Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 49: Bài toán dân số

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 49: Bài toán dân số

BÀI TOÁN DÂN SỐ

 Thái An (Văn bản nhật dụng)

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

-Thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển nhân loại nói chung, đối với dân tộc Việt Nam nói riêng. Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp với kể chuyện lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

- Giáo dục học sinh sự hiểu biết về vấn đề dân số và từ đó có ý thức góp phần mình vào việc tuyên truyền, vận động mọi ngươi để tạo được môi trường sống tốt đẹp.

- Rèn kỹ năng đọc và phân tích lập luận chứng minh - giải thích trong văn bản nhật dụng.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Máy chiếu và những hình ảnh về gia tăng dân số và hậu quả ở Việt Nam và Thế giới; Thế hệ Châu Phi bị bỏ rơi ( Theo người đưa tin UNESCO, số 10 -1991)

 - Học sinh: Tìm hiểu, liên hệ tình hình gia tăng dân số ở địa phương? Nguyên nhân?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 49: Bài toán dân số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 – 14.
Bài toán dân số
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
Chương trình địa phương (phần văn)
Tiết 49: Văn bản Ngày giảng: 08/11/08 
BÀI TOÁN DÂN SỐ 
 Thái An (Văn bản nhật dụng) 
I. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh:
-Thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi tất yếu của sự phát triển nhân loại nói chung, đối với dân tộc Việt Nam nói riêng. Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp với kể chuyện lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
- Giáo dục học sinh sự hiểu biết về vấn đề dân số và từ đó có ý thức góp phần mình vào việc tuyên truyền, vận động mọi ngươiø để tạo được môi trường sống tốt đẹp.
- Rèn kỹ năng đọc và phân tích lập luận chứng minh - giải thích trong văn bản nhật dụng.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Máy chiếu và những hình ảnh về gia tăng dân số và hậu quả  ở Việt Nam và Thế giới; Thế hệ Châu Phi bị bỏ rơi ( Theo người đưa tin UNESCO, số 10 -1991)
 - Học sinh: Tìm hiểu, liên hệ tình hình gia tăng dân số ở địa phương? Nguyên nhân?
III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định: 8A: /28 ( vắng)
 2. Kiểm tra:
 a. Câu hỏi:
 Nêu tác hại của thuốc lá và em đã làm gì đối với tệ nạn này?
 b. Đáp án:
 - Học sinh phân tích được tác hại đối với người hút và đối với sức khoẻ cộng đồng (6đ)
 - Liên hệ thực tế – tự bộc lộ theo suy nghĩ của mình ( 4đ)
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ngày xưa theo quan niệm của cha ông chúng ta là thêm con thêm phúc. Chính quan niệm ấy dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do, dẫn đến dân số nước ta tăng nhanh vào loại đầu bảng trong khu vực và trên thế giới;dẫn đến đói nghèo và lạc hậu. Chính sách dân số và kế hoạch trở thành quốc sách của Đảng và Nhà nước ta. Chúng ta đang cố gắng giải bài toán dân số.Vậy bài toán đó như thế nào? 
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
HsGv
Hs
Gv
HsGv
Gv
Hs
Gv
Gv
Hs
*Hoạt động 1:Hướng dẫn đọc tìm hiểu chú thích, bố cục. 
- Chú ý giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, chú ý các thuật ngữ chuyên 
môn cần phát âm chính xác
- Giáo viên đọc cho học sinh đọc tiếp theo. 
+ Chú thích: cho học sinh tìm hiểu các chú thích trong SGK/ 116.
- Giáo viên chú giải thêm một số từ: 
+ Chàng Ađam và nàng Eâva, Tồn tại và không tồn tại câu nói nổi tiếng của Hăm lét trong vở Hăm lét của Xec- xpia(Anh)
- Cho học sinh phát biểu thêm một số từ khó hiểu.
- Nêu thể loại của văn bản? ( VBND)
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
- Phân tích bố cục của văn bản?
+ Từ đầu đến bỗng “sáng mắt ra”: nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
+ Đoạn 2: tiếp đến ô thứ 31 của bàn cờ: làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. 
+ Đoạn 3: còn lại: bày tỏ đối với vấn đề này.
- Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là gì?Theo dõi vấn đề tác giả đã sáng mắt ra về điều gì?
- Em hiểu thế nào về bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình?
(Dân số là gì? Gia tăng dân số ảnh hưởng đến xã hội như thế nào? Vấn đề này xã hội có quan tâm không?)
- Khi nói mình sáng mắt ra tác giả muốn điều gì ở bạn đọc ở văn bản này?
 (nhìn nhận sâu sắc hơn về KHHGĐ)
- Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình, tác giả đã lập luận và thuyết minh trên các ý chính nào, tương ứng với mỗi đoạn văn nào?
(nhìn nhận từ bài toán cổ, tính toán từ một chuyện trong kinh thánh, được nhìn nhận từ thực tế sinh sản của con người)
- Dựa vào phần thân bài em hãy tóm tắt nội dung của câu chuyện kén rể của nhà thông thái?
- Người viết dẫn chứng câu chuyện xưa nhằm mục đích gì?
- Ở đoạn b và c cách chứng minh của người viết có gì thay đổi?
- Em nhận xét gì về sự gia tăng dân số?
- Việc đưa nhiều con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước nhằm mục đích gì?
- Em thử thống kê những nước thuộc Châu Á và Châu Phi, nhận xét gì về sự gia tăng dân số ở hai châu lục này?
+ Thống kê:
TT
Nước
TL sinh/phụ nữ
1
2
3
4
5
6
Ru - an - đa
Xan - da - ni –a
Ma – đa – gat – xca
Nê – pan 
Ấn Độ
Việt Nam
8.1
6.7
6.6
6.3
4.5
3.7
(nước chậm phát triển là nước sinh con nhiều)
- Nhận xét gì về cách trình bày?
- Chiếu một số hình ảnh minh hoạ về hậu quả của gia tăng dân số như: thất nghiệp, thất học, bệnh tật, ùn tắc gaio thông, khói bụi
- Từ quan sát hình ảnh em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?
+ Tự trình bày.
-Việc tác giả nêu thêm một vài con số dự báo tình hình gia tăng dân số hiện nay và đến năm 2015 là hơn 7 tỉ người điều đó nói lên điều gì? Có tác dụng cảnh báo gì đối với người đọc?
-Tại sao Thái An lại dẫn lời độc thoại của Hăm lét? 
- Hãy trình bày cụ thể tình hình gia tăng dân số ở địa phương em? Em biết gì về dân số tỉnh ta hiện nay?
+ Trình bày kết quả sưu tầm ở nhà.
 - Nhận xét về cách lập luận của tác giả? Vấn đề Thái An muốn đề cập tới trong văn bản là gì?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết – luyện tập.
- Chỉ ra các giải pháp hạn chế sự gia tăng dân số?
+ Trình bày theo hiểu biết của mình.
I. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc - chú thích:
2. Thể loại:
3. Bố cục:
 (3 phần)
* Vấn đề: Nguy cơ và hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh trên Thế giới.
4. Phân tích:
 a. Câu chuyện kén rể:
 - Số thóc trong mỗi ô của bàn cờ tăng theo cấp số nhân với công bội là 2
 -> Tưởng ít hoá ra “có thể phủ kín bề mặt trái đất”
 => Tốc độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng.
b. Thực tế khả năng sinh con của phụ nữ:
 -> Một phụ nữ có khả năng sinh nhiều con – khó khăn thực hiện KHHGĐ
=> Những nước kém và chậm phát triển lại có tỉ lệ sinh con cao.
Kinh tế kém phát triển
3. Những hậu quả của sự bùng nổ dân số.
Bùng nổ dân số
Nghèo nàn, lạc hậu
Dân trí thấp
=> Vòng luẩn quẩn - kìm hãm sự phát triển của xã hội.
II. Tổng kết:
 * Ghi nhớ: Sgk/132.
III. Luyện tập:
 Bài 1/132
- Giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số. Bởi vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo.
- Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số.
- Vấn đề dân số gắn liền với con đường đói nghèo hay hạnh phúc
- Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh
4. Củng cố: Nhận xét sự gia tăng dân số ở nước ta trong biểu đồ dưới đây ( theo tính toán của FAO từ 1961 – 2005 )
5. Hướng dẫn – dặn dò:
 a. Bài học:
 Từ nội dung của văn bản, học sinh viết một đoạn văn nghị luận (5-7câu) với câu chủ đề “Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai của nhân loại, nhất là đối với các dân tộc còn nghèo nàn , lạc hậu” 
 b. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị bài “Chương trình địa phương ( phần Văn)”. Lập bảng danh sách các tác giả văn học ở địa phương cùng với các tác phẩm của họ. Sưu tầm một số tác phẩm hay viết về địa phương ( tỉnh Lâm Đồng )
****************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT49.doc