Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58 đến tiết 65

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58 đến tiết 65

 Tiết 58. ÁNH TRĂNG

 .

A. Mục tiêu:

- Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng - ánh trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của tác giả và rút ra bài học về cách sống cho bản thân; cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và và tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ năm tiếng cảm nhận và phân tích hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.

A. Tiến trình lên lớp.

- Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “Bếp lửa”em hiểu gì về nội dung và nghệ thuật bài thơ?

- Vào bài

- Bài mới.

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 58 đến tiết 65", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày2/11/2008 
 Tiết 58. ánh Trăng 
 .
A. Mục tiêu:
Hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng - ánh trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của tác giả và rút ra bài học về cách sống cho bản thân; cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và và tự sự trong bố cục, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
Rèn kỹ năng đọc diễn cảm thơ năm tiếng cảm nhận và phân tích hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.
Tiến trình lên lớp.
Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “Bếp lửa”em hiểu gì về nội dung và nghệ thuật bài thơ?
Vào bài
Bài mới.
I. Tìm hiểu chung.
Giáo viên gọi học sinh đọc nhận xét nêu yêu cầu đọc.
GV nhấn mạnh một số nét chính.
? Sự thay đổi tình cảm của tác giả với vầng trăng qua thời gian diễn ra như thế nào?
? Hồi nhỏ, hồi chiến tranh như thế nào?
Hồi về thành phố như thế nào? vì sao có sự thay đổi đó?
? ý nghĩa của sự việc rộng hơn nhiều hơn so với chi tiết thật của câu chuyện. Đó là gì?
? Tình huống bất ngờ nhưng cũng thường gặp xảy ra trong cuộc sống hiện tại của tác giả là gì?
? Nhận xét tư thế và tâm trạng, cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp vầng trăng.
? Hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh có những ý nghĩa gì?
Vầng trăng im phăng phắc có những ý nghĩa gì?
Cái “giật mình” của nhà thơ có ý nghĩa gì?
1.Tác giả - tác phẩm.
2. Đọc văn bản.
Khổ đầu đọc đều đều kể chuyện .
Khổ 4 giọng ngac nhiên, sững lại, nhấn mạnh
3.Từ khó.
Tri kỉ: hiểu mình bạn thân .
Thể loại: thơ 5 tiếng .
4. Bố cục: 3 đoạn .
3 khổ đầu: Quan hệ giữa tác giả với vầng trăng từ hồi nhỏ qua thời đi lính đến khi về sông ở thành phố.
Khổ 4: Tình huống tình cờ gặp lại văng trăng.
Khổ 5, 6: Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả đọng lại ở cái giật mình.
II. Phân tích.
Hồi nhỏ / hồi chiến tranh: Vầng trăng thành tri kỉ / Vầng trăng tình nghĩa.
Quan hệ gắn bó thân thiết như tình bạn tri kĩ giữa nhà thơ và vần trăng.
Hồi về thành phố: Vầng trăng như người dưng qua đờng.
Vì anh đã thay đổi hoàn cảnh sống: Từ ngày về thành phố ánh điện, cửa gương.
Đó là khi người ta thay đổi hoàn cảnh có thể dễ dàng lãng quên quá khứ, nhất là quá khứ nhọc nhằn gian khổ.
. Tình huống tình cờ gặp lại vầng trăng.
Thình lình đèn điện tắt / tối om.
-Vội bật tung / hành động khẩn trương, hối hả -> tìm nguồn sáng
Vầng trăng tròn / là đồng là bể / là sông là rừng / trăng im phăng phắc.
Cảm súc và suy nghĩ của tác giả.
Ngửa mặt lên nhìn mặt => tư thế tập trung chú ý cảm xúc dâng trào -> Vầng trăng gợi nhớ lại bao nhiêu là hình ảnh quá khứ.(nhớ thiên nhiên sông, bể,núi, rừng những nơi anh đã đi qua, đã sống, đã gắn bó).
Vầng trăng tròn vành vạnh / vẻ đẹp của tình nghĩa quá khứ đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên của đồng chí.
Vầng trăng im phăng phắc / nghiêm khắc nhắc nhở , không vui, là sự trách móc trong im lặng..
Giật mình / phản xạ tâm lý của một người biết suy nghĩ .. là sự ăn năn, tự trách.
 III. Tổng kết.
Bài thơ muốn nhắc nhở ta bài học gì?
(Đối với thiên nhiên, với truyền thống, đối với nhân dân..).
ánh trăng nằm trong mạch cảm xúc “uống nớc nhớ nguồn”gợi lên đạo lí sống tình nghĩa, thuỷ chung của con người Việt Nam.
NT: Tự Sự kết hợp với trữ tình.
HS đọc ghi nhớ(sgk).
Hướng dẫn học ở nhà.
Đọc thuộc bài thơ.
Học thuộc ghi nhớ.
chuẩn bị: Tổng kết từ vựng.
Ngày 4/11/2008
.
 Tiết 59. Tổng Kết Về Từ Vựng 
 .
Mục tiêu:
Hệ thống hoá các kiến thức vè từ vựng đã học.
Rèn luyện kỹ năng sử dụngvà phân tích giá trị nghệ thuật của từ ngữ.
Tiến trình lên lớp.
- Ktbc: Đọc thuộc lòng bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt . Qua đó nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật bài thơ?
Tiến trình luyện tập.
Gv gọi hs lên bảng làm bài tập.
BT1: Từ “gật đầu” chỉ sự tán thưởng của đôi vợ chồng nghèo đối với một món ăn dân dã đạm bạc.
Từ “gật gù”vừa có ý chỉ sự sự tán thưởng, vừa là từ tượng hình mô phỏng tư thế của hai vợ chồng.
BT2: Đây là hiện tượng “Ông nói gà, bà nói vịt”, nghĩa là không thể “cộng tác đối thoại”!
BT3: Các từ được dùng theo nghĩa gốc: miêng, chân, tay.
Các từ được dùng theo nghĩa chuyển: Vai(hoán dụ), đầu (ẩn dụ).
BT4: Nhóm từ “đỏ, xanh, hồng”nằm trong trường nghĩa “màu sắc”.
Nhóm từ: “lửa, cháy, teo”nằm cùng trường nghĩa “các sinh vật, hiện tượng có liên quan đến lửa”.
Hai trường này lại “cộng hưởng”với nhau về ý nghĩa tạo nên một hình tượng về “chiếc áo đỏ” bao trùm không gian và thời gian.
BT5, 6. HS làm ở nhà.
Hướng dẫn học ở nhà.
Làm hết các bài tập.
Chuẩn bị: Luyện viết đoạn văn tự sự.. có sử dụng yếu tố nghị luận
 Ngày 5/11/2008
.
 Tiết 60. Luyện Tập Viết Đoạn Văn Tự Sự 
 Có Sử Dụng Yếu Tố Nghị Luận.
Mục tiêu:
Hệ thống hoá kiến thức về văn tự sự.
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận.
Tiến trình lên lớp. 
Kiểm tra bài cũ: trong văn bản tự sự yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào?
Bài mới:
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự
GV gọi học sinh đọc đoạn văn :
? Tìm các yếu tố nghị luận thể hiện trong đoạn văn?
Tác dụng?
Tác dụng?
? Nếu bỏ các yếu tố này thì đoạn văn sẽ như thế nào?
“Lỗi lầm và biết ơn”.
Yếu tố nghị luận:
+ “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian.lòng người”.
(yếu tố này mang dáng dấp của một triết lý về “ cái giới hạn và cái trường tồn” trong đời sống tinh thầncủa con người.)
+ “ Vậy mỗi chúng ta . cát..lên đá”.
(Yếu tố này nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp.).
=> Nếu bỏ những yếu tố nghị luận ấy đi thì tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm và do đó ấn tượng về câu chuyện sẽ nhạt nhoà. 
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
GV hướng dẫn hs viết.
Đề bài: Viết về những kỉ niệm sâu sắc với một người bà kính yêu.
HS phát hiện yếu tố nghị luận trong văn bản (sgk).
Tác giả lồng ghép các yếu tố nghị luận.
+ Từ một lời dạy “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, tác giả bàn về “tấm gương” và hiệu quả của nó trong giáo dục gia đình: “bà như thế tôi như thế” đây là yếu tố nghị luận “suy lí”.
Từ cuộc đời và những lời dăn dạy của bà, tác giả bàn về một “nguyên tắc” giáo dục : “ người ta như cây  nó gẫy”. Đây là một yếu tố nghị luận “không quát hoá”.
Tl : Các yếu tố nghị luận trong đoạn văn trên chính là những “suy ngẫm”của tác giả về các nguyên tắc giáo dục, về phẩm chất và đức hi sinh của người làm công tác giáo dục.
III. Luyện tập. 
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 phần II (sgk).
Hướng dẫn học ở nhà.
Tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
Chuẩn bị bài: “Làng”.
 Ngày 6/11/2008
 Tiết 61 – 62. Làng 
 .
Mục tiêu 
Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai; qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống pháp; Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện: xây dựng tình huống, miêu tả sinh động diễn biên tâm trạng ngôn ngữ nhân vật quần chúng nông dân.
Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩn tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật, kể chuyện và tốm tắt truyện.
Tiến trình lên lớp.
Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ ánh trăng . chủ đề của bài thơ là gì?
Bài mới. 
I. Tìm hiểu chung.
HS đọc chú thích.
Thời gian sáng tác?
GV gọi,1 2 học sinh đọc. 1 hs tóm tắt lại,nhận xét cách đọc, kể.
Tìm bố cục?
Tác giả - tác phẩm.
- Kim Lân (1920)tên thật Nguyễn Văn Tài. ở kim Bắc(Bắc Ninh).
+ Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu và gắn bó với nông thôn, nông dân Miền Bắc.
Tác phẩm: viết 1948 trên chiến khu việt Bắc. 
Đọc và tóm tắt văn bản 
chú ý từ ngữ địa phương.
Từ khó.
Vạt: manh, vùng, khoảng(đất).
gồng: gánh 1 đầu có hàng một đầu không có gì
Thể loại: Truyện ngắn.
Bố cục: 3 đoạn
Từ đầu -> không nhúc nhích (tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cả làng Dầu làm việt gian).
Đã ba bốn.phần.(Tâm trạng xấu hổ, đau buồn của ông Hai trong ba bốn ngày sau đó).
Còn lại: khi nghe tin cải chính ông vô cùng sung sướng 
II. Phân tích.
? Để khắc hoạ nổi bật chủ đề của truyện, tính cách của nhân vật, Kim Lân đã dặt nhân vật chính vào 1 tình huống truyện như thế nào? tình huống ấy có tác dụng gì?
+ Tình huống: ông Hai tình cờ nghe tin làng chợ Dầu yêu quí của ông đã trở thành Việt gian
+ Tác dụng : Tạo ra điểm khác để thể hiện tâm trạng và phẩm chất, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc
1. Tâm trạng của ông Hai khi chưa có tin thất thiệt.
tác giả giới thiệu ong Hai là người như thế nào?
? Thái độ của ông Hai đối với làng quê của ông đựoc tác giả miêu tả và nhận xét như thế nào?
Ông khoe những gì về làng của ông?
? Khi phải đi tản cư ông nghĩ gì và nhớ gì về làng?
? Vậy ta thấy tâm trạng của ông Hai như thế nào khi chưa nghe tin dữ? Ông Hai có tình cảm như thế nào đối với quê hương đối với cuộc kháng chiến chống pháp?
? Khi nghe tin làng Dầu theo giặc thái độ và tâm trạng của Ông Hai như thế nào?
Nhận xét?
Gv: Những câu nói mĩa móc căm ghét của những người tản cư nói về cái làng Việt Nam ấy vẫn đuổi theo ông mỉa mai làm ông xấu hổ, ê chề như là họ đang mắng chửi chính ông. Vì ông là người chợ Dầu. Ông Hai không dám gặp ai.. 
? Về đến nhà, nằm vật ra giường như bị cảm, nhìn lũ con chơi, tâm trạng ông Hai diễn biến như thế nào?
Tâm trạng của ông lúc này trở nên quyết liệt như thế nào?
? Vì sao ông chỉ trò chuyện với thằng Húc? Tình cảnh như thế nào? Tại sao cái tin dữ ấy lại lại làm cho ông Hai rơi vào trạng thái tâm lý như vậy ?
Tâm trạng và thái độ, cử chỉ của ông Hai khi nghe tin làng cải chính được mô tả như thế nào?
?Điều gì cảm động nhất?
?Nhận xét?
Nghệ thuật đặc sắc?
GV gọi hs đọc ghi nhớ.
Ông là người xởi lởi, hay nói chuyện, quan tâm đến kháng chiến hay làm không chịu nghỉ ngơi.
Nói chuyện về làng một cách say sưa..-> Khóc Làng.
Khoe phòng thông tin, chòi phát thanh, nhà ngói.
Ông chuẩn bị cho việc tản cư lâu dài.
Ông nhớ lại niềm vui trong những ngày tham gia kháng chiến ở làng mình.
Nghênh ngang đi nghe đọc báo gặp ai quen cũng níu lại cười cười.
Nghe tin ta thắng giặc “ruột gan ông cứ múa cả lên, vui quá náo nức bước ra khỏi phòng”.
Ông Hai là người yêu làng, quan tâm đến kháng chiến, yêu quê hương đất nước.
2. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc.
Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê râm râm, lặng đi, tưởng như không thở được rặn è è một cái gì vướng ở cổ / giọng lạc hẳn đi.
Cúi gằm mặt xuống / nhìn lũ con nước mắt trào ra
Kiểm điểm từng người trong làng.
Đau đớn dày vò ruột gan ông vì ông vốn yêu và tự hàovề cái làng quê của mình cái gì cũng đẹp, cũng hay,cũng nhất.
-Không đi đến đâu – lủi trong góc nhà nín thít / ông lo bị đuổi ra khỏi nhà.
Ông gắt bà vô cớ, trằn trọc thở dai, rồi lo lắng đến mức chân tay nhủn ra, nín thở
bị mụ chủ nhà đẩy đến chỗ không biết sẽ sống nhờ ở đâu - ông Hai càng bế tắc, tuyệt vọng ..(biết đem nhau đi đâu bây giờ? biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi?).
ý định: Hay là quay về làng? -> về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ..ư ?=>tình cảm tự do, tình cảm Cách Mạng, lòng yêu làng yêu nước hoà quện vào nhau.
Không về làng phải thù cái làng theo giặc ấy
Trò chuyệncùng thằng húc.
Quyết tâm và ý chí của ông -> đó là tình yêu làng sâu nặng, tấm lòng thuỷ chungvới Cách Mạng và kháng chiến.
3. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính.
Làng dầu không theo việt gian
Ông vui tươi rạng rỡ hẵn lênchia quà cho con..
Hoa chân múa tay làng ông bị đốt, nhà ông bị đốt.
Niềm vui và niềm tin hoàn toàn trở lai trong tâm hồn ông Hai. Ông trở lại là người vui tính yêu làng yêu nứôc tha thiết.
III. Tổng kết.
- Nghệ thuật: 
 + Miêu tả tâm lí độc đáo
 + Ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ của đồng bằng bắc bộ
- Tình huống bất ngờ.
- Nội dung: Ghi nhớ (SGK). 
Hướng dẫn học ở nhà: 
Nắm vững nội dung – nghệ thuật.
Học bài cũ – chuẩn bị bài mới.
 Ngày 7/11/2008
 Tiết 63. Chương trình địa phương 
( Văn học Thanh Hoá từ sau cách mạng tháng 8 (1945) đến nay)
Mục tiêu cần đạt.
- Nắm được những nét cơ bản về tiến trình phát triển của văn học TH theo từng giai đoạn từ sau cách mạng tháng 8 (1945) đến nay.
Kĩ năng: Tóm tắt những nét chính, biết khái quát nét cơ bản của từng giai đoạn.
Tiến trình lên lớp.
Kiểm tra bài cũ: ? Giới thiệu đôi nét vè tác giả Hồ Dzếnh
 ? đọc thuộc lòng 1 trong hai bài thơ của ông?
Vào bài
Bài mới
Bài 2: Văn học Thanh Hoá từ sau cách mạng tháng 8 (1945) đến nay
I. Giai đoạn 1945 - 1954
Học sinh đọc
? Nêu vài nét về Thanh Hoá trong thời kì này? 
?Giai đọan này văn học TH có những đặc điểm gì?
? Hãy kể tên các bậc danh tài tiêu biểu của thời kì này cả trong và ngoài tỉnh?
- 1946-1950 TH là căn cứ địa của văn hoá kháng chiến
* đặc điểm1:
- Là nơi qui tụ lực lượng văn nghệ sĩ trước cách mạng đi theo kháng chiến, địa điểm bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ này thành lực lượng nghệ sĩ, chiến sĩ
- Cũng là nơi xây dựng, phát triển lực lượng đội ngũ văn nghệ sĩ mới của cách mạng-kháng chiến.
- Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Hoàng Xuân Nhị.
* đặc điểm thứ2:(từ năm 1954-1954)
- T.H trở thành địa điểm bồi dưỡng thế hệ nhà văn hoá mới của kháng chiến chống Pháp bằng các lớp văn nghệ kháng chiến.
- Mảnh đất này sản sinh ra các tác giả “mở đầu cho dòng văn học cách mạng và kháng chiến
II. Giai đoạn 1955 -1975
? Chặng này văn học T. H có những đặc điểm gì?
? Chặng 2 văn học T. H có những đặc điểm gì?
? Qua những đặc điểm trên em có nhận xét gì về văn học T.H ở thời kì này?
* Chặng 1955-1964
Có những thơ mới cũng đã cất lên
1961- 1964 xuất hiện thêm các cây bút mới
Giai đoạn này văn học T.H chưa có phong trào, cũng chưa có cây bút định hình.
* Chặng 1965-1975
- Những văn nghệ sĩ đã khẳng định càng khẳng định hơn
- Về thơ: Những cây bút thế hệ thứ ba bắt đầu xuất hiện nở rộ ở cả ba miền xuôi và núi.
- Sáng tác văn xuôi gồm kí, truyện, tiểu thuyết
- Trong khoảng thời gian 1966-1975 mới xuất hiện các tên tuổi càng ấn tượng
Giai đoạn này văn học địa phương đã thực sự xuất hiện, phát triển nhanh chóng.
- Có lực lượng tác giả đã trưởng thành, được khẳng định ở khắp các lĩnh vực.
III. Giai đoạn từ sau 1975 đến nay.
? Giai đoạn này có những đặc điểm gì đáng chú ý?
? Em có nhận xét gì về văn học thời kì này?
Tiếp tục nở rộ trên cả 2 không gian trong và ngoài T.H; ở cả 2 phương diện lực lượng sáng tác và thành tựu tác phẩm.
Tính thời sự,mở cửa, đổi mới văn học khá nhanh, cơ chế thị trường cũng tác động vào sáng tạo văn học.
Số lượng hội viên Hội nhà văn VN được đánh giá về chất lượng phong trào văn học cũng như quá trình trưởng thành của lực lượng sáng tác địa phương.
Có thêm 1 số tên tuổi mới
Thế hệ lực lượng kế cận chưa được bổ sung bao nhiêu.
Giai đoạn này văn học được mở ra bề rộng, định hình tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên phong trào còn thiếu đột khởi cả về tác phẩm lẫn tác giả
IV. Củng cố- dặn dò:
- Học bài cũ, chuẩn bị tiết 64: Đối Thoại, Độc Thoại Và Động Thoại Nội Trong Văn Bản Tự Sự.
Ngày 8/11/2008
Tiết 64: Đối Thoại, Độc Thoại Và Động Thoại Nội Tâm 
 Trong Văn Bản Tự Sự.
Mục tiêu cần đạt.
Bổ sung kiến thức mới cho văn bản tự sự, đó là các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Kĩ năng: nhận diện và phân tích giá trị của các hình thức đối thoại, độc thoại trong văn bản tự sự.
Vận dụng kiến thức đã học để viết văn bản tự sự có các hình thức đối thoại độc thoại.
Tiến trình lên lớp.
Kiểm tra bài cũ.? Tóm tắt những nét chính về tác phẩm Làng của nhà văn Kim lân? Qua đó nêu vài nét về nội dung và nghệ thuật?
Bài mới:
I.Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
Hs đọc đoạn văn Sgk.
? Trong ba câu đầu đoạ trích ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?
? Câu “Hà, nắng gớm, về nào..”ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? vì sao?
? Những câu như “chúng nó.ư?/ chúng nó cũngbịư? / khốn nạnđầu..”là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm a va b?
? Tác dụng của các hình thức đối thoại trên?
?Qua ví dụ trên em rút ra ghi nhớ? hs đọc ghi nhớ?
Nhận diện hình thức đối thoại.
VD:
Ba câu đầu miêu tả cuộc đối thoại của những người phụ nữ tản cư. Có ít nhất hai người phụ nữ tham gia.
Dấu hiệu: + Hai lượt lời đối thoại
 -> Lượt 1 (A) – Sao bảo .. mà?
 ->Lượt 2 (B) – ấy thế . ấy?. Trước mỗi lượt lời đều có xuống dòng gạch đầu dòng.
Cầu “hà .nào”. là nói trống không của ông Hai. Không phải là câu đối thoại -> mà là lời độc thoại: (Mình nói cho mình nghe). 
Các câu:
+ “Chúng nóư?
 Chúng nóư?
 Khốn nạnđầu..”
Là những câu mà ông Hai tự hỏi chính mình, chúng không phát thành tiếng mà chỉ là một “mạch ngầm” diễn ra trong đầu ông Hai, nó thể hiện tâm trạng đau đớn dằn vặt của ông Hai
Vì không phát ra thành lời như các 
lượt người trong đối thoại cho nên không có gạch đầu dòng -> chúng là những câu độc thoại nội tâm.
Tác dụng: 
+ Tạo cho câu chuyện có không khí gần gũi, thật như cuộc sống đang diễn ra trong thực tế tạo tình huống để tác giả khai thác nội tâm nhân vật.
+ các câu độc thoại và độc thoại nội tâm giúp cho người đọc cảm nhận được chiều saau tâm lí rất tinh tế, nhạy cảm của nhân vật ông Hai.
* Ghi nhớ(sgk).
II. Lyện tập.
BT1: a. Nhân vật bà Hai có ba lượt lời: 
Này, thầy nó ạ .
Thầy nó ngủ rồi ạ?
Tôi thấy người ta đồn
Nhân vật ông Hai có hai lượt lời:
Gì? 
Biết rồi!
Nhận xét:
BT2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
Nắm vững ghi nhớ.
Làm hết các bài tập.
Chuẩn bị: luyện nói:
 Ngày 9/11/2008
Tiết 65:	Luyện nói
 Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm .
Mục tiêu bài học.
Giúp hs dùng hình thức luyện tập để củng cố tri thức kỹ năng về cách làm bài văn tự sự kết hợp vơi nghị luận miêu tả nội tâm.
Tạo điều kiện 
Tiến trình lên lớp.
Kiểm tra bài cũ: Như thế nào là hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?
Bài mới:
I. Chuẩn bị ở nhà.
yêu cầu hs ở nhà lập đề cương cho các đề bài sau.
 Đề bài: 1. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái nam xương” (từ đầu đến “Bây giờ.. qua rồi”!) hãy đóng vai trương sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm âm hận.
GV: yêu cầu học sinh:
Sử dụng yếu tố nghị luận, mô tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại.
Không viết thành văn, chỉ nêu ra các ý chính.
II. Luyện nói trên lớp.
Gv gọi hs đứng trình bầy trước lớp.
Gọi hs nhận xét: Rút kinh nghiệm.
Gv nhận xét giờ luyện nói + Thái độ, cử chỉ
 + Giọng nói
 + Nội dung 
 + Sự chuẩn bị
_ Cần rút kinh nghiệm cho giờ học sau
Hướng dẫn học ở nhà.
Làm các bài tập. Tập luyện nói.
Chuẩn bị: Văn bản: “Lặng lẽ sa pa”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 58...65.doc