Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 năm 2012

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 năm 2012

Tiết 31.Văn bản:

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

 (Trích) - Nguyễn Du -

1. Mục tiêu bài dạy:

 a) Về kiến thức:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi thương nhớ của Kiều.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 b) Về kỹ năng:

- Rèn cho HS có kỹ năng phân tích, cảm thụ thơ Nguyễn Du.

 c) Về thái độ: Giáo dục HS cảm thông với nỗi khổ TK.

2. Chuẩn bị của GV – HS:

 a) GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, Tư liệu ngữ văn 9.

 b) HS: học bài,soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 6 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN - BÀI 6, 7
Kết quả cần đạt:
 - Nắm chắc bút pháp miêu tả của Nguyễn Du thể hiện trong Chị em Thuý Kiều và Cảnh ngày xuân. 
- Thấy được vai trò, tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự; phát hiện và phân tích được tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự Hiểu vai trò yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
- Viết được bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người và sự việc.
Ngày soạn: 24/9/2011 Ngày dạy:26/9/2011 Dạy lớp: 9B
Tiết 31.Văn bản:	
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
 (Trích) - Nguyễn Du -
1. Mục tiêu bài dạy: 
 a) Về kiến thức:
Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều qua tâm trạng cô đơn buồn tủi và nỗi thương nhớ của Kiều.
- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
 b) Về kỹ năng:
- Rèn cho HS có kỹ năng phân tích, cảm thụ thơ Nguyễn Du.
 c) Về thái độ: Giáo dục HS cảm thông với nỗi khổ TK.
2. Chuẩn bị của GV – HS:
 a) GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, Tư liệu ngữ văn 9.
 b) HS: học bài,soạn bài theo câu hỏi SGK.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức : (1’) 
- Sĩ số lớp 9B:/15 Vắng:
 - Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của lớp.
 a) Kiểm tra bài cũ. (5’)
 * Câu hỏi kiểm tra miệng:
Đọc thuộc lòng đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”? phân tích Mã Giám Sinh trong cuộc mua bán?
 * Đáp án - Biểu điểm::
- HS đọc thuộc lòng đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”. ( 5đ)
 Phân tích MGS trong cuộc mua bán: (5đ)
+ Ngôn ngữ miêu tả trực diện, từ loại động từ: đắn đo, cân sắc, cân tài, ép, thửngôn ngữ dùng trong mua bán.
+ MGS đối xử với Thuý Kiều như một món hàng khi mua Kiều hắn hết sức chậm rãi, tính toán chi li, hành động mặc cả đê tiện “cò kè bớt một thêm hai”. Hắn là kẻ khôn ngoan đến róc đời trong mọi mánh khoé buôn thịt, bán người.
=> MGS là điển hình của bản chất con buôn, lưu manh với đặc tính giả dối, bất nhân vì tiền.
* Giới thiệu bài (1’) Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục bị Tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất định không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh, đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải dụ dỗ Kiều: mụ vờ chăm sóc thuốc thang hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện tàn bạo hơn.
b) Dạy nội dung bài mới:
I. Đọc và tìm hiểu chung: (7’)
1. Vị trí đoạn trích: 
Kh: Em nêu vị trí của đoạn trích?
Đoạn trích nằm ở phần II: Gia biến và lưu lạc, gồm 22 câu (từ câu 1033- 1054).
2. Đọc:
GV - Đây là đoạn trích thể hiện nỗi cô đơn tội nghiệp của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, chúng ta đọc cần chú ý ngắt nhịp, thể hiện tâm trạng của nhân vật.
GV: đọc. 
HS: đọc bài, nhận xét. 
?Yếu. Giải thích các từ: bụi hồng, bẽ bàng, duềnh.
?TB. Em nêu kết cấu của đoạn thơ?
HS: Chia làm ba phần : 
 - 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn của Kiều.
 - 8 câu tiếp theo: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.
 - 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều thể hiện qua cảnh nhìn vật.
 Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích theo bố cục này.
II. Phân tích : (24’ )
?TB: Gọi HS đọc 6 câu đầu, nội dung của 6 câu đầu là gì?
1. Hoàn cảnh của nàng Kiều:
?TB: Khung cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích được tác giả giới thiệu qua các hình ảnh nào?
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ, búi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mấy sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
?Kh: Em hiểu từ “khoá xuân” là gì?
HS: “Khoá xuân”: Khoá hồn tuổi xuân ý nói cấm cung (Em gái nhà quyền quý không được ra khỏi phòng ở) Ở đây ý nói Kiều bị giam lỏng, hoàn cảnh chớ trêu của Kiều.
?Kh: Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong đoạn?
HS: Cách miêu tả không gian theo chiều sâu, chiều xa, chiều cao qua cái nhìn của nhân vật, miêu tả thời gian “ mây sớm, đèn khuya” hình ảnh vừa thực vừa ước lệ “ non xa”, “trăng gần”,cát vàng,” bụi hồng”..
?Kh: Qua biện pháp nghệ thuật các em vừa tìm ra em hãy suy nghĩ và phân tích khung cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích?
HS: Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng. Nàng trơ trọi giữa không gian mênh mông hoang vắng. Câu thơ 6 chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian “ Bốn bề bát ngát xa trông cảnh “ non xa”, “trăng gần” như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích giữa mênh mông trời nước. Từ lầu Ngưng bích nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Cái lầu chơi vơi ấy giam một thân hình trơ trọi, không một bóng người, không có sự giao lưu giữa người với người.
?Kh: Ở khung cảnh thiên nhiên ấy em thấy Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh tâm trạng như thế nào? Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi ý gì?
HS: - Hình ảnh “non xa”, “trăng gần”, “ cát vàng”,”bụi hồng” có thể là cảnh thực, có thể là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi lên sự mênh mông rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều .
 - Cụm từ “ mây sớm, đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn khép kín. Thời gian cũng như không gian giam hãm con người; sớm và khuya, ngày và đêm Kiều : thui thủi quê người một thân. Nàng chỉ còn biết làm bạn với “mây sớm”, “đèn khuya”, nàng bị rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.
?TB: Qua phân tích em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên và tâm trạng của Kiều?
 Một bức tranh thiên nhiên được chấm phá bởi những nét bút tài hoa để làm nổi bật tâm trạng cô đơn tuyệt đối của Kiều. Đó là những câu thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Đấy là một phương diện rất thành công của Nguyễn Du trong truyện Kiều tả cảnh mà nói tình để bộc lộ tâm trạng nhân vật - ngoại cảnh chính là tâm cảnh nhân vật. 
- Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng, rợn ngợp khắc sâu tâm trạng cô đơn tội nghiệp của Kiều.
GV: Trong tâm trạng ấy Thuý Kiều đã nhớ đến ai, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
?TB: Gọi HS đọc 8 câu thơ tiếp theo, nội dung của 8 câu thơ là gì? 
2. Nỗi nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều:
* Nỗi nhớ Kim Trọng:
?Kh: Tìm những câu thơ thể hiện nỗi nhớ của Thuý Kiều với Kim Trọng?
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Chân trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
?TB: Nghệ thuật đặc sắc trong bốn câu thơ là gì?
HS: - Ngôn ngữ độc thoại, nhịp thơ thay đổi, khắc sâu tâm trạng.
?TB: Em phân tích nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng?
HS: Đầu tiên Kiều nhớ đến Kim Trọng, điều này vừa phù hợp với quy luật vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ người tình là nhớ đến tình yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ đến lời thề tình yêu đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Một lần khác nhớ về Kim Trọng cũng là “Nhớ lời nguyện ước ba sinh”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim trọng đang hướng về mình đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích: “Tin sương những luống rày trông mai chờ”. Nàng nhớ đến Kim Trọng với tâm trạng đau đớn xót xa, câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” có thể hiểu là tấm lòng thương nhớ thuỷ chung kim trong không bao giờ nguôi quên, hoặc có thể hiểu Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được, chính vì thế khi nhớ về Kim Trọng tâm trạng Kiều đau xót một trái tim yêu thương như đang nhỏ máu.
?Kh: Với cha mẹ, Kiều có nỗi nhớ như thế nào?
 Xót người tựa cửa hôm mai
 Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
 Sân Lai cáh mấy nắng mưa
 Có khi gốc tử đã vừa người ôm?
?TB: Cách sử dụng từ ngữ trong những câu thơ trên có gì chú ý?
HS: Bốn câu thơ dùng sáng tạo những điển cố “Quạt nồng, ấp lạnh” “tin sương”, Sân lai”, “ Gốc tử”, những từ ngữ mang phong cách tục ngữ, thành ngữ Việt nam “ tựa cửa hôm mai” “rày trông mai chờ”, “ cách mấy nắng mưa”.
?TB: Từ ngữ trên giúp em cảm nhận gì về hình ảnh của Kiều khi nhớ về cha mẹ? Em hãy phân tích?
 - Nghĩ tới song thân, Kiều thương sót. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đầu. Nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không được tự tay chăm sóc. Thành ngữ” Quạt nồng, ấp lạnh”, Điển cổ “ sân lai”,” Gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà đổi thay lớn nhất là “Gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ đã ngày một già yếu. Cụm từ “Cách mấy nắng mưa” vừa nói được thời gian cách xa bao mùa mưa nắng vừa nói lên sức mạnh tàn phá của tự nhiên của nắng mưa đói với cảnh vật và con người. Lần nào nhớ về cha mẹ nàng cũng “ Nhớ ơn chín chữ cao sâu” vì luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ
?Kh: Em nhận xét gì về tầm lòng của Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
HS: Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. 
=> Kiều là người tình thuỷ chung, là người con hiếu thảo 
?Giỏi: Theo em tại sao tác giả lại để Thuý Kiều nhớ Kim trọng trước nhớ cha mẹ sau?
HS: Ngòi bút của Nguyễn Du hết sức tinh tế khi tả cảnh cũng như ngụ tình. Mỗi biểu hiện của tả cảnh phù hợp với từng trạng thái của tình. Ông dã đảo ngược trật tự của lễ giáo phong kiến. Miêu tả nỗi nhớ của kiều dành cho Kim Trọng trước là hợp lý, khi ở lầu Ngưng Bích Thuý Kiều nhớ đến Kim Trọng rồi nhớ đến cha mẹ là hợp với lô gích tâm trạng Kiều yêu Kim Trọng thề non hẹn biển. Nhưng Kiều bị Mã Giám Sinh làm nhục và đang bị ép tiếp khách nên nỗi đau đớn nhấtcủa Kiều là “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, Thuý Kiều coi mình là kẻ lỗi hẹn, bạc tình vì vậy người mà nàng thương nhớ nhất là KimTrọng. Cũng là nối nhớ nhưng nỗi nhớ của của Kiều về Kim trọng khách với nỗi nhớ của Kiều về Cha mẹ, đó cũng là cách miêu tả tâm lý nhân vật.
GV: Sau nỗi nhớ về người yêu, cha mẹ, Thuý Kiều lại quay lại với chính lòng mình, Chúng ta cùng phân tích 8 câu thơ cuối.
HS: đọc 8 câu thơ cuối, nêu nội dung của đoạn thơ vừa đọc?
3. Tâm trạng của Kiều:
?TB: Tâm trạng của Kiều được miêu tả như thế nào?
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngon nước mới sa,
 Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
 Ầm ầm tiếng s óng kêu quanh ghế ngồi.
?Kh: Nguyễn Du đã sử dụng thư pháp nghệ thuật gì để miêu tả tâm trạng Thuý Kiều? Cảnh là thực hay hư?
 - Tả cảnh để ngụ tình, nhịp thơ dồn dập, điệp ngữ “buồn trông” bốn lần từ láy. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động.
?Kh: Em hãy phân tích tâm trạng Thuý Kiều trong những câu thơ cuối?
HS: - Diễn tả tâm trạng Thuý Kiều, Nguyễn Du đã chọn cách biểu hiện “Tình trong cảnh ấy, tình trong cảnh này”, Mỗi biểu hiện của cảnh chiều tà bên bờ biển từ cánh buồm thấp thoáng, cảnh “hoa trôi man mác” đến “nội cở rầu rầu”, tiếng sóng ầm ầm đều thể hiện tâm trạng và cảnh ngộ của Kiều : Sự cô đơn thân phận nổi nênh vô định, nỗi buồn th ... phạm đòi hỏi người phụ nữ phải có để thực hiện những bổn phận, nghĩa vụ của họ (vẻ đạp của Thúy Vân có phần gũi với những chuẩn mực này).
- Nguyễn Du không miêu tả Thúy Kiều theo những chuẩn mực nói trên. Trái lại, hình như ông muốn nhấn mạnh vào sự phá cách, khác thường trong vẻ đẹp của Thúy Kiều. Sắc đẹp mà không nằm trong khuôn khổ sẽ khiến hoa ghen, liễu hờn. Nó là sắc đẹp nghiêng nước, nghiêng thành. Đặc biệt, giữa “sắc” và “tài”, Nguyễn Du dường như tô đậm vẻ đẹp của tài: thi – họa – cầm – những tài năng thường dành cho người quân tử trong văn học trung đại. Nho giáo không khuyến khích tài, nhất là cái tài ở một phụ nữ. Kẻ có tài thường có sự phá cách, bất chấp thói tục để khẳng định “cái tôi” của mình. Cách ca ngợi tài năng bên cạnh sắc đẹp của Kiều – một người con gái – cho thấy cảm hứng nhân văn của tác phẩm. Nguyễn Du – qua vẻ đẹp tài sắc Thúy Kiều – ông đòi quyền tự do bình đẳng cho người phụ nữ. Ông miêu tả người phụ nữ là biểu tượng cho vẻ đẹp lí tưởng của con người (đẹp từ ngoại hình, tài năng đến phẩm cách)
?Kh, Giỏi. Khi miêu tả tài năng của Kiều, Nguyễn Du đã nhấn mạnh đến tài năng nào? Vì sao?
- Khi miêu tả tài năng của Kiều, Nguyễn Du đặc biệt đã nhấn mạnh đến tài năng âm nhạc của nàng. Ông dành riêng 4/12 câu để giới thiệu chi tiết về tài năng này. Nangd rất anm hiểu âm luật (Cung thương làu bậc ngũ âm) và sở trường về “hồ cầm”, nàng tự sang tác bản nhạc cho riêng mình, lấy tên là “Bạc mệnh”, khúc nhạc này có sức lay động long người. Điều này không ngẫu nhiên. Tiếng đàn của Kiều cho thấy nàng là một người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm sâu sắc. Tiếng đàn cũng dự báo cuộc đời bạc mệnh của Kiều.Sau này, mỗi khi trong đời Kiều xảy ra biến cố thì tiếng đàn lại vang lên, tiếng đàn ấy hô ứng với nhan đề của tác phẩm: Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu đứt ruột mới). Tóm lại tiếng đàn của Kiều vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, vừa cho thấy tài hoa hơn người nhưng cũng báo hiệu một cuộc đời oan trái của nàng.
?Tb. Trong hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn vì sao? 
 - Ta thấy bức chân dung thuý Kiều nổi bật hơn vì:
 + Số câu thơ tả Thuý Kiều nhiều hơn (12 câu tả Kiều, 4 câu tả Thuý Vân)
 + Vẻ đẹp của Kiều làm cho hoa phải ghen, liễu phải hờn. Vẻ đẹp của Vân là ngoại hình còn vẻ đẹp của Kiều là nhan sắc, tài năng, tâm hồn.
 + Chân dung Thuý Vân được miêu tả trước (thông thường phải giới thiệu chị trước, em sau) nhưng tác giả lại giới thiệu Thúy Vân trước trong vẻ đẹp lí tưởng là để làm nền cho việc giới thiệu của Thuý Kiều. Có thể coi đây là thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy nhằm khẳng định:
 * Kiều có vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân – một vẻ đẹp vượt lên trên mọi vẻ đẹp, mọi chuẩn mực thông thường, dự báo một số phận éo le đau khổ.
I. Bút pháp miêu tả trong văn bản Cảnh ngày xuân:
HS: Thảo luận Bút pháp miêu tả trong cảnh đầu và cảnh cuối của văn bản.
1. Cảnh ngày xuân: 
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
?Kh. Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? 
(Giáo viên gạch chân từ ngữ chỉ đường nét, hình ảnh màu sắc, khí trời, cảnh vật)
?Giỏi. Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du khi gợi tả mùa xuân? 
- Trong đoạn thơ cùng với bút pháp ước lệ vừa gợi thời gian vừa gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ giầu chất tạo hình gợi tả mầu sắc, đường nét, cái hồn của cảnh vật (con én, cỏ non, hoa lê trắng).
?Kh. Hãy phân tích hình ảnh thơ trên để thấy được vẻ đẹp mùa xuân?
Hai câu thơ đầu vừa nói về thời gian. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng thứ ba. Trong tháng cuối cùng của mùa xuân. Những cánh én vẫn rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng. Như vậy hai câu thơ đầu đã gợi tả cảnh mùa xuân theo cách riêng, trước hết là hình ảnh “con én đưa thoi” đây là một ẩn dụ. Dùng hình ảnh này tác giả gợi cho người đọc sự liên tưởng thời gian đi rất nhanh, ngày xuân, ngày vui trôi đi rất nhanh như con thoi chạy đi chạy lại trên khung cửi dệt vải, cho thấy cảm giác nuối tiếc thời gian mùa xuân tươi đẹp thoáng hiện ra ở câu thơ tiếp theo với từ đã, khi tác giả miêu tả làn ánh sáng đẹp của tiết xuân “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi” (mừa xuân có ba tháng – 90 ngày vậy mà đã ngoài sáu mươi - hết tháng thứ hai, bước sang tháng ba.
 - Cảnh ngày xuân có rất nhiều sự kiện và chi tiết được miêu tả. Tuy nhiên, chỉ có hai câu thơ được dành cho việc tả màu sắc: 
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
	Hai gam màu chủ đạo được tác giả sử dụng ở đây là màu xanh của cỏ và màu trắng của “hoa lê”. Cách tả màu sắc rất tinh tế. Từ “non” bổ nghĩa cho từ cỏ ở phía trước vừa bổ nghĩa cho từ xanh ở phía sau - gợi lên một màu xanh mềm mại, non tơ. Ba chữ “tận chân trời” khiến cho màu xanh ở đây kết thành hình khối, mở rộng trong không gian. Cảnh xuân vì thế như được nhuộm trong màu xanh đầy sức sống.
	Trên nền màu xanh rất gợi cảm ấy, tác giả điểm xuyết sắc trắng của “một vài bông hoa” trên “cành lê”. Nếu vẻ đẹp của màu xanh gợi lên vẻ đẹp đầy sức sống thì màu trắng của hoa lê gợi lên vẻ đẹp trong trẻo, tinh khiết. 
	Màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non), khoáng đạt trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa). Chữ “điểm” làm cho cảnh vật trở nên sinh động và có hồn hơn.
?Kh. Qua phân tích, em cảm nhận như thế nào về khung cảnh ngày xuân? 
 * Khung cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi, sinh động và giàu sức sống.
3. Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về: 
Tà Tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn đan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
?Kh. Em có suy nghĩ gì về nhịp thơ, từ ngữ được sử dụng? 
 - Nhịp thơ chậm rãi, sử dụng một loạt từ láy: tà tà, thơ thẩm, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ.
?Giỏi. Các từ láy trong 6 câu thơ kết có đặc điểm gì? Chỉ rõ những đặc điểm đó?
	- Các từ láy trong 6 câu thơ kết đều là những từ tượng hình, có hai đặc điểm:
	+ Thứ nhất, mang nét nghĩa giảm nhẹ (giảm nhẹ trong động tác, chuyển động): tà tà, thẩn thơ, nao nao. Sự sắc nét trong bức tranh phong cảnh cùng được giảm nhẹ, trở nên mơ hồ, thấp thoáng hơn: thanh thanh, nho nhỏ. Nét nghĩa này tạo ra sự tương phản với cảnh lễ hội nhộn nhịp, tấp nập trước đó với các từ nô nức, dập dìu, ngổn ngang. Sự tơng phản này khắc hoạ tinh tế bước đi của thời gian: ngày đã đi vào nhịp ngưng nghỉ.
	+ Thưa hai, mang nét nghĩa biểu cảm. Những từ láy tà tà, nao nao, thanh thanh không chỉmiêu tả cảnh sắc thiên nhiên mà còn nhuốm màu tâm trạng. Nó rất tương hợp với trạng thái “thơ thẩn” của hai chị em Kiều lúc này. Tất cả đều lắng xuống, chơi vơi, một trạng thái mơ hồ nhưng có thực đang xâm chiếm bao trùm bàng bạc trong lòng người cũng như ngoại cảnh.
?Kh. Cảnh vật không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? vì sao?
- Cảnh vật vẫn mang cái thanh cái dịu của mùa xuân: Nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh,... Tuy nhiên cái không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Cảnh mùa xuân ở câu cuối và bốn câu đầu bên cạnh những nét giống nhau còn có sự khác nhau là bởi thời gian, không gian thay đổi, nhưng điều quan trọng là cảnh được cảm nhận qua tâm trạng: Hội tan sao chẳng buồn? Ngày tàn sao chẳng buồn?
?Giỏi. Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối? 
 Qua cách miêu tả ta cảm nhận được một khung cảnh thiên nhiên êm đềm, vắng lặng; tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của hai chị em Thúy Kiều trên đường trở về sau một ngày du xuân.
 => Thiên nhiên vắng lặng, êm đềm; tâm trạng con người bịn dịn, bâng khuâng xao xuyến.
 c) Củng cố, luyện tập: (2’)
 ?Khái quát những thành công về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều?
 d) Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà: (2’)
 - Đọc trọn vẹn tác phẩm Truyện Kiều.
 - Thuộc lòng và phân tích một số đoạn trích tả cảnh.
 - Hướng dẫn chuẩn bị bài: Ôn lại văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả, tham khảo các đề trong SGK; tiết sau viết bài số hai.
====================================
Ngày soạn: 27/9/2011
Ngày dạy: 01/10/2011
Dạy lớp: 9B
Tiết 34 - 35. Tập làm Văn: 
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
(Văn tự sự)
 1. Mục tiêu bài kiểm tra. Giúp học sinh:
 a) Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
 b) Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết bài dưới dạng viết thư, đảm bảo bố cục 3 phần, tính thống nhất và tính mạch lạc trong văn bản,
 c) Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra.
 * Ổn định tổ chức: 
 Kiểm tra sĩ số HS lớp 9B:../16 Vắng:
 2. Nội dung đề: (GV chép đề lên bảng)
	Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
 3. Đáp án - biểu điểm.	
 * Đáp án:
	 Yêu cầu: 
	 - Kiểu bài: Tự sự - Hình thức bài viết là một lá thư gửi người bạn cũ.
 	 - Nội dung: tưởng tượng 20 năm sau khi đã trưởng thành, có địa vị, công việc nào đó nay trở lại thăm trường cũ.
a) Phần đầu :
 	 - Địa điểm, ngày tháng năm viết thư.
 - Lời xưng hô, lời thăm hỏi.
 - Lí do viết thư: trở lại thăm trường vào một buổi sáng mùa hè, đi với ai.
 - Miêu tả khái quát tâm trạng của mình
 b) Phần nội dung:
 - Miêu tả hình dáng, khuôn mặt bây giờ; nhớ lại thầy cô cách đây 20 năm
 - Lời nói, cử chỉ, thái độ của thầy cô ,của bản thân bây giờ.
 - Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về thầy cô.
 * Quang cảnh trường bây giờ đẹp, khang trang, hiện đại (vừa kể vừa miêu tả).
Nhớ lại cảnh trường ngày còn đang học, hình ảnh bạn bè cũ hiện lên như thế nào
 	c) Phần cuối bức thư: 
 	- Lời chúc, lời hứa hẹn: mãi mãi kính trọng thầy cô, yêu quí mái trường, giữ gìn kỉ niệm.
 	- Ký tên
 * Biểu điểm:
 * Hình thức (2 điểm):
 	- Đảm bảo bố cục của một lá thư, trình bày rõ ràng, mạch lạc, đúng lỗi chính tả ngữ pháp.
 * Nội dung (8 điểm):
 a) Phần đầu (1 điểm).
 	 - Nêu được địa điểm, ngày tháng viết thư.
 	 - Trình bày lí do viết thư.
 	 b) Phần nội dung (6 điểm).
 - Bám sát yêu cầu của đề, đủ ý như dàn bài, viết phải sáng tạo, tình cảm phải chân thật, khơi gợi được cảm xúc của người đọc.
 	 c) Phần cuối thư (1 điểm).
 	 - Hẹn ngày gặp lại, chúc sức khỏe bạn, có kí tên rõ ràng.
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra.
* Về kiến thức:
* Về kĩ năng:
* Lỗi điển hình:
 Tổ chuyên môn duyệt
 Ngày 28 tháng 9 năm 2011
 Nguyễn Thị Hãn
====================================

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6(1).doc