Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 66 đến tiết 75

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 66 đến tiết 75

Tiết 66, 67. Lặng Lẽ Sa Pa

 .

A. Mục tiêu cần đạt.

- Kiến thức: cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật anh thanh niên trong công việc thâm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Từ đó hiểu được chủ đề truyện: Niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích. Vẻ đẹp của thiên truyện giàu màu sắc trữ tình, cốt truyện đơn giản dẫn dắt, kể truyện khéo léo, hình ảnh thiên nhiên đẹp mơ mộng, nhẹ nhàng mà sâu lắng gợi nghĩ gợi tưởng tượng.

- Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện ngắn giàu chất trữ tình, phân tích lời kể, giọng kể từ điểm nhìn nhân vật.

B. Tiến trình lên lớp.

- Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt văn bản Làng của nhà văn Kim Lân?

 ? Tâm trạng của ông Hai như thế nào qua truyện ngắn

- Vào bài

- Bài mới.

 

doc 13 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 66 đến tiết 75", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 15/11/2008
Tiết 66, 67. Lặng Lẽ Sa Pa 
 .
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức: cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật anh thanh niên trong công việc thâm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Từ đó hiểu được chủ đề truyện: Niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích. Vẻ đẹp của thiên truyện giàu màu sắc trữ tình, cốt truyện đơn giản dẫn dắt, kể truyện khéo léo, hình ảnh thiên nhiên đẹp mơ mộng, nhẹ nhàng mà sâu lắng gợi nghĩ gợi tưởng tượng.
Rèn kĩ năng đọc, kể chuyện ngắn giàu chất trữ tình, phân tích lời kể, giọng kể từ điểm nhìn nhân vật.
Tiến trình lên lớp.
Kiểm tra bài cũ: ? Tóm tắt văn bản Làng của nhà văn Kim Lân? 
 ? Tâm trạng của ông Hai như thế nào qua truyện ngắn 
- Vào bài
- Bài mới.
I. Tìm hiểu chung
Gọi học sinh đọc chú thích?
? Nêu vài nét về tác giả?
Gv goi 1, 2 Hs đọc.
Yêu cầu đọc chậm cảm xúc, lắng sâu kết hợp kể tóm tắt với đọc.
? Vậy có thể tóm tắt thật ngắn gọn nội dung câu chuyện bằng một câu như thế nào?
Nhận xét gì về cốt truyện.
Sgk.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
? Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật nào?
? chủ đề tư tưởng của tuyện?
? Theo lời kể của anh Thanh Niên, ta biết được anh làm công việc gì? Trong hoàn cảnh như thế nào?
Theo em, cái gian khổ nhất trong công việc của anh là gì? ví sao?
? Nhưng vì sao anh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ mà vẫn sống vui sống khoẻ trong hoàn cảnh ấy?
? Trong cuộc gặp gỡ của anh Thanh Niên với ông hoạ sĩ và cô kĩ sư ta còn thấy anh TN có những nét đẹp phẩm chất nào?
? tóm lại, em có thể khái quát nhân vật anh TN như thế nao?
? Ngoài anh TN ta còn biết những nhân vật nào khác ở sa pa,?
Nhân vật ông hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện?
Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc và trò truyện với anh TN?
? Cuộc gặp gỡ với anh TN đã để lại cho cô kĩ sư trẻ ấn tượng tình cảm gì?
? Nếu thiếu nhân vật bác lái xe câu chuyện sẽ ra sao?
? đặc điểm chung của họ là gì?
? Em có nhận xét gì về tên các nhân vật trong truyện vì sao tác giả lại gọi họ như vậy?
Nghệ thuật đặc sắc?
? Chủ đề tư tưởng của truyện?
Tác giả - tác phẩm.
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991 ở Duy Xuyên, Quảng Nam). Chuyên viết truyện ngắn và bút kí - ông là cây truyện ngắn với phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp con người và mang ý nghĩa sâu sắc.
Tác phẩm: In trong tập “Giữa trong xanh”.
Đọc – kể:
- Cốt truyện thật đơn giản, kể lại cuộc gặp gỡ thật tình cờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư và bác lái xe với người thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn – SaPa trong chuyến đi nghỉ trước khi về hưu của người hoạ sĩ.
Từ khó.
Bố cục: 3 đoạn.
Đoạn1. Vừa qua sa pa, xe dừng nghỉ lấy nước, bác lái xe giới thiệu với học sĩ già và cô kĩ sư một trong những người cô độc nhất thế gian.
Đoạn 2: Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh Thanh Niên và bác hoạ sĩ, cô kĩ sư.
Đoạn 3: Họ chia tay nhau, hoạ sĩ và kĩ sư trẻ xuống đồi, cứ vấn vương vì sao anh Thanh Niên không tiễn ra tận xe.
II. Phân tích.
Trong cái lặng im của sa pa mà chỉ nghe tên, nhười ta đã nghĩ đến chuyện nghĩ ngơi có những con người đang làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
Nhân vật anh Thanh Niên.
Làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, giữa cỏ cây mây núi (ngày đêm 4 lần đo gió, đo mưa).
Công việc không nặng nề nhưng đòi hỏi phải chính xác đều đặn tỉ mỉ, có tinh thần trách nhiệm cao cho dù rét buốt hay mưa tuyết.
Anh phải sống trong hoàn cảnh cô độc “người cô độc nhất thế gian”. và “thèm người”.
ý thức về công việc có ích và cần thiết cho đất nước, nhân dân.
Thấy cuộc sống và công việc của mình có ý nghĩa, thật hạnh phúc. “Anh không hề thấy cô đơn vì đã quan niệm con người khi làm việc, với công việc là hai, là đôi gắn bó”.
Anh còn có nhiều nguồn vui khác yêu sách, rất ham đọc sách sắp xếp cuộc sống khoa học ngăn nắp chủ động, ngoài công việc đọc sách , chăm hoa,nuôi gà, tự học, nhà cửa và nơi làm việc của anh nhỏ nhắn xinh xắn, gọn gàng và khá đẹp.
Anh sống cởi mở, chân thành rất quí trọng tình cảmcủa con người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện.
Là người rất khiêm tốnnghĩ xung quanh còn nhiều người giỏi hơn mình .
Tóm lại: chỉ qua cuộc gặp gỡ ngắn ngủiAnh Thanh Niên hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng về tinh thần, tình cảm, cách sống và nhũng suy nghĩ về nghề nghiệp,cuộc sống. Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi, làm công việc binh thường, lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất nước, cuộc sống chiến đấu vì độc lập của dân tộc..
Những nhân vật khác.
Ông họa sĩ. (là điểm nhìn trần thuật của tác giả vừa là người thể hiện những suy nghĩ tình cảm của tác giả - có vai trò đặc biệt trong tuyện).
Là người yêu đời, say mê sáng tạo.
- Cô kĩ sư trẻ: xúc động đến bàng hoàng trước vẻ đẹp tinh thần của anh Thanh Niên, những phẩm chất của anh Thanh Niên.
Bác lái xe: làm cho câu chuyện thên sinh động hấp dẫn, kích thích sự tò mò, tìm hiểu của người đọc.
Những nhân vật phụ khác:
+ Ông kĩ sư vườn rau ở sa pa.
+ Anh bạn ở trạm khí tượng Phan – xi Phăng.
+ Anh kĩ sư lập bản đồ sét.
Đó là những con người sống và làm việc lặng lẽ, cô độc mà say mê quên mình vì công việc, vì mọi người.
Các nhân vật đều không có tên, kể cả nhân vật chính -> dung ý nghệ thuật của tác giả muốn nói về những người vô danh lặng lẽ say mê cống hiến.
III. Tổng kết.
Nghệ thuật: Như một bài thơ giàu chất chữ tình.
+ Cốt truyện đơn giản.
+ Tạo tình huống tự nhiên.
+ Lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trầm thuật hợp lý.
 Nội dung: Ca ngợi những con người lao động trẻ tuổi bình thường, lặng lẽ làm việc cho đất nước ở Sa Pa qua cuộc gặp gỡ với người Thanh Niên ở trạm khí tượng vật lí địa cầu. 
Hướng dẫn học ở nhà
Nắm vững chủ đề của truyện.
Tóm tắt văn bản
Chuẩn bị làm ài viết số 3.
 Ngày 17/11/2008
Tiết 68, 69: Viết Bài Tập Làm Văn Số 3 
 (Văn Tự Sự)
Mục tiêu cần đạt.
Vân dụng các kiến thức tích hợp về văn, tiếng việt, tập làm văn để vviết bài tập làm văn số 3.
Phải viết được một văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
Khuyến khích các bài viết độc lập, sáng tạo, có những suy nghĩ cá nhân sâu sắc.
Tiến trình làm bài kiểm tra.
Đề bài:
II. Tự luận:
 Hãy đóng vai ông Hai kể lại tâm trạng khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây và khi tin đồn được cải chính (Có sử dụng yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm).
 * Đáp án và biểu chấm.
II. Tự luận. 
Mở bài: - Giới thiệu nhân vật.( Hoàn cảnh phải dời làng đi tản cư) (1,5đ)
Thân bài: ( 6đ)
Cuộc sống nơi tản cư (0,5đ)
Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. (4đ)
+ sững sờ, hốt hoảng, đến nghẹn giọng,lạc giọng, đễn khó thở
+ Cử chỉ: đánh trống lảng về nhà nằm vật ra giường nhìn những đứa con
 + Những suy nghĩ
+ Thái độ trong mấy ngày sau đó: Không dám đi đâu, 
+ Tâm trạng trở nên quyết liệt: Làng yêu thật, nhưng .. thù.
+ Tâm sự với thằng út.
Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng cải chính. (1,5đ)
+ Vui mừng, hớn hở, lại đi khoe về cái làng của mình.
* Kết bài: ấn tượng, suy nghĩ về những việc đã qua (1,5đ)
Yêu cầu viết đúng thể loại văn tự sự có kết hợp với nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Bài viết rõ ràng mạch lạc, đúng chính tả.
Dùng ngôi kể thứ nhất.
Kể diễn biến tâm trạng của mình khi nghe tin làng chợ Dầu theo việt gian và khi nghe tin được cải chính.
Trình bày sạch sẽ, gọn gàng, bố cục chặt chẽ ......... (1đ)
Hướng dẫn học ở nhà.
Chuẩn bị tiết 70: Người kể trong văn bản tự sự.
 Ngày 20/11/2008
 Tiết 70: Người Kể Chuyện Trong Văn bản Tự Sự
Mục tiêu bài học.
Hệ thống hoá các kiến thức về văn bản tự sự và bổ sung một đơn vị kiến thức mới về người kể chuyện.
Rèn luyện kĩ năng xác định người kể chuyện trong van bản tự sự và kĩ năng chuyển đổi ngôi kể.
Tiến trình lên lớp.
Kiểm tra bài cũ: Có mấy ngôi kể? nêu cụ thể?.
Vào bài
Bài mới: 
I. Vai trò của người kể truyện trong văn bản tự sự
Gọi học sinh đọc đoạn trích Sgk.
? Đoạn trích kể về ai? Và về sự việc gì?
? ở đây ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên?
? Những câu “Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “Những người con gái sắp xa ta.vậy”là nhận xét của người nào, về ai?
? Hãy nêu những căn cứ dể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi hoạt động của nhân vật?
? Vậy kể chuyện theo cách trên là kể theo ngôi thứ ba? Em có thể cho biết ngoài kể chuyện theo ngôi thứ nhất còn kể theo cách nào?
Hs đọc ghinhớ.
Chuyện kể về cuộc chia tay giữa ba người: Nhà hoạ sĩ già, cô kĩ sư và anh thanh niên.
Người kể giấu mặt (Vô nhân xưng) khong xuất hiện trong câu chuyện vì thé cả ba nhân vật đều trở thành dẫn chứng miêu tả một cách khách quan
Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi, chẳng hạn phải xưng “tôi” hoặc xưng tên một tong ba nhân vật đó để kể lại chuyện.
Những câu: 
 + “Giọngrẻ”
 + “Những người.vậy”.
Chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
Người kể chuyện đã “hoá thân” vào nhân vật để gọi ra đúng cái tâm trạng của tất cả mọi người trong tình huống đó.
Căn cứ vào.
+ Người kể chuyện không xuất hiện trong đoạn văn tức là đứng ở bên ngoài quan xát miêu tả, suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng để “hoá thân” vào từng nhân vật
+ Các đối tượng được miêu tả một cách khách quan
Người kể chuyện am hiểu tất cả mọi sự việc, hoạt động và những diễn biến nội tâm tinh tế cuả các nhân vật.
* Ghi nhớ (SGK)
II. Luyện tập.
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2: - Người kể là ai?
 - Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì? 
người kể trong đoạn văn là nhân vật “tôi” (Chú bé, người trong cuộc, ngôi thứ nhất). Kể lại cuộc gặp gỡ cảm động với người mẹ của mình sau ngững ngày xa cách.
Ưu điểm: Miêu tả được những diễn biến tâm lí sâu sắc phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật “tôi”
Hạn chế: Không miêu tả được những diễn biến nội tâm của nhân vật “người mẹ’ tính khách quan không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu
Hướng dẫn học ở nhà
Nắm vững ghi nhớ
Làm bài tập
Chuẩn bị bài mớiTiết 71-72: Chiếc lược ngà.
Ngày 23/11/2008
Tiết 71, 72: Chiếc Lược Ngà(Trích)
 (Nguyễn Quang Sáng) .
Mục tiêu cần đạt.
Kiến thức: Cảm nhận được tình cha con sâu nặng rong hoàn cảnh éo le của cha con anh Sáu. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tựu nhiên, lời kể chuyện ở ngôi thứ nhất dung dị, đậm chất Nam Bộ .
Rèn kĩ năng đọc – kể diễn cảm truyện, phát hiện và phân tích những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn.
Tiến trình dạy học.
- Kiểm tra bài cũ: - Kể tóm tắt tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
 - Nêu chủ đề tư tưởng của truyện ?
- Vào bài
Bài mới. 
I. Tìm hiểu chung
Goi học sinh đọc chú thích
Nêu vài nét về tác giả?
Đọc chú thích Sgk
Gọi học sinh đọc – nhậ ... con người.
.
Nêu những nghệ thuật đặc sắc của truyện?
chủ đề tư tưởng của truyện?
?Nhận xét đánh giá tình cảm cha con anh Sáu?
.
Tác giả - tác phẩm.
Nguyễn Quang Sáng (1932) ở chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
+ Tác phẩm của ông có nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim
Tác phẩm: Viết 1966 (Khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên) .
Từ khó.
Đọc và kể tóm tắt truyện
Bố cục.
- Tình huống 1: Anh sáu về phép tham nhà gần 3 ngày, bé Thu không nhận ra anh là ba nó, đến lúc hiểu ra sự thật thì cha con lại phải chia tay có thể chia làm hai đoạn:
Tình rạng cha con anh Sáu trước buổi chia tay.
Buổi chia tay đầy nước mắt.
Tình huống 2: Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và bị hi sinh.
II. Phân tích.
Diễn biến tâm lý và tìh cảm của nhân vật bé Thu trong 3 ngày anh Sau về thăm nhà.
2 đoạn: 
 + Trước buổi chia tay, trước khi thừa nhận anh Sáu là ba,
 + Trong buổi chia tay đầy nước mắt, khi nhận ba thì ba lại phải đi rồi.
Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu.
Khi cha kêu: Thu! con / Tròn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng.
Khi cha kêu: Ba đây con / mặt tái đi, kêu thét lên .
Cách tả cụ thể, hợp lí – vì con bé quá ngạc nhiên và bất ngờ, nó không hiểu chuyện gì đã xãy ra -> sợ hãi -> sợ bị lừa -> sợ bị bắt.
Gây cho người đọc sự cảm động, cảm thương cho anh Sáu, xen lẫn sự tò mò của người đọc.
Má bảo gọi ba vào ăn cơm, không goi và khi gọi thì gọi trống không.
Rất sợ nồi cơm nhão / không chịu nhờ ba, tự múc bớt nước cơm.
Ba gắp cho miếng tứng cá to / hắt cái trứng cá mà ông gắp.
Bị đánh vào mông / bỏ về bà ngoại, mẹ dỗ mấy cũng không về.
Chỉ có mấy ngày phép anh Sáu vồ vập muốn chăm sóc chiều chuộng con cho bõ tám năm chờ mong, nhưng bé Thu tỏ ra lạnh nhạt, xa cách nghi ngờ một cách rất bướng bỉnh.
Thái độ và hành động của bé Thu trong ngày chia tay.
Thay đổi đột ngột, kì lạ đén khó hiểu và rất cảm động.
Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng góc nhà / lúc tựa cửa, vẽ mặt sầm lại buồn rầu .xa.
Khi nhìn mọi người chuẩn bị cho ba đi – anh Sáu nhìn con với đôi mắt trìu mến, buồn rầu / đôi mắt mênh mông của con bé bổng xôn xao.
Anh sáu khẽ chào con để đi / bé Thu bỗng kêu thét lên .... của ba nó nữa.
Đoạn văn cảm động phù hợp với tâmlý trẻ con. (Cách giải thích ký do của tác giả cũng rất khéo léo và hợp lí: Con bé không giải báy ấm ức với bất kì ai khác ngoài bà ngoại (không nói với má nó vì nó đang giận cả má).).
Sự thay đổi thể hiện một tình yêu con hết sức sâu sắc mạnh mẽ – bé Thu một tình cảm cứng cõi rứt khoát như một người lớn cũng như sự hồn nhiên ngây thơ của một đứa trẻ – bé Thu cảm thấy hối hận, hối tiếc.
Tình cảm của một người cha.
Đầu tiên là sự ngạc nhiên hụt hẫng và buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy.
Tìm mọi cách làm thân, vỗ về con.
Không nén được bực, giận đánh con.
Trong buổi chia tay, đành đau khổ, bất lực chào con ra đi, sợ con phản ứng mạnh như hôm qua.
Sung sướng, cảm động, hạnh phúc nghẹn ngào khi con gái yêu thay đổi thái độ, ôm lấy ba. vừa khóc vừa nói không cho ba đi.
Anh sáu bị đặt trong một hoàn cảnh hết sức éo le..
Anh vẫn là một người cha hạnh phúc.
Những ngày anh đi công tác:
+ Anh day dứt, ân hận vì trót đánh con.
+ Quyết tâm thực hiện lời dặn của con làm chiếc lượng ngà để tặng con.
+ Kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà.
+ Dồn hết tâm trí làm cây lược. cưa răng, chuố bóng khắc chữ tỉ mỉ cẩn thận công phu.
+ Chiếc lược kết tụ tất cả tình cảm của một người cha xa con.
Anh Sáu đã hi sinh trong một trận càn chưa kịp thực hiện tâm nguyện  Trao gửi niềm tin vào tay người đồng đội thân thiết.
Không chỉ nói lên tình cảm cha con thắm thiết sâu nặng của cha con người chiến sĩmà còn gợi ra trong người đọc thấm thía những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh đã mang đến cho bao gia đình.
III. Tổng kết:
NT: Cốt truyện chặt chẽ, tình huống bất ngờ nhưng hợp lý.
Kể ngôi thíư nhất.
Xây dựng, mô tả phân tích tâm lí nhân vật.
Ngôn ngữ lời kể giản dị
ND: Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, thời chiến tranh chống Mỹ ở Miền Nam, tác giả khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản và sâu sắc. tình cảm áy càng cao đẹp trong những hoàn cảnh khó khăn.
Hướng dẫn học ở nhà.
Nắm ghi nhớ.
- Chuẩn bị ôn tập tiếng việt
 Ngày 24/11/2008
Tiết 73. Ôn tập phần tiếng việt.
Mục tiêu cần đạt.
- Hệ thống hoá những kiến thức Tv đã học trong học kì I lớp 9.
Rèn luyện các kĩ năng về tổng hợp về sủe dụng tiếng viểttong noi, viết.
Tiến trình lên lớp.
- KTBC: Tóm tắt văn bản : Chiếc lược ngà của nhà văn NGuyễn Quang Sáng
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
Ôn trên lớp. 
I. Các phương châm hội thoại.
Nêu các các phương châm hội thoại đã học? cho vd?
Xưng hô trong hội thoại là gì? cho vd?
Hs làm bài tập 2. 3 (sgk).
Cách dãn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp là gì?
- Hs đọc đoạn trích (sgk).
HS trả lời.
II. Xưng hô trong hội thoại.
là người nói cần căn cứ vào đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
III. Cách dẫn trực tiếp và ccáh dẫn gián tiếp.
Dẫn trực tiếp là
Dẫn gián tiếp là
? Hãy chuyển thành lời gián tiếp?
Vua Quang Trung hỏi Nguyễn Thiếp là quân Thanh sang đánh nếu nhà vua mang binh ra chống cự thì khả năng thắng thua như thế nao?
Nguyễn thiếp thả lời rằng bấy giờ trong nước trông không, lòng người tan rã, quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh nên giữ ra sao,, Vua Quang Trung ra bắc không quá mười ngày quân Thanh sẽ bị dẹp tan.
Nhận xét:
Trong lời toại ở đoạn trích nguyên văn:
Vua Quang trung xưng “tôi” (ngôi thứ nhất).
Nguyễn Thiếp gọi vua Quang Trung là “chúa công” (ngôi thứ hai).
Trong lưòi dẫn gián tiếp:
Người kể gọi vua Quang Trung là “nhà vua”, “vua Quang Trung” (ngôi thứ ba).
BT2: “Xưng khiêm, hô tôn” nghĩa là gì? cho vd.
khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường là “Xưng khiêm” và gọi người dối thoại một cách tôn kính là “hô tôn”.
VD:
Hướng dẫn học ở nhà.
Làm bài tập - chuẩn bị kiểm tra.
 Ngày 25/11/2008
 Tiết 74. Kiểm tra phần tiếng việt.
Kết quả cần đạt.
Hệ thống hoá các kiến thức về Tiếng Việt đã học trong học kì I.
Rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong viẹc viết văn bản và trong giao tiếp xã hội.
B . Tiến trình kiểm tra.
Đề bài:
Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Em hãy nối nội dung ở cột B với phương châm hội thoại ở cột A
sao cho phù hợp.
A
B
Phương châm về chất.
Phương châm về lượng .
Phương châm quan hệ.
Phương châm cách thức.
Phương châm lịch sử.
Nói về thái độ giao tiếp.
Nói về cách thức giao tiếp.
Nói về đề tài giao tiếp.
Nói về nội dung giao tiếp.
Câu 2: Lời nói của Mã Giám Sinh trong hai câu thơ :
	Hỏi tên rằng: Mã Giám Sinh.
	Hỏi quê rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần.
	Đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?
phương châm về lượng 
Phương châm về chất 
phương châm quan hệ 
Phương châm cáh thức
Phương châm lịch sự
Câu 3: Trong câu thơ:
 	Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
	để cả mùa xuân cũng lỡ làng
Từ “xuân” được dùng với phương thức chuyển nghĩa nào?
A. Hoán dụ	B. ẩn dụ	 	C. So sánh	D. Nhân hoá
Câu 4: Từ nào trong các từ sau không phải là từ láy:
A. Mênh mông	B. Xôn xao	C. Lạ lùng	D. Lăn lộn
Câu 5: Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán việt:
A. Viễn khách	B. Vấn danh
C. Mày râu	D. Tứ tuần
Tự luận.
Câu1: Chuyển đoạn thơ sau thành văn xuôi, đổi lời dẫn trực tiếp thành gián tiếp.
“Vân nghe tiếng bên đàng.
 Bẻ cây làm gậy nhằm lòng xông vô
 Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ
 Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn (Với chủ đề học tập) có sử dụng phương ngữ và biệt ngữ xã hội.
Biểu chấm và đáp án.
I. Trắc nghiệm (3,5đ)
Câu 1: (1đ.5).
 A1 – B4, A2 – B4, A3 – B3, A4 – B2, A5 – B1.
Câu 2: (o,5đ). Khoanh vào E
Câu3: (0,5đ) Khoanh vào B.
Câu 4: (0,5đ) Khoanh vào D
Câu 5: (0,5đ) Khoanh vào C
II. Tự luận (6,5đ)
Câu 1: (3đ) Vân Tiên biết được sự tình liền dừng lại bên đường, bẻ một cây làm gậy và nhằm làng xông vào. Chàng kêu to bảo đảng cướp hung đồ không được quen thói hồ đồ hại dân lành. 
Câu2: (3,5đ)
* Về hình thức 
-Yêu cầu viết đúng đoạn văn. 1đ
- Nội dung: chủ đề học tập 
 Có sử dụng phương ngữ và biệt ngữ xã hội. 2đ
Hướng dẫn học ở nhà.
- Ôn tập tốt để kiểm tra văn học.
 Ngày 26/11/2008
Tiết 75 - 76: kiểm Tra Về Thơ Và Truyện hiện đại.
Mục tiêu cần đạt.
 - Trên cơ sở hs tự ôn tập, nắm vững văn bản và giá trị tư tưởng – nghệ thuật các bài thơ, truyện Việt Namhiện đại đã học từ tuần 10 – 15 làm tốt bài kiểm tra viết từ 1- 2 tiết.
Qua đó, đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập về trí thức, kĩ năng, thái độ.
Rèn kĩ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm  bài viết 1 tiết kết hợp với tự sự, biểu cảm, lập luận
Tiến trình lên lớp.
Đề bài:
Phần trắc nghiệm.
Câu 1: Quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên trong suốt được nổi bật qua hình ảnh nào?
Trần trụi với thiên nhiên,
 Hồn nhiên như cây cỏ. 
Trăng cứ tròn vành vạnh,
 Kể chi người vô tình.
ánh trăng im phăng phắc,
 Đủ cho ta giật mình.
Câu 2: Nhà thơ nào trong các tác giả sau trưởng thành trong phong trào “thơ mới”?
A. Chính Hữu	B. Phạm Tiến Duật
c. Huy Cận	D. Bằng Việt
Câu 3: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “làng” thể hiện ở dòng nào sau đây?
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, tả cảnh ngự tình.
Nghệ thuật miêu tả, diễn biến tâm lí nhân vật.
Nghệ thuật nghị luận chặt chẽ lô gíc.
Câu 4. Em hãy điền vào chỗ trống sau những từ chỉ vị trí của đoạn.
Đoạn 1: Cảnh hai cha con ông sáu gặp nhau và bé Thu không nhận cha.
Từ đến
Đoạn 2; Cảnh ông Sáu trở lại chiến trường và bé Thu nhận cha.
Từ.đến.
Đoạn 3: Những ngày ông Sáu ở chiến khu.
Từ..đến.
Câu 5: Nhận xét nào không đúng với tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long:
Truyện khắc hoạ thành công hình ảnh những người lao động bình thường nhưng có lẽ sống cao đẹp.
Truyện kết hợp các yếu tố trữ tình, tự sự và bình luận.
Truyện khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Truyện xây dựng được tình huống gay cấn, nhân vật đấu tranh nội tâm phức tạp.
Tự luận.
Phân tích vẻ đẹp anh Thanh Niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ sa pa”
.
Đáp án và biểu chấm.
Trắc nghiệm:(3đ)
Câu 1 (0,5đ). Khoanh vào (B) , Câu 2(0,5đ) Khoanh vào C.
Câu 3(0,5đ) Khoanh vào (B).
Câu 4:(1đ)
Đoạn 1: Từ đầu -> không muốn về.
Đoạn 2:Tiếp -> Từ từ tuột xuống.
Đoạn 3: Còn lại .
Câu 5: (0,5đ)Khoanh vào D 
Tự luận: (6đ)
yêu cầu hs làm rõ ràng, mạch lạc đúng thể loại bố cục 3 phần.
các ý chính: - Nêu đôi nét về tác giả, tác phẩm, nhân vật anh Thanh Niên.
Phân tích vẻ đẹp của anh Thanh Niên.
+ Vẻ đẹp trong công việc.
+ Vẻ đẹp trong cuộc sống.
+ vẻ đẹp trong suy nghĩ
Cảm nghĩ của em về anh Thanh Niên.
* Lưu ý: Trình bày sạch sẽ, gọn gàng, không mắc quá 2 lỗi chính tả +1đ
Hướng dẫn học ở nhà.
- Chuẩn bị tác phẩm “Cố Hương”.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 66...75.doc