Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 - Trường Thcs My Phuc

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 - Trường Thcs My Phuc

TUẦN 20

Ngày soạn: 8/1/2011

Ngày dạy: 10-15/1/2011

TIẾT 91: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Chu Quang Tiềm)

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản

+ Sự cần thiết của việc đọc sách là để tích luỹ (nâng cao học vấn)

+ Phương pháp đúng đắn của việc đọc sách (kết hợp đọc diện rộng với đọc sâu cho chuyên môn)

+ Từ đó liên hệ với việc đọc sách của bản thân.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích trong bài nghị luận giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trìu tượng trở nên gần gũi và dễ hiểu.

 3. Thái độ: Thái độ nghiêm túc đối với việc đọc sách.

B. Chuẩn bị: - Thầy soạn bài - Chân dung của nhà văn Chu Quang Tiềm

 - Trò : soạn bài ở nhà thêo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

C. Tiến trình lên lớp

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của 1 số học sinh yếu

 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài

 Gv: M. Gorki đã từng nói "Sách giúp tôi mở rộng những chân trời mới". Sách là người bạn thân thiết của mỗi người. Vậy làm thế nào để đọc sách có hiệu quả: Chúng ta "Bàn về đọc sách"

 

doc 134 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 - Trường Thcs My Phuc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ II
Tuần 20
Ngày soạn: 8/1/2011
Ngày dạy: 10-15/1/2011 
Tiết 91: bàn về đọc sách
 (Chu Quang Tiềm)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản
+ Sự cần thiết của việc đọc sách là để tích luỹ (nâng cao học vấn)
+ Phương pháp đúng đắn của việc đọc sách (kết hợp đọc diện rộng với đọc sâu cho chuyên môn)
+ Từ đó liên hệ với việc đọc sách của bản thân.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích trong bài nghị luận giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trìu tượng trở nên gần gũi và dễ hiểu.
 3. Thái độ: Thái độ nghiêm túc đối với việc đọc sách.
B. Chuẩn bị: 	- Thầy soạn bài - Chân dung của nhà văn Chu Quang Tiềm
	- Trò : soạn bài ở nhà thêo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. 
C. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Vở soạn của 1 số học sinh yếu
 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
 Gv: M. Gorki đã từng nói "Sách giúp tôi mở rộng những chân trời mới". Sách là người bạn thân thiết của mỗi người. Vậy làm thế nào để đọc sách có hiệu quả: Chúng ta "Bàn về đọc sách"
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: Tìm hiểu chung.
 Hoạt động 1: Tác giả, tác phẩm.
? Nêu hiểu biết về tác giả tác phẩm 
- Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học có lí luận văn học nổi tiếng ở Trung Quốc ở thế kỷ XX.
Văn bản này là những lời bàn rất tâm huyết của ông về việc đọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm về đọc sách mà ông đã tích luỹ được qua quá trình nghiên cứu. Trần Đình Sử dịch ra Tiếng việt
 Hoạt động 2: Các luận điểm.
? Văn bản gồm mấy luận điểm?
- Ba luận điểm chính
+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn (Từ đầu  thế giới mới)
+ Những khó khăn trở ngại của việc đọc sách( Tiếp... Tiêu hao lực lượng)
+ Cách lựa chọn sách và phương pháp đọc sách( Phần còn lại)
? Các luận điểm trên được trình bày trong hai phần của bài văn. Theo em, đó là nội dung nào?
- Sự cần thiết của việc đọc sách
- Phương pháp đọc sách.
* Hoạt động II: Tìm hiểu chi tiết.
 Hoạt động 1: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
? Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách, tác giả đưa ra luận điểm căn bản nào?
- Đọc sách vẫn là con đường quan trọng nhất của học vấn.
? Nếu học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập thì học vấn thu được từ đọc sách là gì?
- Là hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
? Khi cho rằng: học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Qua đó, em hiểu gì về học vấn và mỗi quan hệ của đọc sách với học vấn?
- Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt động học tập của con người
- Trong đó đọc sách chỉ là một mặt nhưng là mặt quan trọng. 
- Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
? Luận điểm về sự cần thiết của việc đọc sách được tác giả phân tích rõ trong trình tự lí lẽ nào?
- Sách kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại
đ Sách là thành tựu đáng quý.
- Nhất định phải lấy thành quả mà mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát. (Muốn nâng cao học vấn thì cần phải dựa vào thành tựu này)
- Đọc sách là hưởng thụ để tiến lên trên con đường học vấn.
? Theo tác giả sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại. Em hiểu ý kiến này như thế nào?
- Tủ sách của nhân loại vô cùng phong phú, đa dạng và đồ sộ.
- Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng và tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận và lưu giữ.
? Những quyển SGK em đang học tập có phải là di sản tinh thần đó không?
- Cũng nằm trong di sản tinh thần đó. Vì đó là một phần tinh hoa của học vấn nhân loại trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà chúng ta có may mắn được tiếp nhận.
? Vì sao tác giả lại quả quyết rằng: Nếu chúng ta mong tiến lên từ văn hoá học thuật thì nhất định phải lấy thành quả mà nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát?
- Học sinh thảo luận nêu ý kiến.
Vì 	+ Sách lưu giữ hết thảy các thành tựu học vấn của nhân loại.
	+ Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này.
? Theo tác giả, đọc sách là hưởng thụ, là chuẩn bị trên con đường học vấn. Em hiểu ý kiến này như thế nào?
- Sách là kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực đời sống trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại trao gửi lại. Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này. Nhưng học vấn luôn mở rộng ở phía trước. để tiến lên, con người phải dựa vào di sản học vấn này.
? Em đã hưởng thụ được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để chuẩn bị cho học vấn của mình?
- Tri thức về tiếng việt và văn bản giúp ta có kĩ năng sử dụng đúng hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói,viết, kĩ năng đọc - hiểu các loại văn bản trong văn hoá đọc sau này của bản thân.
? Nêu những nhận xét của em về lí lẽ mà tác giả đã trình bày ở trên?
? Tác giả đã giải thích vấn đề như thế nào? Giọng văn ra sao?)
- Tác giả đã giải thích vấn đề bằng phép nghị luận phân tích và tổng hợp để thuyết phục người đọc, người nghe.
	+ Đầu tiên tác giả nêu ra luận điểm "Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách nhưng đọc sách vẫn là con đường của học vấn"
	+ Tiếp theo tác giả dùng lí lẽ giải thích cặn kẽ về học vấn, về sách về đọc sách làm rõ tầm quan trọng của việc đọc sách trên con đường học vấn của mỗi con người
	+ Tổng hợp khái quát lại bằng lời văn giàu hình ảnh "Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới"
- Giọng văn như lời chuyện trò, tâm tình lôi cuốn và hấp dẫn người đọc.
 Hoạt động 2: Những khó khăn trở ngại của việc đọc sác	
- Học sinh đọc đoạn "Lịch sử càng tiến lên  tự tiêu hao lực lượng"
? ở đoạn này, tác giả bàn về vấn đề gì?
* Cách lựa chọn sách khi đọc
? Em thấy đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
- Không phải là dễ.
- Vì lịch sử càng tiến lên, sách vở tích luỹ càng nhiều
sinh đọc đoạn "Lịch sử càng tiến lên  tự tiêu hao lực lượng"
? ở đoạn này, tác giả bàn về vấn đề gì?
* Cách lựa chọn sách khi đọc
? Em thấy đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc?
- Không phải là dễ.
- Vì lịch sử càng tiến lên, sách vở tích luỹ càng nhiều
? Tác giả đã chỉ ra các thiên hướng sai lạc thường gặp là gì?
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
- Sách nhiều dễ người đọc lạc hướng
? Quan niệm chuyên sâu được phân tích qua những lí lẽ nào?
- Đọc sách không cốt lấy nhiều quan trọng nhất là phải chọn cho tinh đọc cho kĩ
- Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thường thức.
? Hãy tóm tắt ý kiến của tác giả về cách đọc chuyên sâu và cách đọc không chuyên sâu? Nêu dẫn chứng cụ thể?
- Đọc chuyên sâu là đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. Ví dụ cách đọc của các học giả Trung Hoa đời cổ đại
- Đọc không chuyên sâu là cách đọc liếc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít. Ví dụ cách đọc của một số học giả trẻ hiện nay.
? Nhận xét về thái độ bình luận và cách trình bày lí lẽ của tác giả?
- Xem trong cách đọc chuyên sâu, coi thường cách đọc không chuyên sâu.
- Phân tích qua so sánh và đối chiếu, bằng dẫn chứng cụ thể.
- Đọc sách để tích luỹ và nâng cao học vấn cần đọc chuyên sâu tránh tham lam hời hợt.
I. Đọc, tìm hiểu chung.
1. Tác giả: 
2. Tác phẩm:
- Kiểu văn bản: Nghị luận XH.
- Bố cục: Ba luận điểm
+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn 
+ Những khó khăn trở ngại của việc đọc sách
+ Cách lựa chọn sách và phương pháp đọc sách
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
- Sách là những giá trị quý giá, là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng và tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ cẩn thận và lưu giữ.
- Sách là kết tinh học vấn trên mọi lĩnh vực đời sống trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại trao gửi lại. 
- Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quý báu này. Nhưng học vấn luôn mở rộng ở phía trước. để tiến lên, con người phải dựa vào di sản học vấn này
2. Những khó khăn trở ngại của việc đọc sách.
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu
- Sách nhiều dễ người đọc lạc hướng
- Đọc sách không cốt lấy nhiều quan trọng nhất là phải chọn cho tinh đọc cho kĩ
- Đọc chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thường thức.
- Đọc chuyên sâu là đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tuỷ, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn. 
- Đọc không chuyên sâu là cách đọc liếc qua tuy rất nhiều nhưng đọng lại thì rất ít. 
 4. Củng cố: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách, những khó khăn trở ngại của việc đọc sách.
 5. Hướng dẫn: Học sinh về nhà học, bài làm bài tập vào vở BT Ngữ văn, soạn nội dung tiết 92.
Ngày soạn: 8/1/2011
Ngày dạy: 10-15/1/2011 
Tiết 92: Bàn về đọc sách
 (Chu Quang Tiềm)
A: Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về nội dung và nghệ thuật của văn bản: Sự cần thiết của việc đọc sách là để tích luỹ (nâng cao học vấn). Phương pháp đúng đắn của việc đọc sách (kết hợp đọc diện rộng với đọc sâu cho chuyên môn). Từ đó liên hệ với việc đọc sách của bản thân.
 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích trong bài nghị luận giàu lí lẽ và dẫn chứng để một vấn đề trìu tượng trở nên gần gũi và dễ hiểu.
 3. Thái độ: Thái độ nghiêm túc đối với việc đọc sách.
B: Chuẩn bị: 	Thầy: Chuẩn bị nội dung tiết 92
	 Trò: Soạn bài theo hướng dẫn.
C: Tiến trình lên lớp
 1 - ổn định tổ chức
 2- Kiểm tra bài cũ:
 ? Tác giả Chu Quang Tiềm đã sử dụng những lí lẽ nào để phân tích, chứng minh tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách. Theo tác giả viêc đọc sách hiện nay có những khó khăn trở ngại gì
 3- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động II: Tìm hiểu văn bản( tiếp theo)
 Hoạt động 3: Phương pháp đọc sách 
? Học sinh đọc sgk
- Đọc lạc hướng là tham nhiều mà không vụ thực chất.
? Vì sao có hiện tượng đọc lạc hướng?
- Do sách vở ngày càng nhiều (chất đầy thư viện) nhưng những tác phẩm cơ bản đích thực nhất thiết phải đọc chẳng qua cũng mấy nghìn quyển thậm chí chỉ mấy quyển 
? Nhận xét cách trình bày của tác giả?
- Trình bày rất giản dị, dùng hình ảnh so sánh để nhấn mạnh ý mình muốn nói "Chiếm lĩnh học vấn giống như đánh trận"
- Cách diễn đạt giàu hình ảnh, có tính thuyết phục và hấp dẫn cao.
* Phương pháp đọc sách.
? Học sinh đọc thầm đoạn cuối của văn bản.
? Sau khi nói rõ tầm quan trọng của đọc sách và các trở ngại khi có nhiều sách, tác giả bàn về phương pháp đọc sách. Cho biết tác giả đã truyền cho ta những kinh nghiệm gì về phương pháp đọc sách?
+ Đọc sách không cần nhiều, quan trọng phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
+ Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông, một loại là đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
? Theo em, tác giả đã bày tỏ ý kiến như thế nào về vấn đề đọc để có kiến thức phổ thông?
- Đọc để ... : 18-23/4/2011
Tiết 154: tổng kết về ngữ pháp
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh hệ thống hoá lại các kiến thức về các thành phần của câu: Thành phần chính, thành phần phụ của câu, các kiểu câu các cách biến câu, các loại câu theo các mục đích nói khác nhau.
2. Kỹ năng: Rèn luyện cho Hs kĩ năng nhận diện các thành phần câu, các kiểu câu.
Tích hợp với văn học và tập làm văn.
3. Thái độ: Giáo dục cho Hs ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
 B. Chuẩn bị Thầy: Soạn nội dung ôn tập theo SGK 
 Trò: Làm bài tập ở nhà vào vở bài tập Ngữ Văn. 
C Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ:	? Nêu tên các cụm từ đã học?
	? Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm từ sau:
	+ Tiếng Việt của chúng ta đẹp.
	+ Mấy người học trò cũ.
	+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
	+ Đỏ mặt lên
3- Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động I: Thành phần chính và thành phần phụ
? Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu? Nêu các dấu hiện nhận biết?
1. Thành phần chính chủ ngữ, vị ngữ
* Là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn.
a,Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu sự vật được đưa ra xem xét đánh giá. Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Cách xác định chủ ngữ đặt câu hỏi Ai? Cái gì? Còn gì?
* Ví dụ: Thần chết/ là một tay không thích đùa. Hắn ta/ lẩn trong ruột những quả bom.	CN	CN
b,Vị ngữ: Nho/ quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu.
	VN1	VN2
2. a,Trạng ngữ: (Thành phần phụ của câu)
Là thành phần phụ của câu, nêu lên hoàn cảnh, tình hình của sự việc nói ở nòng cốt câu.
Ví dụ: Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng, một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.
b, Khởi ngữ: Là thành phần đứng trước chủ ngữ (cũng có khi đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ) vếu lên đề tài liên quan tới việc nói đến trong câu.
Ví dụ: Về việc đó, chúng ta sẽ bàn sau.
* Hoạt động II: Thành phần biệt lập
? Thế nào la thành phần biệt lập
- Thành phần biệt lập: Là bộ phận tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập gồm có thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
3. Bài tập 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tập
Hãy phân tích thành phần của các câu sau
- Giáo viên tỏ chức cho học sinh làm bài tập. Giáo viên chữa bảng.
a, Đôi càng tôi/ mẫm bóng
 CN	VN
b, Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ/ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp
c, Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc, nó/ vẫn là người bạn trung thực, chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ.
Bài tập 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm, cử đại diện trả lời, giáo viên nhận xét và cho điểm.
Tp trạng thái
a, Có lẽ tiếng Việt của chung ta đẹp bởi vì 
tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp là vĩ đại nghĩa là rất đẹp.
Tp trạng thái
b, Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.
Tp phụ chú
c, Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 ki lô mét, chúng ta chỉ gặp cây dừa dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn nướt ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, 
quả vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng
d, Có người khẽ nói 
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!	Bẩm đ Tp gọi đáp 	Có khi đ Tp tình thái
3, 	Ơi chiếc xe vận tải	 Ơ đ Thành phần gọi đáp
	Ta cầm lái đi đây
	Nặng biết bao ân nghĩa
	Quý hơn bao vàng đầy.
d, Các kiểu câu:	Giáo viên vẽ sơ đồ các kiểu câu ra bảng phụ
* Hoạt đông III: Câu đơn
 Câu đơn
 Phân loại: theo cấu tạo ND	Phân loại theo MĐ nói
Câu đơn bình thường Câu đặc biệt	Câu trần thuật/ Câu hỏi/ Câu cầu khiến/ câu cảm thán
1. Bài tập 1: Tìm CN, VN trong các câu sau:
a, Những nghệ sĩ không những/ ghi lại cái đã có rồi mà muốn nói một điều gì đó mới mẻ.
b, Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn X tôi/ cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.
c, Nghệ thuật/ là tiếng nói của tình cảm.
d, Tác phẩm/ vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
3, Anh/ thứ sáu và cũng tên Sáu.
2. Bài tập 2: Câu đặc biệt
a, - Có tiếng nói léo xéo ở gian bên.
- Tiếng mụ chủ
b, Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi.
c, Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích.
- Hoa trong công viên.
- Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố.
- Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu
- Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
* Hoạt đông IV: Câu ghép: Học sinh nhắc lại các kiểu câu ghép đã học.
1. Bài tập 1: Tìm câu cho phép trong đoạn trích.
a, Anh gửi vào tác phẩm  góp vào ph đời sống chung quanh.
b, Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng
c, Ông lão vừa nói vừa chăm chắm  mà ông lão hả hê cả lòng.
d, Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt một cách kì lạ.
e, Để người con gái khỏi trở lại bàn  giữa cuốn sách đó trả cô gái.
2. Bài tập 2: Chỉ ra các kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép bài tập 1.
a, Quan hệ bổ sung	c, Quan hệ bổ sung
b, Quan hệ nguyên nhân 	d Quân hệ mục đích
3. Bài tập 4 SGK: Tạo câu ghép có kiểu quan hệ với trên cơ sở câu cho sẵn:
a, Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập. Vì quả bom tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập (nguyên nhân)
Nếu quả bom tung lên và nổ trên không thì hầm của Nho bị sập (Điều kiện GT)
b, Quả bom nổ quá gần. Hầm của Nho không bị sập.
Quả bom nổ quá gần nhưng hầm của Nho không bị sập (tương phản)
- Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần (nhượng bộ)
* Hoạt đông V: Biến đổi câu:
1. Tìm câu rút gọn:
- Quen rồi.
- Ngày nào ít: ba lần.
2. Tìm câu vấn là bộ phận của câu đứng trước được tách ra:
Tách ra như vậy để làm gì?
a, Và làm việc khi suốt đêm.
b, Thường xuyên.àNhấn mạnh nội dung được tách ra
c. Một dấu hiệu chẳng lành
3. Bài tập 3: Hãy biến đổi câu sau thành cầu bị động.
- Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
- Cây cầu lớn được bắc qua khúc sông này tại tỉnh ta.
- Từ hàng trăm năm trước, ngôi đền ấy được người ta dựng lên.
* Hoạt động VI: Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp khác nhau:
1. Trong đoạn trích sau, câu nào là câu nghi vấn? Chúng có được dùng để hỏi không?
- Ba con sao con không nhận?	Dùng để hỏi
- Sao con biết là không phải?	
2. Trong đoạn trích sau, những câu nào là câu (nghi vấn?) cầu khiến ? Chúng được dùng để làm gì?
a, ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu đấy (ra lệnh, sai khiến)
b, Vô ăn cơm! (Dùng để mời)
- Cơm chín rồi! (Câu trần thuật được dùng làm câu cầu khiến)
- Thì má cứ kêu đi. (Dùng để yêu cầu)
3. Câu nói: “Sao máy cứng đầu quá vậy, hả?” dùng để bộc lộ cảm xúc chỗ “Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó va hét lên” đ Thể hiện cảm xúc của anh Sáu.
.
I. hành phần chính và thành phần phụ:
1. Thành phần chính chủ ngữ, vị ngữ
* Là thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn.
a,Chủ ngữ: Là thành phần chính của câu nêu sự vật được đưa ra xem xét đánh giá. Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ.
2. a,Trạng ngữ: (Thành phần phụ của câu)
Là thành phần phụ của câu, nêu lên hoàn cảnh, tình hình của sự việc nói ở nòng cốt câu.
b, Khởi ngữ: Là thành phần đứng trước chủ ngữ (cũng có khi đứng sau chủ ngữ, trước vị ngữ) nếu lên đề tài liên quan tới việc nói đến trong câu.
II. Thành phần biệt lập
Thành phần biệt lập: Là bộ phận tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập gồm có thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi đáp, thành phần phụ chú.
III. Câu đơn
 Câu đơn
 Phân loại: theo cấu tạo ND	Phân loại theo MĐ nói
Câu đơn bình thường Câu đặc biệt	Câu trần thuật/ Câu hỏi/ Câu cầu khiến/ câu cảm thán
IV. Câu ghép:.
Bài tập 1
Bài tập 2:
Bài tập 4:
V. Biến đổi câu:
VI. Các kiểu câu ứng với mục đích giao tiếp khác nhau:
- Câu nghi vấn
- Câu cảm thán
- Câu cầu khiến
- Câu trần thuật
4. Củng cố: Gv hệ thống lại các kiến thức đã học về Ngữ pháp
5. Dặn dò: Xem lại bài trên lớp, ôn tập tiếng Việt
Ngày soạn: 15/4/2011
Ngày dạy: 18-23/4/2011
tiết 155: kiểm tra văn phần truyện
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá kết quả học sinh về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình lớp 9.
2. Kỹ năng: Học sinh được rèn luyện thêm về kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm bài.
3. Thái độ: Rèn ý tự giác làm bài.
B. Chuẩn bị: - Thầy ra đề.
	 - Trò ôn tập truyện
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
3- Bài mới
I. phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng sau mỗi câu hỏi.
1. Tác giả của văn bản “Bên quê” là ai?
A. Nguyễn Quang Sáng	C. Lê Minh Khuê
B. Nguyễn Minh Châu	D. Y Phương
2. Tên của những nhân vật trong văn bản “ Những ngôi sao xa xôi” là gì?
A. Chị Thao	C. Nho
B. Phương Định	D. Cả 3 ý A, B, C
3. “ Những ngôi sao xa xôi” sáng tác vào giai đoạn nào? 
A. Cuộc kháng chiến chống Pháp	C. Nước nhà đã thống nhất
B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ
4. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” có nét gì nổi bật?
A. Nhớ làng Dầu da diết	 C. Là người gắn bó với làng Dầu
 B. Là người nông dân cần cù, chất phác	 D. Là người yêu làng, yêu nước tha thiết.
5. Câu văn sau khi trích từ văn bản nào?
“ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”
 A. Làng	 B. Lặng lẽ Sa Pa	
 C. Bến quê	D. Chiếc lược ngà.
6. Nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn “Bến quê” là gì?
Miêu tả tâm lí tinh tế và nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng.
Đối thoại và độc thoại nội tâm.
Tả cảnh ngụ tình.
Cả 3 ý A, B, C
II. Phần tự luận 
Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi) của Lê Minh Khuê.
* Đáp án biểu điểm:
- phần trắc nghiệm (3 điểm)
1. Đáp án B
2. Đáp án D
3. Đáp án B
4..Đáp án D.
5. Đáp án B
6. Đáp án A.
- Phần tự luận (7đ)
* Nhân vật Phương Đinh:
1. Mở bài: 0.5đ
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi
- Nhận định về nhân vật Phương Định
2. Thân bài: 6.0đ
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu.
- Hoàn cảnh xuất thân: Là cô gái Hà Nội, có tuổi HS hồn nhiên trong sáng.
+ Là cô gái nhạy cảm hồn nhiên trong sáng, hay mơ mộng và thích hat.
+ PĐ yêu mến những người đồng đọi trong tổ và cả đơn vị cua4r mình, đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả các chiến sĩ hằng đêm cô gặp trên trọng điểm.
+ PĐ nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình.
+ PĐ không biểu lộ tình cảm của mình một cách săn đón mà tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kỳ.
- Diễn biến tâm lí nhân vật PĐ trong lần phá bom.
- Nhận xét chung về nhân vật.
3. Kết bài: 0.5đ
- Khái quát chung về tác phẩm, nhân vật.
4. Củng cố: Gv thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dặn dò: Tiếp tục ôn tập kiểu bài phân tích một TP truyện hoặc đoạn trích, chuẩn bị thi hết học kỳ II.
Ngày 18 tháng 4 năm 2011
Đủ giáo án tuần 33.
Ký Duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van9 ki 2.doc