Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tt)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tt)

I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS nhận biết được 2 điều kiện sử dụng hàm ý :

-Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

-Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.

II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk

 -HS : sgk, bài soạn, bài học.

III-Lên lớp :

 1-On định :

 2-KT bài cũ :

 a-Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ?

 b-Sửa BT về nhà.

 3-Bài mới :

 A-Vào bài : Tiết trước, ta đã tìm hiểu về khái niệm.Tiết này, ta ứng dụng bằng cách đưa hàm ý vào trong bài viết của mình và người nghe thử giải đoán. Muốn sử dụng tốt, ta phải tìm hiểu về điều kiện sử dụng chúng.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 128: Nghĩa tường minh và hàm ý (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: TIẾT 128
NG 9A
 9B..
TIẾNG VIỆT : 
I-Mục tiêu cần đạt : Giúp HS nhận biết được 2 điều kiện sử dụng hàm ý :
-Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
-Người nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
II-Chuẩn bị : -GV : giáo án, sgk
 -HS : sgk, bài soạn, bài học.
III-Lên lớp :
 1-Oån định : 
 2-KT bài cũ :
 a-Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ?
 b-Sửa BT về nhà.
 3-Bài mới :
 A-Vào bài : Tiết trước, ta đã tìm hiểu về khái niệm.Tiết này, ta ứng dụng bằng cách đưa hàm ý vào trong bài viết của mình và người nghe thử giải đoán. Muốn sử dụng tốt, ta phải tìm hiểu về điều kiện sử dụng chúng.
 B-Tiến trình hoạt động
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung hoạt động 
Hoạt động 1 :
*HS đọc đoạn trích (Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
1-H: Nêu hàm ý trong những câu in đậm.
I-Điều kiện sử dụng hàm ý :
 *Đoạn trích “Ngô Tất Tố, Tắt đèn”
 1-Hàm ý trong câu in đậm
-Câu “Con chỉ được ăn ở nhà bửa này nữa thôi.” có hàm ý : “Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con.”
-Câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” có hàm ý “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài”.
H: Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
-Đây là 1 sự thật đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra.
2-H: Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao?
Đ: Câu 2 rõ hơn, vì câu trước cái Tí chỉ mới lờ mờ cảm nhận được điều gì đó không bình thường trong câu nói của mẹ, thì đến đây cái Tí đã “giẫy nảy” và nói trong tiếng khóc “U bán con thật đấy ư?”.
H: Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
 2-Hàm ý câu 2 rõ hơn.
-Chị Dậu phải nói rõ hơn, vì chính chị cũng không thể chịu đựng nỗi sự đau đớn khi phải kéo dài sự “lừa dối” con.
H: Các chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
-Các chi tiết chứng tỏ cái Tí hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ : giãy nảy, liệng củ khoai, oà lên khóc và hỏi : “U bán con thật đấy ư?”
*Bài tập nhanh (Viết vào ĐĐDH)
 Anh chồng đi chăn 1 đàn bò 10 con. Chiều tối, anh ta cưỡi 1 con bò và lùa những con còn lại về nhà. Đến cổng, anh chồng dừng lại để đếm xem có đủ 10 con bò hay không. Anh ta đếm đi đếm lại mãi vẫn chỉ thấy có 9 con. Hoảng quá, anh ta thất thanh gọi vợ. Chị vợ lật đật chạy ra, hỏi : “Ai chọc tiết mình mà kêu khiếp thế?”. Anh chồng mếu máo : “Mình ơi  Thiếu 1 con bò!...”Chị vợ cười : “Tưởng gì? Thừa 1 con thì có!”
H: Xác định câu nói có hàm ý? Nêu hàm ý của câu nói ấy?
Đ:-Câu có hàm ý : “Tưởng gì?Thừa 1 con thì có !”
 -Hàm ý : “Đồ ngu như bò, còn 1 con đang cưỡi nữa sao không đếm?”
H: Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào?
*Ghi nhớ (sgk /T91)
Hoạt động 2 : Luyện tập 
BT1: Người nói, người nghe những câu in đậm dưới đây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
II-Luyện tập 
Bài tập 1 : 
a-(Lặng lẽ Sa Pa-Nguyễn Thành Long)
 +Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô gái.
 +Câu “Chè đã ngấm rồi đấy.” Có hàm ý “Mời bác và cô vào trong nhà uống nước.”
 +Hai người nghe điều hiểu hàm ý đó, qua chi tiết “Oâng theo liền anh thanh niên vào trong nhà” và “ngồi xuống ghế”.
b-(Cố hương –Lỗ Tấn)
 +Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước).
 +Hàm ý của câu in đậm là “Chúng tôi không thể cho được.”.
 +Người nghe hiểu hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng : “Thậ là càng giàu có càng không dám rời 1 đồng xu ! Càng không dám rời 1 đồng xu lại càng giàu có !”
c-(Truyện Kiều –Nguyễn Du)
 +Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
 +Hàm ý câu in đậm thứ nhất là “Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc phải cúi đầu làm tội nhân như thế này ư?”
 +Hàm ý câu in đậm thứ hai là : “Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng.”.
 +Hoạn Thư hiểu các hàm ý đó nên “hồn lạc phách xiêu – Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”.
BT2 : Hàm ý của các câu in đậm dưới đây là gì?
H: Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý?
H: Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao?
Bài tập 2 :
-Hàm ý của câu in đậm là : “Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão”.
-Em bé dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng “Chắt nước giùm cái” nhưng không được đáp ứng. Vả lại dùng hàm ý vì thời gian quá gâp, nếu để chậm cơm sẽ bị nhão.
-Việc sử dụng hàm ý không thành công vì người nghe là anh Sáu “vẫn ngồi im”, nghĩa là anh Sáu không cộng tác đối thoại.
*Thảo luận : BT3
 Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây 1 câu có hàm ý từ chối.
*Chú ý : Phải dùng câu có hàm ý là “từ chối” theo yêu cầu của bài tập, không được dùng những câu không rõ chủ định như “Để mỉnh xem đã!”, “Mai hẵng hay.”
Bài tập 3 :
B:-Rất tiếc mình bận ôn thi. 
 Hoặc : Mình phải đi thăm người dì bị ốm.
BT4 : Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “hi vọng” với “con đường” trong các câu sau:
Bài tập 4 
 Qua so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý : “Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.”
BT5 : Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây & sóng (trong bài Mây & sóng của Ta-go).Hãy viết thêm vào mỗi đoạn 1 câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
Bài tập 5 :
a-Các câu có hàm ý mời mọc : “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà, Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với trăng bạc”.
b-Các câu có hàm ý từ chối : “Mẹ mình đang đợi ở nhà” và “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
c-Viết thêm câu có hàm ý mời mọc :
-Đoạn 1 : “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc. Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không?” Hoặc “Chơi với bọn tớ thích lắm đấy.”
-Đoạn 2 : “ Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Rồi cậu sẽ được tận hưởng một cuộc phiêu lưu kì thú nhất trên đời.”
4-Củng cố : Hệ thống kiến thức .
5-Dặn dò : Học bài. Chuẩn bị “Chương trình địa phương”./.
IV- Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT128.doc