Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Kì I (chi tiết)

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Kì I (chi tiết)

 HỌC KÌ I

TUẦN 1 - TIẾT 1 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 S: Lê Anh Trà

G:

I - Mục tiêu bài học

1- Kiến thức:

- Học sinh thấy rõ vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh: đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị

2 - Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng - nghị luận

3 -Thái độ:

 -Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác và học sinh có ý thức tu dưỡng học

 tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại .

II - Phương tiện thực hiện

-Thầy: giáo án, SGK, TLTK, tranh về Bác

-Trò: đồ dùng học tập, vở soạn, vở ghi.

III - Cách thức tiến hành:

 -Nêu vấn đề, gợi mở, phân tích

 -Đàm thoại

IV - Tiến trình bài dạy:

A - Ổn định tổ chức

- Sĩ số:

 - Vắng:

B - Kiểm tra:

 - Việc soạn bài cùa học sinh

 - Sách vở

C Bài mới:

- Giới thiệu phong cảnh, nơi làm việc, nhà sàn của Bác ở phủ chủ tịch

- Khẩu hiệu: “ Sống.theo gương Bác Hồ vĩ đại” để khẳng định tầm vóc văn hoá của Bác: nhà yêu nước, nhà cách mạng, danh nhân văn hoá thế giới- đó chính là nét đẹp của phong cách HCM.

 

doc 433 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Kì I (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỌC KÌ I
TUẦN 1 - TIẾT 1 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH 
 S: Lê Anh Trà
G:
I - Mục tiêu bài học
1- Kiến thức: 
- Học sinh thấy rõ vẻ đẹp văn hoá trong phong cách sống và làm việc của chủ tịch Hồ Chí Minh: đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị
2 - Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng - nghị luận
3 -Thái độ:
 -Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác và học sinh có ý thức tu dưỡng học
 tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại .
II - Phương tiện thực hiện
-Thầy: giáo án, SGK, TLTK, tranh về Bác
-Trò: đồ dùng học tập, vở soạn, vở ghi.
III - Cách thức tiến hành:
 -Nêu vấn đề, gợi mở, phân tích
 -Đàm thoại
IV - Tiến trình bài dạy:
A - Ổn định tổ chức
- Sĩ số: 
 	- Vắng:
B - Kiểm tra: 
 	- Việc soạn bài cùa học sinh
 	- Sách vở
C Bài mới:
- Giới thiệu phong cảnh, nơi làm việc, nhà sàn của Bác ở phủ chủ tịch
- Khẩu hiệu: “ Sống......theo gương Bác Hồ vĩ đại” để khẳng định tầm vóc văn hoá của Bác: nhà yêu nước, nhà cách mạng, danh nhân văn hoá thế giới- đó chính là nét đẹp của phong cách HCM.
Hoạt động của thầy và trò
Kíên thức cơ bản
-Gv: hướng dẫn đọc: chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. 
-Giáo viên đọc đoạn đầu, gọi hs đọc tiếp, sau đó nhận xét cách đọc.
*GV treo tranh nhà sàn của Bác vả giới thiệu, hs theo dõi, quan sát
? Em hiểu gì về xuất xứ văn bản này ?
+Văn bản của Lê Anh Trà trích trong “Phong cách HCM, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong HCM và văn hoá Việt Nam” năm 1990.
?bất giác có nghĩa là gì?
+Một cách ngẫu nhiên, tự nhiên, ko dự định trước.
?Đạm bạc được hiểu như thế nào?
+Sơ sài, giản dị, không cầu kì bày vẽ
?Xác định thể loại và PTBĐ?
+Nghị luận ,CM
?Văn bản có thể chia làm mấy phần?
+ 3 phần:
-Từ đầu đến rất hiện đại: con đường hình thành và điều kỳ lạ của phong cách văn hoá HCM
-Tiếp đến hạ tắm ao: những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác
-Còn lại: bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá HCM
? HS đọc lại đoạn 1
?Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác như thế nào? tìm những câu văn tiêu biểu?
+It có vị lãnh tụ nào....như Bác Hồ.Khẳng định vốn tri thức sâu rộng của Bác
?Em có nhận xét gì về cách viết trên?
+So sánh
?Bằng con đường nào Bác có được vốn sống văn hoá ấy?
+Đi nhiều, có đk tiếp xúc trực tiếp với văn hoá nhiều nước,nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới, từ Đông sang Tây
+nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Hoa, Nga. Đó là công cụ giao tíêp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu văn hoá trên thế giới
+Có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc tới mức uyên thâm, vừa tiếp thu tinh hoa, vừa phê phán cái tiêu cực của chủ nghĩa tư bản
+Học trong công việc, trong lao động ở mọi nơi, mọi lúc.
? Vậy nhờ vào đâu mà Bác có con đường đến với vốn văn hoá như vậy?
+Học tập, lao động
?Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá HCM là gì?
+Ảnh hưởng quốc tế với văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người...rất phương Đông, rất hiện đại.
?Nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì?
+Đối lập: vĩ nhân- giản dị
?Chỗ độc đáo nhất trong phong cách HCM là gì?
+Sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, vĩ đại và bình dị, dân tộc và quốc tế.
?Tác giả dùng NT gì để làm nổi bật vẻ đẹp phong cách HCM?
I, Đọc và tìm hiểu chú thích:
1, Đọc
2, Chú thích:
*Tác giả
Lê Anh Trà
*Tác phẩm: Phong cách HCM 1990
*Chú giải
- Bất giác
- Đạm bạc
II-Tìm hiểu văn bản:
1-Thể loại và phương thức biểu đạt
- Kiểu loại:nghị luận
- Lập luận chứng mimh
2-Bố cục
* 3 phần:
-Từ đầu đến rất hiện đại
-Tiếp đến hạ tắm ao
-Còn lại
3- Phân tích:
a-Con đường hình thành phong cách văn hoá HCM
- vốn tri thức văn hoá của Bác rất sâu rộng
- cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định
- con đường:
+Bác đi nhiều nơi trên thế giới
+nói và viết nhiều thứ tiếng
+học hỏi toàn diện tới mức uyên thâm
+học trong công việc
=>vậy, phải nhờ vào sự dày công luyện tập, học hỏi suốt cuộc đời hoạt động gian truân của Bác
-Điều kì lạ trong phong cách văn hoá HCM là ảnh hưởng quốc tế-văn hoá dân tộc..=.> lối sống rất Việt Nam nhưng rất hiện đại.
- Nghệ thuật đối lập:cái vĩ nhân- giản dị.
-Chỗ độc đáo nhất là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại.
- NT: kể đan xen bình luận( có thể nói....HCM)
=> khắc sâu vốn tri thức văn hoá sâu rộng.
*Luyện tập:
?Em hiểu thế nào là phong cách?
+ là lối sống, cung cách sinh hoạt làm việc, hoạt động ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
?Trái với từ truân chuyên là gi?
+nhàn nhã.
?Vậy truân chuyên là gì?
+Gian nan, vất vả, nhọc nhằn.
?Chúng ta đã được học những văn bản nào nói về cách sống giản dị của Bác?
+Đức tính giản dị của Bác Hồ.
D-Củng cố: ?HS đọc lại văn bản.
?HS làm bài tập TN
?Hãy chỉ ra những con đường hình thành phong cách văn hoá HCM
+Đi nhiều , hiểu nhiều, giao tiếp nhiều
+Học nhiều, lao động nhiều 
E- Hướng dẫn học bài ở nhà
- Tìm ra vẻ đẹp phong cách HCM thể hiện trong cách sống và làm việc của Bác Hồ ( đọc kĩ đoạn 2)
- Phong cách văn hoá của Bác có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta
- Làm bài tập TN
-Giờ sau phân tích bài “Phong cách HCM ”.
TUẦN 1- TIẾT 2: 	PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
S: Lê Anh Trà
G:
I - Mục tiêu bài học(như tiết 1)
II -Phương tiện thực hiện
III - Cách thức tiến hành
IV - Tiến trình bài dạy
A- Ổn định tổ chức: 
B- Kiểm tra:
? Hãy nêu và phân tích con đường hình thành phong cách văn hoá HCM?
C- Bài mới:
.
1
2
- Gọi HS đọc đoạn 2,3 trong SGK
?Phong cách sống của Bác đuợc tác giả kể và bình luận trên những mặt nào?
+nơi ở: ngôi nhà sàn độc đáo của Bác ở Hà Nội với những đồ đạc mộc mạc, đơn sơ ( trong SGK)
+Trang phục: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
+bữa ăn
+cuộc sống một mình....
?Em đánh giá như thế nào về cách sống giản dị, đạm bạc của Bác?
+Đây là lối sống của người có văn hoá
+Đây không phải là cách tự thần thánh hoá làm khác đời, cũng không phải là lối sống khắc khổ mà là lối sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
?Tác giả sử dụng NT gì để làm nổi bật phong cách HCM
+ Kể và bình luận, so sánh.....
?Em hiểu gì về 2 câu thơ:
“Thu ăn măng....
.........................hạ tắm ao”
+Cách ăn ở giản dị, gần gũi với cuộc sống ở làng quê 
? Đọc bài thơ hoặc kể câu chuyện nói về cách ăn ở, lối sống giản dị của Bác?
+ Tức cảnh Pác Bó
+Đức tính giản dị của Bác Hồ
?Ý nghĩa cao đẹp của phong cách HCM là gì? phong cách của Người có gì giống và khác so với các vị danh nho thời xưa?
+Phong cách của Người như một tấm gương sáng cho mỗi chúng ta học tập.
+Giống các vị danh nho: không thần thánh hoá khác đời lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần.
+Khác: đây là cách sống của người cộng sản lão thành, 1 vị chủ tịch nước, 1linh hồn của dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
?Tác giả dùng nghệ thuật nào để làm nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách HCM?
+Kể ,bình
+Chọn lọc
+So sánh....
?Nêu nội dung văn bản 
+Sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại, dân tộc với nhân loại, vĩ đại với giản dị
+VD:Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị
 Mầu quê hương bền bỉ, đậm đà
 Giọng của Người....
 Thấm từng tiếng ấm.....
 Con nghe Bác....
 Tiếng ngày ........
 (Tố Hữu)
+VD:Nơi Bác ở sàn mây, vách gió
Sáng nghe chim rừng hót sau nhà
+VD: Anh dắt em vào cõi Bác xưa
 Đường xoài hoa trắng, nắng đu đưa
 Có hồ nước lặng sôi tăm cá
 Có bưởi, cam thơm, mát bóng dừa
3-Phân tích:(tiếp)
b-Vẻ đẹp của phong cách HCM trong cách sống và làm việc
-Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng chủ tịch HCM có một lối sống vô cùng giản dị
+Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ chỉ vài phòng làm việc và tiếp khách, họp bộ chính trị và ngủ...
+Trang phục: ít ỏi chiếc va li con với bộ quần áo...
+Ăn uống đạm bạc...
=>Đây là lối sống có văn hoá trở thành một quan điểm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
-Tác giả kết hợp giữa kể và bìnhluận, so sánh: chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào có cách sống giản dị lão thực như vây.
=>Ca ngợi, tự hào với vẻ đẹp phong cách HCM.
C- Ý nghĩa phong cách HCM
- Phải học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác là hoà nhập với khu vực nhưng phải giữ được bản sắc văn hoá dân tộc
- phong cách của Người bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống, cách di dưỡng tinh thần.
+cách sống của người cộng sản lão thành.
4- Tổng kết
a- Nghệ thuật
- Kết hợp kể và bình
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- So sánh đối lập
- Dùng dẫn chứng từ HV .
b-Nội dung:
Vẻ đẹp phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa cái vĩ đại với cái giản dị.
III- Luyện tập
Bài 1: Sưu tầm những thơ viết về phong cách HCM 
2- Bài 2: Cho hs làm bài tập TN
D-Củng cố:
?Vẻ đẹp của phong cách HCM là gì?
+Kết hợp hài hoà giữa truyền thống với hiện đại
?HS đọc ghi nhớ SGK
? SGK
?Ý nghĩa về phong cách HCM?
+Chúng ta phải học tập tấm gương đạo đức HCM
?Học tập tấm gương đạo đức HCM, chúng ta phải làm những gì?
-Cách ăn, ở, đồ dùng, sinh hoạtgiản dị
-Tiết kiệm, tránh lãng phí,
-Chăm học, chăm làm giúp đỡ cha mẹ, ông bà, các em nhỏ từ những việc nhỏ nhất.
-Đoàn kết yêu thương bạn bè, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
E-Hướng dẫn học bài:
- Học bài cũ
- Soạn bài2
-Tìm những mẩu chuyện, bài thơ viết về phong cách HCM.
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong bài phương châm hội thoại.
- Đọc lại truyện cười “Lợn cưới, áo mới” và trả lời câu hỏi bên dưới.
	-Kể tên những tấm gương tốt học tập và làm theo lời Bác dạy ở quê em.
...........................................................................................................................
TUẦN 1- TIẾT 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
S:
G:
I -Mục tiêu bài học:
1-Kiến thức:
	-Củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8, nắm được các phương châm hội thoại ở lớp 9.
2-Kĩ năng:
	-Tích hợp với văn bản “Phong cách HCM” và vận dụng những phương châm hội thoại trong giao tiếp.
3- Thái độ:
	-Giáo dục ý thức sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, viết văn cho HS
II -Phương tiện thực hiện:
	-Thầy: giáo án, bảng phụ, SGK, TLTK
 	-Trò: vở, SGK, sách tham khảo.
III-Cách thức tiến hành:
 	- Nêu vấn đề, phân tích.
 	 -Thảo luận nhóm, đàm thoại, tổng hợp.
IV- Tiến trình bài dạy:
A- Tổ chức: - sĩ số:
 - vắng:
 B- Kiểm tra: đồ dùng hs, SGK.
 C- Bài mới:
1
2
-GV treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc đoạn đối thoại (trang 8)
(bảng phụ)
? Câu trả lời của Ba có làm cho An thoả mãn không? vì sao ?
+Câu trả lời của Ba không làm cho An thoả mãn. Vì nó còn thiếu về mặt nghĩa.An muốn biết Ba học bơi ở địa điểm cụ thể nào đó chứ không phải An hỏi Ba bơi là gì?
?Vậy cần trả lời như thế nào cho đúng?
+Trả lời bơi ở địa điểm nào mới phù hợp câu hỏi của An.
?Từ bài tập 1 rút ra cho em bài học gì?
+khi giao tiếp không nên ... ời. Con người cảm giác như cũng đang cùng một nhịp với đất trời, tạo vật. Người ta nói Sang thu ít nhiều có dấu vết của Đường thi, Tống thi có lẽ một phần là vì thế. (1,5đ).
c-Kết luận (0,5đ): khẳng định lại những nội dung vừa trình bày ở trên hoặc gợi ra một hướng xem xét mới.
(Điểm làm tròn đến 0,5 theo nguyên tắc làm tròn)
D-Củng cố.
-Thu bài,
-Rút kinh nghiệm giờ làm bài.
E-Hướng dẫn học bài.
-Về nhà ôn tập những dàn bài đã củng cố ôn tập.
-Ôn lại kiến thức Tiếng Việt: các phép tu từ.
TUẦN 35- TIẾT 173 THƯ, ĐIỆN.
S:
G:
I-Mục tiêu bài dạy.
1-Kiến thức:
-Cần nắm được các tình huống sử dụng thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
-Nắm được cách viết thư một bức thư, bức điện.
2-Kĩ năng: 
-Rèn kĩ năng cho học sinh biết viết được một bức thư, điện.
3-Thái độ.
-Giúp học sinh có ý thức quan tâm chia sẻ hoặc động viên những người xung quanh ta khi họ có niềm vui hoặc nỗi buồn để viết thư thăm hỏi hoặc cổ vũ động viên.
II-Phương tiện thực hiện.
-Gv: giáo án, sgk, một số bức thư
-HS: vở ghi, sgk.
III-Cách thức tiến hành.
-Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, tìm hiểu
-Luyện tập.
IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức:
B-Kiểm tra:
C-Bài mới.
1
2
?Cho hs đọc bài tập tình huống.
?Trường hợp nào cần viết thư (điện)
+Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
?Có mấy loại thư, điện?
-Có hai.
? Mục đích của các loại thư, điện như thế nào?
- Khác nhau
?Cho hs đọc bài tập 1.
?Nội dung thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống và khác nhau như thế nào?
?Em có nhận xét gì về độ dài của thư điện?
-Ngắn gọn, rõ ràng.
?Trong thư, điện, tình cảm được thể hiện như thế nào?
-Bộc lộ trực tiếp cảm xúc.
?Lời văn của thư, điện có điểm nào giống nhau?
-Lời văn ngắn gọn, xúc tích.
?Nêu các bước viết thư (điện)?
-3 bước.
?Hs đọc bài tập 2.
?Lí do cần viết thư diện chúc mừng hoặc thăm hỏi?
? Suy nghĩ và cảm xúc của người gửi vói tin vui hoặc nỗi bất hạnh của người khác?
? Lời chúc mừng hoặc mong muốn của người gủi.
?Từ những bài tập trên, em rút ra bài học gì khi viết thư, điện?
?hs làm bài tập?
I-Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
1-Bài tập 1 (202)
-Những trường hợp có nhu cầu viết thư (điện) thăm hỏi và chúc mừng:
+Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
+Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
2-Bài tập 2.
a-Có hai loại chính:
-Thăm hỏi và chia vui.
-Thăm hỏi và chia buồn.
b-Khác nhau về mục đích:
-Thăm hỏi chia vui biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt của người nhận.
-Thăm hỏi chia buồn: động viên an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
II-Cách viết thư, điện chúc mừng và thăm hỏi.
1-Bài tập 1 (202)
-giống: đều bộc lộ cảm xúc của người viết.
-Khác: 
+điện thăm hỏi: chia sẻ, an ủi, động viên
+Điện chúc mừng: cổ vũ động viên, khích lệ.
-Bước 1: ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.
-Bước 2: ghi nội dung.
-Bước 3: ghi họ tên, địa chỉ người nhận.
2-Bài tập 2:Thử cụ thể hóa các nội dung sau đây bàng những cách diễn đạt khác nhau:
-Lí do cần viết thư diện chúc mừng hoặc thăm hỏi: bạn được khen thưởng vì đạt học sinh giỏi thành phố. Hoặc gia đình bạn bị gặp nỗi bất hạnh nào đó.
-Suy nghĩ và cảm xúc của người gửi vói tin vui hoặc nỗi bất hạnh của người khác
-Lời chúc mừng hoặc mong muốn của người gủi.
3-Kết luận: ghi nhớ sgk/204.
III-Luyện tập:
*Bài tập: viết một bức thư điện chúc mừng bạn mình nhân dịp bạn đạt thành tích cao trong học tập.
VD:
-Họ, tên, địa chỉ người nhận:
Nguyễn văn A....lớp....
-Nội dung: nhân dịp bạn đạt danh hiệu hs giỏi tỉnh tôi xin gửi tới bạn lời chúc mừng nồng nhiệt nhất. Chúc bạn luôn khỏe, học giỏi
-Họ tên, địa chỉ người gửi: Nguyễn văn B...lớp....
D-Củng cố: hs đọc ghi nhớ sgk.
-Nêu các bước viết thư, điện.
E-Hướng dẫn học sinh về nhà.
-Viết một bức thư, điện thăm hỏi gia đình bạn mình không may bị gặp cơn bão số 4 mất nhà cửa.
TUẦN 35- TIẾT 174 THƯ, ĐIỆN (tiếp).
S:
G:
I-Mục tiêu bài dạy.
1-Kiến thức:
-Cần nắm được các tình huống sử dụng thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
-Nắm được cách viết thư một bức thư, bức điện.
2-Kĩ năng: 
-Rèn kĩ năng cho học sinh biết viết được một bức thư, điện.
3-Thái độ.
-Giúp học sinh có ý thức quan tâm chia sẻ hoặc động viên những người xung quanh ta khi họ có niềm vui hoặc nỗi buồn để viết thư thăm hỏi hoặc cổ vũ động viên.
II-Phương tiện thực hiện.
-Gv: giáo án, sgk, một số bức thư
-HS: vở ghi, sgk.
III-Cách thức tiến hành.
-Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, tìm hiểu
-Luyện tập.
IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức:
B-Kiểm tra:
C-Bài mới.
1
2
?Dựa vào mẫu bài tập 1 sgk, em hãy viết một bức thư, điện chúc mừng thầy, cô giáo nhân dịp tết nguyên đán?
?Hãy chỉ ra các tình huống viết thư, điện chúc mừng hoặc thăm hỏi?
?Mỗi em viết một thư, điện chúc mừng người thân.
III-Luyện tập (tiếp):
1-Bài tập: dựa vào mẫu bài tập 1 sgk, hãy viết một bức thư, điện chúc mừng thầy, cô giáo nhân dịp tết nguyên đán?
a-Điện chúc mừng:
*Làm theo mẫu:
-Tổng công ti bưu chính viễn thông Việt Nam.
-Họ tên, địa chỉ người nhận: Nguyễn Văn A, làng....xã,... huyện....tỉnh
-Nội dung: Nhân dịp xuân Quý mùi, em xin chúc thầy, cô và toàn thể gia đình dồi dào sức khỏe, thành đạt và nhiều niềm vui
b-Điện chia buồn:
-Họ tên, địa chỉ người nhận: Trần Văn A. 
Quảng xương, Thanh Hóa.
-ND: Qua truyền hình được biết quê hương và gia đình bạn chịu nhiều tổn thất trong trận bão vừa qua, mình hết sức lo lắng. Xin gửi đến bạn và gia đình niềm cảm thông sâu sắc. Mong gia đình bạn nhanh chóng vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống.
-Người gửi: Nguyễn Văn B, Suối Hai, Ba vì, Hà Nội.
2-Bài tập 2: Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết thư, điện thăm hỏi hoặc chúc mừng?
-Chúc mừng: a, b, d, e
-Thăm hỏi: c
3-Bài tập 3: Mỗi người viết một bức thư, điện chúc mừng người thân.
D-Củng cố:
-hs nhắc lại các bước viết thư, điện.
-Nhắc lại các loại thư, điện.
E-Hướng dẫn học bài.
-Về nhà học kĩ các bước viết thư, điện.
-Ôn tập các kiểu bài tập làm văn để ôn thi vào cấp 3.
TUẦN 37 – TIẾT 175 TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
S:
G;
I-Mục tiêu bài học.
1-Kiến thức.
 -Qua bài viết củng cố lại nhận thức về truyện hiện đại, khắc phục được những nhược điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa.
2-Kĩ năng. 
 -Rèn kĩ năng sửa chữa, viết bài của bản thân nhận xét bài làm của bạn.
3-Thái độ.
 -Giáo dục ý thức tự giác làm bài, tự sửa sai trong bài kiểm tra của mình.
II-Phương tiện thực hiện.
 -Thầy: giáo án, bài kiểm tra văn của học sinh
 -Trò: vở ghi, sgk.
III-Cách thức tiến hành.
 -Chữa lỗi.
 -Chỉ ra nhược điểm cho học sinh.
IV-Tiến trình bài dạy.
A-Tổ chức.
BI-Kiểm tra: kết hợp trong giờ.
III-Bài mới.
1
2
-Gv nhận xét ưu điểm:
+Phần lớn các em làm được điểm TB trở lên.
+Nhiều bài đạt điểm khá giỏi
+Nhiều bài viết sạch sẽ, chữ viết đẹp, trình bày khoa học.
+Nhiều bài viết có sáng tạo.
-GV chỉ rõ nhược điểm:
+Những bài trắc nghiệm làm sai.
+Một số bài tự luận làm dài dòng, lan man.
+Một số bài bài làm còn thiếu.
+Một số bài làm phần tóm tắt còn thiếu.
+Mắc nhiều lỗi chính tả.
I-Nhận xét chung.
1-Đề bài.
-Có 3 câu tự luận.
2-Nhận xét:
*Ưu điểm.
*Nhược điểm.
II-Chữa lỗi.
Câu 1 (1,5đ)
-Về tác giả bài thơ Viếng lăng Bác:(1,0đ)
-Hoàn cảnh ra đời của bài thơ. (0,5đ)
Câu 2 (4,0đ), trong đó:
a-Chép chính xác câu thơ (hoặc khổ thơ) cho 0,25đ.
-Ghi chính xác tên tác giả 0,25đ
b-Viết một đoạn văn: Cần đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
*Về nội dung:
-Nêu được ấn tượng của bản thân về hình ảnh đất nước (0,25đ)
+Có bề dày lịch sử, vất vả, gần gũi, mang dáng vóc người mẹ, người chị tần tảo (câu thơ 1,2)
+Khiêm nhường (như vì sao chớ không phải như mặt trời)nhưng luôn hướng về tương lai, trường tồn bất tử.
-Đoạn văn có sử dụng phép lặp và câu chứa thành phần phụ chú (gạch chân): 1.0đ.
*Về hình thức:
-Viết đúng đoạn văn tổng phân hợp: các câu cùng phục vụ cho chủ đề chung, sắp xếp liền mạch, hệ thống và có đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, số câu phù hợp với yêu cầu đề bài.
-Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, chữ đầu viết hoa, lùi đầu dòng, chữ cuối có chấm qua hang. Các từ ngữ trong đoạn văn chính xác. Diễn đạt lưu loát.
Câu 3 (4,5đ).
1-Yêu cầu chung:
-Trình bày được cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa qua hai khổ thơ.
-Bài viết có cấu tạo 3 phần như đã nêu, độ dài không quá 1,5 trang giấy thi. Dùng từ ngữ chính xác, gợi hình, gợi cảm, viết câu, dựng đoạn hợp lí, diễn đạt lưu loát, phân tích thẩm bình sâu sắc, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, ít mắc lỗi chính tả.
2-Yêu cầu cụ thể:
a-Mở bài: giới thiệu được tác giả, tác phẩm và vấn đề sẽ cảm nhận (0,5đ).
b-Thân bài:tập trung trình bày cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa. Học sinh có nhiều cách cảm nhận nhưng phải thỏa mãn được một số ý cơ bản sau:
-Đó là một bức tranh quê hương yên bình và rất thơ mộng được cảm nhận bằng nhiều giác quan, bằng tình yêu và những rung động hết sức tinh vi: Hương ối lan vào không gian, phả vào trong gió, làn sương như giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động nơi đường thôn ngõ xóm, dòng song hiền hòa trôi đôi bờ quê hương, giữa những miền thương nhớ, những cánh chim vội vã gợi bao hoài niệm, bao liên tưởng lúc buổi hoàng hôn. Và đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” là một khẳng định thu đã đến thật rồi. (2,0đ)
-Đó là một bức tranh hài hòa về đường nét, màu sắc, âm thanh. Không gian được gợi lên cả ba chiều: rộng, cao, dài. Những cảnh vật được đưa vào trong bức tranh không nhiều nhưng hết sức tiêu biểu cho làng quê và điển hình cho thời điểm giao mùa. Mùa thu là mùa chuyển giao những động thái của tạo hóa, nó luôn vận hành trong uần ảo giữa cái đang qua và cái đang tới. Tất cả sự vật trong bức tranh đều chuyển động nhưng đó là những chuyển động hết sức nhẹ nhàng và sâu lắng. Đó là những chuyển động của làn hương ổi, của gió, của sương, của dòng song, của cánh chim. Ngay cả cái ‘vắt nửa mình” của đám mây mùa hạ cũng chỉ là sự chuyển dịch của chiếc cầu thiên nhiên bắc qua buồn vui, nỗi ấm lạnh của đời một con người nhiều tâm trạng những đã thiên về vãn xế. Bức tranh không thấy nói tới con người nhưng người đọc vẫn thấy ánh mắt và quan trọng là vẫn thấy tâm trạng của con người. Con người cảm giác như cũng đang cùng một nhịp với đất trời, tạo vật. Người ta nói Sang thu ít nhiều có dấu vết của Đường thi, Tống thi có lẽ một phần là vì thế. (1,5đ).
c-Kết luận (0,5đ): khẳng định lại những nội dung vừa trình bày ở trên hoặc gợi ra một hướng xem xét mới.
(Điểm làm tròn đến 0,5 theo nguyên tắc làm tròn)
D-Củng cố:
-Hs lưu ý đến những nhược điểm và sửa chữa.
-Chú ý đến đoạn văn nghị luận văn học.
E-Hướng dẫn học bài.
-Về ôn lại các đơn vị kiến thức và làm bài tập các bài tổng kết, ôn tập Tiếng Việt, Ngữ pháp...

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9 day du va hay nhat.doc