Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 76 đến tiết 90

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 76 đến tiết 90

TIẾT 76-77-78. VĂN HỌC.

CỐ HƯƠNG

* MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 -Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.

 -Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.

* CHUẨN BỊ:

 -HS: Đọc bài, soạn.

 -GV: SGK, SGV.

* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tiết 76 đến tiết 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
BÀI 16
TIẾT 76-77-78. VĂN HỌC.
CỐ HƯƠNG
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Thấy được tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, xã hội mới.
 -Thấy được màu sắc trữ tình đậm đà của tác phẩm cố hương, việc sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật so sánh và đối chiếu, việc kết hợp nhuần nhuyễn nhiều phương thức biểu đạt trong tác phẩm.
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc bài, soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1 (6’)
(KHỞI ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Trình bày về tác giả Nguyễn Quang Sáng? Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ông Sáu là cha?
-Hỏi: Nêu đại ý của truyện? Phân tích tình cảm cha con ở ông Sáu?
-Ai mà chẳng có một quê hương, khi xa quê hoặc sắp xa nó mãi mãi thì ta mới cảm nhận được hết tình cảm của ta đối với nó. Bài học hôn nay sẽ giúp chúng ta thấy được tình cảm của tác giả đối quê hương thật là sâu nặng.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Chú thích* tr 201 SGK
 và phân tích 1a ở vở.
-Trả lời: Nêu đại ý và phân tích 2 ở vở.
* Hoạt động 2 (108’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc. Ông từng tham gia học các ngành hàng hải, địa chất, y học và cuối cùng là hoạt động văn học (xem thêm SGK).
2.Bố cục: 3 đoạn
a.Đoạn 1: “từ đầu  sinh sống”: “tôi” trên đường về quê.
b.Đoạn 2: “tiếp theo  trơn như quét”: những ngày “tôi” ở quê.
c.Đoạn 3: “phần còn lại”: “tôi” trên đường xa quê.
HẾT TIẾT 76
II.Phân tích văn bản:
1.Cảnh vật và con người quê hương qua cái nhìn của nhân vật “tôi”:
Nghệ thuật: Hồi ức, đối chiếu theo thời gian, không gian.
a.Cảnh vật:
-Hiện tại: xơ xác, tiêu điều, hoang vắng.
-Trong hồi ức: đẹp đẽ.
b.Con người:
*Nhuận Thổ:
-Hai mươi năm trước: thông minh, khoẻ mạnh, lanh lợi, chân tình, 
-Hiện tại: nghèo khổ, rách rưới, rụt rè, sợ hãi, 
*Một số nhận vật khác:
-Tham lam, gần như mất cả tình người.
Þ Kinh tế sa sút, quan lại bóc lột, nhân dân đói khổ, quan niệm giai cấp còn nặng nề.
HẾT TIẾT 77
2.Những suy nghĩ và cảm xúc của “tôi”:
a.Những ngày ở quê:
-Buồn, đau xót trước sự sa sút, thay đổi của những người ở quê hương.
b.Khi rời quê:
-Buồn, mong thế hệ trẻ không phải chia cách, được sống một cuộc đời mới.
c.Hình ảnh con đường:
-Biểu hiện niềm tin vào sự đổi thay xã hội, một đường đi mới cho dân tộc.
-Gọi HS đọc chú thích *.
-GV tóm tắt một số ý chính để HS ghi.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: To, rõ, phát âm chuẩn, chú ý đọc diễn cảm đúng giọng điệu của nhân vật theo từng hoàn cảnh và cảm xúc của từng nhân vật. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn (HĐ nhóm 2 bàn).
-Hỏi: Văn bản được viết bằng phương thức biểu đạt nào? Tại sao? (HĐ nhóm 2 bàn).
-Hỏi: Truyện có mấy nhân vật chính? Kể ra? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Tại sao?
-Hỏi: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Giải thích?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích văn bản về cảnh vật và con người quê hương.
-Hỏi: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để làm nổi bật sự thay đổi của cảnh vật và con người ở làng quê?
-Hỏi: Ở đoạn 1 tr 207 SGK, em hãy tìm chi tiết, từ ngữ, câu miêu tả cảnh làng quê ở hiện tại và trong hồi ức của nhân vật “tôi”?
-Hỏi: Hãy tìm ra những câu, từ ngữ miêu tả sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ hai mươi năm trước và hiện tại? (HĐ nhóm 3 bàn, thực hiện vào bảng con).
-Hỏi: Em có nhận xét gì về nhân vật Thím Hai Dương và một số nhân vật phụ khác là chòm xóm của “tôi”?
-Hỏi: Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến sự đổi thay của những con người ấy?
-Hỏi: Từ nguyên nhân trên, em hiểu được điều gì về xã hội Trung Quốc thời ấy?
* Chuyển ý: Đứng trước quê hương như thế nhân vật “tôi”đã có những suy nghĩ gì?
-Hỏi: Những ngày ở quê, tâm trạng của “tôi” như thế nào trước những đổi thay của những người ở quê hương?
-Hỏi: Cảm xúc của tác giả khi rời quê như thế nào? Tác giả nghĩ gì về tình cảm giữa Hoàng và Thuỷ Sinh?
-Gọi HS đọc đoạn cuối tác phẩm.
-Hỏi: Nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh con đường mà nhân vật “tôi” đặt ra?
-Gọi HS đọc câu 4 (đọc hiểu văn bản SGK). Thực hiện (HĐ nhóm 3 bàn).
* Chuyển ý: Văn bản có những phê phán và đắt ra vấn đề gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần tổng kết.
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: tự sự xen hồi ức (chủ yếu), biểu cảm, miêu tả, nghị luận.
-Trả lời: Hai nhân vật chính là Nhuận Thổ và “tôi”. “Tôi” là nhân vật trung tâm.
-Trả lời: Ngôi thứ nhất.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (tìm ý ở SGK và chốt lại ý như nội dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời: Do nghèo khổ, khốn khó, phải tranh nhau miếng ăn.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến:
+Đoạn a:Chủ yếu dùng phương thức tự sự (có kết hợp biểu cảm), nổi bật quan hệ gắn bó giữa hai người bạn thời thơ ấu.
+Đoạn b:Chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kết hợp với hồi ức và đối chiếu là nổi bật sự thay đổi ngoại hình của Nhuận Thổ.
+Đoạn c:Chủ yếu dùng phương thức lập luận.
* Hoạt động 3 (18’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của làng quê, phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến, đặt ra con đường đi của người nông dân và toàn xã hội.
-Nghệ thuật diễn biến tâm lý nhân vật qua đối chiếu, hồi ức.
-Hỏi: Văn bản phê phán điều gì? Đặt ra vấn đề gì cho xã hội?
-Hỏi: Trình bày một số nghệ thuật tiêu biểu của truyện?
* Luyện tập:
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu về nhà thực hiện.
-BT 2 HS thực hiện theo 2 nhóm (mỗi dãy bàn một nhóm) lên bảng chơi trò chơi tiếp sức: Một nhóm thực hiện Nhuận Thổ lúc còn thơ, một nhóm lúc đứng tuổi.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc, chia nhóm thực hiện theo yêu cầu.
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Tác phẩm giúp em hiểu gì về tác giả?
-Học bài. Chuẩn bị “ôn tập tập làm văn”.
* Câu hỏi soạn: Câu hỏi 1 ® 6 tr 206, câu hỏi 7,8 tr 220 SGK.
-Trả lời: Là người yêu làng quê, tìm con đường đi cho dân tộc, tình bạn với Nhuận Thổ, 
TIẾT 79-80. TẬP LÀM VĂN.
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
* MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
 -Nắm được các nội dung chính của phần tập làm văn đã học trong ngữ văn 9, thấy được tính chất tích hợp của chúng với văn bản chung. 
 -Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung tập làm văn và văn học lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới..
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Đọc. soạn.
 -GV: SGK, SGV.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (2’)(KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
 -Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
 -Giới thiệu bài: Chương trình tập làm văn lớp 9 mà các em vừa học qua mang tính kế thừa của các khối lớp dưới. Tuy nhiên phần nâng cao hơn yêu cầu là hết sức đáng kể. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta ôn lại, so sánh đối chiếu với các chương trình lớp dưới. 
* Hoạt động 2 (86’) (ÔN TẬP)
 Lần lượt nêu và yêu cầu HS thực hiện các câu hỏi ở SGK.
1.Những nội dung lớn của tập làm văn trong chương trình ngữ văn 9:
 -Văn bản thuyết minh: trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
 -Văn bản tự sự: Hai trọng tâm:
 +Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự và lập luận.
 +Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự; người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn tự sự.
2.Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
 -Sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động, hấp dẫn. Nếu thiếu nó thì bài văn sẽ khô khan và thiếu sinh động (HS cho ví dụ).
3.Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự và văn bản miêu tả tự sự: 
 (HĐ nhóm 3 bàn).
MIÊU TẢ
THUYẾT MINH
-Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật.
-Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
-Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết.
-Ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết.
-Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
-Ít tính khuôn mẫu.
-Đa nghĩa.
-Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật.
-Bảo đảm tính khách quan, khoa học.
Ít dùng tưởng tượng, so sánh.
-Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết.
-Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học, 
Thường theo một số yêu cầu giống nhau (mẫu).
-Đơn nghĩa.
 4.Nội dung, vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự:
 -HS nêu và cho ví dụ.
 5.Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện trong văn bản tự sự:
 -HS nhắc lại kiến thức đã học về đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Một vài HS cho ví dụ.
6.Tìm ví dụ về ngôi kể: (HĐ nhóm 2 bàn).
 -HS tìm 2 ví dụ và nhận xét.
7.So sánh văn bản tự sự trong chương trình văn 9 và các lớp dưới:
 -Chương trình lớp 9 vừa học lại vừa nâng cao cả về kiến thức và kỹ năng; kết hợp với biểu cảm, miêu tả n ...  ĐỘNG).
-Ổn định lớp:
-Kiểm tra bài cũ:
-Giới thiệu bài:
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-
-Tình bạn tuổi thơ là một tình cảm hồn nhiên và trong sáng nhất. Với Go-rơ-ki, tình cảm ấy dù đã qua đi mấy mươi năm mà khi kể lại vẫn như mới vừa xảy ra. Đủ để thấy được tình cảm sâu nặng với ký ức tuổi thơ trong tâm hồn nhà thơ. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu điều ấy qua văn bản “những đứa trẻ”.
-Lớp trưởng báo cáo.
-
* Hoạt động 2 (77’)
(ĐỌC HIỂU VĂN BẢN)
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Mác-xim Go-rơ-ki (1868 – 1936) là nhà lớn của Nga. (SGK)
2.Xuất xứ: văn bản được trích từ chương IX tác phẩm “thời thơ ấu” (gồm 13 chương), sáng tác 1913 – 1914.
II.Phân tích văn bản:
1.Những đứa trẻ sống thiếu tình thương:
-Giống nhau:
+Cùng hoàn cảnh: A-li-ô-sa mất bố; ba đứa trẻ mất mẹ.
+Là hàng xóm của nhau.
-Khác nhau:
+Địa vị xã hội: A-li-ô-sa sống trong gia đình lao động bình thường; ba đứa trẻ con của đại tá, gia đình quý tộc.
-Bọn chúng thân nhau vì: A-li-ô-sa tình cờ cứu thằng em bị ngã xuống giếng, cùng cảnh ngộ thiếu tình thương.
Þ Tình bạn trong sáng, hồn nhiên.
HẾT TIẾT 82
2.Những quan sát và nhận xét tinh tế:
-“Chúng ngồi sát vào nhau giống như những cghú gà con”: Liên tưởng, so sánh ® sự thông cảm của A-li-ô-sa.
-Khi lão đại tá gọi về “  những con ngỗng ngoan ngoãn”: Liên tưởng, so sánh, chúng bị áp chế ® sự đồng cảm với những đứa trẻ bất hạnh.
3.Chuyện đời thường và chuyện cổ tích:
-Dì ghẻ ® dì ghẻ độc ác trong cổ tích.
-Người mẹ chết ® có nước phép sống lại.
-Người bà ® người bà nhân hậu trong cổ tích.
Þ Hấp dẫn người đọc, trí tưởng tượng phong phú và ước mơ được sống hạnh phúc bên bố mẹ.
-Gọi HS đọc chú thích *.
-Gọi HS nêu xuất xứ.
-Hướng dẫn HS đọc văn bản: Chú ý những đoạn đối thoại, nội tâm nhân vật. GV đọc mẫu một đoạn rồi gọi HS đọc.
-Gọi HS đọc chú thích.
-Gọi HS chia bố cục của bài. Nêu ý chính của mỗi đoạn (HĐ nhóm 2 bàn).
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu phần phân tích về những đứa trẻ thiếu tình tình thương.
-Hỏi: Em hiểu gì tình cảnh của những đứa trẻ? Tìm những điểm giống và khác nhau trong hoàn cảnh của chúng.
-Hỏi: Địa vị khác nhau nhưng tại sao chúng lại thân nhau?
-Hỏi: Em thấy tình bạn giữa bọn trẻ như thế nào?
-GV thuyết giảng: Aán tượng về tình bạn ấy là một ấn tượng sâu sắc trong lòng ông, khiến mấy mươi năm sau ông vẫn còn nhớ rõ và kể lại hết sức xúc động.
* Chuyển ý: Với bọn trẻ hàng xóm thì A-li-ô-sa có sự nận xét, quan sát như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần tiếp theo.
-Hỏi: Tìm trong bài văn rồi phân tích, bình luận một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa? (đặc biệt chú ý những câu văn giàu hình ảnh của tác giả).
* Chuyển ý: Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi tác giả lồng yếu tố cổ tích vào trong chuyện đời thường. Đó là những yếu tố nào?
-Hỏi: Chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong bài văn này? (HĐ nhóm 2 bàn).
-Hỏi: Em hãy nhận xét xem cách kể như vậy có tác dụng gì?
* Chuyển ý: Văn bản đã khơi gợi, giaó dục ta một tình bạn như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu ở phần tổng kết.
-HS đọc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
-HS đọc.
-HS chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: 3 đoạn:
+Đoạn 1: “từ đầu  cúi xuống”: tình bạn tuổi thơ trong sáng.
+Đoạn 2: “tiếp theo  đến nhà tao”: tình bạn bị cấm đoán.
+Đoạn 3: “phần còn lại”: tình bạn vẫn tiếp diễn.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3 (8’)
(TỔNG KẾT)
III.Tổng kết:
-Tình bạn thân thiết giữa tác giả và những đứa trẻ hàng xóm sống thiếu tình thương, bất chấp sự cản trở của xã hội.
-Nghệ thuật kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
-Hỏi: Văn bản đã ca ngợi tình cảm gì giữa tác giả và những đứa trẻ thời thơ ấu?
-Hỏi: Nghệ thuật kể chuyện của tác giả có gì đặc sắc.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 4 (3’)
(CỦNG CỐ, DẶN DÒ)
-Hỏi: Em rút ra bài học gì qua tình bạn của tác giả và những đứa trẻ hàng xóm?
-Học bài. Chuẩn bị “Trả bài kiểm tra tiếng Việt” (nghiên cứu lại đề bài).
-Trả lời: Phải biết thương yêu, che chở, chăm sóc, giúp đỡ nhau, 
Ký duyệt 
TUẦN 18
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
TIẾT 86. TIẾNG VIỆT.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Củng cố, khắc sâu một số kiến thức tiếng Việt đã học trong chương trình lớp 9.
 -Thấy được những sai sót trong quá trình làm bài để có hướng khắc phục, học tốt hơn.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại đề bài. 
 -GV chọn trước bài làm của HS để đọc minh hoạ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (1’)(KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (42’) (TRẢ BÀI KIỂM TRA)
 -Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án cho phần bài tập và lí thuyết.
 -GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh đáp án (ở sổ chấm trả bài).
 -Đánh giá bài làm của HS, đưa ra hướng khắc phục những sai sót đã mắc phải.
* Hoạt động 3 (2’) ( DẶN DÒ)
 -Về xem lại bài kiểm tra. Chuẩn bị “Trả bài kiểm tra văn” (nghiên cứu lại đề bài).
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 87. VĂN HỌC
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN HỌC
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Củng cố, khắc sâu một số kiến thức về văn học đã học trong chương trình lớp 9.
 -Thấy được những sai sót trong quá trình làm bài để có hướng khắc phục, học tốt hơn.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại đề bài. 
 -GV chọn trước bài làm của HS để đọc minh hoạ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (1’)(KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (42’) (TRẢ BÀI KIỂM TRA)
 -Gọi HS nêu lại các câu hỏi kiểm tra.
 -Gọi HS thảo luận, nêu ý kiến để bổ sung đáp án (sổ chấm trả bài).
 -GV nhận xét, đánh giá của mình về bài làm của HS: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục (nhận xét chung và cho ví dụ cụ thể theo bài làm của HS). Có thể đọc một vài bài hoặc vài đoạn hay trong bài làm của HS.
 -GV kết luận chung về hướng sửa chữa và cách sửa lỗi để lần sau làm bài được tốt hơn.
 * Hoạt động 3 (2’) ( DẶN DÒ)
 -Về xem lại bài làm. Chuẩn bị “tập làm thơ tám chữ”.
 * Câu hỏi soạn: Về nhà tự làm một bài thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn.
 TIẾT 88-89. TẬP LÀM VĂN.
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -HS biết nhận diện thêm một số đoạn thơ tám chữ thông qua điền thêm vào khoảng trống.
 -Biết thực hiện làm một bài thơ tám chữ có ý nghĩa, hay. Thấy được những sai sót trong quá trình sáng tác để có hướng khắc phục, học tốt hơn.
 * CHUẨN BỊ:
 -HS:Làm trước một bài thơ tám chữ.
 -GV: bảng phụ chép sẵn một đoạn thơ, bài thơ ngắn thể thơ tám chữ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (2’) (KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
 -Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS.
 -Giới thiệu bài: Ở tiết học hôm trước, các em đã thực hiện tập làm thơ tám chữ. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu và tập sáng tác thơ tám chữ để củng cổ những hiểu biết về thể thơ này.
* Hoạt động 2 (87’) (THỰC HÀNH TÌM HIỂU VÀ LÀM THƠ TÁM CHỮ)
 I.luyện tập về thơ tám chữ:
 -Gọi HS nêu tên, đọc một vài đoạn của một số bài thơ tám chữ mà các em đã được học hoặc đọc.
 -GV treo bảng phụ chép sẵn một số bài thơ, đoạn thơ tám chữ sai từ hoặc còn để trống. Gọi HS đọc và thực hiện sửa, thêm vào cho hoàn chỉnh (HĐ nhóm 2 bàn).
II.Thực hành làm thơ tám chữ:
 -Chia lớp ra bốn nhóm, yêu cầu HS trao đổi với nhau các bài thơ tám chữ đã làm ở nhà để chọn bài hay nhất.
 -Đại diện mỗi nhóm trình bày trước lớp (bảng con) và bình bài thơ của nhóm mình.
 -Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -GV nhận xét ưu, khuyết điểm, tuyên dương những bài thơ hay, những lời bình tốt.
* Hoạt động 3 (1’) (CỦNG CỐ- DẶN DÒ)
-Về xem lại bài làm. Chuẩn bị “trả bài kiểm tra tổng hợp cuối học kỳ I” (xem, nghiên cứu lại đề thi). 
TIẾT 90
TRẢ BÀI TỔNG HỢP CUỐI HỌC KỲ I
* MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 -Giúp HS ôn lại các kiến thức và kỹ năng được thể hiện trong bài kiểm tra; thấy được những ưu điểm và hạn chế trong bài làm của mình; tìm ra phương hướng khắc phục và sửa chữa. 
* CHUẨN BỊ:
 -HS: Xem lại đề bài.
 -GV chọn trước bài làm của HS để đọc minh hoạ.
* TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
* Hoạt động 1 (1’)(KHỞI ĐỘNG)
 -Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
* Hoạt động 2 (42’) (TRẢ BÀI KIỂM TRA)
 Bước 1: Sửa phần lí thuyết:
 -Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án cho phần lí thuyết.
 -GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh đáp án (như đáp án của sở).
 Bước 2: Sửa phần làm văn:
 -Gọi HS nêu lại đề bài tự luận.
 -Gọi HS thảo luận, nêu ý kiến để bổ sung đáp án cho phần tự luận (như đáp án của sở).
 -GV nhận xét, đánh giá của mình về bài làm của HS: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục (nhận xét chung và cho ví dụ cụ thể theo bài làm của HS). Có thể đọc một vài bài hoặc vài đoạn hay trong bài làm của HS.
 -GV kết luận chung về hướng sửa chữa và cách sửa lỗi để lần sau làm bài được tốt hơn.
 * Hoạt động 3 (2’) (CỦNG CỐ- DẶN DÒ)
 -Về xem lại bài làm. Chuẩn bị “bàn về đọc sách” (chương trình học kỳ II).
 * Câu hỏi soạn: 
 1.Chia bố cục? 
 2.Tầm quan trọng của việc đọc sách? 
 3.Tại sao muốn đọc sách có kết quả, trước tiên cần chọn sách mà đọc?
Ký duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 76-90 V9.doc