Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 126 đến tiết 130

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 126 đến tiết 130

MÂY VÀ SÓNG

 (Ta - go)

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử qua bài thơ.

2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, cảm nhận, phân tích thể thơ trữ tình tự do.

3. Thái độ: Giáo dục tình cảm trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Bảng phụ, chân dung tác giả, tranh minh hoạ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Sang thu, nêu cảm nhận của mình về bài thơ?

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Từ các bài thơ Con cò, Nói với con gv dẫn vào bài học.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 126 đến tiết 130", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 126 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
mây và sóng
	(Ta - go)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử qua bài thơ.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, cảm nhận, phân tích thể thơ trữ tình tự do.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, chân dung tác giả, tranh minh hoạ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Sang thu, nêu cảm nhận của mình về bài thơ?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Từ các bài thơ Con cò, Nói với con gv dẫn vào bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Thảo luận, xác định thể thơ và bố cục của bài thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 2:
* Trước những lời rủ rê hấp dẫn,tại sao bé không từ chối ngay mà còn hỏi lại?
* Phân tích câu trả lời thứ hai của bé?
* vì sao đến câu thớ hai bé mới từ chối một cách kiên quyết?
* Qua đó cho thấy tình cảm của bé như thế nào?
Hoạt động 3:
* Đặc điểm và ý nghĩa của trò chơi đó là gì?
* Thái độ, tâm trạng của bé như thế nào khi được chơi cùng mẹ?
* Em có nhận xét gì về tình mẫu tử?
 Hoạt động 4:
Hs: Thảo luận, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, bổ sung, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm:
* Ta - go (1861 - 1941) nhà thơ hiện đại lớn nhất ấn Độ.
* Bài thơ được in trong tập Trăng non (1915)
2. Đọc bài:
* Thể thơ: tự do.
* Bố cục:
- Câu chuyện với mẹ về những người trên mây và trò chơi thứ nhất.
- Câu chuyện về những người trong sóng và trò chơi thứ hai.
II. Phân tích:
 1. Lời từ chối của bé:
- Bé hỏi lại vì tò mò, ham chơi và cũng rất muốn đi chơi ề tâm lý của trẻ thơ.
- Câu trả lời thứ hai gồm hai phần:
+ Lý do để từ chối.
+ Câu hỏi tu từ.
ề Từ chối kiên quyết
ề Bé thích đi chơi nhưng vì thương mẹ, muốn làm vui lòng mẹ nên từ chối.
ề Tình thương mẹ tha thiết, chân thật, hồn nhiên.
2. Trò chơi của bé:
- Trò chơi thú vị, sáng tạo ề hoà hợp giữa thiên nhiên và tình mẹ con.
ề Niềm hạnh phúc vô bờ, tràn ngập của con.
? Tình mẹ con thật gần gũi, thiêng liêng và vĩnh hằng.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, học thuộc bài thơ, ôn tập kiến thức về các bài thơ đã học.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 127 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
ôn tập về thơ
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hệ thống háo kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại đã học.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng cảm thụ, phân tích thơ trữ tình.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, các bài thơ đã học.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Kết hợp vào bài mới.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn hs quan sát bảng mẫu, hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu.
Hs: Đọc kỉ, điền các thông tin vào bảng theo yêu cầu.
Hoạt động 2:
Gv: Giới thiệu các mốc lịch sử văn học.
Hs: Xác định giai đoạn ra đời của các bài thơ đã học.
Hoạt động 3:
* Chủ đề tình mẹ con, những nét chung và riêng của 3 bài thơ:
- Con cò.
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Mây và sóng.
Hs: Thảo luận nhóm, đại diện trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Hệ thống hoá kiến thức:
bảng phụ.
II. Các giai đoạn lịch sử văn học:
- 1945 - 1954 kháng chiến chống Pháp.
+ Đồng chí.
- 1954 - 1964.
+ Đoàn thuyền đánh cá.
+ Con cò.
+ Bếp lữa.
- 1964 - 1975.
+ Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính.
+ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
- Sau 1975
+ Viếng lăng Bác.
+ Mùa xuân nho nhỏ.
+ Sang thu.
+ Nói với con.
III. Cảm nhận một số tác phẩm:
a. Những điểm chung:
Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, thắm thiết.
Hình thức: lời hát ru con, tâm tình của con đối với mẹ.
b. Những điểm riêng:
+ Khúc hát ru...
Sự thống nhất gắn bó giữa tình yêu con với lòng yêu đất nước.
+ Con cò:
Từ hình tượng con cò ề ca ngợi lòng mẹ, tình thương con.
+ Mây và sóng:
Tình yêu của bé là sâu nặng, hấp dẫn hơn tất cả những vẽ đẹp và sự hấp dẫn khác trong tự nhiên, vủ trụ.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về thơ hiện đại Việt Nam.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, phân tích các bài thơ đã học.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 128 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
nghiĩa tường minh và hàm ý
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cúng cố khái niệm về nghĩa tường minh và hàm ý, nhận biết rỏ điều kiện sử dụng hàm ý.
2. Kĩ năng: Phân tích, sử dụng hàm ý có hiệu quả trong nói và viết.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, mẫu câu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý? Cho ví dụ?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc kỉ ví dụ, thảo luận, phân tích các hàm ý.
* Nêu hàm ý của câu in đậm?
* Cái Tí có hiểu hàm ý của mẹ không? (không hiểu)
* Vậy tại vì sao mà chị Dậu phải dùng hàm ý?
* Hàm ý trong câu nào chị Dậu nói rỏ hơn?
* Những chi tiết nào cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý của mẹ?
* Khi sử dụng hàm ý cần đủ các điều kiện gì?
Hs: Thảo luận, khái quát.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc kỉ bài, thảo luận, trình bày tại chổ.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. Tìm hiểu bài:
1. Ví dụ:
- Con chỉ ăn cơm ở nhà bữa này nữa thôi vì mẹ đã bán con cho cụ Nghị rồi.
- Đây là sự thật đau lòng nên chị Dậu không giám nói thẳng ra.
- Con sẽ ăn cơm ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
- Cái Tí giảy nãy, liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi: U bán con thật đấy ư?.
2. Kết luận:
Ghi nhớ sgk.
II. Luyện tập
 Bài tập 1:
a,
- Anh thanh niên nói ề mời bác vào trong nhà uống nước.
b, Người nói: Anh Tấn
người nghe: Chị hàng đậu.
ề Chúng tôi không thể cho được.
c, Người nói: Thuý Kiều
người nghe: Hoạn Thư
ề Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân thế này ư?
- Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về nghĩa tường minh và hàm ý.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị cho bài chương trình địa phương.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 129 	 Ngày soạn:......../......./07
	Ngày dạy:......./......./07
kiểm tra văn (thơ)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thứ, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực hành làm vài kiểm tra.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Ra đề, đáp án.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
đề ra:
A. Trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Giọt long lanh trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ là giọt gì?
a. Mưa xuân.
b. Sương sớm.
c. Tiếng chim chiền chiện.
d. Tưởng tượng của tác giả.
Câu 2: Em bé không không đi theo những người trên mây, trong sóng, vì sao?
a. Bé chưa biết bơi, không biết bay.
b. Bé sự xa nhà vì bé còn nhỏ quá.
c. Bé thương yêu mẹ, không muốn làm mẹ buồn.
 Đọc đoạn thơ, trả lời câu hỏi:(câu 3- câu 5)
Mùa xuân người cầm súng
...Tất cả như xôn xao.
Câu 3: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đạon thơ?
a. So sánh, Trùng điệp.
b.ẩn dụ.
c, Hoán dụ.
Câu 4: Đạon thơ tả cảnh gì?
a. Mùa xuân thiên nhiên 
b. Mùa xuân đất nước.
c. Mùa xuân lòng người.
d. Cả 3 ý trên.
Câu 5: Đoạn thơ có mấy từ láy? Mấy từ ghép?
a. 1 từ láy, 3 từ ghép.
b. 2 từ láy, 3 từ ghép.
c, 2 từ láy, 2 từ ghép.
d. 2 từ láy, 4từ ghép.
B. Tự luận:
Phân tích hình tượng con cò trong bài thơ Con cò của Chế lan Viên.
Đáp án:
A. Trắc nghiệm:(5 đ)
Câu 1: d; Câu 2: c; Câu 3: a; Câu 4: d; Câu 5: c.
B. Tự luận: (5 đ)
* Mở bài: Giới thiệu bài thơ và hình ảnh con cò.
* Thân bài:
- Nhận xét chung về con cò.
- Hìh ảnh con cò trong đoạn 1.
- Hình ảnh con cò trong đoạn 2.
- Hình ảnh con cò trong đoạn 3.
* Kết bài: Khái quát nội dung ý nghĩa của bài thơ.
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Ôn lại kiến thức đã học về thơ hiện đại Việt Nam.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 130 	 Ngày soạn: / /07
	Ngày dạy: / /07
trả bài tập làm văn
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu khiến thức đã học về văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng: Tự đánh giá rút kinh nghiệm bài làm.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Chấm bài, trả bài.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: không.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào mục đích bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Nhắc lại đề bài.
* Đề văn yêu cầu thể loại gì?
* Phương pháp nghị luận?
* Đề yêu cầu nghị luận về đối tượng nào?
Gv: Hướng dẫn hs tìm ý và lập dàn bài.
Hs: Cùng nhau thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, đánh giá, khái quát bằng bảng phụ.
Hoạt động 2:
Hs: Căn cứ dàn bài, đọc bài và tự sữa lổi bài làm của mình.
Gv: Hướng dẫn, giám sát.
Hoạt động 3:
Gv: Nhận xét chung, đánh giá ưu, nhược diểm của bài làm hs.
Gv: Chọn một vài bài tiêu biểu đọc trước lớp
Hs: Nhận xét.
I. Xây dựng đáp án:
Đề bài: Cảm nhận của em về tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
1.Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Nghị luận về tác phẩm truyện.
- Phương pháp: Nêu cảm nhận.
- Đối tượng: Tp Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
2. Xây dựng dàn bài:
II. Tự đánh giá bài làm:
1. Những điểm tốt:
2. Những điểm cần bổ sung:
III. Nhận xét chung bài làm của hs:
*Ưu điểm:
* Nhược điểm:
IV. Củng cố: 
Gv nhận xét buổi học, chốt lại bài học kinh nghiệm về bài làm của hs.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Rút ra bài học cho bài làm, tiếp tục đánh giá, rút kinh nghiệm bài làm của mình, chuẩn bị cho bài làm tiếp theo.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct126-t130.doc