Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 175

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 175

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 (Chu Quang Tiềm)

A Mục tiêu bài dạy

 Giúp HS

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.

B. Tiến trình bài dạy :

1,Ổn định.

2, Kiểm tra : Vở soạn bài của học sinh.

3, Bài mới.

 Giới thiệu bài : Yêu cầu của quá trình tích luỹ tri thức của mỗi con người ngày càng cao vì thế sách trở thành công việc vô cùng quan trọng. Đọc sách, đọc sách gì và đọc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm- một nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

 

doc 163 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 91 đến tiết 175", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HỌC KỲ II:
TUẦN 20
TIẾT 91- 92
Ngày soạn: 5 / 1 /2009
BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
	(Chu Quang Tiềm) 
A Mục tiêu bài dạy 
 Giúp HS
- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc sinh động, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm.
B. Tiến trình bài dạy :
1,Ổn định.
2, Kiểm tra : Vở soạn bài của học sinh.
3, Bài mới.
 Giới thiệu bài : Yêu cầu của quá trình tích luỹ tri thức của mỗi con người ngày càng cao vì thế sách trở thành công việc vô cùng quan trọng. Đọc sách, đọc sách gì và đọc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm- một nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
? Hãy nêu những nét cơ bản về tác giả?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm.
1. Tác giả : 
- Chu Quang Tiềm (1897 - 1987) 
Là nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng TQ.
2. Tác phẩm : 
Trích "Danh nhân TQ bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách" - Bắc Kinh - 1995.
- Là 1 tủ sách ® Chú ý nội dung và cách viết.
II. Đọc - hiểu văn bản :
?GV hướng dẫn đọc: rõ ràng mạch lạc với giọng tâm tình nhẹ nhàng như lời trò chuyện. Chú ý các hình ảnh so sánh.
?Gọi HS đọc.
?GV đọc - sửa lỗi sai cho HS.
1. Đọc :
- Gv đọc mẫu
- H/s đọc, nhận xét
?Qua đọc VB em hãy cho biết văn bản này thuộc kiểu loại gì? Dựa vào đâu mà em xác định như vậy?
2. Tìm hiểu thể loại văn bản :
- Là VB nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề văn học).
- Dựa vào hệ thống luận điểm, cách lập luận, cách đặt tên VB để xác định thể loại và kiểu VB.
3. Chú thích (SGK)
HS đọc chú thích.
(VB này là phần tính đã lược phần ĐVĐ và KT vấn đề).
? Văn bản gồm mấy luận điểm?
Giới hạn và nội dung của luận điểm?
4. Bố cục : 
3 phần ® 3 luận điểm chính.
a) Từ điển ... thế giới mới .
- Sự cần thiết của việc đọc sách 
b) Tiếp theo ... tiêu hao lực lượng. Những kiểu nguy hại hay gặp khi đọc sách hiện nay.
c) Phương pháp đọc sách.
HS đọc đoạn 1.
? Tác giả đã lý giải tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc sách đối với mỗi người như thế nào ?
5. Phân tích :
a) Sự cần thiết của việc đọc sách 
- Để lý giải vấn đề tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
? Mối quan hệ giữa đọc sách và học vấn ra sao ?
? Học vấn là gì ?
? Tích luỹ bằng cách nào ? ở đâu ?
? Ngoài đọc sách còn có những con đường nào khác?
+ So sánh những con đường đó với đọc sách để rút ra kết luận về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách hiện nay.
Đưa ra các lý lẽ :
+ Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn (không phải là con đường duy nhất).
+ Học vấn là thành quả tích luỹ lâu dài của nhân loại.
+ Tích luỹ bằng sách và ở sách 
+ Vậy sách là kho tàng quý báu lưu giữ tinh thần nhân loại, những cột mốc ghi dấu sự tiến hoá của nhân loại.
+ Coi thường sách, không đọc sách là xoá bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi lạc hậu, là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuẩn.
+ Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm loài người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ.
+ Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục tiến xa (trường chinh vạn dặm) trên con đường học tập, phát hiện thế giới.
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ? Tác dụng của cách lập luận này?
GV : Tác giả không tuyệt đối hoá thần thánh hoá việc đọc sách. Ông chỉ ra những hạn chế trở ngại khi đọc sách, tác hại của nó.
- Lập luận hợp lý, thấu tình đạt lí, kín kẽ sâu sắc.
-> Tình hình hiện nay đọc sách vẫn là con đường quan trọng hơn cả vì nó giúp con người tích luỹ và nâng cao tri thức. Đọc sách là tự học, là học với các thầy vắng mặt.
Tiết 92
?HS đọc đoạn 2.
?Chú ý hai đoạn văn so sánh 
(giống như ăn uống, giống như đánh trận)
?GV nêu vấn đề thảo luận.
?Cái hại đầu tiên trong việc đọc sách hiện nay, trong tình hình sách nhiều vô kể là gì ? Để minh chứng cho cái hại đó tác giả so sánh như thế nào ? Em có tán thành luận chứng của tác giả hay không? 
?Ý kiến của em về những con mọt sách?
b) Những trở ngại thường gặp khi đọc sách.
* Sách ngày nay được xuất bản nhiều -> Người đọc lướt qua, hời hợt không sâu, đọng.
- So sánh với cách đọc sách của người xưa, đọc ít nhưng đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc tâm ghi nghiền ngẫm đến thuộc lòng bây giờ ngược lại:
- Cách đọc vô bổ, lãng phí giống ăn uống vô bờ, không tiêu hoá, tích nhiều sinh bệnh.
- Những con mọt sách không đáng yêu chút nào mà đáng chê khi chỉ chúi mũi vào sách vở thành xa rời thực tế, như sống trên mây.
? Trở ngại thứ hai của việc đọc sách ngày nay là gì ?
* Sách nhiều quá dễ lạc hướng, chọn lầm chọn sai. Thậm chí chọn phải cuốn độc hại. 
- Bơi trong bể sách -> tiền mất, tật mang.
- So sánh với việc đánh trận thất bại vì tự tiêu hao lực lượng của mình. Như kẻ khoe của.
? Từ những lí lẽ và dẫn chứng trên cho thấy tác giả có cách nhìn và trình bày ntn về vấn đề này ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
- Báo động về sự viết sách, xuất bản sách.
- Báo động về cách đọc sách tràn lan, thiếu mục đích.- Kết hợp phân tích bằng lý lẽ với thực tế.
HS đọc phần 3 
? Tác giả khuyên chúng ta nên chọn sách như thế nào ?
c) Cách chọn sách và cách đọc sách đúng đắn :
* Cách chọn sách :
- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều:
- Đọc nhiều không thể coi là vinh dự nếu đọc dối, đọc ít không làm xấu hổ nếu đọc kĩ càng, chất lượng. Tìm những cuốn sách thật sự có giá trị và cần thiết với bản thân. Chọn lọc có mục đích định hướng rõ ràng không tuỳ hứng nhất thời.
? Em hiểu thế nào là sách phổ thông và sách chuyên môn? Cho VD
- Sách chọn nên hướng vào hai loại :
+ Loại phổ thông (học phổ thông -> đại học)
+ Loại chuyên môn : (đọc suốt đời)
? Nếu được chọn sách chuyên môn, em yêu thích và lựa chọn loại sách chuyên môn nào?
(HS tự bộc lộ)
* Cách đọc sách :
? Cách đọc sách đúng đắn nên như thế nào ?
?Cái hại của đọc hời hợt được tác giả chế giễu ra sao ?
- Đọc kĩ : Đọc đi đọc lại, đọc nhiều lần, đọc đến thuộc lòng.
- Đọc với sự say mê ngẫm nghĩ, suy nghĩ sâu sắc, trầm ngâm tích luỹ, kiên định mục đích.
* Tác hại của đọc hời hợt : Những người cưỡi gió qua chợ, mắt hoa ý loạn tay không mà về như trọc phú khoe của, lừa mình dối người thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.
? Đọc hiểu có nghĩa như thế nào ?
Có những cách đọc nào ?
Đọc - Hiểu có nhiều cách đọc : Đọc to, đọc thầm, đọc 1 lần, đọc nhiều lần. Đọc lướt, đọc kĩ, đọc kết hợp ghi chép -> Mỗi người có cách đọc và thói quen, sở thích đọc không giống nhau. Muốn đọc có hiệu quả ít nhất phải đọc như con đường trên.
? Quan hệ giữa phổ thông và chuyên sâu trong đọc sách liên quan đến học vấn rộng và chuyên được tác giả lý giải như thế nào ?
- Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn. Trước hãy biết rộng rồi sau mới nắm chắc đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào ?
?Em hãy nhận xét về cách trình bày lý lẽ của tác giả ?
?Từ đó em thu nhận được gì từ lời khuyên này ?
? Hãy liên hệ lời khuyên này với việc đọc sách của em.
- Kết hợp phân tích lí lẽ với liên hệ, s2 
- Đọc sách cần chuyên sâu, nhưng cần cả đọc rộng. Có hiểu rộng nhiều lĩnh vực mới hiểu sâu một lĩnh vực.
(HS tự liên hệ)
? Trong phần bàn về đọc sách, tác giả làm sáng rõ các lý lẽ bằng khả năng phân tích như thế nào ?
? Từ đó những kinh nghiệm đọc sách nào được truyền tới người đọc ?
- Toàn diện, tỉ mỉ, có đối chiếu, có so sánh nên dễ đọc, dễ hiểu.
- Đọc sách cốt chuyên sâu, nghĩa là cần chọn tính đọc kỹ theo mục đích hơn là tham nhiều đọc dối. Ngoài ra còn phải đọc để có học vấn rộng, phục vụ cho chuyên môn sâu.
? Với em lời khuyên nào bổ ích nhất?
Vì sao ?
 (HS bộc lộ)
* Tổng kết :(sgk-7)
III. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1 : Tại sao đọc nhiều không thể coi là vinh dự ?
A. Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị.
B. Đọc nhiều nhưng đọc không kĩ.
C. Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa.
D. Vì cả 3 lí do trên.
Bài tập 2 : Từ "Trọc phú" trong VB trên chỉ loại người nào ?
A. Người khoẻ mạnh cường tráng.
B. Người giàu có mà dốt nát, bần tiện.
C. Người ít tiền mà hay đi khoe mình giàu có.
D. Người hay đi khoe mình có tài.
Bài tập 3 : Ý nào nêu kết quả nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách ?
A. NÊu lựa chọn sách mà đọc.
B. Đọc sách phải kĩ 
C. Cần có phương pháp đọc sách.
D. Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của.
Bài tập 4 : Đoạn văn trên sử dụng nhiều nhất phép tu từ nào ?
A. Nhân hoá B. Liệt kê C. So sánh D. Phóng đại
IV. Hướng dẫn về nhà :
1. Đọc kỹ văn bản 
- Xác định ngắn gọn hệ thống luận điểm trong bài 
- Đặc sắc nghệ thuật của bài 
2. Đọc thuộc ghi nhớ 
3. Liệt kê cách chọn sách và đọc sách của mỗi cá nhân HS .
4. Tiết sau : Khởi ngữ.
 ___________________________
TIẾT 93 
KHỞI NGỮ
A. Mục tiêu bài dạy : 
Giúp HS
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận viết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó (câu hỏi thăm dò như : "cài gì là đối tượng được nói đến trong câu này").
- Biết đặt những câu có khởi ngữ.
B. Chuẩn bị :
- Bảng phụ 
C.Tiến trình bài dạy :
1, Ổn định.
2, Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh.
3, Bài mới.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
 ?G/v treo bảng phụ?
1. Ví dụ (SGK)
?Xác định C-V trong các ví dụ?
?Các từ ngữ in đậm (gạch chân) trong 3 VD a, b, c có quan hệ về ý nghĩa với chủ ngữ của câu như thế nào? 
?Quan hệ với vị ngữ ra sao?
?Vị trí so với chủ ngữ và vị ngữ?
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b) Giàu, tôi cũng giầu rồi 
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tự ở tiếng ta, không sợ nó, thiếu giàu và đẹp.
G/v: ở câu a từ “anh” gạch chân về vị trí đứng trước CN, không quan hệ C-V với vị ngữ.
Về ý nghĩa: biểu thị đề tài được nói đén trong câu.
?Tương tự nhận xét các ví dụ tiếp theo?
2. Nhận xét :
- Phân biệt từ in đậm với chủ ngữ.
a.Còn anh , anh không ghìm nổi xúc động 
+ Từ "anh" in đậm là khởi ngữ 
 Từ "anh" không in đậm là chủ ngữ
+ Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ và không có quan hệ trực tiếp với vị ngữ theo quan hệ chủ ngữ - vị ngữ.
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
+ Từ "giàu" in đậm là khởi ngữ 
chủ ngữ là "tôi"
+ Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ và báo trước nội dung thông tin trong câu.
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta ...
+ Cụm từ "các thể văn.... văn nghệ" là khởi ngữ
+ Chủ ngữ là "chúng ta"
Khởi ngữ đứng trước chủ ngữ và thông báo về đề tài được nói đến trong câu.
? Trước các từ in đậm nói trên, có thể thêm những quan hệ từ nào ?
?Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên hãy rút ra kết luận thế nào là khởi ngữ? 
?H/s đọc ghi nhớ sgk?
Trước các từ in đậm trên có thể thêm các QHT như : 
a) Còn (đối với) anh...
b) (Về) giàu ...
* Ghi nhớ( sgk-8 )
II. LUYỆN TẬP :
Bài tập 1 : 
- Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích.
a) Ông cứ đứng vờ xem tran ... ơng trình THCS
1. Khái niệm và cơ sở để phân chia thể loại văn học
Là khái niệm thuộc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn học, chỉ sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
2. Các quan điểm phân chia thể loại:
a) Theo quan điểm của phương Tây: loại 3 trữ tình, tự sự, kịch Mỗi loại hình lại có thể chia ra nhiều thể.
+Trữ tình: nhận thức và phản ánh cuộc sống qua cảm xúc trữ tình trực tiếp, qua hình tượng cảm xúc, cái tôi trữ tình: các thể thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình.
+Tự sự: nhận thức và p/ ánh c sống qua sự việc, câu chuyện: các loại truyện, kí
+Kịch: phản ánh cuộc sống qua mâu thuẫn, xung đột, bằng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật: đối thoại, độc thoại... Các thể loại kịch khác nhau: kịch truyền thống dân gian, kịch hiện đại. hài kịch, bi kịch...
b) Theo quan điểm của trường ĐHSPHN: trữ tình, tự sự , kịch, nghị luận.
c) Có quan điểm khác: thơ, truyện-kí, kịch, nghị luận...
3. Đặc điểm của thể loại văn học
Vừa ổn định vừa biến đổi (tất nhiên tính ổn định cao hơn, bền hơn)
-Mang tính đặc thù của mỗi nền văn học hay khu vực
-Mỗi thể loại sinh ra, duy trì, biến đỏi, tiêu biểu trong một thời kì, giai đoạn lịch sử nhất định.
-Là đặc điểm quan trọng hàng đầu để tìm hiểu, đọc-hiểu tác phẩm văn học
4. Một số thể loại văn học dân gian
CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN
Trữ tình dân gian
Tự sự dân gian
Sân khấu dân gian
Nghị luận dân gian
Ca dao
Dân ca
1. Thần thoại và truyền thuyết
2. Cổ tích
Truyện cười
Truyện ngụ ngôn
Truyện thơ
Sử thi
Vè
Chèo
Tuồng
Kịch rối
Tục ngữ
Câu đố
+HS phân tích vần, luận, nhịp của thể thơ lục bát, song thất lục bát, 4 tiếng, 5 tiếng.
a) Lục bát.
Tiếng/Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Câu lục (6)
Câu bát (8)
Câu lục (6)
Câu bát (8)
B
B
B
B
t
t
t
t
b(V)
b(V)
b(V)
b(V)
b(V)
b(V)
-Vần: vần bằng- lưng 6/6 - 6/8-chân 8/8-6/6, cứ thế nốI tiếp theo từng cặp câu.
-Luật bằng trắc:
+Các tiếng lẻ: tự do
+Các tiếng chẵn: theo luật
-Nhịp: chẵn, lẻ, chẵn-lẻ, lẽ-chẵn...2-2-2-2-2-2-2; 3-3, 3-3-2, 2-4, 2-4-2...
b) Lục bát biến thể:
+Thêm tiếng ở câu lục, câu bát hoặc cả 2 câu
+Bớt tiếng ở câu lục, câu bát hoặc cả hai câu
+Gieo vần trắc.
Ví dụ:	Tò vò mày nuôi con nhện
	Về sau nó lớn, nó quện nhau đi
+Gieo	 vần lưng đổi vị trí ở câu bát. Ví dụ:
	Mồ hôi mà đổ xuống đồng
	Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương. (Ca dao)
c) Thơ 4 tiếng. Ví dụ: bài vè Thằng nhác
*Nhịp 2-2
*Vần: chân, liền, cách, bằng, trắc
d) Thơ 5 tiếng. Ví dụ bài Đêm nay Bác không ngủ
*Nhịp : 3-2, 2-3...
*Vần: chân, liền, cách, bằng, trắc
e) Song thất lục bát. Ví dụ: sau phút chia li (trích Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điềm dịch).
Tiếng/Câu
1
2
3
4
5
6
7
 8
Thất 1
Thất2
Lục
Bát
B
T
b
b
B
B
t
b
b
t
t
t
b
t(VT)
b
t
b(VB)
 (VB)
 t(VT)
 b	 b(VB)
 b(VB)
*Vần: 2 câu thất: vần trắc, vần lưng, hai câu lục bát: như thơ lục bát.
*Nhịp: 2 câu thất: 3-4, 3-2-2; hai câu lục bát như thơ lục bát
5. Một số thể loại văn học trung đại
· Định hướng- bảng hệ thống:
Trữ tình trung đại
Tự sự trung đại
Nghị luận trung đại
+Thơ (Đường luật: thất ngôn, ngũ ngôn: tú tuyệt, bát cứ, trường thiên; Cổ phong, Ngâm (Sâm phút chia li-Chinh phụ ngâm), lúc bát, song thất lục bát, hát nói- ca trù.
+Truyện ngắn chữ Hán
+Truyện truyền kì
+Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán
+Truyện thơ Nôm
+Kí sự (Thượng kinh kí sự)
+Tuỳ bút (Vũ trung tuỳ bút)
+Chiếu (biểu)
+Hịch
+Cáo (đại cáo)
+Luận (Luận về phép học)
+HS phân tích niêm luật, vần, nhịp trong một bài thơ Đường luật thất ngôn, (ngũ ngôn) bát cú, (tứ tuyệt). Chọn 3 bài làm ví dụ: Bạn đến chơi nhà, Tĩnh dạ tứ, Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư.
*Một số mô hình niêm luật phổ biến
a) Thất ngôn bát cú Đường luật thể bằng:
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
Phan Bội Châu
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4
5
6
7
8
b
t
t
b
b
t
t
b
t
b
b
t
t
b
b
t
b
t
t
b
b
t
t
b
b(V)
b(V)
t
b(V)
t
b(V)
t
b(V)
	b) Thất ngôn bát cú Đường luật thể trắc:
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Nguyễn Khuyến
Câu/Tiếng
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3
4
5
6
7
8
T
B
B
T
T
B
B
T
b
t
t
b
b
t
t
b
t
b
b
t
t
b
b
t
b(V)
b(V)
t
b(V)
t
b(V)
t
b(V)
	· Luật bằng trắc:
	+Nhất tam ngũ bất luận
	+Nhị tứ lục phân minh
	(Tiếng thứ 1,3,5 (lẻ) không bàn, tự do, đặt thế nào cũng được
Tiếng	thứ 2,4,6 (chẵn) phải phân minh, rõ ràng tuân theo quy đinh nghiêm ngặt.
· Thể:
+Tiếng thứ hai câu 1 là bằng thì đó là bài thơ thất ngôn bát cú thể bằng
+Tiếng thứ hai câu 1 là trắc thì đó là bài thơ thất ngôn bát cú thể trắc
·Vần: chân, gieo ở tiếng cuối (thứ 7); thường là vần bằng (có thể gieo vần trắc; không có vần lưng; vần liền ở các câu 1-2, vần cách ở các câu 2-4, 4-6, 6-8. Tổng cộng cả bài 5 vần.
·Niêm (dính): những câu có luật bằng trắc giống nhau:
+Câu 1-8
+Câu 2-3
+Câu 4-5
+Câu 6-7
·Đối: 2 cặp câu phải đối nhau: đối thanh, đối ý, đối lời:
+Câu 3-4 (thực)
+Câu 5-6 (luận)
·Nhịp phổ biến: chắn - lẽ : 4-3, 2-2-3
·Bố cục:
+Câu 1-2: Đề (1.Phá đề; 2.Thừa đề)
+Câu 3-4: Thực (tả-kể)
+Câu 5-6: Luận (bàn luận)
+Câu 7-8: Kết (kết luận)
6. Một số thể loại văn học hiện đại
+Đặc điểm: Kế thừa và biến đổi, phong phú và đa dạng.
+Các thể loại không còn được sử dụng: chiếu, biểu, hịch, cáo
+Các thể loại mới được du nhập từ phương Tây: kịch nói, phóng sự, phê bình văn học...
+Các thể loại kế thừa và đổi mới:
-Thơ mới, thơ 8 tiếng, thơ tự do, thơ vẵnuôi, thơ bậc thang, thơ chính luận; anh hùng ca, trường ca...
-Truyện ngắn, truyện cực ngắn (mi ni) truyện vừa, truyện – kí, ghi chép, truyện dài, tiểu thuyết nhiều tập, bút lí, du kí, tuỳ bút, kí sự, tản văn, truyện thơ...
-Kịch thơ.
-Các thể loại phê bình văn học...
· Bảng tổng hợp thể loại văn học hiện đại
Tự sự
Trữ tình
Kịch
Thể loại tổng hợp
+Truyện ngắn cứ ngắn (mini)
+Truyện vừa (tiểu thuyết)
+Truyện dài (tiểu thuyết trường thiên)
+Bút kí
+Kí sự
+Phóng sự
+Du kí
+Tuỳ bút (tản văn) 
+Nhật kí
+Thơ mới
+Thơ tự do
+Thơ văn xuôi
+Trường ca
+Kịch nói
+Chính kịch
+Bi kịch
Hài kịch
+Truyện-kí
+Truyện thơ
+Kịch thơ
VI.Tổng kết và luyện tập
	1. GV và HS đọc chậm lại nội dung Ghi nhớ (SGK , tr.200)
	2. trình bày sự khác nhau giữa truyện Con hổ có nghĩa và Chiếc lược ngà về chữ viết, thể loại, ngôi kể, người kể, cách kể, nhân vật, bố cục truyện.
	3.GV chọn cho HS làm bài tập trong sách bài tập, tập hai, tr.90-91
4. Chuẩn bị cho bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Tiết 169-170: KIỂM TRA HỌC KỲ II
 (Đề của phòng GD)
Tiết 171-172: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN-TIẾNG VIỆT
A- Mục tiêu cần đạt
--Giúp HS nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả quá trình học tập ngữ văn học kì II lớp 9 nói riêng, chương trình Ngữ văn THCS nói chung về các mặt: khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức, khả năng chuyển hoá và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đề bài.
-Tích hợp toàn diện (ngang dọc), văn học-cuộc sống trong bài viết tự luận, trong các câu trả lời trắc nghiệm.
-. Rèn kĩ năng tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết.
B. Tiến trình trả bài lên lớp:
Hoạt động 1
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
	1. GV nêu nhận xét tổng hợp và công bố kết quả
2. GV phát đáp án tới từng HS
3. HS đọc kĩ đáp án, đối chiếu với bài làm của bản thân, suy nghĩ về những ưu, khuyết trong bài làm và tự sửa chữa.
4. GV chọn cho HS đọc và bình một số bài, đoạn, câu trả lời hay
(Hết tiết 173, chuyển tiết 174)
Hoạt động 2
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
	· Tiến trình tương tự như hoạt động 1
*CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
-VN tự làm lại bài.
-Chuẩn bị bài : Thư điện chúc mừng và thăm hỏi.
Tiết 173+ 174:
TẬP LÀM VĂN
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
A- Mục tiêu cần đạt
-Nắm được các tình huống cần sử dụng thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
-Nắm được cách viết một bức thư, điện
-Viết được một bức thư, điện đạt yêu cầu.
B.Tiến trình TC các HĐ dạy- học :
*Kiểm tra bài cũ
*Bài mới.:
I- Giải thích loại VB thư (điện) chúc mừng - thăm hỏi.
	-Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi thuộc loại VB hết sức kiệm lời, nhưng vẫn đảm bảo truyền đạt được đầy đủ nội dung và bộc lộ được tình cảm đối với người nhận. Đọc thư (điện), người nhận thường có một thái độ hợp tác tích cực
	-Thường là khi nào không thể đến gặp mặt người nhận để chúc mừng hoặc chia buồn thì người viết mới dùng thư (điện).
-Khi gửi thư (điện) cần điền tho thật đầy đủ, chính xác các thông tin (hị tên, địa chỉ của người gửi và người nhận) vào mẫu do nhân viên bưu điện phát để tránh nhầm lẫn, thất lạc.
II- Xác định các tình huồng cần gửi thư (điện)
+GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.1 trong SGK và trả lời các câu hỏi:
1. Trường hợp nào cần gửi thư (điện)?
2. Có mấy loại thư (điện) chính ? Là những loại nào ? Mục đích của các loại ấy có khác nhau không ? Tại sao ?
+HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1. Trường hợp cần gửi thư (điện) là:
-Có nhu cầu trao đổi thông tin và bày tỏ tình cảm với nhau.
-Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi để trực tiếp nói với người nhận.
2.a) Hai loại chính
-Thăm hỏi và chia vui
-Thăm hỏi và chia buồn
b) Khác nhau về mục đích:
-Thăm hỏi và chia vui: biểu dương,khích lệ những thành tích, sự thành đạt... của người nhận.
-Thăm hỏi và chia buồn: động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc những khó khăn trong cuộc sống.
III- Cách viết thư (điện)
+GV hướng dẫn HS nắm được quy trình viết thư (điện):
Bước 1: Ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận vào chỗ trống trong mẫu.
Bước 2: Ghi nội dung
Bước 3: Ghi họ, tên, địa chỉ người gửi
 (Phần này không chuyển đi nên không tính cước, nhưng người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện báo gặp khó khăn. Bưu điện không chịu trách nhiệm nếu khách hàng không ghi đầy đủ theo yêu cầu), ví dụ:
IV- Hướng dẫn luyện tập
	+GV Hướng dẫn HS tự làm
*CỦNG CỐ-DẶN DÒ:
-Nắm được cách viết thư ,điện
-Hoàn thành các BT.
Tiết 175:
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
A- Mục tiêu cần đạt
--Giúp HS nhận thức được kết quả tổng hợp sau cả quá trình học tập ngữ văn học kì II lớp 9 nói riêng, chương trình Ngữ văn THCS nói chung về các mặt: khả năng ghi nhớ và tổng hợp kiến thức, khả năng chuyển hoá và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể trong đề bài.
-Tích hợp toàn diện (ngang dọc), văn học-cuộc sống trong bài viết tự luận, trong các câu trả lời trắc nghiệm.
-. Rèn kĩ năng tự đánh giá , sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết
B.TIẾN TRÌNH TRẢ BÀI:
1. GV nêu nhận xét tổng hợp và công bố kết quả
2. GV phát đáp án tới từng HS
3. HS đọc kĩ đáp án, đối chiếu với bài làm của bản thân, suy nghĩ về những ưu, khuyết trong bài làm và tự sửa chữa.
4. GV chọn cho HS đọc và bình một số bài, đoạn, câu trả lời hay
 tự nhận xét, đánh giá, sửa chữa và hoàn chỉnh bài viết.
*CỦNG CỐ- DẶN DÒ:
-VN tự sửa chữa viết lài bài
-Chú ý rèn luyện học tập trong dịp hè
	NGƯỜI THỰC HIỆN
 Thu Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGV 9 TOAN TAP KY II NAM HOC 20082009.doc