Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 120 đến tiết 140

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 120 đến tiết 140

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

 HOẶC ĐOẠN TRÍCH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức:

- Giúp h/s hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác 1 bài văn NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo

2.Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kĩ năng viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

3.Thái độ:

-Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

B.CHUẨN BỊ CỦA THÀY VÀ TRÒ:

- Thày: Giáo án, bảng phụ

- Trò: Soạn bài

C.PHƯƠNG PHÁP:

- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra:

- Nêu dàn ý chung của bài NL về 1 vấn đề tư tưởng đạo đức

3. Bài mới:

 

doc 42 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 120 đến tiết 140", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 120
Ngày soạn: 21/2/2012
Ngày dạy: 24/2/2012
nghị luận về một tác phẩm truyện
 hoặc đoạn trích
A. mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Giúp h/s hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác 1 bài văn NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kĩ năng viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
3.Thái độ:
-Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
B.Chuẩn bị của thày và trò:
- Thày: Giáo án, bảng phụ
- Trò: Soạn bài
C.phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp
D. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Nêu dàn ý chung của bài NL về 1 vấn đề tư tưởng đạo đức
3. Bài mới:
? H/s đọc VB trang 61 SGK
? Vấn đề nghị luận của VB này là gì?
? Bài văn có thể được đặt tên ntn
? Vấn đề NL được người viết triển khai qua những luận điểm nào?
? Hãy nhận xét về việc lập luận và sử dụng luận cứ của người viết
? Những luận cứ được lấy ở đâu, gồm những điều gì?
+ MB: Nêu vấn đề (gt vẻ đẹp của người Việt)
+ TB: trình bày từng vẻ đẹp ở anh TN bằng những LĐ rõ, ngắn gọn
+ KB: Nâng cao v/đ NL
? Từ việc tìm hiểu trên, giáo viên dẫn h/s đến ghi nhớ
? Vấn đề NL của đoạn văn là gì?
? Đoạn văn nêu lên ý kiến chính nào (câu văn mang luận điểm)
?Tác giả tập trung vào việc phân tích nội tâm hay phân tích hành động của nhân vật lão Hạc ?
?Tại sao ?
?Từ việc phân tích diễn biến nội tâm của lão Hạc giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật lão Hạc
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Văn bản tr 61 (SGK)
2. Nhận xét:
- Vẻ đẹp của nhân vật anh TN trong LLSP của Nguyễn Thành Long
- Có thể đặt 1 trong những nhan đề sau:
+ Một vẻ đẹp nơi Sapa 
+ Sapa khônglặng lẽ
+ Xao xuyến Sapa ..
- Đ1: Dù được đ phai mờ: Nêu v/đ NL
- Đ2: Trước tiên đ của mình: câu chủ đề nêu chủ điểm
- Đ3: Nhưng đ chu đáo: ..
- Đ4: Công việc đ khiêm tốn: .
- Đ5: Cuộc sống đ tin yêu: cô đúc v/đ NL
- Các luận điểm được nêu lên rõ ràng ngắn gọn, gợi được ở người đọc sự chú ý
- Từng luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng dẫn chứng cụ thể trong tác phẩm
- Các luận cứ được sử dụng đều xác đáng, sinh động bởi đó là những chi tiết, h/ả đặc sắc của tác phẩm
- Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, có bố cục chặt chẽ. Từ nêu v/đ, người viết đi vào phân tích, diễn giải rồi sau đó khẳng định, nâng cao v/đ NL
3. Ghi nhớ:
- H/s đọc SGK trang 63
II Luyện tập:
1. Đọc đoạn văn trang 64
- Tình thế lựa chọn sống - chết và vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Lão Hạc
- "Từ việc miêu tả. ngay từ đầu"
- Tác giả tập trung vào việc phân tích những diễn biến trong nội tâm của nhân vật
Vì đó là 1 quá trình "chuẩn bị" cho cái chết dữ dội của nhân vật. Nói cách khác, cái chết chỉ là kết quả của một "cuộc chiến đấu giằng xé" trong tâm hồn của nhân vật
- Bằng sự phân tích cụ thể nội tâm, hành động của nhân vật Lão Hạc, bài viết đã làm sáng tỏ 1 nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hi sinh cao quí
*. Về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Đọc và suy nghĩ các đề văn 1, 2, 3, 4 trang 64, 65 để giờ sau tìm hiểu tiếp.
 ___________________________________
Tuần 25 - Tiết 121
Ngày soạn : 25/2/2012
Ngày dạy : 28/2/2012
cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
 ( hoặc đoạn trích)
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức :
- Giúp h/s biết cách viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước. 
2.Kĩ năng :
- Luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cách tổ chức, triển khai các luận điểm
3. Thái độ:
- Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B. Chuẩn bị của thày và trò
- Thày: Đọc cỏc tài liệu tham khảo; Thiết kế bài dạy
- Trò: Chuẩn bị đầy đủ sỏch vở và soạn bài theo yờu cầu của giỏo viờn.
C.phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp
d.Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức
2. Kiểm tra
- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là thế nào?
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận về tác phẩm truyện là gì?
- Hình thức bài nghị luận về tác phẩm truyện phải ntn?
3. Bài mới:
? Yêu cầu h/s đọc 4 đề trang 64 - 65 SGK
? Các đề bài trên y/c NL về v/đ gì?
? Các đề trên có điểm giống nhau gì?
? Có điểm gì khác nhau?
? Đề yêu cầu NL về vấn đề gì?
?Yêu cầu về ND?
? Cần tìm những ý nào cho bài văn? Cái gì là nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?
? Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ trong tình huống nào?
? MB cần nêu ý gì?
? TB cần triển khai những nội dung nào? Về ND:
? Về NT cần chú ý những hình thức nào NT nào?
? Khẳng định điều gì?
? Giáo viên hướng dẫn h/s đọc phần viết bài trong SGK
- ở phần này giáo viên cần nhấn mạnh với h/s: bài văn cần có những cảm nhận, đánh giá về đặc điểm nổi bật của nhân vật, về đặc sắc trong cách thể hiện của bài văn phải được phân tích chứng minh bằng những dẫn chứng cụ thể, sinh động trong tác phẩm.
? Từ việc tìm hiểu cách làm bài NL về tác phẩm truyện, giáo viên dẫn đến ghi nhớ
? Yêu cầu h/s viết phần MB và một đoạn thân bài
- Sau đó h/s trình bày trước lớp 
I. Tìm hiểu đề bài nghị luận về tác phẩm truyện
1. Đề văn:
- Đề 1: NL về thân phận người phụ nữ trong XH cũ
- Đề 2: Nl về diễn biến cốt truyện 
- Đề 3: NL về thân phận Thuý Kiều 
- Đề 4: NL về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh
2. a. Giống nhau:
- Đều là kiểu bài NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
b. Khác nhau:
- "Suy nghĩ " là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm
"Phân tích" là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình để nhận xét, đánh giá tác phẩm
"Phân tích" là xuất phát từ tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình tiết) để lập luận và sau đó nhận xét đánh giá tác phẩm.
II. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
Đề bài:
Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân
1. Tìm hiểu đề:
- Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm "Làng " của Kim Lân
- Nêu được tình yêu làng quyện với lòng yêu nước của nhân vật ông Hai người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp
2. Tìm ý:
- Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước. Đây là nét mới trong đời sống tinh thần của người ND trong cuộc kháng chiến chống Pháp
+ Nêu các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
3. Lập dàn ý:
a. MB:
- Giới thiệu truyện ngắn Làng và nhân vật ông Hai
b. TB:
Triển khai các nhận định về tình yêu làng, yêu nước của ông Hai và NT đặc sắc 
- Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước
+ Khi tản cư, ông Hai nghĩ đến ngày hoạt động k/c giữ làng cùng nah em, đồng đội. Điều đó chứng tỏ tình yêu làng của ông gắn bó với tình cảm k/c. Đi tản cư ông luôn nhớ cái làng. Thường xuyên theo dõi tin tức k/c
+ Khi nghe tin đồn làng chợ Dầu theo giặc, ông sững sờ, nghẹn ngào và có mặc cảm xấu hổ
+ Khi nghe tin đồn được cải chính thì ông Hai lại rạng rỡ, hào hứng k/c làng rất tự hào
- Nghệ thuật XD nhân vật
+ Các chi tiết miêu tả hành động của ông Hai: - Khi nghe tin làng theo giặc
 - Khi nói chuyện với bà Hai
 - Khi tin đồn được cải chính
+ Các chi tiết miêu tả nội tâm của ông Hai: 
- Thông qua đối thoại
- Thông qua độc thoại
c. Kết bài:
- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai và khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật
4. Viết bài:
5. Đọc lại bài viết và sửa chữa 
6. Ghi nhớ:
- Học sinh đọc ghi nhớ trang 68 (SGK)
III. Luyện tập:
Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao
* Về nhà:
- Viết tiếp phần TB và KB của đề văn trên
- Đọc trước bài: Luyện tập làm bài NL về tác phẩm truyện
 ______________________________________
Tiết 122
Ngày soạn: 25/2/2012
Ngày dạy: 28/2/2012
luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện
 hoặc đoạn trích – viết bài TLV số 6 ở nhà
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Giúp h/s củng cố tri thức về y/c, về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở các tiết trước.
2.Kĩ năng:
- Luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
B.chuẩn bị của thày và trò:
- Thày: Đọc cỏc tài liệu tham khảo; Thiết kế bài dạy
- Trò: Chuẩn bị đầy đủ sỏch vở và soạn bài theo yờu cầu của giỏo viờn.
c.phương pháp
- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp
d. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Nêu các bước khi làm bài NL 
- Đọc phần TB của bài tập cho về nhà tiết trước
3. Bài mới:
? Nêu các bước khi làm bài NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
? Đề văn thuộc kiểu đề gì?
? Nghị luận về v/đ gì?
? Hình thức NL là gì?
? Nêu những nhận xét về 2 nhân vật bé Thu và ông Sáu?
? Phân tích các chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói cụ thể của tình cha con trong từng nhân vật?
? Nêu nhận xét, đánh giá về ND và NT của đoạn trích
? NX gì về NT truyện?
I. Đề văn:
Cảm nhận của em về đoạn trích truyện "chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
1. Tìm hiểu đề:
- NL về 1 đoạn trích tác phẩm truyện
- Nhận xét đánh giá về nội dung và NT của đoạn trích truyện
- Nêu cảm nhận về đoạn trích truyện
2. Tìm ý:
a. Nhân vật bé Thu:
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu: không nhận ông Sáu là cha: "nghe gọi  kêu thét lên Má! Má!"
- Thái độ và tình cảm của bé Thu trong 2 ngày đêm tiếp theo: tiếp tục tẩy chay ông Sáu: "Trong bữa cơm cơm văng tung toé cả mâm"
- Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay: Tình cha con cảm động "Nhưng thật lạ lùng kêu thét lên Ba..aba"
b. Nhân vật ông Sau:
- Trong đợt nghỉ phép:
+ Buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy
+ Kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về để con nhận cha
+ Đến phút chia tay có cảm nhận bất lực và buồn
+ Khi đứa con thét lên tiếng "ba thì hạnh phúc tột đỉnh
- Sau đợt nghỉ phép
+ Say sưa, tỉ mẩm làm chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ "yêu nhớ tặng Thu con của ba"
+ Trước khi trút hơi thở cuối cùng" hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được "trong trái tim nhân hậu của ông Sáu
c. Nhận xét, đánh giá
- Về ND
+ Tình cha con là 1 thứ tình cảm thiêng liêng, 1 nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của người VN, trong tác phẩm, tác giả đã tô đậm và ngợi ca tình phụ tử như 1 lẽ sống, vì nó con người có thể bình thản hi sinh cho lí tưởng
- Về nghệ thuật:
+ Cốt truyện chặt chẽ, có những tình huống bất ngờ
+ Người kể ở ngôi thứ nhất vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào một số sự việc của câu chuyện
+ Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ
* Về nhà:- Viết thành bài văn với đề bài trên
- Viết bài tập làm văn số 6 với đề sau đây:
Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân
Tiết 123
Ngày soạn: 28/2/2012
Ngày dạy: 2/3/2012
Sang thu
(Hữu Thỉnh)
a.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh ...  biểu tượng.
2. Kĩ năng :
- Tích hợp với phần Văn ở các bài Chiếc lá cuối cùng, Sang thu, với phần Tiếng Việt ở bài Ôn tập phần tiếng Việt, với phần Tập làm văn ở bài Luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn kỹ năng phân tích tác phẩm tự sự (truyện ngắn) có sự kết hợp với các yếu tố trữ tình và triết lí
3.Thái độ :
Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, biết trân trọng những vẻ đẹp bình dị gần gũi của gia đình, quê hương.
B.Chuẩn bị của thày và trò:
- Thày: TP Bến quê hoặc Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, NXB Văn học, Hà Nội , 1994. ảnh và bút tích của Nguyễn Minh Châu (trong cuốn đa tài và đa tình, Đặng Vương Hưng, Hà Nội, 2005).
- Trò: Soạn bài, học bài theo yêu cầu
c.phương pháp:
- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích, tổng hợp
d. tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
2. Phân tích những cảm nhận tinh tế của tác giả khi tả cảnh thiên nhiên từ mùa hạ chuyển sang mùa thu
3. Bài mới
	 Cũng chọn không gian và thời gian vào những ngày sang thu ở quê hương, cũng gửi gắm trải nghiệm và triết lí, nhưng khác với Sang thu của Hữu Thỉnh - một bài thơ trữ tình với cảm xúc và biểu hiện tinh tế, Bến quê của Nguyễn Minh Châu lạilà một truyện ngắn giản dị với tình huống và cách kể rất độc đáo, thú vị.
Dựa vào mục ô chú thích SGK , giới thiệu về Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Bến quê. 
Tình huống truyện là gì? Tác dụng của nó?
-Là hoàn cảnh xảy ra và làm điều kiện cho câu chuyện phát triển.
-Là hoàn cảnh sống và hoạt động của các nhân vật (nhân vật chính), góp phần thể hiện tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
-Một trong những thành công của truyện là tác giả đã xây dựng được tình huống truyện như thế nào. Có thể nêu một vài ví dụ: tình huống truyện trong Chiếc lá cuối cùng, Cố hương, Lão Hạc, Sống chết mặc bay, Trong lòng mẹ, Chiếc lược ngà,..
? Trong Bến quê, nhân vật Nhĩ đã được đặt trong tình huống như thế nào ? Tại sao nói đó là một tình huống trớ truê, nghịch lí nhưng cũng không trái tự nhiên, không phải hoàn toàn bịa đặt vô lí ? Tình huống ấy đã giúp tác giả thể hiện những điều gì về khắc hoạ nhân vật và chủ đề tác phẩm ?
+HS lần lượt trả lời từng câu hỏi; có thể thảo luận thành từng nhóm.
I - Giới thiệu chung
1- Tác giả( 1930-1989)
2. Giải thích từ khó:
Chọn giải thích một số từ theo chú thích trong SGK.
3. Phân tích:
a.Tình huống truyện-tình huống của nhân vật chính: anh Nhĩ
Nhân vật Nhĩ được tác giả đặt trong một tình huống đặc biệt: căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như bại liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển, dù chỉ nhích nửa người vài chục phân trên giường bệnh. Tất cả mopị sinh hoạt thông thường của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, mà chủ yếu là nhờ Liên-vợ anh. Anh đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mặc dù trước khi bị bệnh, hơn một năm trước - anh là một cán bộ Nhà nước có điều kiện và đã đi rất nhiều nơi trên khắp thế giới.
-Tình huống này trớ trêu như một nghịch lý. Là một người làm công việc đi nhiều; vậy mà cuộc đời, căn bện quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh và hành hạ anh hàng năm trời. Khi anh muốn nhích người đến gần cửa sổ thấy cũng khó như đi hết nửa vòng trái đất và phải nhờ sự trợ giúp của của lũ trẻ con hàng xóm.
-Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bờ bãi bên kia sông, quen mà lạ và anh không thể đi tới đó được dù chỉ một lần. Anh nhờ con trai thực hiện khao khát của mình, nhưng cậu lại để lỡ chuyến đò.
-Từ đó tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời, bình thường, giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu mà bản thân buộc phải nếm trải.
-Đó cũng chính là chủ đề và đặc sắc của truyện.
+HS đọc đoạn 1, hình dung cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về cảnh sắc thiên nhiên một buổi sáng đầu thu được nhìn từ cửa sổ căn phòng của mình.
? Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ-một bệnh nhân hiểm nghèo đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, em thấy cảnh vật thiên nhiên được tả theo trình tự nào? Có tác dụng gì?
? Đọc những câu hỏi của Nhĩ và thái độ im lặng của Liên, người đọc cảm thấy hình như anh đã nhận ra điều gì về bản thân ?
+HS đọc, suy luận, trả lời.
+HS đọc lại hai câu nói của Nhĩ và của Liên: Anh cứ yên tâm...; Suốt đời anh chỉ làm em khổ...; Có hề sao đâu, miễn là anh sống...qua một số cử chỉ và thái độ của chị đối với chồng, qua suy tư và tình cảm của Nhĩ với vợ, phát biểu về phẩm chất và tình cảm của người phụ nữ này.
?Vì sao Nhĩ lại nảy sinh khao sát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sang hôm ấy ?
+HS phân tích, suy luận, phát biểu.
b) Tìm hiểu những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ
Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc hơn;
Dòng sông màu đỏ nhạt như rộng thêm;
Vòm trời như cao hơn;
Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non...
-Đọc liên hệ cảm nhận sang thu của Hữu Thỉnh: Bỗng nhận ra hương ổi... có đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu...
-Nhận xét: cảm nhận tinh tế, cảnh vật vừa quen vừa lạ, tưởng chừng như lần đầu tiên cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
Qua những câu hỏi: Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không? (tiếng đất lở nơi bờ sông, báo hiệu tai hoạ) và Hôm nay là ngày mấy ? Qua thái độ im lặng né tránh, không muốn trả lời của Liên – vợ Nhĩ, ta có cảm nhận hình như bằng trực giác, Nhĩ đã nhận ra mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát không còn lối thoát.
 Nhớ lại những ngày đầu quen nhau, yêu nhau, cưới nhau, nhiều năm chung sống, xây dựng gia đình, đến những ngày bệnh tật này, Nhĩ càng thấu hiểu vợ với lòng biết ơn sâu sắc và cảm động. Đó là người con gái bên kia sông mặc áo nâu, chít khăn mỏ quạ giờ đã thành người đàn bà thành thị nhưng tâm hồn Liên vẫn nguyên vẹn những nét tần tảo, chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa. Từ tình yêu thương và hi sinh vô bờ ấy, nghĩ rộng ra, Nhĩ đã tìm thấy cái chỗ dựa, cái sức mạnh tinh thần chính là từ tổ ấm gia đình, từ tình yêu thương chung thuỷ của người vợ tao khang. Hình ảnh so sánh với bãi bồi mùa lại mùa, năm lại năm càng màu mỡ phù sa bồi đắp được liên tưởng thật là sát hợp.
Điều ấy chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa trong cuộc sống-những giá trị thường bị người ta bỏ qua-nhất là thời tuổi trẻ, khi con người còn đang đắm đuối với những khát khao xa vời. Những khi ta đã già, đã từng trải, khi ta đã bệnh nặng, đã nằm liệt trên giường, thì khát khao lại bừng dậy; và lần này nó còn chen vào những ân hận xót xa. Càng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ trên thế gian này mà đến tận cuối đời lại không thể lên đò, sang bãi để bước đi trên bến sông quê, giẫm chân lên dải phù sa êm mịn của quê hương. Đây là niềm ân hận, xót xa lực bất tòng tâm, và có lẽ còn hơn thế, như là có cái gì không phải với quê hương và tuổi trẻ của mình.
? Nhĩ nhờ con sang sông để làm gì ? Ước vọng của anh có thành công ? Vì sao ? Từ đây, anh lại rút ra một quy luật nào nữa trong cuộc đời con người? Quy luật ấy được thể hiện ở câu văn nào ? Ngoài quy luật ấy, còn quy luật gì khác ?
+HS thảo luận tự do.
? Phân tích hành động kì quặc của Nhĩ ở đoạn cuối cùng . Điều đó có ý nghĩa gì ?
+HS đọc và phân tích:
(Gợi ý: HS đọc ý 2 Ghi nhớ trong SGK: những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ dẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương).
+Hệ thống hình ảnh biểu tượng, nhiều nghĩa tạo nên chiều sâu khái quát, triết lí của truyện:
-Hình ảnh thiên nhiên sang thu- hình ảnh quê hương gần gũi, quen thuộc mà vẫn ánh lên vẻ đẹp bình dị của một hàng cây, một con thuyền, dòng sông, bến đò, bãi bồi...
-Hình ảnh những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt cuối mùa, tiếng đất lở ban đêm và cuộc sống bệnh tật đang vào giai đoạn cuối của Nhĩ.
-Đứa con trai (thằng Tuấn sa vào đám cờ thế) với sự chùng chình, vòng vèo khó tránh khỏi trên đường đời của con người .
-Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện và tâm sự gửi gắm của tác giả.
-Nét đậưc sắc của những hình ảnh biểu tượng này là ở chỗ nó vẫn đạm tính tả thực, không biến thành tượng trưng, ước lệ, nhưng đặt vào tình huống truyện, buộc người đọc phải nghĩ theo hướng ấy.
+Tình huống truyện giản dị mà bất ngờ và nghịch lý.
+Giọng kể chuyện đày ngẫm ngợi, triết ký mà vẫn cảm xúc, trữ tình.
*Lưu ý: Thiên nhiên vừa mang nghĩa tả thực vừa mang nghĩa biểu tượng; màu sắc biến đổi tinh tế. Hình ảnh hoa bằng lăng, bầu trời, bãi bờ, dòng sông, con thuyền, bến quê... HS có thể lựa chọn một trong những hình ảnh trên.
 Khát khao lại bừng dậy; và lần này nó còn chen vào những ân hận xót xa. Càng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ trên thế gian này mà đến tận cuối đời lại không thể lên đò, sang bãi để bớc đi trên bến sông quê, giẫm chân lên dải phù sa êm mịn của quê hơng. Đây là niềm ân hận, xót xa lực bất tòng tâm, và có lẽ còn hơn thế, nh là có cái gì không phải với quê hơng và tuổi trẻ của mình.
Không tự mình làm được cái việc đơn giản đi sang bên kia sông, Nhĩ chợt nảy ra sáng kiến nhờ con trai đi thay mình, cảm nhận thay mình. Nhưng đứa con không hiểu hàm ý của cha (Anh cũng không giải thích cho nó hiểu vì thật khó giải thích!) nên làm theo một cách miễn cưỡng và trên đường đi, lại bị cuốn hút vào trò chơi phá cờ thế ở ngay bên đường, để lỡ chuyến đò sang sông duy nhất trong ngày. Anh không trách giận con, vì biết nó chưa hiểu ý mình,. Anh trầm ngâm rút ra quy luật đời người: thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình. Anh đã thế và bây giờ con anh cũng thế. Con anh phải đến vài chục năm nữa, khi nó đã già như anh có lẽ mới cảm thấy cái hấp dẫn ở bờ sông bên kia. Vài lần vòng vèo, chùng chình thì đã hết một cuộc đời và có nhiều cái đã không thể làm lại được. Con anh lỡ mộy chuyến đò ngang duy nhất trong ngày, thì ngày mai nó có thể sang sông. Nhưng còn anh thì không bao giờ còn có thể tự mình qua sông được nữa.
Một quy luật khác được rút ra từ trải nghiệm của Nhĩ là sự cách biệt, khác nhau giữa các thể hệ già trẻ, cha-con. Họ là những người thân yêu, ruột thịt của nhau, rất thương yêu nhau nhưng đâu có hiểu nhau. Đó là quy luật đáng buồn. Làm thế nào để các thế hệ thật hiểu nhau, bổ sung cho nhau, đem lại niềm vui cho nhau, khi chưa muộn ?
-Anh đang hối hả giục cậu con trai đang mải xem cờ thế, nhanh chân cho kịp chuyến đò.
-Thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng la cà chùng chình, dềnh dàng ở những cái vòng vèo vô bổ mà chúng ta rất dễ sa đà để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, bốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
III- Tổng kết và luyện tập
1.Chủ đề của truyện ngắn là gì ?
2. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện ?
3. HS làm bài tập 1 , phần Luyện tập SGK
4. Tự liên hệ bản thân, nếu có, hãy kể lại một lần chùng chình, vòng vèo trong cuộc sống của em.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 9 rat hay(1).doc