Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 140: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 140: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

MIÊU TẢ NỘI TÂM

TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HScó thể :

 - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.

 - Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.

B/ Chuẩn bị :

 - GV: Bảng phụ .

 - HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học.

C/ Cách thức tiến hành.

- Hướng dẫn HS phân tích VD để rút ra kiến thức bài học

D/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: (1 phút) : KT sĩ số :

2) KT bài cũ: (4 phút)

 ? Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn trích (VB ) " Kiều ở lầu Ngưng Bích" ?

3) Bài mới : (35 phút)

 - GV dẫn vào bài từ đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích" có yếu tố miêu tả

 nội tâm (1 phút )

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 140: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy : 9a ........................... Tiết 40 
9b :........................
 Tập làm văn : 
Miêu tả nội tâm
trong văn bản tự sự
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HScó thể :
 - Hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
 - Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Bảng phụ . 
 - HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết học. 
C/ Cách thức tiến hành.
- Hướng dẫn HS phân tích VD để rút ra kiến thức bài học 
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: (1 phút) : KT sĩ số :
2) KT bài cũ: (4 phút)
 ? Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn trích (VB ) " Kiều ở lầu Ngưng Bích" ?
3) Bài mới : (35 phút)
 - GV dẫn vào bài từ đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích" có yếu tố miêu tả
 nội tâm (1 phút )
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
* HS đọc lại đoạn trích:
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình và miêu tả nội tâm:
 ? Yêu cầu HS tìm những câu thơ miêu tả ngoại cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Kiều.
* HS tìm trong đoạn trích và trình bày:
 - Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh
 "Trước lầu dặm kia ".
hoặc "Buồn trông.ghế ngồi ".
 - Những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều
 "Bên trờingười ôm ".
? Dấu hiệu nào cho thấy đó là những câu thơ miêu tả ngoại cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Kiều ?
* HS:Thảo luận nhóm trả lời:
Căn cứ vào đối tượng miêu tả.
- Đoạn đầu: Cảnh thiên nhiên mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp trước lầu Ngưng Bích.
- Đoạn cuối: Cảnh thiên nhiên trống trải, xa vắng lúc hoàng hôn nơi cửa bể trước lầu Ngưng Bích.
- Đoạn giữa ( miêu tả nội tâm ): đối tượng là những suy nghĩ của Kiều về thân phận, quê hương, cha mẹ.
? Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào đối với việc thể hiện nội tâm nhân vật ?
*HS: Thảo luận, trả lời: ’ HS lấy VD từ đoạn đầu tả cảnh lầu Ngưng Bích.
? Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong VB tự sự ?
* HS:Thảo luận, trả lời
* Đọc VD mục 2.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp VD 2.
 ? Em hãy nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật Lão Hạc của tác giả Nam Cao ?
* Phát hiện và rút ra nhận xét:
? Từ việc tìm hiểu 2 VD trên, em hãy rút ra nhận xét thế nào là miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm ?
* Rút ra nhận xét:
 ộ GV bổ sung, chốt lại:
 a) Miêu tả bên ngoài:
 - Đối tượng là cảnh vật thiên nhiên và con người với diện mạo, hành động, ngôn ngữ.
 - Có thể quan sát trực tiếp
 b) Miêu tả nội tâm:
 - Đối tượng miêu tả là những suy nghĩ, tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật.
 - Không quan sát được trực tiếp.
 3) Kết luận: ( ghi nhớ: SGK - 117 )
 ? Miêu tả nội tâm trong VB tự sự là gì ? tác dụng ?
 ? Có mấy hình thức miêu tả nội tâm ? Đó là những cách nào ?
- GV chốt lại và cho HS đọc mục (ghi nhớ: SGK - 117 )
 - GV hướng dẫn HS luyện tập
1) Bài tập 1:
* HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - GV yêu cầu HS tìm những câu thơ miêu tả ngoại hình MGS và miêu tả nội tâm Thuý Kiều trong đoạn: "MGS mua Kiều ".
* 1 HS đọc các câu vừa tìm được.
 - GV yêu cầu HS chuyển thành đoạn văn tự sự việc MGS mua Kiều.
* HS thực hành, làm theo yêu cầu. Có thể kể ở ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất. Sau đó đại diện một vài em trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung về kết quả làm bài tập 1.
 2) Bài tập 2:
 ’ GV yêu cầu HS xác định.
 - Ngôi kể ?
 - Nội dung kể ?
 - Yêu cầu ?
* HS đọc yêu cầu của bài tập.
* Thảo luận, xác định:
- GV nhận xét chung: Nếu HS làm chưa tốt, GV cho HS quan sát phần chuẩn bị của mình ở bảng phụ để HS học tập, biết cách làm
 3) Bài tập 3: * Nghe hướng dẫn, về nhà làm.
 - GV dành thời gian hướng dẫn HS về nhà làm.
 ’ Lưu ý:
 - Kể lại việc không hay mà mình gây ra cho bạn là việc gì, diễn ra như thế nào, đặc biệt lưu ý miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó. Có thể tham khảo VB "Bài học đường đời đầu tiên "
 ( Ngữ văn 6- tập 2 )
 - Phân biệt: Kể việc và miêu tả nội tâm.
A. Lí thuyết
I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong VB tự sự: (20 phút) 
1) Phân tích ngữ liệu
*VD 1 :Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích " 
- Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh
 "Trước lầu dặm kia ".
hoặc "Buồn trông.ghế ngồi ".
 - Những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều
 "Bên trờingười ôm ".
- Từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình ( tả cảnh )ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật.
- Miêu tả nội tâm nhằm tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, rung động trong tư tưởng, tình cảm của nhân vật
’ có vai trò to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật.
* VD mục 2.
- Nam Cao đã miêu tả nội tâm nhân vật lão Hạc một cách gián tiếp: qua nét mặt, cử chỉ ta thấy được nỗi đau đớn tột cùng của lão khi phải dứt ruột bán đi con chó- một kỉ vật- của đứa con.
2/ Ghi nhớ: SGK
B/ Luyện tập : (14 phút )
1) Bài tập 1:
2) Bài tập 2:
- Ngôi kể: xưng tôi ’ ngôi thứ nhất.
 - Nội dung: Kể về việc báo ân, báo oán.
 - Yêu cầu: Bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều khi gặp lại Hoạn Thư.
4) Củng cố : (4 phút) ’ GV dùng bảng phụ:
 1. Chỉ ra mục nào là đối tượng của miêu tả nội tâm?
 A. Những suy nghĩ của nhân vật. C. Diễn biến tâm trạng của nhân vật.
 B. Những tình cảm của nhân vật. D. Cả 3 đối tượng trên.
 2. Những văn bản VHDG đã được học ở lớp 6 ( truyền thuyết, cổ tích) nhìn
 chung không có miêu tả nội tâm nhân vật. Đúng hay sai ?
 A. Đúng B. Sai
5) HD về nhà : (1 phút)
 - Học thuộc phần ghi nhớ để nắm kiến thức cơ bản của tiết học
 - Phân biệt được miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm
 - Làm bài tập 3 ( SGK) và bài tập 2, 3, 4 (SBT )
 - Xem trước những yêu cầu của tiết : "Trả bài tập làm văn số 2 "
E/ Rút kinh nghiệm
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT 40.doc