Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 34 - Tiết 156 đến tiết 160

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 34 - Tiết 156 đến tiết 160

TUẦN 34

TIẾT 156

Văn Bản :

 KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)

1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 a. Kiến Thức

 - Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của H/S về các tác phẩm truyện hiện đại VN trong

 chương trình lớp 9.

 b. Kĩ năng:

 - H/S được rèn luyện thêm về kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm văn.

 c. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.

2. PHƯƠNG PHÁP, CHUÂN BỊ:

 - Thực hành viết

 - GV: Ra đề kiểm tra, phôtô đề cho hs.

 - HS: Ôn tập về truyện hiện đại VN chuẩn bị giấy kiểm tra

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 a. Ổn định:

 b. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bút )

 c. Bài mới: Giới thiệu bài:

 - Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức và kĩ năng nắm vững văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài tục ngữ, văn nghị luận để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp.

 - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn dũ học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài

 - Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài

 - Học sinh : Làm bài nghiêm túc.

 - Giáo viên thu bài

 - Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho hs.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 34 - Tiết 156 đến tiết 160", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
TIẾT 156
Văn Bản : 
 KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 a. Kiến Thức
 - Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của H/S về các tác phẩm truyện hiện đại VN trong 
 chương trình lớp 9.
 b. Kĩ năng: 
 - H/S được rèn luyện thêm về kĩ năng phân tích tác phẩm truyện và kĩ năng làm văn.
 c. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
2. PHƯƠNG PHÁP, CHUÂN BỊ: 
 - Thực hành viết 
 - GV: Ra đề kiểm tra, phôtô đề cho hs.
 - HS: Ôn tập về truyện hiện đại VN chuẩn bị giấy kiểm tra
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 a. Ổn định: 
 b. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bút )
 c. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức và kĩ năng nắm vững văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài tục ngữ, văn nghị luận để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn dũ học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài
 - Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài 
 - Học sinh : Làm bài nghiêm túc. 
 - Giáo viên thu bài
 - Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho hs.
 4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA: 
 Gv phát đề 
 I. TRẮC NGHIỆM: (6 câu 3 điểm mỗi câu 0.5 điểm)
Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau..
Câu 1:Trong các truyện sau, truyện nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất?
 A. Làng. B. Lặng lẽ Sa Pa. C. Bến quê . D. Những ngôi sao xa xôi. 
 Câu 2: Dòng nào sau đây nêu đúng về tác giả và thời điểm sáng tác của truyện ngắn “Bến quê” ?
 A:Tô Hoài sau 1975. B: Nguyễn Khải 1954-1975.
 C: Nguyễn Minh Châu: K/c chống Mỹ. D: Nguyễn Minh Châu: Sau 1975. 
Câu 3: Nhân vật Nhĩ trong Truyện Bến Quê cảm nhận điều gì về Liên- người vợ của anh?
 A: Tần tảo chịu đựng hy sinh B: Thông Minh
 C: Giản dị , đảm đang D: Như mọi người bình thường khác.
 Câu 4: Đặc điểm nổi bật nhất về nghệ thuật của truyện ngắn “Bến quê” :
 A: Xây dựng tình huống truyện độc đáo B: Miêu tả tâm trạng nhân vật
 C: Người kể chuyện D: Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng. 
 Câu 5: Trong truyện ngắn: “Những ngôi sao xa xôi” viết về mấy nhân vật nữ:
 A: 2 B: 3 C: 4 D: 5
Câu 6 : Nội dung chính được thể hiện qua truyện “Những ngôi sao xa xôi”là gì ?
 A. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ  
 B. Vể đẹp của những người lính lái xe ở Trường Sơn.
 C. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
 D. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên tuyến đường Trường Sơn.
II. TỰ LUẬN. Học sinh chọn một trong 2 câu sau.
 Câu 1: ( 7 điểm) Cảm nghĩ của em về hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ qua các nhân vật nữ thanh niên trong “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
A. Phần trắc nghiệm:
CÂU 
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
D
D
A
D
B
C
B. Phần tự luận:
 Câu 1: Cảnh ngộ của Nhĩ là một người từng trải đó từng đi khắp mọi nơi nhưng cuối
 Đời căn bệnh hiểm nghèo đó cột chặt anh vào giường bệnh.
 Trình bày được 5 triết lí về cuộc đời:
 - Con người đó từng đi không xót một xó xỉnh nào ấy thế mà cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh, tất cả phải nhờ vào vợ con và người khác.
 - Con người đó từng đi khắp nơi vậy mà bãi bồi ngay trước cửa nhà mình lại chưa bao giờ đặt chân đến.
 -Sống với vợ gần cả cuộc đời vậy mà đến cuối đời mới nhận ra và thấu hiểu sự hy sinh của vợ.
 -Sau nhiều ngày tháng bôn ba Nhĩ mới nhận ra nơi nương tựa chính là gia đình.
 -Nhờ con trai thực hiện khát khao nhưng không được, anh nghiệm ra rằng cuộc đời mỗi con người không tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình.
Câu 2: Cảm nghĩ: 
- Hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là sự cống hiến hết mình dũng cảm, anh hùng.
 - Trong những cuộc thử lửa đầy cam go tâm hồn của họ vẫn hồn nhiên, trong sáng, lạc quan giàu mơ mộng...(dẫn chứng.)
6. MA TRẬN 
 Mức 
 độ
Lĩnh
vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 thấp
 Vận dụng
 cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ngôi kể
C1(0,5 )
 1
 Tác giả
C2(0,5)
 1
Bến quê
C3(0,5)
C8
(7 điểm)
 02
Nghệ thuật truyện Bến quê
C4(0,5)
 01
Những ngôi sao xa xôi
C5(0,5)
 01
Nội dung truyện Những ngôi sao xa xôi
C6(0,5)
C7
(7 điểm)
 02
Tổng số câu
Tổng số điểm
3(0.5điểm)
1,5 điểm
0
3(0.5điểm)
1,5 điểm
0
0
0
0
1 
7 điểm
 08
 10
7. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
* HOẠT ĐỘNG 2. thu bài, hướng dẫn tự học ở nhà.
Gv: thu bài nhận xét giờ kiểm tra.
Hướng dẫn tự học ở nhà.
 - Về nhà: Ôn tập toàn bộ các tác phẩm truyện, thơ Việt Nam hiện đại đã học.
- Viết bài về truyện hiện đại Việt Nam 
- Nhận xét giờ kiểm tra.
- Chuẩn bị bài Dùng cụm Chủ- Vị để mở rộng câu.
 8. RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 34
TIẾT 157-158
Văn bản:
CON CHÓ BẤC
(Trích Tiếng Gọi Nơi Hoang Dã)- Giắc Lân - Đơn
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Thấy rõ được nghệ thuật kể chuyện của G. Lân –đơn về sự gắn bó sâu sắc, chân thành giữa Thooc- tơn và con chó Bấc và sự đáp lại của con chó Bấc với Thooc- tơn.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Những nhận xét tinh tế kết hợp với trí tưởng tượng tuyệt vời của tác giả khi viết về loài vật.
 - Tình yêu thương, sự gần gũi của nhà văn khí viết về con chó Bấc.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc – Hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
 3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng lòng thương yêu loài vật.
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nội dung ôn tập về truyện (Củng cố kiến thức đã kiểm tra 1 tiết ở tiết 155)
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Ơ lớp 8 đã biết tác giả O – Hen – Ri với truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” – một nhà văn Mĩ, bài này cũng là một nhà văn Mĩ với tư tưởng nhân văn đậm nét trong sáng tác với tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
- HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ( Theo nội dung SGK)
? Dựa vào phần giới thiệu ở SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn G. Lân –đơn 
- GV: Nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác bài thơ và một số sáng tác của ông.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản * - - Gv: Hướng dẫn học sinh cách đọc bài
- Chú ý thể hiện rõ tình cảm của nhà văn đối với con chó Bấc
- Kể lại đoạn trích học, chú ý đoạn 3 về độ dài của đoạn
? Phương thức biểu đạt của văn bản này gì ?
? Xác định bố cục của đoạn trích, 
? Nêu ý mỗi phần?
- HS : Thảo luận nhóm, trình bày
- GV : Sửa sai
HS đọc lại phần 1 văn bản
? Tác giả muốn giới thiệu điều gì?
? Tình cảm của Thooc tơn đối với Bấc được thể hiện ở câu văn nào?
- HS: Thảo luận, trình bày
- GV: Chốt ,ghi bảng
? Nhận xét về lời văn của tác giả:
- HS: Sự cảm nhận của con chó Bấc như thế nào?
? Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?
- HS: Làm rõ sự việc + biểu cảm
 Trí tưởng tượng trong sự cảm nhận của Bấc
? Câu văn nào có tính biểu cảm cao từ lời nói của Thoóc – tơn giành cho chó Bấc thế nào?
H/S đọc đoạn 2
? Những nhận xét của TG về các con chó trong đó có con Bấc?
- HS: Suy nghĩ trả lời
? Cách quan sát và miêu tả của TG ntn?
? Nhà văn miêu tả về Bấc thực sự có tâm hồn qua những câu văn nào?
- GV : Em đã biết thơ ngụ ngôn của La phông Ten sáng tạo nhiều hỡnh ảnh nhân hoá khi viết về các loài vật :
? Cách miêu tả này của nhà văn có gì khác 
- HS : Nhà văn đã miêu tả trong trí tưởng tượng tuyệt vời, trong tình yêu thương và sự gắn bó với loài vật...
? Bấc hiện lên ntn?
? Tình cảm, thái độ của TG?
? Mặt nổi bật về mặt nội dung và nghệ thuật
- HS: Đọc, ghi nhớ phần ghi nhớ SGK trang 145
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Gv: Hướng dẫn học sinh, ra bài tập về nhà.
- Hs: * G/v nêu yêu cầu luyện tập?
+ Tóm tắt đoạn trích + Phân tích mục 1,2 của bài + ý nghĩa nhân văn của tác phẩm
- Hướng dẫn về nhà : + Ôn tập tổng kết văn học nước ngoài
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- G. Lân –đơn : (1876- 1916)là nhà văn nổi tiếng của nước Mĩ
2. Tác phẩm: 
- Tiểu thuyết “ Tiếng gọi nơi hoang dã”thể hiện quan niệm: đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại.
- Văn bản : Con Chó Bấc được trích từ tiểu thuyết trên.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
* Kể tóm tắt đoạn trích.
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 
3 đoạn
- Đ1: Đoạn đầu của phần trích; giới thiệu về Giôn Thoóc – Tơn
- Đ2: Ứng với đoạn 2 của phần trích tình cảm của Thoóc –Tơn đối với Bấc 
- Đ3: Còn lại: Tình cảm của Bấc đối với chủ.
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả.
c. Đại ý:
d. Phân tích :
d1.Tình cảm của Thoóc-Tơn đối với con cho Bấc.
- Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó.
-...Lúc ở nhà thẩm phán Mi – Lơ
-..Phải đến Giôn Thoóc -Tơn mới khởi dậy lên được.
® Câu văn giàu cảm xúc, thể hiện tình cảm thiết tha, gần gũi của Thoóc – tơn giành cho con chó Bấc 
- Anh là một ông chủ lý tưởng
- Anh chăm sóc chó của mình như thể chúng là con cái của anh vậy.
- Bấc không gì sung sướng bằng cái ôm ghì mạnh mẽ ấy...tưởng chừng như quả tim mình nhảy tung ra khỏi cơ thể vì quá ngây ngất
® Kể sự việc chi tiết và biểu cảm;sự tưởng tượng tuyệt vời trong cách cảm nhận của Bấc® Thoóc – tơn là người yêu thương loài vật, coi chó Bấc là con anh, là bạn anh.
-“Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”
® Câu văn giàu biểu cảm ® sự xúc động của Thoóc -tơn giành cho con chó Bấc® cách viết rất sinh động.® Chỉ riêng Thoóc – tơn có lòng nhân từ với con chó Bấc.
d2.Tình cảm của con chó Bấc với Thoóc-tơn:
- Bấc có tài biểu lộ tình thương...
- Nó sung sướng đến cuồng lên...
Khác với cô ả Xơ - kit,...khác với Nick.
 ® Cách quan sát kĩ, miêu tả sinh động thể hiện tình yêu thương loài vật 
* Miêu tả Bấc thực sự có tâm hồn
- Nó thường nằm phục dưới chân Thoóc – tơn
- Mắt háo hức tỉnh táo
- Tình cảm của Bấc ngời sáng lên qua đôi mắt.
- Nó sợ Thoóc – Tơn lại biến khỏi cuộc đời nó
- Ngay cả ban đêm trong giấc mơ nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh .
® Cách miêu tả sinh động của một thế giới tâm hồn của Bấc được hiện lên bằng trí tưởng tượng tuyệt vời của nhà văn® Bấc yêu quý Thoóc-tơn rất đặc biệt đó cũng là tình yêu của TG giành cho Bấc.
3 .Tổng kết, ( Ghi nhớ SGK/144)
a. Nghệ thuật : 
- Trí tưởng tưởng tuyệt vời, tài quan sát, nghệ thuật nhân hóa của nhà văn.
b. Nội dung :
- Ca ngợi tình yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người với loài vật.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Kể tóm tắt đoạn trích
E. RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 34
TIẾT 159
Văn Bản : 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 a. Kiến Thức
 - Kiểm tra được những kiến thức đã ôn tập ở tiết Tiếng Việt, đã học ở kỳ II
 b. Kĩ năng: 
 - Có kĩ năng sử dụng các đơn vị ngôn ngữ đã học và ôn tập phần tiếng Việt ở kỳ II..
 c. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
2. PHƯƠNG PHÁP, CHUÂN BỊ: 
 - Thực hành viết 
 - GV: Ra đề kiểm tra, phôtô đề cho hs.
 - HS: Ôn tập về Tiếng Việt chuẩn bị giấy kiểm tra
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
a. Ổn định: 
 b. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s (giấy, bút )
 c. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Mục đích của giờ học này là kiểm tra, đánh giá được trình độ của học về các mặt kiến thức và kĩ năng nắm vững văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài tục ngữ, văn nghị luận để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị đầy đủ giấy bút có đầy đủ học tên lớp, ngày kiểm tra. Dặn dũ học sinh đọc kĩ đề bài và nghiêm túc làm bài
 - Giáo viên phát đề kiểm tra, theo dõi học sinh làm bài 
 - Học sinh : Làm bài nghiêm túc. 
 - Giáo viên thu bài
 - Giáo viên nhận xét tiết kiểm tra, rút kinh nghiệm cho hs.
 4. ĐỀ BÀI KIỂM TRA: 
 Gv phát đề 
*TỰ LUẬN. 
- Câu 1: ( 2 điểm) Xác định thành phần biệt lập trong đoạn văn sau:
 a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê sợ hơn cả những tiếng kia nhiều. Ấy là mụ chủ. Từ khi sảy ra chuyện ấy, hình như mụ ta lấy điều là cho vợ chồng ông khổ ngấm khổ ngầm”.
( “ Làng “- Kim Lân-)
b. “ Tôi còn nhớ buổi chiều hôm ấy- Buổi chiều sau một ngày mưa rừng. Giọt mưa còn đọng lại trên lá rừng lấp lánh.
 (Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)
- Câu 2: ( 1 điểm) Tìm khởi ngữ trong đoạn văn sau: 
“ Về công việc và đời sống ở rừng , tôi sẽ kể cho đến sáng, có đêm bị biệt kích vây đến ba lần, có ngày không có gạo ăn, ăn toàn bắp. Nhưng thôi đó là chuyện khác.
(Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)
- Câu 3: ( 1 điểm) Chuyển đổi câu sau đây thành câu có khởi ngữ:
 Phương Định là một cô gái lạc quan, dũng cảm đến tuyệt vời.
(Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)
- Câu 4: ( 2 điểm) Tìm hàm ý trong câu in đậm ở đoạn văn sau:
“ Cháu có một ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: Bố cháu thắng cháu một không. Bác vẽ cháu đấy ah? Để cháu giới thiệu với Bác những người khác đáng cho Bác vẽ hơn.”
(Nguyễn Thành Long; Lặng lẽ Sa Pa)
- Câu 5:( 4 điểm) Viết một văn nói về tầm quan trọng của việc đọc sách. Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết đã học
5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
* TỰ LUẬN. 
- Câu 1: ( 2 điểm) Xác định thành phần biệt lập trong đoạn văn sau:
 a. Có lẽ , Hình như : Thành phần biệt lập tình thái.( 1 điểm) 
 b. Buổi chiều sau một ngày mưa rừng: Thành phần biệt lập phụ chú.( 1 điểm) 
- Câu 2: ( 1 điểm) Tìm khởi ngữ trong đoạn văn sau	
 - Về công việc và đời sống ở rừng 
- Câu 3: ( 1 điểm) Chuyển đổi câu sau đây thành câu có khởi ngữ:
 - Về sự dũng cảm đến tuyệt vời, Phương Định là một cô gái lạc quan.
- Câu 4: ( 2 điểm) Tìm hàm ý trong câu in đậm ở đoạn văn sau:
- Bố cháu thắng cháu một không:( 2 điểm) 
 - Bố cháu được đi lính ra mặt trận còn cháu thì không.
 - Bố cháu giỏi hơn cháu
- Để cháu giới thiệu với Bác những người khác đáng cho Bác vẽ hơn: ( 2 điểm) 
 - Cháu chưa xứng đáng cho Bác vẽ.
 - Còn có người khác giỏi hơn cháu người đó xứng đáng cho bác vẽ hơn.	
- Câu 5:( 4 điểm) Viết một văn nói về tầm quan trọng của việc đọc sách. Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết đã học
1. Hình thức : Học sinh xác định được bố cục gồm ba phần về tầm quan trọng của việc đọc sách. 
- Bố cục: Rõ ràng, sạch sẽ, trình bày ngắn gọn không sai chính tả
2. Nội dung: 
- Mở đoạn: Nêu nội dung chính của tầm quan trọng của việc đọc sách
- Thân đoạn:
 Tầm quan trọng của đọc sách.
* Luận điểm:"Đọc sách.của học vấn"
- Đó là những hiểu biết của con người do đọc sách mà có.
- Học vấn được tích lũy từ mọi mặt trong hoạt động, học tập của con người.
- Trong đó đọc sách là một mặt nhưng đó là mặt quan trọng.
- Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
* Lí lẽ:
- Sách là kho tàngtinh thần nhân loại.
- Nhất định.trong quá khứ làm xuất phát .
- Đọc sách là hưởng thụcon đường học vấn.
=> Sách là thành tựu đáng quý, muốn nâng cao học vấn cần dựa vào thành tựu này.
- Tủ sách của nhân loại đồ sộ, có giá trị.Sách là những giá trị quý giá,là tinh hoa trí tuệ, tư tưởng, tâm hồn của nhân loại được mọi thế hệ lưu giữ cẩn thận.
* Có: vì nó là một phần tinh hoa học vấn của nhân loại.
Vì : Sách lưu giữ tất cả học vấn của nhân loại. Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa thành tựu này.
=> Sách là vốn quý của nhân loại,đọc sách là cách để tạo học vấn, muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.
- Kết đoạn: Khẳng định lai vai trò quan trọng của việc đọc sách rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
6. MA TRẬN :
 Mức 
 độ
Lĩnh
vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng 
 thấp
 Vận dụng
 cao
Tổng số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
T98: Các thành phần biệt lập
C1(2.0điểm)
 01
 T93: Khởi ngữ
C2(1.0điểm)
C3(1.0điểm)
 02
T122: Nghĩa tường minh và hàm ý
C4(2.0điểm)
 01
T109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
C5(4.0điểm)
 01
Tổng số câu
Tổng số điểm
2
3. 0 điểm
2
3. 0 điểm
1 
4.0 điểm
 05
 10.0 điểm
 7. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
* HOẠT ĐỘNG 2. thu bài, hướng dẫn tự học ở nhà.
Gv: thu bài nhận xét giờ kiểm tra.
Hướng dẫn tự học ở nhà.
* Về nhà: Học sinh ôn lại các bài: Ôn tập tiếng Việt lớp 9; 
- Tổng kết ngữ pháp theo nội dung đã ôn tập trong SGK.
- Nhận xét giờ kiểm tra.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập hợp đồng.
 8. RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 34
TIẾT 160
Tập Làm văn:
 TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - H/S tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - H/S tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS.
 2. Kĩ năng: 
 - Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về VHNN đã học
 - Đọc - hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của thể loại.
 3. Thái độ: 
 - Bồi dưỡng lòng yêu quý văn học.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nghệ thuật đặc sắc và giá trị tư tưởng của đoạn trích Con Cho Bấc?
 ? Kể tên các VB VHNT em đã được học ở lớp 6,7,8,9.
 - G/V kiểm tra: + Chuẩn bị bài cũ + Chuẩn bị cho bài mới
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
 Đây là bài TK VH với nội dung rất rộng của toàn cấp THCS về phần VB
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 :Nhìn chung về nền văn học nước ngoài. Mấy nét đặc săc nổi bật của văn học nước ngoài.
? Kể tên các VB VHNN đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (19 văn bản)? (Dựa vào SGK đã nêu?)
? Các tác giả? ở những nước nào? sáng tác vào thế kỉ nào?
? Thể loại bao gồm?
- G/V: Kẻ mẫu bảng thống kê
- H/S: Trả lời miệng, điền vào bảng ghi trong vở
I. TÌM HIỂU CHUNG: ÔN LẠI LÍ THUYẾT
* Các văn bản VH nước ngoài đã học từ lớp 6 đến lớp 9:
- Tổng số 19 văn bản: kể tên tác phẩm, tác giả
- Bao gồm nhiều thể loại thơ, kịch, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết nghị luận XH, nghị luận văn chương.
- Là những tác phẩm văn học tiêu biểu của nhiều nước trên thể giới.
 Lập bảng thống kê, các nội dung trên theo mẫu:
Stt
Tên tác phẩm(đoạn trích)
Tác giả
Nước
Thời điểm 
sáng tác
Thể loại
 1
 ...
 19
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- G/V: Nêu yêu cầu luyện tập(3Yêu cầu)
+ Chú ý nêu được những giá trị cụ thể ở mỗi tác phẩm?
+ Phong cách sáng tác của các tác giả?
- G/V: Nêu yêu cầu về nhà
Chú ý đọc thêm các tác phẩm khác ngoài chương trình của các tác giả trong phần VH nước ngoài đã học.
- Ghi tên tác phẩm vào bảng theo trật tự đã học từ lớp 6®lớp 9.
- Thời điểm sáng tác: Ghi thế kỉ sáng tác.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • dochaihangu van 9 T34(1).doc