Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)

A/ Mục tiêu:

 Qua tiết học, HS có thể

- Nắm được ngoài việc phát triển nghĩa của từ vựng, một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm số lượng các từ ngữ nhờ :

 + Cấu tạo thêm từ ngữ mới.

 + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

- Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ và giải thích ý nghĩa của từ ngữ mới

B/ Chuẩn bị :

 - GV: Bảng phụ, SGV

 - HS: Nội dung tiết học

C/ Phương pháp.

- Phân tích, tổng hợp,.

D/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :

2) KT bài cũ: (4 phút)

 ? Người ta có thể phát triển nghĩa của từ ngữ bằng những phương thức nào ?

 ? Từ xuân trong ttrường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ?

 Chuyển theo phương thức nào ?

 A. Sen tàn, cúc lại nở hoa.

 Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết học 25: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy : 9a.......................... Tiết 25 :
9b.
Tiếng Việt 
Sự phát triển của từ vựng ( Tiếp )
A/ Mục tiêu:
 Qua tiết học, HS có thể 
- Nắm được ngoài việc phát triển nghĩa của từ vựng, một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách tăng thêm số lượng các từ ngữ nhờ :
 + Cấu tạo thêm từ ngữ mới.
 + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
- Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ và giải thích ý nghĩa của từ ngữ mới
B/ Chuẩn bị :
 - GV: Bảng phụ, SGV
 - HS: Nội dung tiết học 
C/ Phương pháp.
- Phân tích, tổng hợp,..
D/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số :	
2) KT bài cũ: (4 phút)
 ? Người ta có thể phát triển nghĩa của từ ngữ bằng những phương thức nào ?
 ? Từ xuân trong ttrường hợp nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ? 
 Chuyển theo phương thức nào ?
 A. Sen tàn, cúc lại nở hoa.
 Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân.
 B. Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
3) Bài mới: (35 phút)
Hoạt động của GV& HS
Ghi bảng
* HS đọc mục 1.I- SGK:
- GV nêu yêu cầu trong SGK: Tìm từ ngữ mới, giải thích ý nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.
- GV chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm giải thích nghĩa của một từ ngữ mới tạo thành đó.
* HS thảo luận theo nhóm được phân công và cử đại diện trả lời
- Gv nhận xét, bổ sung và giải thích lại cho hoàn chỉnh ( SGV).
- GV nêu yêu cầu trong SGK: Đặt câu theo mô hình " x+ tặc "
* HS thảo luận, tìm thêm những từ ngữ mới xuất hiện theo cấu tạo mô hình đó.
’ HS giải nghĩa từ.
? Từ việc tìm hiểu hai VD, em có rút ra nhận xét gì ?
 * HS rút ra nhận xét:
ộ GV chốt lại :
Tạo thêm từ ngữ mới làm cho vốn từ tăng lên là một hình thức phát triển của từ vựng.
- GV cho HS làm bài tập 1- phần LT để củng cố khắc sâu kiến thức: Cho HS làm theo nhóm ( 2 nhóm)
- GV gọi từng nhóm trình bày và nhận xét.
- GV hệ thống hoá kiến thức và cho HS đọc chậm mục (ghi nhớ).
* 1 HS đọc mục ghi nhớ:
- GV nêu yêu cầu của phần 1- SGK: Xác định từ HV trong hai đoạn trích: Cho HS làm theo nhóm ( 2 nhóm).
* 2 HS đọc VD 1 ( a, b):
* HS làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
- GV yêu cầu HS tìm các từ ngữ tương ứng với các khái niệm a, b trong SGK.
* HS đọc yêu cầu của mục 2.II:
* HS thảo luận và phát biểu:
? Những từ này có nguồn gốc từ đâu ?
? Như vậy, ngoài cách thức phát triển từ ngữ bằng cách cấu tạo thêm từ ngữ mới, từ vựng còn được phát triển bằng cách nào ?
ộ GV chốt lại :
Từ vựng TV còn được phát triển bằng cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài 
 ( nhiều nhất là mượn tiếng Hán)
- GV củng cố kiến thức cho HS bằng cách cho HS làm bài tập 3 ( phần LT- SGK ).
* HS suy nghĩ, thảo luận và thực hiện yêu cầu của bài tập:
3) Kết luận : ( ghi nhớ 2)
- GV hệ thống hoá kiến thức và cho HS đọc mục (ghi nhớ.)
- GV hướng dẫn HS làm nốt bài tập 2, 4 trong SGK.
- GV gọi một số HS trả lời bài tập 2.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS về nghĩa các từ ngữ mà HS giải nghĩa.
- Với bài tập 4, GV yêu cầu HS nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng.
* HS nêu vắn tắt 2 cách phát triển từ vựng
- Phát triển về nghĩa của từ ngữ
- Phát triển về số lượng từ ngữ: Tạo từ mới và mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
- Cho HS thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không ?
* HS thảo luận và trình bày kết quả:
Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi vì thế giới tự nhiên và XH 
luôn vận động và phát triển’ nhận thức về thế giới của con người cũng vận động và phát triển theo.
I/ Tạo từ ngữ mới : (12 phút)
1) Ví dụ:
2) Nhận xét:
- Điện thoại di động, kinh tế tri thức, đặc khu kinh tế, sở hữu trí tuệ.
X + tặc : tin tặc, lâm tặc, không tặc,.
’Từ vựng còn được phát triển bằng cách tạo thêm từ ngữ mới.
* Ghi nhớ: SGK
II/ Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài (13 phút)
1) Ví dụ:
2) Nhận xét:
- ( a ): thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh,bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
 - (b ): bạc mệnh, duyên, phận, linh, chứng, giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc.
a) AIDS
b) Ma- két- tinh
’ Các từ này có nguồn gốc là gốc Âu
’Phát triển bằng cách mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. ( nhiều nhất là mượn tiếng Hán)
Bài tập :
Từ mượn Từ mượn ng2 
tiếng Hán Châu Âu
 mãng xà 
 ca sĩ xà phòng
 biên phòng ô tô
 nô lệ ra- đi-ô
 tham ô ô xi
 tô thuế cà phê
 phê bình ca nô
 phê phán
* Ghi nhớ: SGK
III/ Luyện tập : ( 10 phút)
 Bài tập 2
4) Củng cố: ( 3 phút)
 - GV dựa vào bài tập 4 để củng cố bài cho HS
5) HD về nhà: ( 2 phút)
 - Nắm chắc và ghi nhớ 2 cách phát triển của từ vựng
 - Làm các bài tập trong SGK và bài tập bổ sung SBT
 ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết TV: Thuật ngữ
E/ Rút kinh nghiệm.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 25.doc