Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS Đạ M’rông

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS Đạ M’rông

Văn bản:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Trích – Lê Anh Trà)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến Thức:

 - Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 - Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kĩ năng:

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập

 - Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh

 

doc 216 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 1 đến tiết 90 - Trường THCS Đạ M’rông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	
TIẾT 1, 2
Ngày soạn:12.08.2011
Ngày dạy: 16.08.2011
Văn bản: 
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 (Trích – Lê Anh Trà)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập
 - Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 9A1......................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp bài mới.)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
	 Sống, chiến đấu, lao động và học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi thúc dục mọi chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của người, học tập theo gương sáng của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tiết 1
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
? Nêu hiểu biết của em về Chủ tịch Hồ Chí Minh?
? Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào ?
? Hãy cho biết văn bản được viết theo kiểu loại nào ? Vì sao ?
- HS trả lời cá nhân
- GV chốt 
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV : Đọc mẫu một đoạn .
- Gv hướng dẫn HS đọc : chậm, rõ ràng, mạch lạc
- Cho hs đọc một số từ khó ở phần chú thích.
? Văn bản trích trên có thể chia làm mấy phần, hãy nêu giới hạn và nội dung từng phần ? 
- HS trả lời.
- GV nhận xét .
- HS đọc đoạn 1.
? Vốn văn hoá tri thức của Bác được đánh giá khái quát như thế nào ? tìm những hình ảnh, câu văn đó ?
? HS trong lời bình về Bác tác giả đã sử sụng biện pháp nghệ thuật nào ? . Hãy nêu tác dụng ? 
? Do đâu, bằng cách nào Hồ Chí Minh lại có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng như vậy ? .
- HS lần lượt trả lời.
? Vốn tri thức văn hoá đó có thể có ở mọi người không và vì sao?
? Em hãy cho biết điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì ?
? Em hiểu phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà văn hoá phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại như thế nào ?
- HS trả lời .
- GV chốt lại vấn đề.
- HS đọc văn bản 
 ? Cho biết phong cách sống Hồ Chí Minh được tác giả bình luận qua câu văn nào ?
 ? Nhận xét về lối bình luận của Lê Anh Trà?
- Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế đã tạo nên sức thuyết phục
 Tiết 2
* Hoạt động 1 Tìm hiểu vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác
- HS đọc đoạn 2.
? Tìm những chi tiết chứng minh cho lối sống giản dị thanh cao của Bác.
Gv gợi ý: Chổ ở, trang phục, ăn uống, sống ntn
? Từ đó tác giả đã bình luận và so sánh liên tưởng đến cách sống của ai ? 
GV : - Nguyễn Trãi : 
 Thu ăn măng trúc....
 Xuân tắm .....
 - Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 : Ao cạn vớt bèo cấy muống
 Đìa thanh phát cỏ ươm sen.
GV : Sinh thời HCM đã từng nói : “ Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc.....trẻ mục đồng.”
* Hoạt động 2 . Tìm hiểu ý nghĩa cuả phong cách sống của Bác
- HS đọc đoạn 3.
- HS trình bày ý nghĩa của phong cách sống Hồ Chí Minh.
- HS trao đổi thảo luận.
? Điểm gì giống với các vị danh nho ?
? Điểm gì khác với các vị danh nho.?
- HS đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV : Kết luận. 
? Để làm rõ , nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh, người viết dùng các biện pháp nghệ thuật nào?
? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản ?
? Sau khi đọc song văn bản em có suy nghĩ gì về con người, cuộc đời của Bác.
* Hoạt động 3 Hướng dẫn tự học
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Đọc bài các phương châm hội thoại.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: 
Hồ Chí Minh ( SGK/7 T2)
2. Tác phẩm
Văn bản trích từ bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị của Lê Anh Trà, in trong tập Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam , Viện văn hoá và xuất bản Hà Nội 
3. Thể loại:Văn bản nhật dụng 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc, tìm hiểu chú thích
2.Tìm hiểu văn bản .
a. Bố cục : 3 phần.
+ P1 : Từ đầu ....rất hiện đại.
+ P2 : Lần đầu tiên ...tắm ao.
+ P3 : đoạn còn lại.
b. Phân tích.
b1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh
- Vốn văn hoá tri thức của Hồ Chí Minh được khẳng định rất sâu rộng và phong phú 
- Nguyên nhân :
+ Đi nhiều, tiếp xúc nhiều nền văn hoá.
+ Nói viết thành thạo nhiều ngoại ngữ.
+ Có ý thức học hỏi toàn diện sâu sắc.
+ Học mọi nơi mọi lúc.
à Nhờ thiên tài, dầy công học tập.
- Điều kì lạ nhất : Những ảnh hưởng văn hoá quốc tế và văn hoá dân tộc trở thành một nhân cách rất Việt Nam.
* Tiểu kết: Lối sống bình dị rất Việt Nam những rất mới rất hiện đại. Đó là truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế.
b2. Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Hồ Chí Minh.
- Chỗ ở : Ngôi nhà sàn độc đáo cảu Bác ở Hà Nội, đồ đạc mộc mạc đơn sơ.
- Trang phục : áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Ăn uống : đạm bạc.
- Sống ; một mình , không xây dựng gia đình.
à Đạm bạc, thanh cao.
à Phong cách sống Hồ Chí Minh rất giản dị
b3. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh.
- Điểm gióng các vị danh nho : Không tự thần thánh hoá, tự làm cho khác người mà là cách di dưỡng tinh thần.
- Khác các vị danh nho : Đây là lối sống của một chiến sĩ , lão thành cách mạng, linh hồn của dân tộc Việt Nam.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuât.
- Sử dụng phép phân tích, chứng minh chặt chẽ kết hợp lời bình.
- So sánh.
b. Nội dung .
- Khẳng định, ngợi ca phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 Hãy kể một mẩu chuyện hoặc đọc một bài thơ viết về Bác thể hiện lối sống giản dị thanh cao.
E. RÚT KINH NGHIỆM.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 1	
TIẾT 3
Ngày soạn:14.08.2011
Ngày dạy: 18.08.2011
Tiếng Việt : 
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được các phương châm về lượng và chất. Trong giao tiếp.
 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và chất.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp.
 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tự hào về tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận, thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 9A1..................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện
 3. Bài mới: 
Giới thiệu bài:Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1 Tìm hiểu chung
HS quan sát ví dụ trên bảng phụ.
? Câu trả lời của Ba có làm cho An thoả mãn không? Vì sao?
? Muốn cho người nghe hiểu thì người nói phải nói điều gì ? Cần chú ý gì ?
HS đọc , kể ví dụ 2.
? Vì sao truỵện lại gây cười?
? Qua đây , trong giao tiếp, người hỏi và người trả lời cần chú ý gì ?
HS trao đổi thảo luận.
? Đại diện nhóm trình bày và nhận xét lẫn nhau.
GV: Kết luận. 
HS đọc văn bản trên bảng phụ.
? Truyện cười phê phán thói xấu gì?
? Em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau.
- GV: Kết luận. 
* Hoạt động 2 . Luyện tập
HS đọc đề bài và xác định yêu cầu 
HS làm bài tập cá nhân, phát biểu
GV : Kết luận.
HS đọc đề bài và xác định yêu cầu 
HS làm bài tập theo nhóm, trình bày
GV : Kết luận.
HS đọc đề bài và xác định yêu cầu 
HS làm bài tập cá nhân
GV : Kết luận.
* Hoạt động 3. Hướng dẫn tự học
HS nhắc lại nội dung bài học.
HS kể một câu chuyện mà nội dung đã vi phạm phương châm hội thoại đã học
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Phương châm về lượng.
Ví dụ 1.
- Không thoả mãn vì mơ hồ về ý nghĩa.
- An muốn biết Ba tập bơi ở địa điểm nào chứ không hỏi bới là gì?
* Chú ý câu hỏi : 
- Là gì ?
- Như thế nào ?
- Ở đâu ?
Ví dụ 2.
- Câu hỏi thừa : cưới.
- Câu trả lời thừa : áo mới.
* Chú ý : 
Hỏi, trả lời phải đúng mực, không thừa, không thiếu.
* Ghi nhớ.( SGK ).
2. Phương châm về chất.
Ví dụ 1.
- Phê phán tính khoác lác, nói những điều mà chính mình không tin.
* Chú ý : 
Đừng nói những gì mình không tin.
* Ghi nhớ.( SGK ).
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1/10.
a, ...........nuôi ở nhà.
b, ...........có hai cánh.
Bài tập 2 /10.
a, Nói có sách, mách có chứng.
b, Nói dối.
c, Nói mò.
d, Nói nhăng nói cuội.
Bài tập 3 /10.
- Vi phạm phương châm về lượng : “Rồi có nuôi được không.”
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- HS học thuộc ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập 4, 5 / 11 
- HS kể một câu chuyện mà nội dung đã vi phạm phương châm hội thoại đã học
E. RÚT KINH NGHIỆM.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 1	
TIẾT 4
Ngày soạn:14.08.2011
Ngày dạy: 18.08.2011
	Tập làm văn :
 SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG
VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - HS hiểu được vai trò của một số biện pháp NT trong văn bản thuyết minh
 - Tạo lập được văn bản  ... m bếp lên chưa?” 
Xa vòng tay chăm chút cuả bà để đến vơí chân trơì mới, chính tình cảm cuả hai bà chaú đã sưởi ấm lòng tác giả trong cái muà đông lạnh giá cuả nước Nga. Đứa cháu nhỏ cuả bà ngàu xưa giờ đã trưởng thành nhưng trong lòng vần luôn đinh ninh nhớ về góc bếp, nới nắng mưa hai bà cháu có nhau. Đưá cháu sẽ không bao giờ quên và chẳng thể nào quên được vì đó chính là nguồn cội, là nơi mà tuổi thơ cuả đưá chaú đã được nuôi dưỡng để lớn lên từ đó. 
Qua bài thơ, bạn sẽ hình dung thấy ngay hình ảnh bếp lửa hồng và dáng người bà lặng lẽ ngồi bên. Bếp lửa là hình ảnh đẹp nhằm gợi tả sự ấm áp của gia đình đối với mỗi người. Bài thơ "Bếp lửa” sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc nhờ sức truyền cảm sâu sắc cuả nó. Bài thơ đã khơi dậy trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, với những người đã tô màu lên tuổi thơ trong sáng cuả ta.
IV. GV CHO HS LÀM THỬ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ NĂM HỌC 2010 - 2011
Câu 1: (2 điểm ) 
Nêu cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Lấy một ví dụ về cách dẫn trực tiếp.
Câu 2: (2 điểm ) 
Tóm tắt đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (khoảng mười dòng).
Câu 3: (6 điểm )
Dựa vào tác phẩm "Làng" (Kim Lân), hãy đóng vai nhân vật ông Hai để kể lại đoạn truyện miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
TUẦN 18 
TIẾT 88,89
Ngày soạn: 09 - 12 - 2011
Ngày dạy: 19 - 12 - 2011
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 	- Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng trong chương trình học kỳ I, với những nội dung: Văn bản, tiếng Việt, tập làm văn nhằm mục đích đánh giá sự nhận biết và thông hiểu mà học sinh đạt được trong học kì I
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức: Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
- Cách thức tổ chức kiểm tra: học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm + phần tự luận 
(120 phút)
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Các chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình phần Ngữ văn 9, học kỳ 1: Văn bản, tiếng Việt, tập làm văn
- Xác định khung ma trận.
 Cấp độ
Phân môn
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ 
thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Văn bản:
- Lặng lẽ Sa Pa
Hs biết viết đoạn văn liên hệ bản thân
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm: 3
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm: 3
Tiếng Việt:
- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
- Hs nêu được k/n
- Biết vận
dụng kiến thức để chuyển 2 câu thành hai cách nói.
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm: 2
Tập làm văn:
Viết được bài văn nêu cảm nhận về nhân vật
Tổng số câu: 3
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 2
Số điểm: 5
Tỉ lệ:50%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Tổng số câu: 3
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: 
a.Thế nào là lời dẫn trực tiếp?
b. Chuyển câu sau đây theo hai cách trực tiếp và gián tiếp:
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẻ cho người ta đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta.
 ( Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
Câu 2: Học văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, tác giả đã ca ngợi con người lao động bình thường mà lặng lẽ, đang ngày đêm âm thầm làm việc cống hiến hết mình cho đất nước trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc.
Em hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu nêu lên trách nhiệm của bản thân góp phần vào việc xây dựng đất nước trong thời kì hoà bình.
Câu 3: Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
CÂU
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐIỂM
Câu 1
a.Thế nào là lời dẫn trực tiếp?
b. Chuyển câu sau đây theo hai cách trực tiếp và gián tiếp:
 Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẻ cho người ta đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta.
 (Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
a. Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của con người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dẫu ngoặc kép.
b.- Trong cuốn Tiếng nói văn nghệ, tác giả Nguyễn Đình Thi nói: “ Nghệ thuật.chúng ta” -> Cách dẫn trực tiếp
 - Khi bàn về nghệ thuật trong cuốn Tiếng nói của văn nghệ, tác giả Nguyễn Đình Thi nói rằng nghệ thuậtchúng ta
1 điểm
Câu 2
Học văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, tác giả đã ca ngợi con người lao động bình thường mà lặng lẽ, đang ngày đêm âm thầm làm việc cống hiến hết mình cho đất nước trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc.
Em hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu nêu lên trách nhiệm của bản thân góp phần vào việc xây dựng đất nước trong thời kì hoà bình.
a. Yêu cầu về mặt kĩ năng.
- Đoạn văn dài từ 7 đến 10 câu, tạo được sự liên kết, trình bày đúng yêu cầu về cách viết đoạn văn.
- Lập luận chặt chẽ, viết đúng chính tả, chữ viết cẩn thận.
b. Yêu cầu về kiến thức
HS dựa vào văn bản Lặng lẽ Sa Pa để nêu trách nhiệm của bản thân.. Có thể có các ý sau:
Có niềm tin vào cuộc sống và lòng say mê lao động
Luôn phấn đấu, ra sức học tập, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nâng cao tinh thần tự họcđể hoàn thiện bản thân
Trau dồi lí tưởng, sống chân thành, sống hoà hợp yêu thương mọi người
Ý thức trách nhiệm sẳn sàng dấn thân, hi sinh cho lẽ phải, công lí.
0.75đ
3.5đ
0.75đ
Câu 3
Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
a. Yêu cầu chung
Đề yêu cầu cảm nhận về nhân vật ông Hai với tình yêu làng và tình yêu quê hương, đất nước. Hs cần dựa vào một số chi tiết, sự việc, tình huống truyện, diễn biến tâm lí của nhân vậtđể làm nổi bật vẻ đẹp nội tâm nhân vật.
Bài làm đảm bảo bố cục 3 phần rõ rang, chữ viết sạch đẹp, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sang, các ý lô gích chặt chẽ.
b. Yêu câù cụ thể
Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
+ Giới thiệu về nhân vật ông Hai.
Thân bài:
+ Tinh thần yêu nước được bộc lộ ở tình hưống truyện đặc sắc, tin làng chợ Dầu theo giặc từ miệng của những người dưới xuôi lên, tình huống rất gây cấn và bất ngờ và làm nổi bật được tình yêu làng của nhân vật ông Hai
+ Tin dữ ấy đã dẫn đến xung đột nội tâm gay gắt
+ Ông Hai sững sờ, ngach nhiên ( cổ lão nghẹn ắng laị, da mặt tê rân rân, lặng đi tưởng như không thở được, giọng nhạt hẳn, cúi gằm mặt mà đi.
+ Nỗi sợ hãi thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng nhân vật ( về nhà ông nằm vật ra dường, tủi thân nhìn đàn con, kiểm điểm từng người trong óc, không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngóng binh tình, chột dạ, gắt gỏng vô cớ với vợ, nơm nớp lo sợ)
+ Cuối cùng ông dứt khoát lựa chọn “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” Mặc dù vậy ông vẫn không nguôi tình cảm với làng quê nên đàng thủ thỉ với đứa con nhỏ.
+ Khi nghe tin cải chính ông vui sướng hả hê, tự hào vì mình đã góp phần vào kháng chiến.
Nhân vật ông Hai là nhân vật tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời chống Pháp 
Kết bài: + Khẳng định tình yêu làng của nhân vật ông Hai
 + Liên hệ bản thân.
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
TUẦN 18 
TIẾT 90
Ngày soạn: 09 - 12 - 2011
Ngày dạy: 27 - 12 - 2011
 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Giúp hs thấy được những lỗi của mình mắc phải trong bài làm của mình. Từ đó có hướng khắp phục trong học kỳ 2.
- GV chọn một số bài tiêu biểu có nội dung hay cũng như bài nội dung còn chưa đạt đọc dể hsvà GV cùng sửa chữa. 
B. CHUẨN BỊ: 
Gv: bài kiểm tra học kì 1, đáp án.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định : Lớp 9A1
 2. Tiến hành trả bài
I. ĐỀ BÀI
Gv viết đề bài lên bảng lần lượt nêu đáp án để học sinh nắm nội dung của từng câu hỏi
Câu 1: 
a.Thế nào là lời dẫn trực tiếp?
b. Chuyển câu sau đây theo hai cách trực tiếp và gián tiếp:
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẻ cho người ta đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta.
 ( Tiếng nói văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
Câu 2: Học văn bản “ Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long, tác giả đã ca ngợi con người lao động bình thường mà lặng lẽ, đang ngày đêm âm thầm làm việc cống hiến hết mình cho đất nước trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc.
Em hãy viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu nêu lên trách nhiệm của bản thân góp phần vào việc xây dựng đất nước trong thời kì hoà bình.
Câu 3: Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
II. ĐÁP ÁN
Câu 1: 
a. Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của con người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dẫu ngoặc kép.
b.- Trong cuốn Tiếng nói văn nghệ, tác giả Nguyễn Đình Thi nói: “ Nghệ thuật.chúng ta” -> Cách dẫn trực tiếp
 - Khi bàn về nghệ thuật trong cuốn Tiếng nói của văn nghệ, tác giả Nguyễn Đình Thi nói rằng nghệ thuậtchúng ta
Câu 2:
HS dựa vào văn bản Lặng lẽ Sa Pa để nêu trách nhiệm của bản thân.. Có thể có các ý sau:
Có niềm tin vào cuộc sống và lòng say mê lao động
Luôn phấn đấu, ra sức học tập, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nâng cao tinh thần tự họcđể hoàn thiện bản thân
Trau dồi lí tưởng, sống chân thành, sống hoà hợp yêu thương mọi người
Ý thức trách nhiệm sẳn sàng dấn thân, hi sinh cho lẽ phải, công lí.
Câu 3:
Mở bài:
+ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
+ Giới thiệu về nhân vật ông Hai.
Thân bài:
+ Tinh thần yêu nước được bộc lộ ở tình hưống truyện đặc sắc, tin làng chợ Dầu theo giặc từ miệng của những người dưới xuôi lên, tình huống rất gây cấn và bất ngờ và làm nổi bật được tình yêu làng của nhân vật ông Hai
+ Tin dữ ấy đã dẫn đến xung đột nội tâm gay gắt
+ Ông Hai sững sờ, ngach nhiên ( cổ lão nghẹn ắng laị, da mặt tê rân rân, lặng đi tưởng như không thở được, giọng nhạt hẳn, cúi gằm mặt mà đi.
+ Nỗi sợ hãi thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng nhân vật ( về nhà ông nằm vật ra dường, tủi thân nhìn đàn con, kiểm điểm từng người trong óc, không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà nghe ngóng binh tình, chột dạ, gắt gỏng vô cớ với vợ, nơm nớp lo sợ)
+ Cuối cùng ông dứt khoát lựa chọn “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù” Mặc dù vậy ông vẫn không nguôi tình cảm với làng quê nên đàng thủ thỉ với đứa con nhỏ.
+ Khi nghe tin cải chính ông vui sướng hả hê, tự hào vì mình đã góp phần vào kháng chiến.
Nhân vật ông Hai là nhân vật tiêu biểu cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta thời chống Pháp 
Kết bài: + Khẳng định tình yêu làng của nhân vật ông Hai
 + Liên hệ bản thân.
III. NHẬN XÉT ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM BÀI LÀM CỦA HS
+ Ưu điểm: Nhìn chung các em có học bài nên phần lớn đều đạt điểm trên trung bình, câu 1 hầu như làm đúng câu a, câu 2 các em đã biết liên hệ bản thân, câu 3 các em làm tương đối tốt.
+ Nhược điểm: Câu 1 hầu như cả lớp chỉ được một vài bạn làm đúng câu b, còn lại chưa làm được. Câu 2 các em liên hệ bản thân chưa sâu, chưa biết đưa những đặc điểm nỗi bật tính cách của nhân vật anh thanh niên để từ đó liên hệ bản thân, câu 3 nhiều em viết chưa có bố cục rõ rang, còn sai lỗi chính tả, các em chưa biết đưa dẫn chứng vào bài làm mà hầu như viết nêu cảm nhận suông
IV. TRẢ BÀI KIỂM TRA, HỌC SINH SỬA LỖI – RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9 ki 1 2012.doc