm tin vào trẻ thơ và thế hệ tương lai.
 HĐ2./ Hướng dẫn đọc, tìm hiểu cấu trúc văn bản 
1. Đọc diễn cảm :thể hiện đúng nhịp điệu của từng câu , từng đoạn ( lời kể của em bé, lời đối thoại , 2 câu cuối giọng say sưa tràn trề hạnh phúc) 
2. Thể thơ : tự do , thơ văn xuôi , các câu dài ngắn rất tự do, rất ít thậm chí không vần; nhịp điệu nhịp nhàng nhưng cũng rất linh hoạt. 
3. Bố cục : a/ 2 phần 
- Câu chuyện với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ 1 của em bé 
- Câu chuyệnvới mẹ về những người ở trên sóng và trò chơi thứ 2 của em bé. 
 ( Từng đoạn lại có bố cục chi tiêùt : Thuật lại lời rủ rê – Thuật lại lời từ chối và lí do từ chối- Tả trò chơi do chính em bé nghĩ ra ) 
Nhận xét về nét đặc sắc của bố cục . 
- Tình cảm của em bé với mẹ được bộc lộ trong 2 tình huống có vấn đề, có thử thách. Qua 2 thử thách khác nhautình yêu thương mẹ của bé được bộc lộ trọn vẹn và sâu sắc hơn.Qua lời từ chối, bé đã thể hiẹn tình yêu thương mẹ ,qua những trò chơi bé tự nghĩ ra, tình yêu thương ấy càng trở nên nổi bật. 
- Trình tự thuật kể giống nhau song ý và lời lại khác. Mây sóng đều là những cảnh vật tự nhiên hấp dẫn trẻ thơ nhưng tính chất hấp dẫn lại khác nhau. Sự hấp dẫn của 2 trò chơi cũng không giống nhau . 
- Hình ảnh người mẹ trong bài thơ có được miêu tả trực tiếp hay không ? 
 Người mẹ xuất hiện gián tiếp qua lời của con, tuy ở đoạn 2 có da diết hơn, rõ nét hơn. Đó là dụng ý của tác giả. Oâng muốn thể hiện tình cảm mẹ con từ nhân vật trữ tình –người con-em bé . 
HĐ3./ Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản. 
1/ Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng 
a. Những người trên mây, sóng đã nói gì với bé ? 
b. Thế giới họ vẽ ra ntn ? Tìm các hình ảnh . 
 * Những người sống trên mây, sóng đã vẽ ra những thé giới vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn ca du dương, bất tận và được đi khắp nơi :” Bọn tớ chơi từ  , Bọn tớ ca hát từ  “ Cách đến và hòa nhập với họ cũng rất thú vị và hấp dẫn : “ Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại  ” 
 Thiên nhiên rực rỡ , bí ẩn bao điều mới lạ hấp dẫn tuổi thơ. Dường như khó có thể từ chối lời mời gọi của một thế giới kì diệu . 
2/ Lời từ chối của bé 
a. Lí do nào khiến bé từ chối những lời mời gọi ? HS thảo luận 
b. Cảm nhận của em khi đọc lời của bé ? 
 Mẹ mình đang đợi ở nhà  Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà  Sức níu giữ của tình mẫu tử 
 Lời từ chối với lí do thật dễ thương khiến những người sống trên mây và trong sóng đều mỉm cười. Lòng mẹ yêu con và con yêu mẹ đều da diết biết nhường nào.Dĩ nhiên bé rất tiếc cuộc vui chơi nhưng tình thương mẹ đã thắng. Tình thần nhân văn sâu sắc thể hiện ở sự vượt lên ham muốn đó. Đó cũng chính là sức mạnh của tình mẫu tử . 
3/ Trò chơi của bé 
a. Em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi khác nhau ntn ? Trò chơi có mẹ , cùng mẹ, với mẹ ; trò chơi do bé tự nghĩ ra : Con là mây, mẹ là trăng 
b. Trò chơi được mô tả ntn? Có gì đặc biệt ? Phát hiện các hình ảnh, chi tiết thể hiện tình mẹ con. Hòa quyện cùng thiên nhiên trong cuộc vui chơi ấm áp tình mẹ con. Thiên nhiên qua trí tưởng tương ngây thơ càng trở nên lung linh, gợi liên tưởng đến những Kim Đồng, Ngọc Nữ, nàng tiên cá  Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng : mẹ con, tình mẫu tử thiêng liêng mà gần gũi, bất diệt . 
c. Cảm xúc của em về những hình ảnh được mô tả qua lời em bé. 
d. Cảm nhận của em về cái hay của những câu thơ : Con lăn, lăn , lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ ( động từ, điệp từ, hàm ý  ) 
* Thơ Ta-go thường đậm ý nghĩa triết lí : hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế, do chính con người khơi nguồn. Nhà thơ hóa thân vào em bé để ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
HĐ4./ Tổng kết ( ghi nhớ ) 
1/ Nêu những nét đặc sắc của bài thơ ? 
- Tứ thơ phát triển theo bố cục đối xứng nhưng không trùng lặp. 
- Đối thoại lồng trong lời kể. 
- Sự hóa thân của tác giả vào nhân vật trữ tình em bé. 
- Những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng : mây, sóng,  
- Tưởng tượng bay bổng phóng khoáng. 
2/ Phát biểu chủ đề : Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 
3/ Bài thơ gợi cho em suy tưởng đến những vấn đề nào khác ? 
- Tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng là tình cảm cao đẹp và gần gũi nhất trong cuộc sống con người. Nó có thể biến thành sức mạnh giúp con người vượt qua những cám dỗ, những ham muốn nhất thời . Nó là điểm tựa vững chắc trong cuộc sonág con người. 
- Hạnh phúc không phải là cái gì xa xôi bí ẩn, hạnh phúc ở ngay trên trần thế, trong mái nhà thân yêu; chính con người tự tìm ra hạnh phúc cho mình 
I. Tác giả ( SGK ) 
II. Tìm hiểu văn bản 
1/ Lời mời gọi hấp dẫn 
- Bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn ca du dương, bất tận
- Bọn tớ chơi từ  
 Bọn tớ ca hát từ  
à Thiên nhiên rực rỡ , bí ẩn với bao điều mới lạ, hấp dẫn tuổi thơ 
2/ Lời từ chối của bé 
- Mẹ mình đang đợi ở nhà  Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà
à Lời từ chối với lí do thật dễ thương , sức mạnh của tình mẫu tử
3/ Trò chơi của bé 
- Trò chơi có mẹ , cùng mẹ, với mẹ ; do bé tự nghĩ ra : Con là mây, mẹ là trăng 
- Hòa quyện cùng thiên nhiên , cuộc vui chơi ấm áp tình mẹ con 
à Nhà thơ hóa thân vào em bé để ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
III. Tổng kết 
 * Ghi nhớ 
4./ CỦNG CỐ : Đọc diễn cảm bài thơ . Phát biểu cảm nghĩ của em . 
Chọn một hình ảnh em cho là giàu ý nghĩa biểu cảm nhất và phân tích cái hay, cái đẹp của hình ảnh đó 
 5./ DẶN DÒ : - Nắm vững nội dung cơ bản, nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ 
 - Soạn “ Oân tập về thơ” + Đọc lại các bài thơ đã học 
 + Nắm vững các giá trị nội dung, nghệ thuật . + Lập bảng tổng hợp . 
 Ngày soạn : 07.3.06 
 Tuần 26 – Tiết 127 
ÔN TẬP VỀ THƠ 
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS 
- Oân tập, hệ thống hóa kiến thức cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học trong chương trình lớp 9 
- Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành trong quá trình học các tác phẩm thơ. 
- Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ Việt nam từ sau CM 8. 1945 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ.
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP . 
 1./ ỔN ĐỊNH . 
 3./ BÀI CŨ : Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS . 
- Đọc diễn cảm “Mây và sóng ”, nêu nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật. Bình một vài câu thơ hay 
 2./ BÀI MỚI 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
HĐ1/ Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại VN đã học 
- HS nhắc lại tên các bài thơ đã học , tác giả, năm sáng tác , thể thơ, nội dung khái quát, nét đặc sắc về nghệ thuật . 
- GV ghi vào bảng thống kê ( xem trang bên ) 
HĐ2/ a/ Sắp xếp các bài thơ đã học theo từng giai đoạn lịch sử ( HS làm nhóm ) 
1/ 1945-1954 : Đồng chí 
2/ 1954-1964 : Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò 
3/ 1964-1975 : Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé  
4/ Sau 1975 : Aùnh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con , Sang thu 
 b/ Nội dung : Thể hiện cuộc sống đất nước và tư tưởng , tình cảm của con người 
- Đâùt nước và con người VN từ sau CM 8/1945 đến nay qua các giai đoạn lịch sử : trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ gian khổ, trường kì và thắng lợi vẻ vang.Nhân dân đất nước anh hùng . 
- Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người 
- Tình cảm, tư tưởng , tâm hồn của con người trong 1 thời kì lịch sử có nhiều biến động thay đổi sâu sắc : + Tình yêu quê hương đất nước 
 + Tình đồng chí, đồng đội, lòng kính yêu Bác Hồ 
 + Tình cảm mẹ con, cha con, bà cháu gần gũi, thiêng liêng, bền chặt, gắn liền với tình cảm chung- với nhân dân và đất nước. 
HS tự tìm những dẫn chứng thích hợp từ các tác phẩm đã học . 
HĐ3/ So sánh những bài thơ có đề tài gần nhau để thấy điểm chung và những nét riêng của mỗi tác phẩm * HS thảo luận 
Ba bài : Khúc hát ru  , Con cò , Mây và sóng 
1/ Điểm chung : - Ca ngợi tình mẹ con thiêng liêng, thắm thiết 
 - Sử dụng lời hát ru, lời của con với mẹ 
I/ Bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại VN 
II/ Sắp xếp các bài thơ đã học theo từng giai đoạn lịch sử 
1/ 1945-1954 : Đồng chí 
2/ 1954-1964 : Đoàn thuyền đánh cá, Bếp  ... âng bà Nghị vì mẹ buộc lòng phải bán con. 
- Đây là một sự thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra. 
2/ Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn ? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy ? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ ? 
- Khi chị Dậu nói : “ Con chỉ được ăn ” , cái Tí chỉ mới lờ mờ cảm nhận một điều gì đó không bình thường ; nhưng đến câu : “ Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài ” thì cái Tí đã hiểu rõ tai họa ập xuống đầu nó. Vì vậy ta có thể kết luận hàm ý của câu sau rõ hơn hàm ý của câu trước. 
- Chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy vì chính chị cũng không thể chịu đựng nổi sự đau đớn khi phải kéo dài những giây phút lừa dối cái Tí . 
- Các chi tiết chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ là : giãy nãy, liệng củ khoai, òa lên khóc và hỏi : “ U bán con thật đấy ư ?” 
3/ BT nhanh : Mẩu chuyện “ Anh chồng đi chăn một đàn bò 10 con . Chiều tối anh ta cưỡi 1 con và lùa những con còn lại về chuồng. Đến cổng, anh dừng lại đếm xem có đủ 10 con hay không. Anh đếm đi đếm lại mãi vẫn chỉ thấy có 9 con. Hoảng quá , anh ta thất thanh gọi vợ . Chị vợ lật đật chạy ra . Anh chồng mếu máo : “ Mình ơi  thiếu một con bò !” Chị vợ cười : “ Tưởng gì ? Thừa một con thì có !” 
 * Xác định câu có hàm ý ? Nêu hàm ý của câu nói ấy ? 
4/ Em hãy cho biết những điều kiện sử dụng hàm ý ( Ghi nhớ ) 
HĐ2/ Luyện tập 
 * HS đọc, xác định yêu cầu, thực hiện các yêu cầu của BT 
BT1/ a/ Câu : “ Chè đã ngấm rồi đấy .” 
- Người nói là anh thanh niên, người nghe là họa sĩ và cô gái 
- Hàm ý : Mời bác và cô vào uống nước. 
- Hai người đều nghe và hiểu hàm ý đó , chi tiết : Oâng theo liền anh thanh niên vào nhà , ngồi xuống ghế . 
b/ Câu : “ Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để  ” 
- Người nói là nhân vật Tôi , người nghe là chị Hai Dương 
- Hàm ý : Chúng tôi không thể cho được 
- Người nghê hiểu được hàm ý đó, thể hiện trong câu cuối :” Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu ” 
c/ Câu :” Tiểu thư cũng có  
 Càng cay nghiệt lắm ” 
- Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư 
- Hàm ý : 
 + Câu1 à Nói mát mẻ, giễu cợt : Quyền quí như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước Hoa Nô này ư ? 
+ Câu2 à Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng. 
- Hoạn Thư hiểu hàm ý đó , nên “ hồn lạc phách xiêu  liệu điều kêu ca” 
BT2/ Câu : “ Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !” 
- Hàm ý : Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão . 
- Em bé dùng hàm ý vì trước đó, đã có lần nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình. Vả lại, lần nói thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách ( tránh để lâu nhão cơm ) 
- Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “ Anh Sáu vẫn ngồi im” tức là anh tỏ ra không cộng tác ( vờ như không nghe, không hiểu ) 
BT3/ Điền vào lượt lời của B một câu có hàm ý từ chối 
- Có thể nêu việc phải làm vào ngày mai ( nên không thể đi được ) 
 VD : Bận ôn thi , Phải đi thăm người ốm  
- Chú ý là phải dùng câu chứa hàm ý từ chối theo yêu cầu của BT, không dùng những câu không rõ chủ định như : Để mình xem đã, Mai hẵng hay  
BT4/ Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý : 
 Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư , nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được. 
BT5/ 
a. Câu có hàm ý mời mọc là 2 câu mở đầu bằng “ Bọn tớ chơi  ” 
b.2 câu có hàm ý từ chối : “ Mẹ mình đang đợi  
 Làm sao có thể  ” 
c. Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc : 
 “Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không ?” 
 “ Chơi với bọn tớ thích lắm đấy .” 
I/ Điều kiện sử dụng hàm ý 
 1/ Tìm hiểu đoạn văn 
- Con chỉ được ăn  
+ Hàm ý : Sau bữa ăn này , con phải sang ở nhà ông bà Nghị vì mẹ buộc lòng phải bán con. 
+ Đây là một sự thật đau lòng nên chị Dậu không dám nói thẳng ra. 
- “ Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài ” à cái Tí đã hiểu rõ tai họa ập xuống đầu nó ( hàm ý của câu sau rõ hơn hàm ý của câu trước) 
- Chị Dậu phải nói rõ hơn vì không thể chịu đựng sự đau đớn khi phải kéo dài những giây phút lừa dối cái Tí 
- Chi tiết chứng tỏ cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ : giãy nãy, liệng củ khoai, òa lên khóc và hỏi : “ U bán con thật đấy ư ?” 
2/ Ghi nhớ 
II/ Luyện tập 
 4./ CỦNG CỐ : - Hiểu biết của em về các điều kiện sử dụng hàm ý .
 5./ DẶN DÒ : - Nắm vững kiến thức đã học. Làm các BT .
- Chuẩn bị kiểm tra văn ( về thơ ) : xem thật kĩ các nội dung đã ôn tập. 
 Ngày soạn : 
 Tuần 26 – Tiết 129 
KIỂM TRA VĂN ( VỀ THƠ )
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : giúp HS 
- Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm thơ hiện đại VN 
- Rèn kuyện và đánh giá kĩ năng viết văn ( sử dụng từ ngữ, viết câu, đoạn , bài văn ) HS cần huy động những tri thức và kĩ năng về tiếng Việt và tập làm văn vào bài làm.
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
 1./ ỔN ĐỊNH 
 2./ BÀI MỚI 
 ĐỀ BÀI 
 ĐÁP ÁN , BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm ( 3đ) 
 Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng nhất 
1/ Bài thơ Viếng lăng Bác được viết vào năm nào ? 
 a. 1974 b. 1975 c. 1976 d. 1977 
2/ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả nào ? 
 a. Viễn Phương b. Thanh hải 
 c. Nguyễn Duy d. Ta go 
3/ Em bé không đi theo những người ở trên mây, ở trong sóng là vì sao ? 
Bé chưa biết bơi, bé không biết bay 
 Bé sợ xa nhà 
Bé không muốn làm mẹ buồn 
Cả 3 ý trên đều đúng 
4/ Câu thơ nào có ý vị triết lí ? 
Sương chùng chình qua ngõ 
 Sông được lúc dềnh dàng 
 c. Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu 
 d. Sấm cũng bớt bất ngờ / Trên hàng cây đứng tuổi 
5/ Sắp xếp lại cho đúng tên bài thơ, tên tác giả, thể thơ 
Con cò Viễn Phương 
Viếng lăng bác Y Phương 
 c. Nói với con Hữu Thỉnh 
 d. Sang thu Chế Lan Viên 
II/ Tự luận ( 7 đ ) 
 Câu1/ ( 3 đ ) 
 Sự chuyển đổi đại từ tôi sang ta trong bài Mùa xuân nho nhỏ có phải là ngẫu nhiên của tác giả không ?Vì sao ? 
 Câu2/ ( 4 đ ) 
 Phân tích hai câu thơ : 
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
 Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con 
 Con cò - Chế Lan Viên 
I/ Trắc nghiệm 
 1c, 2b, 3c, 4d ( 2đ )
 5 / ( 1 đ ) 
a. Con cò , Chế Lan Viên 
b. Viếng lăng bác,ViễnPhương 
c. Nói với con , Y Phương 
d. sang thu , Hữu Thỉnh 
II/ Tự luận ( 7 đ ) 
1/a. Sự chuyển đổi đại từ tôi sang ta trong bài Mùa xuân nho nhỏ không phải là ngẫu nhiên vô tình của tác giả mà có dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc ( 1đ ) 
b.Đó là sự chuyển đổi từ cái tôi cá nhân nhỏ bé hòa với cái ta chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái ta chung vẫn có cái tôi riêng, hạnh phúc là sự cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trong thời đại mới. (2đ ) 
2/ - Giới thiệu bài thơ ,hình tượng con cò 
( 0,5 đ ) 
- Hai câu là lời của mẹ nói với con-cò con 
 ( 0,5 đ ) 
- Trong suy nghĩ và quan niệm của mẹ, dưới cái nhìn của mẹ: Con dù lớn khôn, dù trưởng thành đến đâu, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa  con vẫn là con của mẹ, con vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn cần được chở che, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hi vọng của mẹ. ( 2 đ ) 
- Dù mẹ có phải xa con, không lúc nào lòng mẹ không ở bên con. ( 0,5 đ )
- Ngợi ca tình cảm vô biên, thiêng liêng của người mẹ . ( 0,5 đ )
 3./ CỦNG CỐ : Nhận xét việc làm bài. 
 4./ DẶN DÒ : Chuẩn bị trả bài tập làm văn số 6
 Ngày soạn : 
 Tuần 26 – Tiết 130
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ SÁU 
I./ MỤC TIÊU BÀI HỌC : Giúp HS 
- Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày trong bài viết của mình. 
- Thấy được phương hướng khắc phục, sữa chữa các lỗi. 
- Oân tập lại lí thuyết và kĩ năng làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( đoạn trích ) 
II./ CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
 1./ ỔN ĐỊNH . 
 2./ BÀI CŨ Nêu các bước khi làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ 
 3./ BÀI MỚI 
Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Ghi bảng
 HĐ1./ Nêu lại đề bài và tập trung phân tích , tìm hiểu đề bài . 
- Yêu cầu HS nhớ lại đề bài đã làm 
- HS phân tích đề , chỉ ra yêu cầu về nội dung và hình thức 
- HS thảo luận , xây dựng dàn ý cho bài viết 
- GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý theo các yêu cầu (xem đáp án ) 
HĐ2./ Nhận xét và đánh giá bài làm của HS. 
- GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu điểm, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và yêu cầu vừa nêu . 
- GV nhận xét đánh giá về bài làm của HS 
+ Ưu điểm : Xác định đúng yêu cầu của đề bài, tập trung nghị luận về tác phẩm truyện ; đã nêu rõ được vấn đề nghị luận của tác phẩm đó . Bài làm bước đầu thể hiện lập luận chặt chẽ , sử dụng luận cứ có sức thuyết phục , các luận điểm rõ ràng, có phân tích, lí giải . Bài viết có liên kết chặt chẽ giữa các phần .
+ Nhược điểm : Chưa xác định được các yêu cầu của bài làm. Luận điểm chưa rõ ràng , các luận cứ chưa đầy đủ và thiếu sức thuyết phục . Câu văn, đoạn văn chưa thể hiện rõ lập luận . Các đoạn, phần còn rời rạc , chưa được liên kết .
+ Những lỗi cần khắc phục : Xác định vấn đề nghị luận, luận điểm, luận cứ .
- Đọc một vài đoạn văn hay trong bài làm của HS 
HĐ3./ Bổ sung và sửa chữa lỗi của bài viết 
- Lỗi về nội dung : 
+ Vấn đề nghị luận , các luận điểm chính 
+ Hệ thống luận cứ ( lí lẽ, dẫn chứng ) 
- Lỗi về hình thức : 
+ Bố cục : 
+ Diễn đạt : 
+ Ngữ pháp : 
+ Chính tả : 
- Yêu cầu HS đưa ra hướng sửa chữa các lỗi đã nêu . 
Đề bài và dàn ý xem tiết 
120
 4./ CỦNG CỐ Nhắc lại những nội dung cần nắm 
 5./ DẶN DÒ : - Nắm vững lí thuyết đã học, xem lại các bài tập . 
- Soạn “Tổng kết văn bản nhật dụng” 
 + Đọc lại các văn bản nhật dụng đã học 
 + Những vấn đề cần nắm về văn bản nhật dụng 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN-28.doc