Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 106 đến tiết 115

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 106 đến tiết 115

Tuần 23, Tiết 106-107

CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN

CỦA LA PHÔNG TEN

A. MỤC TIÊU:Giúp hs:

- Hiểu tác dụng của bài nghị luận văn chương đã dùng.

- Biện pháp so sánh 2 hiện tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phôngten với những dòng viết của nhà khoa học Buy-phông về hai con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.

- Tích hợp TV bài: Các thành phần biệt lập,TLV bài: Nghị luận văn học

1.Kiến thức:

- Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.

- Cách lập luận của tác giả trong văn bản.

2.Kĩ năng:

- Đọc hiểu một văn bản dịch về văn chương

- Nhận ra và phân tích được các yếu tố lập luận ( luận điểm, luận cứ, luận chứng trong văn bản.

3. Thái độ:

- Căm ghét hành động độc ác của chó sói đối với chú cừu.

- Thấy được yếu tố nghị luận trong văn bản thơ

B. CHUẨN BỊ:

 *GV: Bài soạn, tranh minh hoạ

 *HS: Vở soạn, vở BTNV

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 106 đến tiết 115", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/1/ 2012 
Tuần 23, Tiết 106-107
CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN
CỦA LA PHÔNG TEN
A. MỤC TIÊU:Giúp hs: 
- Hiểu tác dụng của bài nghị luận văn chương đã dùng.
- Biện pháp so sánh 2 hiện tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phôngten với những dòng viết của nhà khoa học Buy-phông về hai con vật ấy nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
- Tích hợp TV bài: Các thành phần biệt lập,TLV bài: Nghị luận văn học
1.Kiến thức:
- Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
- Cách lập luận của tác giả trong văn bản.
2.Kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn bản dịch về văn chương
- Nhận ra và phân tích được các yếu tố lập luận ( luận điểm, luận cứ, luận chứng trong văn bản.
3. Thái độ:
- Căm ghét hành động độc ác của chó sói đối với chú cừu.
- Thấy được yếu tố nghị luận trong văn bản thơ
B. CHUẨN BỊ:
 *GV: Bài soạn, tranh minh hoạ
 *HS: Vở soạn, vở BTNV
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
*Hoạt động 1 - Kiểm tra bài cũ: 
- Trong bài “Chuẩn bị.”, tác giả Vũ Khoan đã chỉ ra những điểm mạnh, yếu nào của con người VN? Em có nhận xét gì về thái độ, cách dùng từ của tác giả khi nêu vấn đề này?
*Hoạt động 2 – Giới thiệu bài
Ở lớp 8, các em đã được học một văn bản nghị luận mang tính xã hội của nhà văn Pháp. Hãy cho biết đó là tác phẩm nào? (HS trả lời: Đi bộ ngao du). Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản nghị luận của một nhà nghiên cứu văn học Pháp: Hi –pô-lit-Ten.
*Hoạt động 3 – Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
* HD tìm hiểu chung
HS đọc phần chú thích trong SGK về tác giả
- Nêu những nét khái quát về tác giả?
- Nêu xuất xứ của tác phẩm?
-Văn bản viết theo phương thức nào?
Phân biệt cho HS:
- Nghị luận xã hội.
- Nghị luận văn chương.
GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi HS đọc tiếp.
Chú ý phân biệt giọng đọc: những đoạn nghị luận cần đọc rõ ràng,rành mạch, khúc triết; những đoạn thơ trích cần đọc giọng đọc của cừu non khác giọng đọc của chó sói.
- Văn bản có bố cục mấy phần?
GV lưu ý HS : Đoạn trích thơ (phần đầu văn bản) không nằm ngoài mạch nghị luận.
- Em hãy đối chiếu hai phần ấy để tìm ra điểm chung trong cách lập luận của tác giả.
Nhận xét: Trong cả hai phần, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về 2 con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông để đối chiếu so sánh.
GV yêu cầu HS tìm ý kiến của Buy - Phông viết về 2 con vật ấy?
Con cừu: “Chính vì sự sợ hãi ấy chó bị xua đi”.
Chó sói :“Chó sói bị thù ghét chết rồi thì vô dụng”.
- Cả 2 phần tác giả đều triển khai mạch nghị luận theo trật tự nào?
Nghị luận theo trình tự 3 bước:
+ Dưới ngòi bút của La Phôngten
+ Dưới ngòi bút của Buy-phông
+ Dưới ngòi bút của La Phông ten
Tác giả đã nhờ La Phông ten tham gia mạch nghị luận của ông, vì vậy bài văn nghị luận trở nên sinh động hơn.
HD Đọc- hiểu văn bản
HS đọc toàn bộ văn bản.
- Dưới con mắt của nhà khoa học, hai con vật đó hiện lên như thế nào?
HS thảo luận.
Gợi ý:
- Buy-Phông viết về loài cừu như thế nào?
Cừu: Vì sợ hãi mà hay tụ tập thành bầy. Chỉ một tiếng động nhỏ bất thường chúng nháo nhào co cụm lại sợ sệt lại còn hết sức đần độn vì không biết tránh nỗi nguy hiểm muốn bắt chúng di chuyển  cần phải cần có một con đầu đàn bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi. 
- Chó sói được Buy- phông miêu tả ra sao?
Thù ghét mọi sự kết bạn kết bè Nhiều chó sói tụ hội với nhau nhằm để tấn công một con vật to lớn Khi cuộc chiến đã xong xuôi, chúng quay về với sự lặng lẽ và cô đơn của chúng.Tóm lại bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng  nó thật đáng ghét, lúc sống thì có hại, chết rồi thì vô dụng
- Khi viết về loài cừu và chó sói, Buy-Phông căn cứ vào đâu? Viết như vậy có đúng hay không?
- Vì sao Buy-Phông lại không nói đến sự thân thương của loài cừu và nỗi bất hạnh của loài chó sói?
- Không nhắc đến sự bất hạnh của loài chó sói vì: Đấy không phải đặc trưng cơ bản của nó mọi nơi mọi lúc.
HS đọc bài thơ của La Phôngten, sau đó thảo luận câu hỏi 3 trong SGK.
- Để xây dựng hình ảnh con cừu trong thơ ngụ ngôn, La-Phông-ten đã làm như thế nào?
- Tác giả đã đặt chú cừu non bé bỏng vào hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối.
- Nhận xét về cách lựa chọn đối tượng của La Phôngten và cách khắc hoạ tính cách?
- Dựa vào nét tính cách đặc trưng của loài cừu: nhút nhát.
Khắc hoạ tính cách qua:
- Thái độ
- Ngôn từ
- Đặc điểm vốn có của loài cừu: hiền lành, nhút nhát, không hại ai.
- Tìm chi tiết minh hoạ?
Gặp chó sói:
- Cừu gọi: “bệ hạ”, xưng “kẻ hèn này”.
- Ra sức thanh minh cho mình chứng tỏ vô tội:
+ Không uống nước ở dòng suối.
+ Không nói xấu sói vì chưa ra đời.
+ Không có anh em.
Thế nhưng cừu vẫn bị sói tha vào rừng ăn thịt.
- Qua cuộc đối thoại với chó sói em cảm nhận được gì về cừu non?
Ý thức là kẻ yếu nên hết sức nhún nhường tới mức nhút nhát.
- Nhờ đâu mà La Phôngten viết được như vậy?
- Cách miêu tả của La Phôngten và cách miêu tả của BuyPhông về loài cừu có gì khác nhau?
HS trả lời, nhận xét.
- La Phôngten viết về loài cừu sinh động như vậy là nhờ có trí tưởng tượng phóng khoáng và tình yêu thương loài vật.
- Là cách sáng tác phù hợp với đặc điểm của chuyện ngụ ngôn - nhân hoá con cừu non là có suy nghĩ, nói năng, hành động giống con người, khác với cách viết của Buyphông
- Để xây dựng hình tượng chó sói, nhà thơ đã làm như thế nào?
- Chó sói đói meo gầy giơ xương đi kiếm mồi. Gặp chú cừu non đang uống nước - muốn ăn thịt nhưng giấu tâm địa kiếm cớ bắt tội trừng phạt cừu.
- Những điều vô lý ấy nói điều gì?
Chó sói xuất hiện kiếm cớ gây sự với cừu non bên dòng suối:
-Làm đục nước nguồn trên(dù cừu uống nước nguồn dưới).
- Nói xấu ta năm ngoái (dù khi đó cừu còn chưa sinh).
- Anh của cừu nói xấu (dù cừu chỉ có một mình)
- Lời nói của sói thật vô lý. Đó là lời lẽ của kẻ gian ngoan, xảo trá, ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu.
- La Phôngten đã dựa trên cơ sở nào để khắc hoạ tính cách của sói?
HS thảo luận, trả lời.
- Dựa trên đặc tính săn mồi của sói: ăn tươi nuốt sống những con vật nhỏ bé yếu hơn mình (giống nhận xét của BuyPhông).
Thảo luận: Hình tượng chó sói trong bài thơ của La-Phông-ten phần nào có thể xem là một gã đáng cười nhưng chủ yếu là một kẻ đáng ghét. Hãy chứng minh ý kiến đó.
- H- Ten nhận xét như thế nào về sói trong bài thơ của LaPhôngten?
- So sánh cách viết về sói và cừu của 2 tác giả BuyPhông và La Phôngten. Từ đó rút ra nhận xét về đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.
HS thực hiện.
- Từ cách viết của LaPhôngten, tác giả so sánh sự khác biệt giữa hai cách viết của BuyPhông và La Phôngten nhằm mục đích gì?
 HS thảo luận, trả lời.
La Phôngten kể về điều đó:
Trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh, chỉ là một gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn đòn.
 “Dạ trống không, sói chợt tới nơi,
Đói, đi lảng vảng kiếm mồi,
Thấy chiên, động dại bời bời thét vang”
-Buy phông:
+ Đối tượng : loài cừu và loài sói chung
+ Cách viết: Nêu lên những đặc tính cơ bản một cách chính xác.
+ Mục đích: Làm cho người đọc tháy rõ đặc trưng cơ bản của hai loài cừu và sói.
- La Phôngten
+ Đối tượng: Một con cừu non, một con sói đói meo gầy giơ xương.
+ Cách viết: Dựa trên một số đặc tính cơ bản của loài vật, đồng thời nhân hoá loài vật như con người.
+ Mục đích : Xây dựng hình tượng nghệ thuật (Cừu non đáng thương, Sói độc ác, đáng ghét).
Cùng viết về những đối tượng giống nhau, từ đó nêu bật đặc trưng sáng tác nghệ thuật.
- Nêu mục đích lập luận của H. Ten?
*HD tổng kết
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
*HD Luyện tập
Bài tập 1:
- Qua phân tích bài văn, em hiểu thêm đặc trưng nào của sáng tác nghệ thuật?
Bài 2:
-Vấn đề chủ yếu được đem ra nghị luận trong bài” chó sói và cừu..” là:
A.Thơ ngụ ngôn của La phông ten
B.Đặc trưng cơ bản của hai con vật: cừu và chó sói
C.Hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông –ten
D. Hình tượng chó sói và cừu dưới mắt nhà khoa học Buy-Phông
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả, tác phẩm: 
-Hi-pô-lít Ten (1828-1893), là một triết gia - sử gia- nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
- Văn bản được trích từ chương II Trong công trình nghiên cứu văn học: “La-Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông”
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận văn chương.
2. Đọc, chú thích
- Đọc văn bản.
- Chú thích
(SGK )
3.Bố cục
Văn bản được chia làm 2 phần: 
+ Phần 1 (từ đầu đến “tốt bụng thế”): Hình tượng con cừu trong bài thơ La Phôngten.
+ Phần 2 (Còn lại): Hình tượng chó sói trong thơ La Phông ten.
II .TÌM HIỂU CHI TIẾT:
a.Nội dung:
1. Chó sói và cừu dưới mắt nhà khoa học.
a.Cừu: 
- Là con vật ngu ngốc vốn sợ sệt
- Tụ tập thành bầy đàn
- Không biết trốn tránh nổi nguy hiểm.
b.Chó sói: 
- Sống đơn lẻ, không kết bạn
- Chỉ tụ tập khi cần chống trả kẻ khác mạnh hơn
- Là con vật có hại, đáng ghét
*Bằng cái nhìn chính xác cuả nhà khoa học để nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng.
2. Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phôngten
a) Hình tượng cừu trong thơ La Phôngten
-Thân thương và tốt bụng, có tình mẫu tử rất cảm động
b) hình tượng chó sói
-Đó là kẻ đáng thương, bất hạnh.
- Chó sói độc ác mà cũng khổ sở, thường bị mắc mưu.
=>Dưới ngòi bút của La-phông –ten thì hai con vật hiện lên với những suy nghĩ, nói năng, hành dộng cảm xúc như con người
- Dù có sử dụng yếu tố hư cấu, tưởng tượng nhưng La-Phông –ten không hư cấu một cách tùy tiện mà ông dựa trên đặc tính cơ bản của hai con vật này để xây dựng nên hình ảnh của chúng.
b.Nghệ thuật:
-Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước (dưới ngòi bút của La-phông-ten-> Buy-phông->La-phông-ten
-Sử dụng phép lập luận so sánh đối chiếu
III.Tổng kết:
Qua cách so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.
*HS đọc ghi nhớ sgk
IV.Luyện tập:
Bài 1:
a.Nghệ thuật bộc lộ thái độ qua cảm xúc
-Nghệ thuật bao giờ cũng có cái nhìn phóng khoáng hơn nhà khoa học
- Phản ánh đối tượng, người nghệ sĩ mượn hình tượng của đối tượng đẻ gửi gắm thái độ tình cảm, bộc lộ thái độ qua cảm xúc
- Nghệ thuật phản ánh chân thật hiện thực thông qua hình tượng.
Bài 2:
Đáp án : C
*Hoạt động 4 – Củng cố
HS đọc bài đọc thêm
Nhắc lại ghi nhớ
*Hoạt động 5 – Hướng dẫn tự học
Học thuộc phần ghi nhớ, đọc phần đọc thêm trong sgk
Tiết tiếp theo học bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
Soạn bài “ Con cò” hướng dẫn đọc thêm
Ngày soạn:1/2/2012
Tuần 23, Tiết: 108
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh
- Hiểu và biết cách làm bài về một vấn đề tư tưởng,đạo lí
- Tích hợp phần văn ở bài: “ Chó sói và cừu..”, Tiếng Việt bài:” Phép liên kết”
1.Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2.Kĩ năng:
- Làm bài ... a. C
b.A
*Hoạt động 4 - Củng cố
Đọc lại phần ghi nhớ
*Hoạt động 5 – Hướng dẫn tự học
Soạn bài: Mùa xuân nho nhỏ theo các câu hỏi trong sgk
Tuần 24, Tiết:113-114
Ngày soạn 12/2/2012
 CÁCH LÀM BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
A.MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Tích hợp phần văn: Con cò, Tiếng Việt: Liên kết câu
1.Kiến thức:
- Cách làm bài về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2.Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để làm dược bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ,
 Phương pháp: Nắm vững cách làm bài về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- HS :Lần lượt theo các mục1, 2 hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, kết luận về
 đặc điểm của loại đề mới
C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Hoạt động 1- Kiểm tra
- Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
*Hoạt động 2 – Khởi động:
*Hoạt động 3 – Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HD hình thành kiến thức
HS tìm hiểu các đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lí,trình bày theo nhóm thảo luận
Bước 1: Cho hs đọc lại tất cả các đề trong sgk và cho biết các dạng đề.
- Những đề nào có mệnh lệnh? (1,3,10)
- Dạng đề không kèm mệnh lệnh: Còn lại
- Hai dạng đề này có gì khác biệt? 
Sự khác biệt không lớn. Đề có mệnh lệnh cần thiết khi đối tượng bàn luận là một tư tưởng thể hiện trong truyện ngụ ngôn. Còn khi đề chỉ nêu lên một tư tưởng đạo lí là đã ngầm ý đòi hỏi người viết bài nghị luận lấy tư tưởng, đạo lí ấy làm nhan đề để viết bài nghị luận. Khi làm bài dạng này, HS phải vận dụng giải thích, chứng minh hoặc bình luận tư tưởng, đạo lí nêu trong đề, bày tỏ suy nghĩ, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí ấy..)
- Nêu ý nghĩa từng đề?
-Đạo lí: Biết ơn tổ tiên (2),thương yêu cha mẹ(10), ý chí học tập( 5,7), phẩm chất tốt(4,6,1) 
-Tư tưởng: Cái hại của hút thuốc(8), lòng biết ơn thầy cô giáo(9), bàn về tranh giành(3)
Bước 2: HS nghĩ ra một số đề bài tương tự( HS thảo
Luận và nêu nhận xét)
- Dạng đề không kèm mệnh lệnh
+ Tiên học lễ, hậu học văn
+ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
+ Học, học nữa, học mãi
- Dạng đề mệnh lệnh
+Suy nghĩ về câu nói của Bác:
“ Một năm khởi đầu từ mùa xuân
 Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội” 
+ Suy nghĩ từ chuyện ngụ ngôn: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
HD tìm hiểu cách làm bài nghị luận ..
- Bước 1: GV đọc đề trong sgk, nêu câu hỏi để hs tìm hiểu đề .
GV lưu ý với HS ý nghĩa của hai chữ suy nghĩ
Suy nghĩ ở đây là yêu cầu HS thể hiện sự hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”. Muốn làm đề này, HS Phải biết giải thích đúng câu tục ngữ và phải có kiến thức về đời sống, vừa phải biết suy nghĩ
 - Tìm hiểu đề phải chú trọng đến những yêu cầu gì của đề?( HS trả lời- GV chốt ý)
- GV gợi ý: Khi tìm ý để giải quyết vấn đề ta thường nêu câu hỏi: Nghĩa là gì? Đúng, sai ntn? Có tác dụng ra sao? ý nghĩa ntn?
- Em hãy dùng những câu hỏi cho đề bài đã nêu để tìm ý?( HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý của GV:
+ Câu tục ngữ có nghĩa là gì?
+ Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt ?
+ Đó là đạo lí đúng, sai?
+ Ngày nay đạo lí ấy có còn ý nghĩa?
- Gọi HS đọc dàn bài trong sgk/
- Dựa vào các ý đã tìm sắp xếp và lập thành một dàn bài chi tiết?( HS thảo luận , trình bày- GV nhận xét)
- Mở bài cho đề bài trên ntn?
(giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí làm người, đạo lý cho toàn xã hội).
- Giải thích câu tục ngữ như thế nào?
“Nước? Nguốn? Uống nước?
Nhớ nguồn là nhớ về đâu? ”
- Nhận định, đánh giá của em về câu tục ngữ. (Câu tục ngữ nêu rõ nội dung gì? Có ý nghĩa gì? có tác dụng ra sao?) 
- Em có sự khẳng định vấn đề ntn? ý nghĩa lớn lao của vấn đề là gì? Bài học gì cho em qua đề bài trên?
- Qua dàn bài trên, em hãy rút ra dàn bài chung của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
( HS trả lời- GV chốt ý, ghi bảng)
+ Bước 1: GV cho HS đọc mở bài trong sgk
- Đọc cách mở bài này em thấy giới thiệu về điều gì ? Theo cách nào?
Mở bài gián tiếp- giới thiệu vấn đề đạo lí theo cách nói chung về tục ngữ VN đến nói riêng về câu tục ngữ làm đề và giới thiệu hướng giải thích 
- Đọc cách mở bài 2 em thấy giới thiệu về vấn đề gì?
MB gián tiếp – Giới thiệu về đạo lí theo cách từ thực tế lễ hôi nói chung đến lễ hội thờ cúng tổ tiên, từ đó mà khái quát truyền thống đó vào câu tục ngữ
+ Bước 2: Dàn ý thân bài
- Dàn bài đòi hỏi phải thực hiện điều gì trước?.
Giải thích câu tục ngữ: Uống?( hưởng), nước? uống nước? nguồn? nhớ nguồn?
- Em có thể phân tích cái hay của hình ảnh ẩn dụ này?.
- Theo em, phân thân bài nghị luận này có cần đưa ra thực tế để chứng minh không? Giữa giải thích và chứng minh yêu cầu nào cần chú ý hơn?
- Sau khi giải thích và chứng minh vấn đề thì cần thực hiện điều gì? Em thử đánh giá 4 cách bình luận trong dàn bài? ( Cần bình luận vấn đề tức là nhận định, đánh giá vấn đề ).
Cách 1: Bằng các thực tế đi ngược lại vấn đề
Cách 2: Mở rộng nghĩa của câu tục ngữ
Cách 3: Nâng lên phẩm chất chung của dân tộc và của cá nhân khi thể hiện được vấn đề
Cách 4: Đòi hỏi việc thấm nhuần vấn đề phải thể hiện bằng hành động . Bốn cách đều có tính giáo dục cao)
+ Bước 3: Dàn ý kết bài
- Khi kết bài 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí ta kết bài như thế nào?
- Các gợi ý về kết bài trong dàn ý đã thể hiện hết các yêu cầu kết bài chưa?
Viết bài, đọc lại và sữa chữa. GV giới thiệu phần viết bài ở SGK
- Muốn làm tốt bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí ta phải làm gì?( HS đọc ghi nhớ)
*HDLuyện tập:
HS thảo luận nhóm làm bài tập 7
Học là hoạt động của nhận kiến thức và hình thành kĩ năng cuả một người nào đó. Do đó mọi sự học luôn là tự học. Ai học thì người đó có kiến thức, không có chuyện học hộ. Bởi vậy chỉ có nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người. Nêu một số gương học tập.
I.ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG
,ĐẠO LÍ:
II.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ:
1.Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Tính chất của đề
- Yêu cầu về nội dung
- Tri thức cần có
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
2.Lập dàn ý:
 *Mở bài:
Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
*Thân bài:
-Giải thích nội dung vấn đề rõ ràng
-Chứng minh sự đúng, sai của tư tưởng đạo lí
-Nhận định, đánh giá về tư tưởng đạo lí đó trong cuộc sống.
*Kết bài:
-Tổng hợp ý kiến, khẳng định lại vấn đề
-Nêu nhận thức, tỏ ý hành động.
 3.Viết bài:
Mở bài:Có nhiều cách mở bài
- Đi từ cái chung đến cái riêng
- Đi từ lễ hội đến thực tế
Thân bài:
-Những ý cần viết, mỗi ý hình thành một đoạn văn.
+Giải thích chứng minh vấn đề của đề bài.
+Nhận định, đánh giá, khẳng định vấn đề.
-Lời văn chặt chẽ, mạch lạc và biểu cảm sống động.
-Thực hiện việc liên kết các đoạn văn để có tính thống nhất, hoàn chỉnh.
C.Kết bài:
-Đi từ nhận thức đến hành động.
-Có tính chất tổng kết.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa
III.GHI NHỚ: SGK
IV: LUYỆN TẬP:
 Làm dàn bài cho đề 7 ở mục I: “Tinh thần tự học”.
1. Mở bài:
- Nêu vấn đề : Tinh thần tự học.
2. Thân bài:
a. giải thích vấn đề:
- Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một người nào đó.
- Tự học : tự nghiên cứu , tìm tòi, học hỏi. Chính vì thế cần phải có tinh siêng năng , chăm chỉ, cần cù, chịu khó.
b. Nhận định, đánh giá
+ Bình:	
- Tự học mày mò, tự học có hướng dẫn.
- Tự học sẽ đem đến cho ta kết quả mĩ mãn
- Ai học thì người ấy có kiến thức.
- Không có chuyện ai học cho ai .
- Bởi vậy chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
- Nêu một số tấm gương tự học.
+ Luận:
- Phân biệt những mặt sai, hại : những ai không lo học
- Học vẹt, học đối phó.
- Phân tích nguyên nhân, hậu quả.
- Xây dựng thái độ đúng đắn cần phải có : học hỏi, chăm chỉ.
3. Kết bài:
- Tổng kết lại vấn đề
- Thái độ của em về tinh thần tự học.
*Hoạt động 4 – Củng cố 
- Đọc lại ghi nhớ
*Hoạt động 5 – Hướng dẫn tự học
- Học thuộc bài,soạn bài nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích
 ---------------------------------------------------------------
Tiết: 115
Ngày soạn 1/3/2010 
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A.MỤC TIÊU: Giúp HS
- Tự đánh giá bài làm, thấy được ưu, khuyết điểm và tự sữa chữa
- Sữa những lỗi cơ bản cho HS về kĩ năng lập luận, hình thành luận điểm, ngôn ngữ diễn đạt trong văn nghị luận.
1. Kiến thức:
- Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kĩ năng:
- Hình thành luận điểm, luận cứ và lập luận.
B.CHUẨN BỊ:
- GV: Bài viết của hs đã chấm
 Bảng ghi lỗi cần sữa chữa
- HS: Nắm được các luận điểm, luận cứ
C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG:
*Hoạt động 1 - Kiểm tra
- Thế nào là nghị luân về một sự việc, hiện tượng đời sống?
*Hoạt động 2 - Khởi động:
*Hoạt động 3 – Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
GV chép đề lên bảng
- HS phân tích đề ,tìm ý theo các câu hỏi trong sgk
? Vấn đề cần bàn luận là gì.
?Cần hình thành những luận điểm nào.
GV nêu thang điểm theo từng phần
-Nhận xét bài làm của HS
- Đọc bài làm khá để hs nhận xét
*.ĐỀ BÀI: Bảo vệ rừng là nghĩa vụ của tất cả mọi người
I.TÌM HIỂU ĐỀ,TÌM Ý:
1.Vấn đề cần bình luận: Bảo vệ rừng là rất quan trọng,mọi người cần bảo vệ rừng
2.Tìm ý:
- Nêu giá trị của rừng đối với đời ssống con người
- Nguyên nhân làm cho rừng bị cạn kiệt
- Trách nhiệm của mọi người
- Phê phán những kẻ vô trách nhiệm
II.LẬP DÀN BÀI: 
1. Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng phá rừng bừa bãi ngày càng phổ biến ở nước ta.
- Hiện tượng đó ảnh hưởng đến cuộc sống của con người
2. Thân bài:
- Nêu thực trạng: đất trống đồi trọc, những cánh rừng trơ tụi ...
- Nguyên nhân:
+ Chặt phá rừng bừa bãi để khai thác gỗ.
+ Nạn di canh di cư đốt rừng làm nương rẫy.
+ Phá rừng để sử dụng đất vào mục đích khác.
- Tác hại: 
+ Lũ lụt , sạt lỡ đất
+ Ônhiễm môi trường
+ Mất cân bằng hệ sinh thái
- Biện pháp:
+ Trồng rừng.
+ Ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi.
3. Kết bài:
- Đây là hiện tượng cần nghiêm khắc lên án
- Bản thân phải làm gì?
III.NHẬN XÉT:
1. Ưu:
- Đa số đã xây dựng bài viết theo bố cục ba phần của kiểu bài nghị luận
- Biết cách hình thành luận điểm phù hợp với yêu cầu bài làm
- Lí lẽ có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc
2.Tồn tại:
- Một số em viết bài còn sơ sài, lập luận chưa chặt chẽ
- Dẫn chứng còn ít, chưa làm rõ vấn đề
- Ngôn ngữ diễn đạt chưa phù hợp
- Chữ viết một só em con cẩu thả
IV.TRẢ BÀI:
GV trả bài, các em tự sữa chưa sai sót
V.CHỮA LỖI:
- Các lỗi về dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả
*Hoạt động 4 – Củng cố
*Hoạt động 5 – Hướng dẫn tự học
-Về nhà xem lại bài làm, chuẩn bị bài: MÙA XUÂN NHO NHỎ

Tài liệu đính kèm:

  • docGA ngu van9 tuan 2425 CKT.doc