Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết: 117: Viếng Lăng Bác

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết: 117: Viếng Lăng Bác

Tiết: 117 VIẾNG LĂNG BÁC

(Viễn Phương)

Ngày soạn:

Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU: Giúp HS:

1.Kiến thức:- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mơi được giải phóng ra viếng lăng Bác.

- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị, súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ.

B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáoviên: Soạn bài, tư liệu về tác giả, tác phẩm.

2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm trang ảnh về lăng Bác Hồ.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ:

? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và cho biết vì sao tác giả lại đặt nhan đề bài thơ như thế?

III. Bài mới:

 1.Đặt vấnđề: (1’)

Đề tài về Bác Hồ đã trở thành phổ biến trong thơ ca hiện đại. Tình cảm đối với Bác khi Người còn sống cũng như khi Người đi xa đều rất thiêng liêng trong mỗi trái tim người dân Việt Nam, nhất là với những nhà thơ ở miền Nam. Thanh Hứa từ miền Nam gửi thương nhớ vọng ra “Cháu nhớ Bác Hồ”, còn Viễn Phương xúc động ghi lại cảm xúc lần đầu được ra thăm Bác: Viếng lăng Bác.

2.Triểnkhai:

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết: 117: Viếng Lăng Bác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 117 VIẾNG LĂNG BÁC
(Viễn Phương)
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1.Kiến thức:- Cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào vừa đau xót của tác giả từ miền Nam mơi được giải phóng ra viếng lăng Bác.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng và tha thiết phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ẩn dụ có giá trị, súc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
B.PHƯƠNGPHÁP: Đàm thoại, phân tích, bình giảng.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáoviên: Soạn bài, tư liệu về tác giả, tác phẩm.
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm trang ảnh về lăng Bác Hồ.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” và cho biết vì sao tác giả lại đặt nhan đề bài thơ như thế?
III. Bài mới:
 1.Đặt vấnđề: (1’)
Đề tài về Bác Hồ đã trở thành phổ biến trong thơ ca hiện đại. Tình cảm đối với Bác khi Người còn sống cũng như khi Người đi xa đều rất thiêng liêng trong mỗi trái tim người dân Việt Nam, nhất là với những nhà thơ ở miền Nam. Thanh Hứa từ miền Nam gửi thương nhớ vọng ra “Cháu nhớ Bác Hồ”, còn Viễn Phương xúc động ghi lại cảm xúc lần đầu được ra thăm Bác: Viếng lăng Bác. 
2.Triểnkhai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (4’) Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả? 
? Hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
? Về thể loại, có thể gọi bài thơ này là tác phẩm trữ tình được không? Vì sao?
* HS trả lời.
* GV nhận xét, bổ sung.
I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
- Tên thật: Phan Thanh Viễn
- Sinh 1928, quê An Giang.
- Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam.
2. Tác phẩm:
- Viết 1976, khi ông ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác.
- Thể loại: trữ tình, biểu cảm.
Hoạt động 2: (8’) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
* GV nêu cách đọc: Giọng thành kính, xúc động, chậm rãi, có đoạn lắng sâu, tha thiết. * GV đọc mẫu 1 lần.
* HS đọc, nhận xét cách đọc của bạn.
*GV kiểm tra việc hiểu chú thích của HS.
II. Đọc và tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 3: (20’) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
? Cảm xúc bao trùm toàn bài là gì 
(Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác
? Từ đó hãy nêu bố cục của bài thơ?
? Nhận xét về mạch vận động của bài thơ?( Mạch thơ vận động kết hợp giữa việc tả cảnh với diễn biến tâm trạng của nhà thơ.)
? Niềm xúc động của nhà thơ thể hiện qua câu thơ đầu như thế nào? (cách xưng hô)
? Em có nhận xét gì về lời thơ ở đây? Nó thể hiện điều gì
? Hình ảnh đầu tiên mà tác giả cảm nhận được là gì?
? Qua đó thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?
? Khi xếp hàng vào lăng, nhà thơ cảm nhận về hình ảnh mặt trời như thế nào? 
? Thể hiện ở những hình ảnh, chi tiết nào? 
? Nhà thơ cảm nhận như thế nào về dòng người vào viếng Bác?
? Khi vào lăng, cảm xúc của nhà thơ ra sao? Thể hiện ở những hình ảnh nào?
? Tâm trạng của nhà thơ khi cảm nhận về Bác như thế nào?
- Bác đã đi rồi sao Bác ơi
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời.
Miền Nan đang thắng mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười.
? Qua đó đã thể hiện tình cảm của tác giả đối với Bác ntn?
? Khổ thơ cuối thể hiện cảm xúc của nhà thơ như thế nào?
? Từ cảm xúc đó nhà thơ có ước nguyện gì?
? Nhận xét đặc điểm nghệ thuật của bài thơ ? Qua đó em cảm nhận được điều gì
* HS trả lời.
* GV chốt ghi nhớ, cho HS đọc.
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục: 3 phần
-K1,2: Hình ảnh lăng Bác qua cảm xúc của nhà thơ
- K3: Cảm xúc của tác giả về Bác
-K4: Tâm trạng tác giả khi rời xa lăng Bác
2. Phân tích:
a)Hình ảnh lăng Bác qua cảm xúc của nhà thơ:
- Con .. Bác: xưng hô gần gũi, thân mật.
=>Lời thơ giản dị, tự nhiên: Tâm trạng bồi hồi xúc động của người miền Nam sau bao năm mong mỏi.
- Hàng tre: - xanh xanh Việt Nam
 - đứng thẳng hàng
=>Tự hào về sức sống của dân tộc mà Bác là tiêu biểu.
- Mặt trời: ẩn dụ ->vĩ đại, bất tử
- Rất đỏ: luôn chiếu sáng rực rỡ.
- Dòng người....kết tràng hoa
->Tả thực+ ẩn dụ> Đoàn kết sắc màu dân tộc, thành kính dâng lên người tình yêu của đất nước.
b) Cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ về Bác Hồ:
- Vầng trăng
- Trời xanh 
->Hình ảnh ẩn dụ
- Nhói: động từ, nhịp 3/1/3 =>đau đớn, đột ngột khôn cùng
 *Lòng tôn kính, nhớ thương hết sức sâu sắc đối với Bác. Tình cảm của Bác ấm áp bao trùm lên tất cả, Bác là mãi mãi của dân tộc ta.
c)Tâm trạng của tác giả khi rời lăng:
 - Mai về....thương trào=>xúc động không kìm nén được
- Muốn làm: Điệp ngữ=>ước muốn khát vọng
- Con chim, bông hoa, cây tre=>ẩn dụ tâm trạng lưu luyến và mong ước được cống hiến. Khẳng định sự gắn bó Nam - Bắc. Cả dân tộc luôn bên Bác.
3.Tổng kết:
- giọng điệu vừa trang nghiêm sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, vừa tự hào; Hình ảnh thơ sáng tạo
* Ghi nhớ: SGK trang 60
Hoạt động 4: (3’) Hướng dẫn luyện tập.
? Hãy đọc thuộc lòng bài thơ?
* HS đọc.
* GV nhận xét, cho điểm.
IV. Luyện tập.
* Đọc thuộc lòng bài thơ
IV. Củngcố:
? Nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ này?
V. Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ,nắm kĩ nội dung bài học
- Chuẩn bị bài: Sang thu (đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi sgk ) 
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 117 vieng lang Bac(1).doc